Lô cà phê đặc sản đầu tiên chuẩn bị được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

Ngày 5/7, lô container cà phê đặc sản đầu tiên của Việt Nam sẽ được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Xuất khẩu vải thiều sang thị trường Nhật Bản, doanh nghiệp cần lưu ý gì? 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cà phê vượt mốc 2 tỉ USD

Theo đó, lô hàng của Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk (Simexco Daklak) xuất khẩu cho một khách hàng tại Nhật Bản.

Trước đó, vào năm 2021, doanh nghiệp này cũng đã xuất nguyên container hàng đặc sản đi thị trường châu Âu.

Vùng trồng cà phê đặc sản xuất khẩu của Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk (Simexco Daklak)
Vùng trồng cà phê đặc sản xuất khẩu của Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk (Simexco Daklak). Ảnh do doanh nghiệp cung cấp

Cà phê đặc sản là một loại cà phê đến từ các vùng trồng có điều kiện tự nhiên đặc biệt. Quy trình chăm sóc, thu hoạch và chế biến của cà phê đặc sản tuân theo các tiêu chuẩn và quy trình đánh giá của Hiệp hội Cà phê đặc sản thế giới (SCA) và Viện Chất lượng cà phê thế giới (CQI). Để được coi là cà phê đặc sản, sản phẩm này phải đạt từ 80 điểm trở lên trong quá trình đánh giá.

Cà phê đặc sản trong lô hàng này được trồng tại Hợp tác xã Eatan - Krongnang, với độ cao trên 800m so với mặt nước biển. Vùng trồng này có nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho cây cà phê phát triển và cho ra một loại cà phê chất lượng vượt trội.

Sau khi được hái chín bằng tay với tỷ lệ 100%, cà phê được chế biến, sau đó được rửa sạch qua hai lần nước và sẽ được kiểm soát quá trình lên men nguyên trái với phương pháp chế biến tự nhiên Anaerobic Natural, từ đó tạo ra những hương vị đặc trưng và độc đáo cho cà phê.

Cuối cùng, cà phê sẽ trải qua giai đoạn phơi chậm để loại bỏ độ ẩm và đạt được độ ổn định cần thiết. Để bảo quản hương vị lâu hơn, cà phê sau quá trình chế biến sẽ được bảo quản trong kho mát. Tất cả quá trình trên nhằm tạo ra những hương vị mới và độc đáo cho cà phê đặc sản, đồng thời giữ được chất lượng và hương vị của cà phê trong thời gian dài.

Ông Lê Đức Huy - Tổng giám đốc Simexco Daklak - cho hay, khách hàng mua cà phê đặc sản thường rất khắt khe và đòi hỏi sự ổn định chất lượng cho cả lô hàng. Để đáp ứng được yêu cầu này, Simexco đã dành nhiều năm để khách hàng có thể thử nghiệm và duyệt mẫu trước khi xuất đơn hàng này.

Bên cạnh đó, giá trị của cà phê đặc sản thường cao hơn nhiều lần so với cà phê thương mại. Điều này thể hiện sự độc nhất và phẩm chất vượt trội của sản phẩm trong thời buổi đa dạng các loại mẫu mã hàng hóa trên thị trường cà phê trong nước và quốc tế. Một số sản phẩm cà phê đặc sản thậm chí có giá trị lên đến 310.000 - 430.000 đồng/kg (được định giá trong cuộc đấu giá cà phê đặc sản đầu tiên tại Việt Nam).

“Đối tác Nhật Bản (khách hàng lâu năm của công ty) trước đó chủ yếu mua các mặt hàng cà nhân xanh thương mại (Arabica và Robusta), nhưng sau khoảng thời gian dài tìm hiểu, khảo sát và kiểm tra chất lượng sản phẩm của Simexco Daklak, khi nhận thấy đây là một mặt hàng mới đầy tiềm năng phát triển thì họ quyết định đặt hàng để mở rộng thêm tại thị trường trong nước”, ông Lê Đức Huy chia sẻ.

Lô cà phê đặc sản đầu tiên chuẩn bị xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản
Cà phê đặc sản của Việt Nam chuẩn bị xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Ảnh do doanh nghiệp cung cấp

Nhật Bản là thị trường lớn của cà phê Việt Nam nói chung và Simexco nói riêng. Cụ thể lượng cà phê mà Simexco xuất sang thị trường Nhật Bản niên vụ 2019 - 2020 đạt 15.425 tấn; niên vụ 2020 - 2021 đạt 15.345 tấn; niên vụ 2021 - 2022 đạt 24.160 tấn.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho biết, 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt 48,68 nghìn tấn, trị giá 128,57 triệu USD, giảm 7,4% về lượng và giảm 2,7% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái; giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam sang Nhật Bản ở mức 2.641 USD/tấn, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cà phê Robusta và Arabica của Việt Nam sang Nhật Bản giảm; ngược lại, xuất khẩu cà phê chế biến sang Nhật Bản tăng.

Trong thời điểm nền kinh tế toàn cầu tiến vào giai đoạn suy thoái thì việc xuất khẩu được lô hàng lớn lần này mang ý nghĩa rất lớn. Theo đó, việc này không chỉ nâng cao vị thế của ngành cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới, đây còn là minh chứng cho việc cà phê Robusta Việt Nam hoàn toàn đáp ứng được những yêu cầu khó và khắt khe của mọi khách hàng trên toàn thế giới.

Đồng thời, việc sản xuất và tiêu thụ cà phê đặc sản sẽ đem đến giá trị gia tăng cao, giúp thay đổi hướng sản xuất của nông dân và tạo ra cơ hội thu nhập bền vững.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường Nhật Bản

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sơn La tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử

Sơn La tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử

Sàn thương mại điện tử tiếp tục trở thành công cụ hữu ích hỗ trợ tỉnh Sơn La tiêu thụ nông sản thế mạnh.
Sơn La đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão

Sơn La đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão

Với sự chủ động chuẩn bị từ sớm, các doanh nghiệp sản xuất, phân phối lớn tại Sơn La đã dự trữ hàng hóa nhu yếu phẩm đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.
Tăng cường quảng bá, nông sản Sơn La rộng mở đầu ra

Tăng cường quảng bá, nông sản Sơn La rộng mở đầu ra

Những sự kiện xúc tiến thương mại do ngành Công Thương Sơn La phối hợp với các đơn vị tổ chức đã và đang giúp rộng mở đầu ra cho nông sản Sơn La.
Đưa nông sản Đắk Nông vào thị trường TP Hồ Chí Minh

Đưa nông sản Đắk Nông vào thị trường TP Hồ Chí Minh

Năm 2024, chương trình kết nối cung cầu giữa Đắk Nông và TP Hồ Chí Minh sẽ được triển khai đồng bộ, xuyên suốt cả năm thông qua 3 nhóm nội dung.
Lâm Đồng: Mở rộng thị trường cho nông sản, đặc sản địa phương

Lâm Đồng: Mở rộng thị trường cho nông sản, đặc sản địa phương

Với thế mạnh trong sản xuất, chế biến nông sản, Lâm Đồng cũng đang đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm cho địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Longform | Bắc Kạn: Nâng cao chất lượng, đổi mới phương thức quảng bá, đưa sản phẩm địa phương vươn xa

Longform | Bắc Kạn: Nâng cao chất lượng, đổi mới phương thức quảng bá, đưa sản phẩm địa phương vươn xa

Là một tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Kạn đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên bản đồ kinh tế nông thôn khi các sản phẩm thế mạnh được tiêu thụ tốt.
Bài 2: Đẩy mạnh công tác xúc tiến, dự báo thị trường

Bài 2: Đẩy mạnh công tác xúc tiến, dự báo thị trường

Trong bối cảnh thị trường đầu ra còn nhiều khó khăn, sự vào cuộc của cơ quan chức năng trong công tác xúc tiến, dự báo thị trường là hết sức quan trọng.
Bài 2: Đẩy mạnh xúc tiến mở rộng thị trường tiêu thụ

Bài 2: Đẩy mạnh xúc tiến mở rộng thị trường tiêu thụ

Trong bối cảnh đầu ra nông sản, đặc sản địa phương còn nhiều khó khăn, cùng với yếu tố liên kết, công tác xúc tiến thương mại là yếu tố sống còn.
Bài 1: Làm giàu nhờ tư duy mới và nông sản địa phương

Bài 1: Làm giàu nhờ tư duy mới và nông sản địa phương

Đẩy mạnh liên kết, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản là 'chìa khóa' giúp nông sản Lào Cai nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh.
Tuyên Quang: Khuyến công tạo sức bật cho phát triển công nghiệp nông thôn

Tuyên Quang: Khuyến công tạo sức bật cho phát triển công nghiệp nông thôn

Hoạt động khuyến công trên địa bàn Tuyên Quang được coi là động lực cho các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn phát triển, mở rộng sản xuất.
Tăng doanh thu cho nông sản Điện Biên nhờ ‘lên sàn’ thương mại điện tử

Tăng doanh thu cho nông sản Điện Biên nhờ ‘lên sàn’ thương mại điện tử

Nhiều loạt nông sản, đặc sản của Điện Biên đã được đưa lên sàn thương mại điện tử, mang lại doanh thu đáng kể cho các hợp tác xã và bà con nông dân.
Bài 1: Đưa nông sản, đặc sản địa phương đến gần hơn người tiêu dùng

Bài 1: Đưa nông sản, đặc sản địa phương đến gần hơn người tiêu dùng

Kết hợp kênh bán hàng truyền thống và kênh thương mại điện tử trong khâu tiêu thụ nông sản, đặc sản, các HTX cho thấy sự nhạy bén trong công tác thị trường.
Bắc Kạn: Đa dạng kênh xúc tiến thương mại cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Bắc Kạn: Đa dạng kênh xúc tiến thương mại cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Bằng việc triển khai đa dạng kênh xúc tiến thương mại, sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Bắc Kạn đã có mặt ở hầu hết các tỉnh thành.
Kết nối, tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn huyện Mộc Châu

Kết nối, tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn huyện Mộc Châu

Hội chợ triển lãm thương mại và nông sản an toàn huyện Mộc Châu năm 2024 đã khai mạc với hàng trăm gian hàng nông sản đặc trưng.
Tuyên Quang: Chè Shan tuyết Na Hang thành công… nhờ chuyển đổi số

Tuyên Quang: Chè Shan tuyết Na Hang thành công… nhờ chuyển đổi số

Nhờ chuyển đổi số, chè Shan tuyết của Tuyên Quang đã thực sự “lên ngôi” trở thành sản phẩm hàng hóa có giá trị cao được khách hàng trong, ngoài nước biết đến.
Sơn La: Đẩy mạnh quảng bá tiêu thụ nông sản tại phiên chợ vùng cao biên giới

Sơn La: Đẩy mạnh quảng bá tiêu thụ nông sản tại phiên chợ vùng cao biên giới

Phiên chợ vùng cao biên giới Yên Châu năm 2024 dự kiến có 20 - 30 gian hàng với các sản phẩm nông sản, sản phẩm chế biến của các xã huyện Yên Châu và Lào.
Phú Thọ: Để cây chè trên đất Thanh Ba thực sự là

Phú Thọ: Để cây chè trên đất Thanh Ba thực sự là 'vàng xanh'

Cây chè trên đất Thanh Ba được ví như là "vàng xanh" và là cây trồng mũi nhọn, làm giàu… song, để phát huy giá trị cho loài cây chủ lực này vẫn là câu hỏi khó.
Xây dựng chuỗi giá trị, đưa sản phẩm chè vươn xa

Xây dựng chuỗi giá trị, đưa sản phẩm chè vươn xa

Hương Vân Trà – một hợp tác xã (HTX) chè ở Thái Nguyên đã đẩy mạnh liên kết với người nông dân nhằm nâng cao giá trị cho sản phẩm chè.
Bài 3: Kết nối chuỗi, tạo lập thị trường bền vững cho sầu riêng

Bài 3: Kết nối chuỗi, tạo lập thị trường bền vững cho sầu riêng

Để sầu riêng đi những bước xa hơn, bền vững hơn, bên cạnh câu chuyện chất lượng, cần có những chính sách hỗ trợ cho liên kết chuỗi.
Mới có khoảng gần 13% hợp tác xã tham gia liên kết chuỗi giá trị

Mới có khoảng gần 13% hợp tác xã tham gia liên kết chuỗi giá trị

Hiện cả nước đang có trên 4.000 hợp tác xã (HTX) tham gia liên kết theo chuỗi giá trị, chiếm gần 13% tổng số HTX.
Bài 2:  Nỗi lo phát triển quá nóng

Bài 2: Nỗi lo phát triển quá nóng

Giá sầu riêng liên tục lập đỉnh, diện tích trồng loại nông sản này tăng ồ ạt. Tuy nhiên, sầu riêng đang đối diện với bài toán đầu ra và chất lượng.
Bài 1: Sầu riêng - kỳ vọng mới cho kinh tế nông thôn

Bài 1: Sầu riêng - kỳ vọng mới cho kinh tế nông thôn

Sầu riêng không chỉ là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con khu vực miền Trung - Tây Nguyên mà còn là sản phẩm mang đậm thương hiệu của miền đất này.
Lạng Sơn: Quảng bá sản phẩm hạt dẻ Quảng Lạc

Lạng Sơn: Quảng bá sản phẩm hạt dẻ Quảng Lạc

Việc tổ chức khai mạc mùa hạt dẻ nhằm giới thiệu các khu vườn dẻ đến với nhân dân trong và ngoài tỉnh, kết nối với du khách gần xa, quảng bá sản phẩm.
Hà Giang: Giới thiệu, quảng bá các sản phẩm hàng hóa, văn hóa ẩm thực đặc sắc

Hà Giang: Giới thiệu, quảng bá các sản phẩm hàng hóa, văn hóa ẩm thực đặc sắc

Thời gian qua, bên cạnh chú trọng chất lượng sản phẩm thì công tác quảng bá cũng đang được Hà Giang quan tâm để đưa nông sản địa phương đến với người tiêu dùng.
Đắk Nông: Đa dạng giải pháp tiêu thụ sản phẩm thế mạnh

Đắk Nông: Đa dạng giải pháp tiêu thụ sản phẩm thế mạnh

Ngành Công Thương Đắk Nông đã và đang phối hợp với các doanh nghiệp, đơn vị nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thế mạnh, đẩy mạnh thương mại địa phương phát triển.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động