Lồng ghép nguồn lực để giảm nghèo bền vững

Nhờ lồng ghép các nguồn đầu tư, phát huy nội lực trong nhân dân... công tác giảm nghèo bền vững ở nhiều địa phương đã đạt được kết quả tích cực.
Giảm nghèo bền vững: Ưu tiên “vùng lõi” Hà Nội tiếp tục dành nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững

Đa dạng sinh kế

Ghi nhận tại Bắc Giang cho thấy, những năm gần đây, tỷ lệ hộ vươn lên thoát nghèo bền vững mỗi năm tăng cao. Kết thúc giai đoạn 2016 - 2020, toàn tỉnh còn hơn 14,6 nghìn hộ nghèo, chiếm 3,14%; tỷ lệ hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn còn 13,45%; các thôn, bản đặc biệt khó khăn giảm bình quân 7%/năm. Hết năm 2022, toàn tỉnh còn 18,1 nghìn hộ nghèo, chiếm 3,86%, giảm 6,7 nghìn hộ, tương đương 1,41%.

Lồng ghép nguồn lực để giảm nghèo bền vững
Mô hình trồng dưa chuột mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân vùng miền núi ở Bắc Giang

Một trong những giải pháp giúp địa phương giảm nghèo nhanh, bền vững là việc lồng ghép các nguồn lực theo đúng phương pháp tiếp cận đa chiều, đa dạng sinh kế trên cơ sở xóa dần cơ chế “cho không”; huy động nguồn lực kết hợp với đầu tư, hỗ trợ của nhà nước. Nhất quán quan điểm của Đảng là lấy dân làm gốc, người nghèo chủ động, tự lực vươn lên thoát nghèo, hạn chế tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới.

Gia đình chị Đàm Thị Hùi – dân tộc Cao Lan ở thôn Thung, xã Đèo Gia, huyện Lục Ngạn là một ví dụ. Trước đây, gia đình chị thuộc diện nghèo, trong khi nhà có tới 7 nhân khẩu, ngôi nhà đã xuống cấp mà không có tiền cải tạo. Trước hoàn cảnh của chị, xã đã trích Quỹ vì người nghèo, vận động các nhà hảo tâm ủng hộ tiền, vật liệu, đoàn thể giúp đỡ ngày công hỗ trợ gia đình sửa chữa căn nhà; phân công cán bộ, đảng viên thường xuyên nắm bắt tình hình đời sống, hướng dẫn chị xây dựng mô hình sản xuất phù hợp.

Được chính quyền tạo điều kiện tiếp cận vốn vay ưu đãi cho hộ nghèo, năm 2018, vợ chồng chị Hùi cải tạo hơn 100 cây vải thiều đã trồng lâu năm, đầu tư xe vận chuyển gỗ để làm thêm nghề phơi ván. Nhờ đó, năm 2021, gia đình chị đã thoát nghèo, có điều kiện lo cho các con ăn học.

Hay gia đình chị La Thị Lợi - dân tộc Cao Lan ở thôn Ván, xã Phú Nhuận, huyện Lục Ngạn trước đây túng thiếu quanh năm. Năm 2018, chị được hỗ trợ 30 cây vải thiều từ dự án trợ giúp sinh kế, được cán bộ khuyến nông tập huấn kỹ thuật chăm sóc. Có chút vốn và kiến thức, nhất là quyết tâm thoát nghèo, năm sau, chị Lợi mở rộng diện tích trồng 100 cây vải thiều và trồng rừng. Năm 2021, chị đã có của ăn, của để, tự nguyện xin ra khỏi danh sách hộ nghèo, dành phần hỗ trợ cho những trường hợp khó khăn hơn.

Còn tại tỉnh Sóc Trăng - địa phương có tỷ lệ người Khmer sinh sống đông, những năm qua, địa phương không chỉ vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo khó khăn về nhà mà còn tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, các thiết chế văn hóa thể thao ở cơ sở để nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; thúc đẩy huy động, lồng ghép các nguồn lực, tăng hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi...

Cũng như Bắc Giang, Sóc Trăng, nhiều địa phương trong cả nước đã tăng cường huy động nguồn đóng góp hợp pháp của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân; bảo đảm tỷ lệ vốn đối ứng của địa phương và trách nhiệm tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Ưu tiên vùng dân tộc thiểu số

Để tiếp tục hỗ trợ giải quyết những vấn đề khó khăn, tạo đà phát triển đặc biệt cho khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, thời gian tới, các bộ, ngành cùng bắt tay vào cuộc, có những việc làm thiết thực như: Tổ chức hoạt động kết nối tiêu thụ, các phiên chợ văn hóa, lễ hội gắn thương mại với du lịch; xây dựng cẩm nang giới thiệu sản phẩm; quảng bá sản phẩm, hỗ trợ xây dựng một số mô hình nhằm tiêu thụ sản phẩm của vùng, cung ứng mặt hàng thiết yếu cho địa phương.

Đẩy mạnh chất lượng đào tạo nghề, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo, người dân tộc thiểu số tham gia học nghề, chuyển đổi nghề; tiếp tục bổ sung chính sách ưu đãi để thu hút đa dạng các nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp, cá nhân, cộng đồng đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi…

Cụ thể tại Bắc Giang, năm 2023, tỉnh phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh còn 3,0%; tỷ lệ hộ nghèo tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi bình quân giảm 2,5%/năm, trong đó các xã đặc biệt khó khăn giảm bình quân 3%/năm, phấn đấu có 4 xã thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn.

Để thực hiện mục tiêu, Bắc Giang sẽ hỗ trợ 182 hộ làm nhà ở, 1.234 hộ thực hiện chuyển đổi nghề, 2.206 hộ nước sinh hoạt phân tán, đầu tư xây dựng 8 công trình nước sinh hoạt tập trung. Hoàn thành 30km đường giao thông đến trung tâm xã, đường liên xã; xây mới, cải tạo nâng cấp 3 chợ, 3 trạm y tế xã; đầu tư xây dựng 49 công trình thiết yếu tại các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn. Hỗ trợ đầu tư xây dựng 10 điểm đến du lịch tiêu biểu; tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp 7 di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu của các dân tộc thiểu số...

Tăng cường sự chủ động, tích cực vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền và người dân trong việc thực hiện các dự án, mô hình phát triển kinh tế. Thực hiện tốt phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ từ cơ sở, phát huy quyền làm chủ và sự tham gia đầy đủ của người dân. Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án tại cơ sở; khắc phục kịp thời những khó khăn, vướng mắc, xử lý nghiêm các sai phạm trong tổ chức thực hiện.

Còn tại Sóc Trăng, địa phương tập trung mọi nguồn lực thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc lồng ghép kết hợp với chính sách đầu tư của Chính phủ như: Đầu tư hạ tầng, nhà ở, nước sạch, hỗ trợ phát triển sản xuất; y tế, giáo dục đào tạo, tăng cường giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm; tín dụng ưu đãi; giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, chính sách hỗ trợ giảm nghèo...

Từng bước thay đổi tập quán sản xuất, mở rộng quy mô, dịch vụ phục vụ sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng, vật nuôi, góp phần cải thiện đời sống, giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 đặt chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được đến năm 2025 là giảm 1/2 số hộ nghèo và hộ cận nghèo so với đầu kỳ theo chuẩn nghèo đa chiều của quốc gia; 100% các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội liên kết vùng, phục vụ dân sinh, sản xuất, thương mại, lưu thông hàng hóa và cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản.

Thanh Tâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: giảm nghèo bền vững

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hòa Bình: Những tín hiệu vui từ thị trường xuất khẩu

Hòa Bình: Những tín hiệu vui từ thị trường xuất khẩu

Tính đến hết tháng 6 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Hòa Bình ước đạt 969,607 triệu USD, tăng 26,48 % so với cùng kỳ.
TP. Hồ Chí Minh: Bàn giải pháp thu hút đầu tư năng lượng tái tạo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh

TP. Hồ Chí Minh: Bàn giải pháp thu hút đầu tư năng lượng tái tạo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh

TP. Hồ Chí Minh được cho phép thí điểm cơ chế đặc thù, trong đó có dự án năng lượng tái tạo, song quá trình hiện thực hóa Nghị quyết 98 gặp không ít thách thức.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Đủ điều kiện đưa lô đất đường 3/2 ra đấu giá

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đủ điều kiện đưa lô đất đường 3/2 ra đấu giá

Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã Quyết nghị thông qua chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ trên địa bàn TP. Vũng Tàu (khu đất trên đường 3/2).
Vĩnh Phúc: Tìm giải pháp phát triển bền vững khu công nghiệp

Vĩnh Phúc: Tìm giải pháp phát triển bền vững khu công nghiệp

Hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 29 khu công nghiệp được quy hoạch, trong đó có 17 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích 3.146 ha.
Đồng Nai có khu công nghiệp 1.000 ha gần sân bay Long Thành

Đồng Nai có khu công nghiệp 1.000 ha gần sân bay Long Thành

Khu công nghiệp Bàu Cạn - Tân Hiệp (giai đoạn 1), huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai vừa được đồng ý chấp thuận chủ trương đầu tư với quy mô 1.000 ha.

Tin cùng chuyên mục

Sắp diễn ra hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Sắp diễn ra hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương là sự kiện quan trọng nhằm giới thiệu tầm nhìn, định hướng tổng thể phát triển kinh tế xã hội và thu hút đầu tư.
Ninh Thuận chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững

Ninh Thuận chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững

Xây dựng chuỗi liên kết và thương hiệu nông sản, gắn nông nghiệp với du lịch… là những giải pháp Ninh Thuận đã triển khai nhằm phát triển nông nghiệp bền vững.
Thái Nguyên tăng tốc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Thái Nguyên tăng tốc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Vượt qua khó khăn, thách thức, 8 tháng năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên tiếp tục ghi nhận những kết quả tích cực ở một số lĩnh vực.
Khánh Hoà: Đầu tư đường giao thông Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong

Khánh Hoà: Đầu tư đường giao thông Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong

Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hoà đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường giao thông Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong (giai đoạn 2).
Quảng Nam: Doanh nghiệp

Quảng Nam: Doanh nghiệp 'ôm vốn' đợi mặt bằng để mở rộng kinh doanh

Một doanh nghiệp FDI Hàn Quốc mong muốn mở rộng đầu tư tại tỉnh Quảng Nam nhưng hiện chưa có mặt bằng để đầu tư.
Quảng Ninh tập trung mọi nguồn lực khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão số 3

Quảng Ninh tập trung mọi nguồn lực khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão số 3

Sau những thiệt hại nghiêm trọng do cơn bão số 3, tỉnh Quảng Ninh đang tập trung mọi nguồn lực để khôi phục nhanh chóng các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Hà Nam nối lại nhịp sản xuất tại các khu công nghiệp sau siêu bão

Hà Nam nối lại nhịp sản xuất tại các khu công nghiệp sau siêu bão

Với việc triển khai các giải pháp ứng phó kịp thời, các khu công nghiệp của tỉnh Hà Nam không xảy ra ngập lụt nặng, hoạt động sản xuất được duy trì ổn định.
Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều năm qua, việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã mang lại diện mạo mới cho du lịch Sơn La.
Thừa Thiên Huế: Sẵn sàng hàng hoá thiết yếu phòng, chống lụt bão năm 2024

Thừa Thiên Huế: Sẵn sàng hàng hoá thiết yếu phòng, chống lụt bão năm 2024

Các địa phương, sở, ngành liên quan tại Thừa Thiên Huế triển khai dự trữ hàng hoá thiết yếu phục vụ công tác phòng, chống lụt bão năm 2024.
Vĩnh Phúc: Kỳ vọng sản phẩm OCOP vươn xa

Vĩnh Phúc: Kỳ vọng sản phẩm OCOP vươn xa

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021 - 2025 được triển khai tại Vĩnh Phúc như một 'cú huých' để nông nghiệp chuyển đổi nhanh hơn, giá trị hơn.
Bình Dương: Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương mai điện tử

Bình Dương: Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương mai điện tử

Bình Dương triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi mô hình kinh doanh, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ
Sóc Trăng: Người dân đồng thuận cao trong quy hoạch công nghiệp

Sóc Trăng: Người dân đồng thuận cao trong quy hoạch công nghiệp

Quy hoạch các cụm và khu công nghiệp trên địa bàn xã Long Đức, huyện Long Phú (tỉnh Sóc Trăng) nhận được sự đồng thuận cao từ phía người dân địa phương.
Hà Nam: Siêu thị có vốn đầu tư 309 tỷ đồng chính thức khai trương

Hà Nam: Siêu thị có vốn đầu tư 309 tỷ đồng chính thức khai trương

Sáng 14/9, GO! Hà Nam có tổng diện tích hơn 14.000 m2 và tổng vốn đầu tư 309 tỷ đồng đã chính thức khai trương trương đưa vào hoạt động tại thành phố Phủ Lý.
Bình Dương: Sắp có thêm khu công nghiệp đa ngành đi vào hoạt động

Bình Dương: Sắp có thêm khu công nghiệp đa ngành đi vào hoạt động

UBND tỉnh Bình Dương chỉ đạo các sở, ngành liên quan gấp rút hoàn tất các thủ tục đưa Khu công nghiệp Cây Trường tại huyện Bàu Bàng đi vào hoạt động.
Gia Lai: Cần hướng đến xây dựng chuỗi giá trị mía đường đủ mạnh

Gia Lai: Cần hướng đến xây dựng chuỗi giá trị mía đường đủ mạnh

Mía đường đang trở thành ngành hàng chủ lực của tỉnh Gia Lai. Trước áp lực cạnh tranh đòi hỏi địa phương phải xây dựng chuỗi giá trị mía đường đủ mạnh.
Hạ Long ‘hồi sinh’ sau bão số 3: Đảm bảo an toàn và hấp dẫn du khách

Hạ Long ‘hồi sinh’ sau bão số 3: Đảm bảo an toàn và hấp dẫn du khách

TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã khẩn trương triển khai nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau bão và chuẩn bị sẵn sàng để đón khách du lịch trở lại từ ngày 13/9.
Tiến độ triển khai thực hiện 3 vùng nông nghiệp công nghệ cao Đà Nẵng đến đâu?

Tiến độ triển khai thực hiện 3 vùng nông nghiệp công nghệ cao Đà Nẵng đến đâu?

Cả 3 vùng nông nghiệp công nghệ cao Đà Nẵng đều đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết nhưng đến nay phần “nằm trên giấy” vẫn nhiều hơn phần đã triển khai.
Sơn La đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão

Sơn La đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão

Với sự chủ động chuẩn bị từ sớm, các doanh nghiệp sản xuất, phân phối lớn tại Sơn La đã dự trữ hàng hóa nhu yếu phẩm đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.
Bà Rịa – Vũng Tàu: 8 tháng, thu hút đầu tư đạt trên 74.000 tỷ đồng

Bà Rịa – Vũng Tàu: 8 tháng, thu hút đầu tư đạt trên 74.000 tỷ đồng

Trong 8 tháng đầu năm 2024, tổng vốn đầu tư trong và ngoài nước cấp mới, tăng thêm của Bà Rịa – Vũng Tàu là hơn 74.000 tỷ đồng, đạt 108,7% kế hoạch năm 2024.
Bạc Liêu: Mô hình luân canh tôm- lúa giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu

Bạc Liêu: Mô hình luân canh tôm- lúa giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu

Mô hình luân canh tôm - lúa cải tiến tại tỉnh Bạc Liêu giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm yếu tố “may rủi” và tăng năng suất, nâng cao thu nhập.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động