Mong đợi các chính sách củng cố nội lực doanh nghiệp

Cộng đồng doanh nghiệp mong chờ Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023 sẽ tìm kiếm được các giải pháp củng cố nội lực của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp F&B phải thích ứng "luật chơi" mới Doanh nghiệp lúa gạo, thuỷ sản: Vốn ngân hàng “lúc không cần thì có, lúc khó lại không thấy”

Ông MẠC QUỐC ANH, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội, Viện trưởng Viện Kinh tế và Phát triển doanh nghiệp cho biết, cộng đồng doanh nghiệp mong chờ Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023 sẽ tìm kiếm được các giải pháp củng cố nội lực của doanh nghiệp; bởi lẽ, doanh nghiệp khỏe thì quốc gia sẽ mạnh.

Cộng đồng doanh nghiệp rất mong chờ

- Ngày mai, 19.9, Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 diễn ra tại Hà Nội với chủ đề "Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững". Với cộng đồng doanh nghiệp, sự kiện này có ý nghĩa như thế nào, thưa ông?

Mong đợi các chính sách củng cố nội lực doanh nghiệp
Ông MẠC QUỐC ANH, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội, Viện trưởng Viện Kinh tế và Phát triển doanh nghiệp

- Tôi tin rằng cộng đồng doanh nghiệp rất mong đợi sự kiện này. Như chúng ta đều biết, 2023 là năm giữa nhiệm kỳ, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 - 2025). Đây cũng là năm thứ hai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội 2022 - 2023. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay kinh tế thế giới đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Ở trong nước, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định nhưng tăng trưởng kinh tế gặp nhiều khó khăn với hầu hết các động lực tăng trưởng suy giảm; thị trường tiền tệ, tài chính, bất động sản tiềm ẩn không ít rủi ro; hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn; việc làm, thu nhập của người lao động bị cắt giảm, bảo hiểm xã hội chịu nhiều áp lực…

Vì vậy, Diễn đàn lần này là bước chuẩn bị quan trọng để đưa ra các giải pháp phát triển kinh tế, ứng phó với biến động của thị trường, phát triển thị trường nội địa thật tốt và đặc biệt là các chính sách giúp củng cố nội lực của doanh nghiệp. Được các chính sách của Nhà nước hỗ trợ, chia sẻ thì sức đề kháng của doanh nghiệp sẽ tốt hơn và nội lực quốc gia cũng sẽ vững mạnh hơn.

- Việc tổ chức Diễn đàn cũng nhằm rà soát, đánh giá việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hộiỦy ban Thường vụ Quốc hội trong thời gian qua; trong đó có Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; Nghị quyết số 68/2022/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023? Từ góc độ của mình, ông đánh giá việc thực hiện các Nghị quyết này như thế nào?

- Các Nghị quyết của Quốc hội, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã được ban hành hết sức kịp thời; Chính phủ và các bộ, ngành cũng triển khai điều hành bằng các chính sách kinh tế vĩ mô như giảm thuế, giảm phí, điều chỉnh lãi suất ngân hàng… - đây là những động thái vô cùng quan trọng để cụ thể hóa Nghị quyết số 43/2022/QH15 và Nghị quyết số 68/2022/QH15. Nhờ đó, kinh tế nước ta có những bước phục hồi và tăng trưởng dương trong khi đó các nước khác trên thế giới tăng trưởng âm; vượt qua được lạm phát, kiềm chế được giá cả hàng hóa. Đối với chuỗi cung ứng của chúng ta tuy bị đứt gãy nhưng cũng đã có nhiều giải pháp để thích ứng. Sau dịch Covid-19 đã có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, sản xuất thương mại dịch vụ, chuyển giao khoa học công nghệ, tài chính… cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Có thể thấy, các Nghị quyết này đã đi được vào đời sống nhưng đã phát huy tối đa hiệu quả hay chưa, còn vướng mắc nào cần tháo gỡ thì cần có khâu giám sát của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội. Việc thảo luận về nội dung này tại Diễn đàn cũng là hình thức giám sát để các quyết sách của Quốc hội được thực thi tốt hơn nữa.

Quyết liệt đẩy mạnh đầu tư công

- Theo ông, các rào cản, thách thức đối với phát triển kinh tế - xã hội hiện nay là gì?

-Thời gian qua, việc thực thi chính sách đã có hiệu quả nhưng chưa được như kỳ vọng, nhất là những mục tiêu Nghị quyết số 43/2022/QH15 và Nghị quyết số 68/2022/QH15 đã đề ra.

Theo tôi, rào cản đầu tiên là khâu thực thi còn yếu bởi sự thờ ơ, thiếu tinh thần trách nhiệm, không nhiệt huyết với công việc của một số bộ phận công chức, viên chức. Về mặt vĩ mô đã làm rất tốt, từ điều hành của Quốc hội, Chính phủ nhưng khâu thực thi tại cơ sở còn gặp rất nhiều khó khăn. Các chính sách ban hành sớm, kịp thời nhưng quan trọng nhất là khâu thực hiện bên dưới chưa được như kỳ vọng.

Cùng với đó là rào cản do thị trường, sức mua, sức cầu yếu dẫn đến hàng tồn kho nhiều, sản xuất bị đình trệ. Về tài chính, đầu tư nước ngoài mới tuy nhiều nhưng thực tế chỉ một số dự án đi vào thực hiện còn lại chủ yếu là các cam kết. Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nhân lực cũng còn rất hạn chế.

- Vậy cần thực thi các giải pháp gì để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay, thưa ông?

- Theo tôi, trước hết là phải kiên quyết và nhanh chóng đẩy mạnh đầu tư công, cố gắng giải ngân cao nhất có thể. Đồng thời, tiếp tục kêu gọi nguồn lực đầu tư từ bên ngoài. Đối với thị trường nội địa, quan trọng nhất là làm tăng tổng cầu thông qua việc giảm giá, giảm thuế, giảm phí kèm các chương trình khuyến mại, ưu đãi để tăng sức mua. Theo đó, nên dành các khoản ưu đãi cho các vùng đặc biệt khó khăn, biên giới hải đảo. Đối với những người thu nhập giảm mà có hoàn cảnh khó khăn cần giảm các khoản phải đóng tiền điện, tiền nước… Về tài chính, cần cho tăng cho vay tín chấp và giảm bớt các điều kiện cho vay với cộng đồng doanh nghiệp.

- Cá nhân ông kỳ vọng gì ở Diễn đàn lần này?

- Tôi kỳ vọng Diễn đàn sẽ đưa ra thông điệp và sau đó sẽ lan tỏa đến các cấp, các ngành, cấp ủy, chính quyền để có tư duy đổi mới sáng tạo, hành động quyết liệt. Đặc biệt, từ ý kiến các chuyên gia, nhà quản lý và doanh nghiệp, người dân, Diễn đàn sẽ tìm được các giải pháp giúp tăng cường nội lực, khơi thông nguồn lực, hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó và nâng cao năng suất lao động, bảo đảm an sinh xã hội trong bối cảnh mới.

- Xin cảm ơn ông!

Theo daibieunhandan.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sắp diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2024

Sắp diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2024

Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2024 (ASEAN BIS 2024) sẽ diễn ra tại Vientiane, Lào trong 4 ngày, từ ngày 8-11/10/2024.
55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024):Giá trị, ý nghĩa và tầm vóc thời đại

55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024):Giá trị, ý nghĩa và tầm vóc thời đại

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là quốc bảo của dân tộc, hội tụ tất cả tinh hoa truyền thống dân tộc và thời đại, hàm chứa triết lý nhân sinh và văn hóa chính
Sửa quy định về miễn kiểm tra chất lượng hàng hoá, không để doanh nghiệp gian lận

Sửa quy định về miễn kiểm tra chất lượng hàng hoá, không để doanh nghiệp gian lận

Theo Bộ Tài chính, quy định về các trường hợp được miễn kiểm tra chất lượng còn thiếu cơ sở áp dụng dẫn tới khả năng doanh nghiệp có thể lợi dụng để gian lận.
Chứng minh người nộp đơn

Chứng minh người nộp đơn 'biết' hoặc 'có cơ sở để biết' trong các vụ việc đăng ký nhãn hiệu

Việc chứng minh người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đã "biết” hoặc “có cơ sở để biết" đến nhãn hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu đích thực là không đơn giản.
Cơ sở pháp lý và cách tiếp cận để giành lại nhãn hiệu bị đăng ký với dụng ý xấu

Cơ sở pháp lý và cách tiếp cận để giành lại nhãn hiệu bị đăng ký với dụng ý xấu

Đăng ký nhãn hiệu giúp tạo ra quyền độc quyền nhưng việc nộp đơn nhằm tước đi lợi ích của chủ nhãn hiệu đích thực là vi phạm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Tin cùng chuyên mục

Bày tỏ tình cảm tiếc thương Tổng Bí thư là đáng quý nhưng cần tỉnh táo!

Bày tỏ tình cảm tiếc thương Tổng Bí thư là đáng quý nhưng cần tỉnh táo!

Cộng đồng mạng đã và đang chia sẻ một bài thơ được cho là Tổng Bí thư viết tặng vợ nhưng thực chất là giả mạo. Vì vậy, người dân cần hết sức tỉnh táo.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần: Sự mất mát để lại niềm tin gắn kết

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần: Sự mất mát để lại niềm tin gắn kết

Trái tim lớn đã ngừng đập, song sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại một niềm tin và tinh thần gắn kết của dân tộc Việt Nam.
Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 5 có gì mới và đặc biệt?

Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 5 có gì mới và đặc biệt?

Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 5 năm 2024 với chủ đề “Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững” sẽ diễn ra từ ngày 24 - 27/9/2024.
Công bố Ngày truyền thống 2/10/1945: Dấu mốc phát triển mới của Báo Công Thương

Công bố Ngày truyền thống 2/10/1945: Dấu mốc phát triển mới của Báo Công Thương

Ngày 18/6/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương có Quyết định số 1599/QĐ-BCT công nhận ngày 2/10/1945 là Ngày truyền thống của Báo Công Thương.
Ứng dụng công nghệ mới tăng cường nội lực, tạo thế bứt phá cho doanh nghiệp Việt

Ứng dụng công nghệ mới tăng cường nội lực, tạo thế bứt phá cho doanh nghiệp Việt

Việc ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất chất lượng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Đề xuất lùi thời gian xây dựng và ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi

Đề xuất lùi thời gian xây dựng và ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi

Trước những khó khăn của doanh nghiệp, nhiều đại biểu quốc hội và chuyên gia đã đề xuất lùi thời gian xây dựng và ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi.
Diễn đàn Quốc tế về kinh doanh sáng tạo tại TP. Hồ Chí Minh có gì hấp dẫn?

Diễn đàn Quốc tế về kinh doanh sáng tạo tại TP. Hồ Chí Minh có gì hấp dẫn?

Dự kiến ngày 12/6/2024, tại TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra Diễn đàn Quốc tế về kinh doanh sáng tạo - International Innovative Business Forum (IIBF) 2024.
Hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng GDP: Đòi hỏi sự ứng biến phù hợp!

Hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng GDP: Đòi hỏi sự ứng biến phù hợp!

Là điểm sáng trong bức tranh không sáng của kinh tế thế giới, tuy nhiên tăng trưởng GDP Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức, đòi hỏi sự ứng biến phù hợp.
Chuyển đổi số trong ngành logistics: Chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức

Chuyển đổi số trong ngành logistics: Chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức

Dù mang lại nhiều lợi ích nhưng quá trình chuyển đổi số trong ngành logistics tại Việt Nam vẫn đối diện nhiều khó khăn, chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức.
Khai mạc Diễn đàn ACCA châu Á – Thái Bình Dương tại Hà Nội

Khai mạc Diễn đàn ACCA châu Á – Thái Bình Dương tại Hà Nội

Trong 2 ngày (28-29/5), Diễn đàn ACCA châu Á – Thái Bình Dương do Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc (ACCA) tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội.
Thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW về cách mạng 4.0: Các địa phương đã đạt được thành tựu gì?

Thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW về cách mạng 4.0: Các địa phương đã đạt được thành tựu gì?

Với nhận thức đúng đắn, triển khai quyết liệt, nhiều địa phương đã đạt được kết quả tích cực sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 52 về cách mạng công nghiệp 4.0.
Vì sao nắng nóng tiêu thụ điện kỷ lục, điện mặt trời, điện gió dư thừa nhưng không là giải pháp?

Vì sao nắng nóng tiêu thụ điện kỷ lục, điện mặt trời, điện gió dư thừa nhưng không là giải pháp?

Nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, nhu cầu điện phá vỡ mọi kỷ lục trước đó song điện mặt trời, điện gió dư thừa vẫn không phải là giải pháp. Vì sao?
Điện mặt trời 0 đồng và câu chuyện “thầy bói xem voi”

Điện mặt trời 0 đồng và câu chuyện “thầy bói xem voi”

Câu chuyện điện mặt trời 0 đồng vẫn chưa hết "nóng" và đang có cách hiểu, góc nhìn khác nhau. Vì sao?
Diễn đàn Horasis Trung Quốc 2024: Thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư và phát triển bền vững

Diễn đàn Horasis Trung Quốc 2024: Thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư và phát triển bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 tạo cơ hội để thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư, mở rộng hợp tác giữa Việt Nam - Trung Quốc và thế giới.
Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư

Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư

Không chỉ đánh giá cao môi trường đầu tư Việt Nam, nhiều nhà đầu tư quốc tế còn bày tỏ mong muốn được tiếp tục rót vốn vào Việt Nam trong thời gian tới.
Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024

Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024

Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024 bên cạnh đầu tư, bao gồm cả đầu tư công,thu hút FDI, đầu tư tư nhân phải kể đến nông nghiệp và xuất khẩu...
Nhận diện thách thức tăng trưởng kinh tế năm 2024 và giải pháp

Nhận diện thách thức tăng trưởng kinh tế năm 2024 và giải pháp

Năm 2024, dự báo các rủi ro tiềm ẩn từ môi trường chính trị, kinh tế thế giới vẫn hiện hữu, tác động tiêu cực lên triển vọng phục hồi kinh tế của Việt Nam.
Cân nhắc bổ sung dịch vụ nền tảng số trung gian cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

Cân nhắc bổ sung dịch vụ nền tảng số trung gian cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

VCCI có văn bản góp ý liên quan đến nội dung Dịch vụ nền tảng số trung gian quy mô lớn hoặc rất lớn cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
Thủ tướng thăm và làm việc tại Đại học Hành chính công Quốc gia Hungary

Thủ tướng thăm và làm việc tại Đại học Hành chính công Quốc gia Hungary

Chiều 19/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm và có bài phát biểu chính sách quan trọng tại Đại học Hành chính công Quốc gia Hungary.
Thương hiệu TP. Hồ Chí Minh - Đổi mới và bền vững hướng ra thị trường quốc tế

Thương hiệu TP. Hồ Chí Minh - Đổi mới và bền vững hướng ra thị trường quốc tế

Muốn tiến ra thị trường quốc tế, doanh nghiệp cần chuẩn bị hành trang từ việc xây dựng thương hiệu mạnh đến triển khai chiến lược tiếp cận thị trường bài bản.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động