Nâng cao ý thức sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả ở vùng dân tộc thiểu số

PC Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao ý thức sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả ở vùng dân tộc thiểu số.
Tiết kiệm điện là nhiệm vụ quan trọng của doanh nghiệp

Tỉnh Gia Lai là địa phương có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao (chiếm gần 50%), chủ yếu sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, địa hình phức tạp, dân cư thưa thớt, nhận thức còn hạn chế nên ý thức sử dụng điện an toàn, tiết kiệm của đồng bào chưa cao. Vì vậy, Công ty Điện lực Gia Lai (PC Gia Lai) đã triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao ý thức sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả ở vùng dân tộc thiểu số.

Nâng cao ý thức sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả ở vùng dân tộc thiểu số
PC Gia Lai tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả

Toàn tỉnh có 220/220 xã, phường, thị trấn với 99,6% hộ dân sử dụng điện. Đồng nghĩa với tất cả các hộ dân được sử dụng điện để phục vụ đời sống sinh hoạt. Xác định đảm bảo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số là nhiệm vụ quan trọng, những năm qua, PC Gia Lai tập trung nhân lực xuống tận các thôn, làng hướng dẫn trực tiếp và tuyên truyền bằng nhiều hình thức để nâng cao ý thức cho đồng bào trong việc sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, nhất là vận động từ già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số để về tuyên truyền lại cho bà con trong làng và người thân trong gia đình.

Có mặt tại làng Pờ Yầu (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) trong buổi sinh hoạt thôn, ông Đinh Gớp – Trưởng thôn cho biết, năm 2004, lần đầu tiên bà con trong làng mới biết cái điện khi được Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh tặng máy phát điện chạy bằng sức gió. Chiếc máy lúc đầu thiết kế để 6 nhà có thể được dùng chung, nhưng cuối cùng chỉ có 2 nhà có điện, mà cũng chỉ có khoảng 2 giờ mỗi ngày, ánh sáng rất yếu. Tiếng ồn của nó cũng làm nhiều người già trong làng khó ngủ. "Giờ Nhà nước quan tâm đã kéo điện lưới quốc gia về tận làng để phục vụ bà con, chúng ta phải biết sử dụng điện thật tiết kiệm, không lãng phí nguồn điện nhà nước”, Trưởng thôn Đinh Gớp nhắc nhớ những người dân có mặt, đồng thời cầm những tờ rơi tuyên truyền tiết kiệm điện do PC Gia Lai cấp phát và chỉ vào từng hình ảnh để hướng dẫn bà con cách tiết kiệm điện, sử dụng điện an toàn, như: thay bóng đèn chiếu sáng thành bóng đèn sợi đốt huỳnh quang; vệ sinh các thiết bị điện thường xuyên; tắt các thiết bị điện khi ra ngoài; tắt tivi khi không sử dụng…

Nâng cao ý thức sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả ở vùng dân tộc thiểu số

Tuyên truyền tiết kiệm điện cho người dân trong thôn, làng

Theo trưởng thôn Đinh Gớp, tiết kiệm điện không phải là không sử dụng điện mà là sử dụng hợp lý, vì điện rất quan trọng trong đời sống của bà con. Theo thống kê, làng có tổng cộng 80 hộ, và 100% đều được dùng điện. Có điện, nhiều hộ mua ti vi, nồi cơm điện, có hộ mua máy xay xát để phục vụ cả làng. Có điện, việc dạy và học ở làng cũng thuận lợi hơn. Điện về không chỉ thắp sáng buôn làng mà còn mang theo ánh sáng văn hóa, ánh sáng tri thức đến với đồng bào nghèo. Bà con trong làng giờ đã có điều kiện được tiếp cận nhiều hơn với thông tin, với khoa học kỹ thuật thông qua ti vi, máy tính để học hỏi áp dụng vào sản xuất, qua đó thay đổi cuộc sống của gia đình.

Khi được hỏi về cách sử dụng điện tiết kiệm, an toàn, ông Gep – người dân làng Pờ Yầu chia sẻ: “Trước đây khi mới có điện, nhà mình để nó chạy cả ngày, ti vi con mình mở cho nó nói cả ngày cho vui, khi nào đi ngủ mình mới tắt thôi. Có lần đến tháng tiền điện nhiều quá, gia đình mình không có đủ tiền trả, bị cắt điện. Sau khi được cán bộ ngành điện và trưởng thôn hướng dẫn những việc làm tiết kiệm điện đơn giản như: tắt đèn khi không sử dụng, tắt mọi chế độ ở ti vi và đầu thu vệ tinh, hiện giờ, gia đình tôi chỉ sử dụng hết 60 nghìn đồng tiền điện/tháng”.

Để tìm hiểu thêm về việc tuyên truyền nâng cao ý thức sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả ở vùng dân tộc thiểu số, chúng tôi theo chân công nhân Điện lực Chư Păh (PC Gia Lai) tìm hiểu cách sử điện an toàn, tiết kiệm của các hộ dân ở làng Mrông Ngó 3, xã Ia Ka. Điểm chúng tôi đến là gia đình ông Rơ Chăm Jú - già làng làng Mrông Ngó 3. Trước mắt chúng tôi là hệ thống điện trong nhà được lắp đặt đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn, các thiết bị điện được lắp đặt và bố trí một cách hợp lý. Điều làm chúng tôi ngạc nhiên hơn là khi một thành viên đi trong đoàn vào nhà bật công tắt điện thì được chủ nhà tắt và nói ngay: “Mình chỉ cần mở của sổ là đã đủ ánh sáng rồi, không cần phải bật điện”. Theo ông Rơ Chăm Jú, gia đình ông ngoài việc sử dụng điện để thắp sáng thì ông còn sử dụng điện để bơm tưới cây cà phê, sử dụng điện để buôn bán quán. Đối với gia đình ông, điện không thể thiếu, do đó ông rất ý thức về việc sự dụng điện như thế nào vừa tiết kiệm, vừa an toàn đêm lại hiệu quả cao nhất.

Nâng cao ý thức sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả ở vùng dân tộc thiểu số
PC Gia Lai "đi từng ngõ, ngõ cửa từng nhà" để tuyên truyền sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả cho bà con các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh

Già làng Rơ Chăm Jú được xem là “cánh tay nối dài” của ngành điện tại làng Mrông Ngó 3, là cầu nối giúp cán bộ nhân viên ngành điện hướng dẫn, tuyền truyền người dân nâng cao ý thức sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả ở vùng dân tộc thiểu số. Giờ người dân làng Mrông Ngó 3, xã Ia Ka ai cũng làm theo già làng Rơ Chăm Jú biết cách sử dụng điện tiết kiệm và an toàn.

Theo ông Trương Quang Long – Giám đốc Điện lực Chư Păh, để nâng cao nhận thức của khách hàng về sử dụng điện một cách hợp lý, an toàn và tiết kiệm, thời gian qua, PC Gia Lai đã làm tốt công tác tuyên truyền công tác tiết kiệm điện trên các phương tiện thông tin đại chúng; tại trụ sở đơn vị, các quầy thu ngân; tuyên truyền thông qua già làng, trưởng thôn; phát hành tờ rơi tuyên truyền tiết kiệm điện, tạo sự đồng thuận trong thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện. Đặc biệt, PC Gia Lai còn kêu gọi toàn thể cán bộ, công nhân viên trong đơn vị gương mẫu thực hiện tiết kiệm điện, xây dựng thói quen của người sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả trong sinh hoạt gia đình cũng như trực tiếp xuống các tổ dân phố, cụm dân cư phát cẩm nang tuyên truyền tiết kiệm điện. Với đa dạng hình thức tuyên truyền theo phương châm “mưa dầm thấm lâu”, người dân đã ý thức được việc tiết kiệm điện, qua đó góp phần giảm chi phí của người dân và doanh nghiệp, đồng thời bảo đảm an ninh năng lượng, nhất là trong điều kiện ngành điện vẫn còn khó khăn về vốn đầu tư.

Tuấn Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Gia Lai

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều năm qua, việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã mang lại diện mạo mới cho du lịch Sơn La.
Quảng Nam: Mang ‘trung thu cho em’ đến các em nhỏ huyện miền núi Đông Giang

Quảng Nam: Mang ‘trung thu cho em’ đến các em nhỏ huyện miền núi Đông Giang

380 phần quà tổng trị giá hơn 100 triệu đồng đã được trao đến các em nhỏ tại 2 xã Mà Cooih và xã Kà Dăng (huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam).
Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Các doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân vùng đồng bào dân tộc tỉnh Sơn La đã ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh doanh, tăng cường tiêu thụ nông sản.
Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Trong quá trình chuyển đổi số, lĩnh vực công tác dân tộc được tỉnh Sơn La ưu tiên, với nhiều đề án riêng để thực hiện.
Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể, sau 3 năm triển khai các chương trình A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã thoát khỏi danh sách các huyện nghèo cả nước.

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Ngày 6/9, tại huyện A Lưới, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024.
Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Không chỉ tạo ra sản phẩm giá trị cao, tốt cho sức khoẻ, Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng Thành Long còn tạo sinh kế ổn định cho bà con dân tộc Mông địa phương.
Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Thời gian qua, Lào Cai nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để người dân được tiếp cận nguồn thông tin hữu ích, thay đổi nhận thức, chủ động vươn lên thoát nghèo.
Lạng Sơn: Đẩy mạnh kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Lạng Sơn: Đẩy mạnh kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Sở Công Thương, các sở, ngành tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ thực hiện các hoạt động kết nối giao thương để đưa sản phẩm hàng hoá của bà con vào thị trường.
Lào Cai: Nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã Y Tý đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân

Lào Cai: Nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã Y Tý đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân

Em Lý Xa Sơ ở thôn Tả Gì Thàng, xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã trở thành nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân.
Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Thực hiện chương trình cấp điện nông thôn, đến nay điện lưới quốc gia đang tỏa sáng trên khắp các bản, làng vùng cao, vùng sâu trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Ở xã Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh liên kết với người dân nhằm tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm chè shan tuyết Tô Múa.
Các dân tộc tỉnh Lào Cai đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển

Các dân tộc tỉnh Lào Cai đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển

Chiều nay (23/8) diễn ra Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Lào Cai đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển".
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024

Sáng nay (23/8), tại Trung tâm hội nghị tỉnh Lào Cai đã diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024.
Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Xác định hội chợ triển lãm là kênh xúc tiến thương mại mang lại hiệu quả cao, Lạng Sơn đã và đang đẩy mạnh hoạt động này
Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu giới thiệu, quảng bá du lịch các đặc sản miền núi, đặc biệt là sản phẩm ớt A Riêu của tỉnh Quảng Nam, đến với du khách.
Thái Nguyên: Chủ động giải quyết những khó khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số

Thái Nguyên: Chủ động giải quyết những khó khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số

Đó là một trong những giải pháp được chính quyền tỉnh Thái Nguyên đưa ra để thực hiện giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Quảng Nam: Ủng hộ hơn 361 triệu đồng đấu giá sâm Ngọc Linh để xóa nhà tạm

Quảng Nam: Ủng hộ hơn 361 triệu đồng đấu giá sâm Ngọc Linh để xóa nhà tạm

Số tiền hơn 361 triệu đồng thu được từ chương trình đấu giá sâm Ngọc Linh sẽ dùng để ủng hộ công tác xóa nhà tạm trên địa bàn huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam).
Thể chế hóa quan điểm của Đảng và Hiến pháp 2013 về lĩnh vực dân tộc

Thể chế hóa quan điểm của Đảng và Hiến pháp 2013 về lĩnh vực dân tộc

Ngày 30/7, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Hội đồng Dân tộc tổ chức Hội thảo khoa học “Thể chế hóa quan điểm của Đảng và Hiến pháp 2013 về lĩnh vực dân tộc”.
Đặc sắc lễ hội văn hóa Cơ Tu tại Đà Nẵng

Đặc sắc lễ hội văn hóa Cơ Tu tại Đà Nẵng

Nhiều hoạt động đặc sắc, lễ hội văn hoá Cơ Tu năm 2024 góp phần bảo tồn các giá trị văn hoá, đưa người dân, du khách hoà mình vào không gian văn hoá độc đáo.
Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên: Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt

Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên: Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt

Thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên luôn coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực là yếu tố then chốt để phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số.
Người phụ nữ đam mê

Người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hoá Thái

Đến với Chiềng Pằn, hỏi nghệ nhân Lò Thị Xuân, nhiều người sẽ kể cho bạn nghe về một người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hóa Thái.
Thừa Thiên Huế: Huyện A Lưới cần đẩy nhanh các Chương trình mục tiêu quốc gia

Thừa Thiên Huế: Huyện A Lưới cần đẩy nhanh các Chương trình mục tiêu quốc gia

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu huyện miền núi A Lưới đẩy nhanh tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương.
Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm 2024: Thu hút đầu tư du lịch khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm 2024: Thu hút đầu tư du lịch khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI dự kiến diễn ra từ ngày 27 - 29/9, tại Ninh Thuận nhằm giới thiệu tiềm năng, lợi thế của các tỉnh Nam Bộ, Nam Trung Bộ.
Tôn vinh người có uy tín tiêu biểu khu vực biên giới, biển đảo lần thứ II, năm 2024

Tôn vinh người có uy tín tiêu biểu khu vực biên giới, biển đảo lần thứ II, năm 2024

Chương trình “Điểm tựa của bản làng” lần thứ II nhằm mục tiêu tôn vinh và phát huy vai trò của những người có uy tín tiêu biểu ở vùng biên giới, hải đảo.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động