Ngành Công Thương đặt trọng tâm vào việc thực thi và tận dụng hiệu quả các cơ hội từ các FTA

Bộ Công Thương đã hoàn thành hiệu quả, đúng mục tiêu và kế hoạch đề ra; cân bằng, đảm bảo lợi ích của Việt Nam trong quá trình triển khai các cam kết quốc tế.
EVFTA thúc hợp hợp tác, chia sẻ về công nghệ giữa doanh nghiệp Việt Nam - EU Thêm 2 loại gạo được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu vào EU: Gia tăng cơ hội tận dụng EVFTA Tín dụng xanh thúc đẩy thực thi EVFTA

Chủ động hợp tác, kết nối

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2023 ước đạt 683 tỷ USD, trong đó xuất khẩu ước đạt 354,5 tỷ USD, nhập khẩu ước đạt 328,5 tỷ USD. Năm 2023, cán cân thương mại tiếp tục ghi nhận xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp với mức thặng dư ước đạt 26 tỷ USD, tăng gần gấp 3 lần năm 2022, góp phần tích cực cho cán cân thanh toán, giúp nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế.

Có thể nói, những kết quả này đến từ các giải pháp khắc phục khó khăn, mở cửa thị trường của Chính phủ, các bộ, ngành và của cộng đồng doanh nghiệp, nổi bật trong đó là sự chủ động trong việc thúc đẩy thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) của Bộ Công Thương.

Ngành Công Thương đặt trọng tâm vào việc thực thi và tận dụng hiệu quả các cơ hội từ các FTA
Công tác hội nhập kinh tế, thúc đẩy thực thi các FTA đã góp phần lớn vào kết quả xuất nhập khẩu của toàn ngành Công Thương. Ảnh minh họa

Báo cáo tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Bộ Công Thương cho biết, việc khai thác các FTA được Chính phủ, Bộ Công Thương, các bộ, ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện và đạt được nhiều kết quả tích cực. Trong năm 2023, công tác hội nhập đã giúp mở rộng, đa dạng thị trường, chuỗi cung ứng và sản phẩm xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, nâng cao giá trị xuất khẩu các mặt hàng chủ lực; thúc đẩy kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh và cán cân thương mại được cải thiện rõ rệt theo hướng chuyển từ thâm hụt sang thặng dư...

"Bộ Công Thương đã hoàn thành hiệu quả, đúng mục tiêu và kế hoạch đề ra; cân bằng, đảm bảo lợi ích của Việt Nam trong quá trình triển khai các cam kết quốc tế, đồng thời ứng phó kịp thời, phù hợp trước những biến động nhanh chóng của tình hình kinh tế - chính trị toàn cầu.

Đặc biệt, năm qua, công tác thực thi, triển khai các FTA đã được Bộ tiếp tục được tăng cường, trong đó đã chủ trì, đôn đốc các bộ, ngành có liên quan về việc xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để thực thi các Hiệp định CPTPP, EVFTA và UKVFTA. Đồng thời, tích cực phối hợp với các đơn vị, bộ, ngành trong việc theo dõi và khẩn trương xử lý những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực thi Hiệp định CPTPP; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng quan điểm của Việt Nam về việc gia nhập Hiệp định CPTPP của Vương quốc Anh và đang phối hợp để xây dựng hồ sơ trình phê chuẩn văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh (dự kiến sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp đầu tiên năm 2024)" - báo cáo của Bộ Công Thương nêu rõ.

Cũng theo Bộ Công Thương, trong năm 2023, các đơn vị chức năng của bộ đã đẩy mạnh các hoạt động đàm phán song phương, đa phương, tập trung vào các thị trường trọng điểm, nhiều tiềm năng. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ chính thức với 189/193 quốc gia và vùng lãnh thổ (trong đó có 6 đối tác chiến lược toàn diện, 18 đối tác chiến lược, 12 đối tác toàn diện) và có quan hệ thương mại với 224 đối tác và quan hệ hợp tác với hơn 300 tổ chức quốc tế.

"Trong năm 2023, Bộ Công Thương đã chú trọng thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại theo chiều sâu, nhất là quan hệ kinh tế đối với các nước, các đối tác lớn, có tiềm năng nhằm tạo đòn bẩy cho phát triển kinh tế thương mại trong nước” - báo cáo nhấn mạnh và khẳng định, các FTA không chỉ là động lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn hỗ trợ UBND các tỉnh, thành phố mở rộng kết nối giao thương, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Đơn cử, đối với Đắk Lắk, tận dụng lợi thế từ các FTA, hiện nay hàng hóa của tỉnh đã xuất khẩu đến hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ; mang sản phẩm, hàng hoá đến tay người tiêu dùng cuối cùng tại nhiều thị trường lớn trên thế giới. Ông Huỳnh Ngọc Dương - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk - cho hay, tỉnh có hơn 100 doanh nghiệp xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2016-2020 tăng trưởng bình quân 14,4%/năm. Năm 2021 kim ngạch xuất khẩu là 1,151 triệu USD đạt 101,3% kế hoạch; năm 2022 kim ngạch xuất khẩu tăng lên 1,500 triệu USD, đạt 125% kế hoạch năm, tăng 30,4 % so với cùng kỳ năm 2021.

Nhìn nhận ở góc độ doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Huyền, Tổng giám đốc Vinasamex - chia sẻ, hiện nay Vinasamex đã xuất khẩu các sản phẩm quế, hồi sang nhiều thị trường có FTA. Việc hưởng lợi từ các FTA giúp doanh nghiệp có được khách hàng chuyển dịch từ thị trường khác sang mua hàng hoặc đầu tư sản xuất - kinh doanh tại Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Huyền nhớ lại, trước đây, khi chưa có thương hiệu, doanh nghiệp xuất khẩu sang các thị trường đại trà, dễ tính. Nhưng những năm gần đây, nhờ “đòn bẩy” của các FTA, doanh nghiệp tập trung vào những sản phẩm giá trị cao cấp để xuất khẩu vào những thị trường khó tính, như EU, Canada, Mỹ, Nhật Bản...

Cũng theo số liệu từ Bộ Công Thương, hiện nay, Việt Nam đã và đang tham gia 19 FTA song phương và đa phương với hầu hết các nền kinh tế trên thế giới. Trong đó, 16/19 FTA đã có hiệu lực với hơn 60 đối tác, phủ rộng khắp các châu lục, với tổng GDP chiếm gần 90% GDP toàn cầu... đây cũng chính là cơ sở, là nền tảng đưa Việt Nam trở thành một trong những nước dẫn đầu khu vực về tham gia các khuôn khổ hợp tác kinh tế song phương và đa phương; đồng thời giúp Việt Nam duy trì đà tăng trưởng GDP cao trong những năm qua và thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế, cải cách thể chế, đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cuộc cách mạng công nghiệp mới.

Đặc biệt, thông qua công tác hội nhập, Việt Nam đã và đang trở thành cửa ngõ quan trọng bậc nhất thế giới khi giờ đây đầu tư vào Việt Nam là có thể tiếp cận được với hầu hết các thị trường lớn của thế giới.

Thúc đẩy đàm phán ký kết các FTA mới với các thị trường tiềm năng

Đáng chú ý, trong bối cảnh thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, bên cạnh các thị trường truyền thống, ngành Công Thương đã thúc đẩy, đàm phán tiến tới ký kết các FTA với Hiệp hội Mậu dịch Tự do châu Âu (EFTA), Cộng đồng Thị trường Nam Mỹ (MERCOSUR), UAE và Canada... để đa dạng hóa thị trường, sản phẩm và chuỗi cung ứng. Đây được xem là một trong những điểm nhấn quan trọng trong công tác hội nhập kinh tế quốc tế của ngành Công Thương trong năm 2023.

Như với Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Khối EFTA (FTA Việt Nam - EFTA), cho đến nay, hai bên đã trải qua 16 phiên đàm phán chính thức và nhiều phiên đàm phán cấp Trưởng đoàn và cấp kỹ thuật. Hiện tại, hai Bên đã xác định được các vấn đề còn tồn tại trong các lĩnh vực quan trọng của Hiệp định như thương mại hàng hóa, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ. Thời gian qua, Bộ Công Thương đã liên tục thúc đẩy việc nối lại đàm phán và nỗ lực xử lý những vấn đề còn tồn tại để có thể sớm kết thúc đàm phán trên cơ sở cân bằng lợi ích của cả hai phía.

Ngành Công Thương đặt trọng tâm vào việc thực thi và tận dụng hiệu quả các cơ hội từ các FTA
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu chứng kiến lễ ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Israel (VIFTA). Ảnh Báo Chính phủ

Mặt khác, với Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Israel (VIFTA), VIFTA được ký kết đánh dấu thành quả nỗ lực không mệt mỏi của cả hai nước sau quãng thời gian 7 năm với 12 phiên đàm phán. Israel là quốc gia đầu tiên tại khu vực Tây Á mà Việt Nam ký kết FTA. Thông qua VIFTA, Việt Nam có thể thúc đẩy xuất khẩu những mặt hàng thế mạnh không chỉ sang Israel mà còn có cơ hội tiếp cận các thị trường khác tại Trung Đông, Bắc Phi và Nam Âu...

Đối với Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA) giữa Việt Nam (FTA) và Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE), Bộ Công Thương đã chủ trì tham gia một số phiên đàm phán trong năm 2023. Đồng thời, trong năm 2023, Bộ đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tham dự đàm phán nâng cấp và đàm phán mới các hiệp định thương mại tự do trong khuôn khổ ASEAN

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế trong nước, việc Bộ Công Thương hoàn tất ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Israel và khởi động đàm phán FTA Việt Nam-UAE cũng như nhiều FTA mới khác có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hiện nay giúp doanh nghiệp xuất khẩu trong nước có thêm cánh cửa để mở rộng thị trường.

Bên cạnh các giải pháp chủ động trong việc triển khai thực thi các FTA, Bộ Công Thương cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA, Hiệp định UKVFTA, RCEP, Cộng đồng kinh tế ASEAN và các FTA khác của Việt Nam dưới nhiều hình thức. Đồng thời, tiếp tục chủ trì đảm nhiệm, thúc đẩy và làm tốt vai trò là đơn vị tiếp nhận các câu hỏi từ cộng đồng doanh nghiệp và người dân liên quan đến các FTA trên và trực tiếp trả lời hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan trả lời.

Hiện nay, phạm vi đối tác FTA của Việt Nam đã khá rộng và toàn diện. Vì vậy, trong từ 3-5 năm tới sẽ chạm đến các dấu mốc quan trọng của nhiều Hiệp định và dần tiến đến tự do hóa thuế quan hầu hết các mặt hàng nhập khẩu với các đối tác thương mại chính.

Để tối ưu hóa những tác động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế đến nền kinh tế, trong năm 2024 cũng như các năm tiếp theo, Bộ Công Thương sẽ đặt trọng tâm hàng đầu vào việc thực thi và tận dụng hiệu quả các cơ hội từ các FTA, nhất là từ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như: CPTPP, EVFTA, UKVFTA, Hiệp định của ASEAN với các đối tác. Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác cảnh báo sớm về biện pháp phòng vệ thương mại của các nước đối tác.

Khánh An
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định thương mại tự do

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Những lưu ý về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Những lưu ý về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã nêu ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.
Đào tạo chuyên gia về Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Đào tạo chuyên gia về Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Chương trình đào tạo nhằm mục tiêu xây dựng đội ngũ chuyên gia về Hiệp định EVFTA và các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới.
Đẩy mạnh thông tin đối ngoại, hội nhập quốc tế nâng cao vị thế, uy tín của Bộ Công Thương

Đẩy mạnh thông tin đối ngoại, hội nhập quốc tế nâng cao vị thế, uy tín của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, Kết luận của Bộ Chính trị nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại.
Xây dựng Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp da giày tận dụng tốt hơn EVFTA

Xây dựng Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp da giày tận dụng tốt hơn EVFTA

Hiệp định EVFTA đã và đang tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho ngành da giày Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, tránh phụ thuộc quá mức vào một thị trường.
Hiệp định EVFTA hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Hiệp định EVFTA hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Bên cạnh xóa bỏ thuế quan, EVFTA mang lại nhiều lợi ích như tự do hóa dịch vụ và mua sắm, giảm các rào cản thương mại phi thuế quan, phát triển bền vững...

Tin cùng chuyên mục

Thực thi FTA thúc đẩy các thành tựu cải cách kinh tế của Việt Nam

Thực thi FTA thúc đẩy các thành tựu cải cách kinh tế của Việt Nam

Các chuyên gia quốc tế đánh giá Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công nhất về quá trình chuyển đổi kinh tế ở châu Á.
Xây dựng hệ sinh thái, tận dụng các FTA để thúc đẩy xuất khẩu da giày

Xây dựng hệ sinh thái, tận dụng các FTA để thúc đẩy xuất khẩu da giày

8 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép đi các thị trường có FTA của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng tăng 8% so với cùng kỳ.
Hiệp định EVFTA mang lại những lợi ích đáng kể và đang dần chứng minh giá trị

Hiệp định EVFTA mang lại những lợi ích đáng kể và đang dần chứng minh giá trị

Hiệp định EVFTA là 1 trong những động lực quan trọng góp phần gia tăng thương mại đầu tư Việt Nam–Thuỵ Điển sau 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1969-2024)
Hiệp định EVFTA: Thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt vào thị trường Áo mà không cần

Hiệp định EVFTA: Thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt vào thị trường Áo mà không cần 'bước đệm' nước thứ ba

Bà Đinh Thị Hoàng Yến, Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Áo, kiêm nhiệm Slovenia chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương về hiệu quả của Hiệp định EVFTA.
Mỗi địa phương, doanh nghiệp, ngành hàng sẽ có một chuyên gia về FTA

Mỗi địa phương, doanh nghiệp, ngành hàng sẽ có một chuyên gia về FTA

Bộ Công Thương thông báo tổ chức các lớp đào tạo để trở thành chuyên gia FTA thế hệ mới năm 2024, bao gồm các chương trình đào tạo khóa cơ bản và chuyên sâu.
Bài 3: Để tận dụng tốt nhất

Bài 3: Để tận dụng tốt nhất 'cao tốc' EVFTA

Dù EVFTA đã được doanh nghiệp tận dụng tốt, song hiện EU đang dựng lên hàng rào phi thuế quan buộc doanh nghiệp phải thích ứng.
Bài 2: Tăng cường hợp tác logistics, giảm nỗi lo do cước tàu biển tăng

Bài 2: Tăng cường hợp tác logistics, giảm nỗi lo do cước tàu biển tăng 'phi mã'

Cước tàu biển sang EU neo ở mức cao, EVFTA có thể mở ra cơ hội cho doanh nghiệp hai bên tăng cường hợp tác trong lĩnh vực logistics, giảm nỗi lo chi phí.
Bài 1:

Bài 1: 'Cao tốc' EVFTA được tận dụng hiệu quả, hàng Việt rộn ràng vào EU

Có hiệu lực từ năm 2020, sau 4 năm triển khai, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU được đánh giá là một trong những hiệp định được tận dụng hiệu quả nhất.
EU siết quy định an toàn thực phẩm với nông sản, giải pháp nào tránh

EU siết quy định an toàn thực phẩm với nông sản, giải pháp nào tránh 'ổ gà' trên 'cao tốc' EVFTA?

Hiệp định EVFTA mang lại những ưu đãi lớn cho hàng Việt vào EU, đặc biệt là nông sản. Tuy nhiên, thị trường này cũng đặt ra những yêu cầu rất cao về sản phẩm.
Khai mạc Phiên đàm phán lần thứ 8 nâng cấp Hiệp định ACFTA

Khai mạc Phiên đàm phán lần thứ 8 nâng cấp Hiệp định ACFTA

Ngày 6/8, Phiên đàm phán lần thứ 8 nâng cấp Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) đã khai mạc tại tỉnh Quảng Ninh.
Các cam kết từ EVFTA: Động lực đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam

Các cam kết từ EVFTA: Động lực đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam

Hiệp định EVFTA đã và đang góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam về chuyển đổi số, thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử giữa EU và Việt Nam.
4 năm thực thi: EVFTA củng cố sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư châu Âu

4 năm thực thi: EVFTA củng cố sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư châu Âu

Sau 4 năm thực thi, theo EuroCham, EVFTA đã thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu và củng cố sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư châu Âu.
Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu các nước ký FTA chiếm tỷ lệ cao

Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu các nước ký FTA chiếm tỷ lệ cao

Sự nỗ lực của các doanh nghiệp, hỗ trợ của cơ quan nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế, kim ngạch xuất khẩu với các nước ký Hiệp định thương mại (FTA) chiếm tỷ lệ cao.
Ngành da giày hưởng lợi, chịu tác động gì từ Hiệp định AANZFTA?

Ngành da giày hưởng lợi, chịu tác động gì từ Hiệp định AANZFTA?

Mặc dù có sự tăng trưởng trong những tháng đầu năm 2024, nhưng ngành da giày đang đối mặt với những quy định mới tại thị trường XK liên quan đến chuỗi cung ứng.
ASEAN - Australia - New Zealand giới thiệu bản nâng cấp của Hiệp định AANZFTA

ASEAN - Australia - New Zealand giới thiệu bản nâng cấp của Hiệp định AANZFTA

Bản nâng cấp Hiệp định AANZFTA tiếp tục tạo nền móng vững chắc hơn nữa cho quan hệ thương mại và đầu tư giữa các nước thành viên ASEAN, Australia, New Zealand.
Hội nghị Bộ trưởng IPEF: Việt Nam, Singapore và Hoa Kỳ hợp tác thương mại điện liên biên giới

Hội nghị Bộ trưởng IPEF: Việt Nam, Singapore và Hoa Kỳ hợp tác thương mại điện liên biên giới

Tại Hội nghị Bộ trưởng IPEF, Việt Nam, Singapore và Hoa Kỳ thành lập Nhóm công tác đầu tư dự án năng lượng tái tạo, phát triển thương mại điện liên biên giới.
Hơn 23 tỷ USD "chảy" vào dự án của các nước IPEF

Hơn 23 tỷ USD "chảy" vào dự án của các nước IPEF

Diễn đàn Đầu tư Kinh tế sạch IPEF đã huy động tới 23 tỷ USD nguồn vốn đầu tư cho hơn 69 dự án cơ sở hạ tầng bền vững trong khu vực.
Ấn Độ, Indonesia đặt kì vọng lớn vào cuộc họp Hội nghị Bộ trưởng IPEF tại Singapore

Ấn Độ, Indonesia đặt kì vọng lớn vào cuộc họp Hội nghị Bộ trưởng IPEF tại Singapore

Đại diện Bộ Thương mại Ấn Độ và Indonesia đều đã bày tỏ kỳ vọng lớn vào hợp tác kinh tế bên lề Hội nghị Bộ trưởng IPEF và Diễn đàn Đầu tư Kinh tế sạch IPEF.
Bộ Công Thương: 9 giải pháp tận dụng ưu đãi từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu

Bộ Công Thương: 9 giải pháp tận dụng ưu đãi từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu

Trong bối cảnh thế giới biến động, Bộ Công Thương đã đưa ra 9 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, thúc đẩy thực thi các FTA và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Ngành Công Thương đặt trọng tâm vào việc thực thi và tận dụng hiệu quả cơ hội từ các FTA

Ngành Công Thương đặt trọng tâm vào việc thực thi và tận dụng hiệu quả cơ hội từ các FTA

Bộ Công Thương đã và đang tích cực phối hợp triển khai các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao hiệu quả khai thác ưu đãi từ các Hiệp định FTA.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động