Ngành ngân hàng cần có giải pháp căn cơ, phát triển thị trường tài chính đảm bảo ổn định

Trong buổi làm việc với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam cuối tuần qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu NHNN cần có giải pháp căn cơ về lâu dài, phát triển thị trường tài chính đảm bảo ổn định, lành mạnh và cân bằng giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn để giảm sức ép cung ứng vốn từ hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) đáp ứng nhu cầu huy động vốn trung và dài hạn của nền kinh tế.
Không dấu hiệu Việt Nam thao túng tiền tệ 5 nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2021 Ngành Ngân hàng tiếp tục đồng hành vì sự phát triển của đất nước

Sử dụng đồng bộ các công cụ và giải pháp chính sách tiền tệ

Tại buổi làm việc, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đã báo cáo Thủ tướng tình hình hoạt động ngân hàng theo những trụ cột quan trọng mà ngành đang tập trung, giải quyết. Cụ thể, về điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng là trụ cột thực hiện chức năng vai trò của Ngân hàng Trung ương. Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ xuyên suốt là kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, quan tâm thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế nhưng không chủ quan với lạm phát và phải đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Thời gian qua, bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô tiền tệ trong nước và quốc tế, NHNN đã sử dụng đồng bộ các công cụ và giải pháp chính sách tiền tệ để cơ bản ổn định được thị trường tiền tệ, ngoại hối, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng và tạo lập niềm tin thị trường.

Tín dụng là vấn đề NHNN luôn đặt trọng tâm và điều hành với phương châm mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn hiệu quả, tập trung vốn vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên. Đối với tín dụng vào lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán, thời gian qua, NHNN đã sử dụng các công cụ để kiểm soát rủi ro như giảm dần tỷ trọng sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn (hiện nay là 40%), áp dụng hệ số điều chỉnh rủi ro cao, giới hạn dư nợ cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán so với vốn điều lệ… Kết quả cho thấy, tốc độ tăng tín dụng vào lĩnh vực bất động sản có xu hướng chậm lại, dư nợ tín dụng để đầu tư kinh doanh chứng khoán chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ tín dụng chung. Tỷ trọng đầu tư của các tổ chức tín dụng vào trái phiếu doanh nghiệp cũng chiếm tỷ trọng nhỏ và trên thực tế được kiểm soát như đối với khoản cấp tín dụng.

Ngành ngân hàng cần có giải pháp căn cơ, phát triển thị trường tài chính đảm bảo ổn định
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Ngành Ngân hàng cần có giải pháp căn cơ, phát triển thị trường tài chính đảm bảo ổn định

Về những khó khăn trong hoạt động cấp tín dụng, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng báo cáo thực tế tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP của Việt Nam đã trên 140%, trong nhóm nước có tỷ lệ cao nhất theo đánh giá của quốc tế, nếu để tỷ lệ này tiếp tục tăng cao và vốn vay trung dài hạn cũng dựa nhiều vào ngân hàng thì sẽ tạo áp lực lớn đối với việc cân đối vốn của hệ thống ngân hàng và cân đối vĩ mô. Bởi vậy, ngành ngân hàng mong Thủ tướng quan tâm chỉ đạo để phát triển thị trường tài chính theo hướng hài hoà giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn.

Thực tiễn hoạt động ngân hàng thời gian qua cho thấy, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 90% số lượng doanh nghiệp của Việt Nam nhưng khả năng tiếp cận vốn hạn chế do năng lực tài chính, quản trị, phương án kinh doanh khả thi, quản trị dòng tiền còn hạn chế, có những doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn, mong Thủ tướng và Chính phủ cần quan tâm, có cơ chế hỗ trợ mạnh mẽ hơn đối với khối doanh nghiệp này. Về phía NHNN sẽ tiếp tục quan tâm chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) cắt giảm thủ tục để tăng khả năng tiếp cận tín dụng đối với doanh nghiệp và người dân.

Ở trụ cột là cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động ngân hàng, Thống đốc cho biết, trong thời gian qua, công tác tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu đã đạt được những kết quả nhất định, đảm bảo an toàn hệ thống. Tuy nhiên, vấn đề quan tâm lớn hiện nay là tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước bởi nếu không được bổ sung thì hạn chế khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế, thu hẹp thị phần của khối NHTM Nhà nước, khó hiện thực hoá chỉ tiêu có ít nhất 1 - 2 NHTM nằm trong Top 100 ngân hàng lớn nhất về tổng tài sản khu vực châu Á theo Chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (thời gian qua Agribank mới được tăng 3.500 tỷ đồng).

Đối với việc xử lý các ngân hàng mua 0 đồng, đây là việc khó, chưa có tiền tệ, đòi hỏi sự đồng thuận, thống nhất và sự quyết tâm cao mới có thể thực hiện được. Bởi vậy mong Thủ tướng, Chính phủ tiếp tục quan tâm chỉ đạo.

Đối với vấn đề xử lý nợ xấu, trong thời gian qua với sự ra đời của Nghị quyết số 42 của Quốc hội, việc xử lý nợ xấu có tiến triển và kết quả tốt, nếu như không có đại dịch Covid xuất hiện thì kết quả sẽ theo đúng lộ trình tại Nghị quyết, tuy nhiên do tác động của đại dịch covid nên nợ xấu có xu hướng tăng lên.

Đối với trụ cột hệ thống ngân hàng cung ứng dịch vụ, chủ yếu là dịch vụ thanh toán cho nền kinh tế, Thống đốc báo cáo, trong thời gian qua ngành ngân hàng đã không ngừng đổi mới, sáng tạo và ứng dụng các thành tựu của Cuộc cách mạng lần thứ tư để cung ứng nhiều dịch vụ ngân hàng số, tiện ích, đảm bảo an ninh, an toàn, tiện ích cho người sử dụng dịch vụ tài chính. Tuy nhiên, vướng mắc lớn nhất hiện nay là thiếu hành lang pháp lý đồng bộ cho vấn đề mới phát sinh như vấn đề cho vay ngang hàng, quảy lý tiền điện tử, tiền kỹ thuất số… Đồng thời, việc triển khai các dịch vụ trên cơ sở đổi mới, sáng tạo có thể phát sinh rủi ro mà thời điểm hiện tại chưa nhận diện được, cần có cơ chế chính sách khuyến khích đổi mới sáng tạo và ứng xử với rủi ro phù hợp để giảm áp lực cho cơ quan và nhân lực thực hiện.

Xác định việc trọng tâm, trọng điểm, cấp bách để xử lý

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu NHNN cần rà soát công việc, xác định những việc trọng tâm, trọng điểm, cấp bách để xử lý, đảm bảo phải có sản phẩm trong vòng 3 - 6 tháng tới.

Về nguyên tắc chung, Thủ tướng chỉ đạo, ngành ngân hàng rà soát lại toàn bộ các công việc trên cơ sở bám sát các chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và quy định pháp luật liên quan đến ngành và căn cứ vào thực tiễn triển khai, chức năng nhiệm vụ của ngành, đảm bảo nguyên tắc hoạt động của Đảng, dự báo và có giải pháp những vấn đề phát sinh. Những việc đang làm tốt tiếp tục kế thừa và phát huy. Những vấn đề vướng mắc cần có giải pháp tháo gỡ trên tinh thần vận dụng sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả các phương thức lãnh đạo của Đảng đối với ngành ngân hàng. Lựa chọn một số việc ưu tiên làm trước, việc khó phức tạp cân nhắc kỹ lưỡng tìm giải pháp phù hợp, xử lý có hiệu quả, những việc chưa có quy định hoặc đã có quy định nhưng vượt quá thực tiễn thì mạnh dạn đề xuất làm thí điểm vừa làm vừa rút kinh nghiệm mở rộng dần thực hiện từng bước chắc chắn, không cầu toàn, không nóng vội, tinh thần có hiệu quả, có sản phẩm cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm. Trong đó, rà soát lại hành lang pháp lý, hoàn thiện thể chế để đảm bảo hệ thống phát triển an toàn, lành mạnh, tăng cường phân cấp và sử dụng công cụ giám sát, kiểm tra, kiểm soát đo lường hiệu quả.

Ngành ngân hàng cần có giải pháp căn cơ, phát triển thị trường tài chính đảm bảo ổn định
Thời gian tới ngành ngân hàng cần xác định việc trọng tâm, trọng điểm, cấp bách để xử lý

Sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng, tạo lập niềm tin nhân dân, niềm tin với nhà đầu tư trong nước và niềm tin quốc tế.

Xây dựng kịch bản ứng phó dịch Covid-19 của ngành ngân hàng, cắt giảm chi phí, chia sẻ lợi nhuận tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn phục hồi sản xuất nhưng không được hạ chuẩn cho vay tránh gây rủi ro đối với hệ thống ngân hàng.

Về điều hành tín dụng Thủ tướng cho rằng, tổng hợp, phân tích dữ liệu để có đánh giá nhằm kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực rủi ro như tín dụng bất động sản và chứng khoán. Đối với tín dụng vào bất động sản cần quản lý đảm bảo dòng vốn vào tín dụng phục vụ nhu cầu tiêu dùng bất động sản thực sự của người dân, tránh đầu cơ. Về lâu dài cần có giải pháp căn cơ, phát triển thị trường tài chính đảm bảo ổn định, lành mạnh và cân bằng giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn để giảm sức ép cung ứng vốn từ hệ thống tổ chức tín dụng, đáp ứng nhu cầu huy động vốn trung và dài hạn của nền kinh tế.

Còn đối với lĩnh vực tái cơ cấu và xử lý nợ xấu, làm quyết liệt nhưng chắc chắn trên nguyên tắc đảm bảo an toàn hệ thống, an toàn tiền gửi của người dân, phối hợp các bộ ngành tạo cơ chế phù hợp thu hút nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia tái cơ cấu đảm bảo hiệu quả. Có giải pháp trước mắt và lâu dài trong việc xử lý nợ xấu đảm bảo tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát chặt chẽ.

Đối với lĩnh vực cung ứng dịch vụ cần đảm bảo ứng dụng công nghệ hiện đại thích ứng với sự bùng nổ của cuộc cách mạng 4.0 trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng mang lại tiện ích, an toàn cho người dân, quan tâm bảo vệ người tiêu dùng sử dụng dịch vụ tài chính, phát huy cải cách hành chính, phối hợp chặt chẽ có hiệu quả với các bộ ngành hoàn thiện hành lang pháp lý để tạo điều kiện, môi trường cho các sản phẩm mới, sản phẩm sáng tạo công nghệ được áp dụng để góp phần phát triển nền kinh tế số.

Làm việc với các bộ ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ tăng vốn đối với các ngân hàng thương mại nhà nước, tạo môi trường, điều kiện để các ngân hàng tăng tính cạnh tranh và hội nhập quốc tế để người dân được hưởng tiện ích và dịch vụ tương đương các nước trong khu vực.

Đối với công tác tổ chức cán bộ, cần đảm bảo xây dựng tổ chức bộ máy tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, gắn cơ cấu lại nâng cao chất lượng đội ngũ để cán bộ công chức, viên chức phát huy cao nhất dân chủ, công khai, minh bạch, khách quan, công bằng, chống tham nhũng, tiêu cực… tăng cường kỷ luật kỷ cương đi đôi với tạo môi trường đổi mới, sáng tạo, phát huy tính tự lực tự cường vươn lên từ “bàn tay khối óc” của ngành.

Công tác tuyên truyền là một trong các phương thức lãnh đạo của Đảng liên quan đến công tác chính trị tư tưởng tạo sự đồng thuận của nhân dân và xã hội. Công tác tuyên truyền, truyền thông của ngành ngân hàng cần phát huy làm tốt, linh hoạt, sáng tạo tránh xảy ra khủng hoảng gây hậu quả và ảnh hưởng đến hiệu quả điều hành chính sách và niềm tin của người dân với ngành ngân hàng.

Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

SVTech mang đến những giải pháp công nghệ tối ưu quản lý dữ liệu cho ngân hàng Việt

SVTech mang đến những giải pháp công nghệ tối ưu quản lý dữ liệu cho ngân hàng Việt

Theo báo cáo "Khai phá tiềm năng nền tài chính bền vững Đông Nam Á" của PwC, chỉ có 33% các ngân hàng tại Việt Nam đang khai thác dữ liệu một cách hiệu quả.
Các nhà băng đồng loạt cam kết hoãn nợ, hạ lãi suất cho vay với khách hàng ảnh hưởng bão số 3

Các nhà băng đồng loạt cam kết hoãn nợ, hạ lãi suất cho vay với khách hàng ảnh hưởng bão số 3

Các ngân hàng đồng loạt cam kết sẽ tạm hoãn, giãn, giữ nguyên nhóm nợ và hạ lãi suất cho vay đối với đối tượng khách hàng bị ảnh hưởng bão số 3.
Ngân hàng Nhà nước sẽ có động thái gì sau quyết định hạ lãi suất của Fed?

Ngân hàng Nhà nước sẽ có động thái gì sau quyết định hạ lãi suất của Fed?

Theo các chuyên gia, việc Fed hạ lãi suất sẽ tạo thêm dư địa cho chính sách tiền tệ của Việt Nam, song trước mắt Ngân hàng Nhà nước sẽ chưa vội hạ lãi suất.
AI giúp hệ thống ngân hàng tăng doanh thu 340 tỷ USD mỗi năm

AI giúp hệ thống ngân hàng tăng doanh thu 340 tỷ USD mỗi năm

AI và đặc biệt là Gen AI có thể đóng góp đến 340 tỷ USD, tương đương 4,7% tổng doanh thu của ngành ngân hàng mỗi năm, thông qua việc tăng năng suất.
Giảm 1% lãi vay và thêm giải pháp tín dụng cho doanh nghiệp bị thiệt hại bởi bão số 3

Giảm 1% lãi vay và thêm giải pháp tín dụng cho doanh nghiệp bị thiệt hại bởi bão số 3

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) giảm 1% lãi suất vay VNĐ và 0,5% lãi suất vay USD đối với khách hàng doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ cơn bão số 3.

Tin cùng chuyên mục

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ, cấp khoản vay mới lãi suất 4,5%/năm

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ, cấp khoản vay mới lãi suất 4,5%/năm

SHB sẽ giảm bình quân 50% lãi suất phải trả trong thời gian từ tháng 9-12/2024 cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão lũ giảm đến 2%

Lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão lũ giảm đến 2%

Sacombank giảm đến 2%/năm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp bị thiệt hại do bão lũ khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.
Việt Nam: Điểm sáng thu hút đầu tư nước ngoài trong khối ASEAN

Việt Nam: Điểm sáng thu hút đầu tư nước ngoài trong khối ASEAN

Cơ hội kinh doanh của khu vực ASEAN đang được đánh giá có nhiều sức hút. Trong đó, Việt Nam nổi lên là một điểm sáng.
Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Ngân hàng Chính sách xã hội cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31/12/2024.
VietinBank - Ngân hàng nội địa dành cho doanh nghiệp quốc tế

VietinBank - Ngân hàng nội địa dành cho doanh nghiệp quốc tế

Năm 2024 ghi nhận cột mốc mới khi lần đầu tiên VietinBank nhận Giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất cho doanh nghiệp FDI tại Việt Nam”.
VietinBank Thăng Long đồng hành cùng doanh nghiệp tại Hội chợ triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội năm 2024

VietinBank Thăng Long đồng hành cùng doanh nghiệp tại Hội chợ triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội năm 2024

VietinBank Thăng Long đã tham gia Hội chợ triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội năm 2024 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp về tín dụng.
Ngân hàng Nhà nước xây dựng cơ chế giãn, hoãn nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Ngân hàng Nhà nước xây dựng cơ chế giãn, hoãn nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Ngân hàng Nhà nước cho biết, đang xây dựng Thông tư hướng dẫn cơ chế giãn, hoãn các khoản nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3.
Ngân hàng TMCP Bắc Á – 30 năm giữ tâm sáng, vững chãi vươn tầm

Ngân hàng TMCP Bắc Á – 30 năm giữ tâm sáng, vững chãi vươn tầm

Ngày 17/9, BAC A BANK đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 30 năm thành lập (1994-2024) tại thành phố Vinh, với nhiều hoạt động ý nghĩa hỗ trợ đồng bào chịu ảnh hưởng bão Yagi
Thu chi minh bạch với tính năng Quỹ nhóm trên app HDBank

Thu chi minh bạch với tính năng Quỹ nhóm trên app HDBank

Tập hợp những tiện ích tối ưu như góp và rút quỹ, lịch sử thu chi, thông báo biến động số dư… tính năng Quỹ nhóm của app HDBank là lựa chọn của nhiều khách hàng
VIB - Hành trình 28 năm sáng tạo và hướng tới triệu khách hàng Việt

VIB - Hành trình 28 năm sáng tạo và hướng tới triệu khách hàng Việt

VIB luôn lấy khách hàng làm trọng tâm cho mọi sự nỗ lực sáng tạo về sản phẩm dịch vụ để luôn là một phần trong đời sống .
MB ủng hộ hơn 14 tỷ đồng cho đồng bào ảnh hưởng bởi bão lũ

MB ủng hộ hơn 14 tỷ đồng cho đồng bào ảnh hưởng bởi bão lũ

Ngoài số tiền đóng góp trực tiếp đến các địa phương vùng bão, MB tiêp tục kêu gọi cán bộ nhân viên ủng hộ đồng bào qua tài khoản thiện nguyện của Công đoàn MB.
Tín dụng chính sách xã hội: Không để ai bị bỏ lại phía sau trên con đường tiếp cận tri thức

Tín dụng chính sách xã hội: Không để ai bị bỏ lại phía sau trên con đường tiếp cận tri thức

Không chỉ là đòn bẩy phát triển kinh tế cho hộ nghèo, tín dụng chính sách xã hội còn góp phần hiện thực hóa những giấc mơ tri thức của hàng triệu học sinh.
Proparco nâng mức tài trợ cho HDBank lên 100 triệu USD, củng cố mục tiêu phát triển bền vững

Proparco nâng mức tài trợ cho HDBank lên 100 triệu USD, củng cố mục tiêu phát triển bền vững

HDBank và Proparco (Tổ chức Tài chính Phát triển của Pháp) ký kết Hợp đồng tín dụng trị giá 50 triệu USD.
BIDV nhận giải thưởng

BIDV nhận giải thưởng 'Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam'

Đây là năm thứ 2 liên tiếp BIDV nhận giải ở hạng mục ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam từ Euromoney đó là ghi nhận sự vượt trội của Ngân hàng này.
Ngân hàng chủ động tăng vốn , tạo đà phát triển bền vững

Ngân hàng chủ động tăng vốn , tạo đà phát triển bền vững

Tăng vốn điều lệ là một trong những vấn đề quan trọng và cách hữu hiệu nhất giúp ngân hàng tăng tỷ lệ an toàn vốn, đảm bảo an toàn hoạt động.
Lãi suất cho vay giảm thêm 2%, hàng chục nghìn tỷ đồng cho vay hỗ trợ phục hồi sau bão lũ

Lãi suất cho vay giảm thêm 2%, hàng chục nghìn tỷ đồng cho vay hỗ trợ phục hồi sau bão lũ

Đến thời điểm này, hàng chục nghìn tỷ đồng đã được các ngân hàng cam kết cho vay với lãi suất giảm thêm từ 0,5 - 2% cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
PGBank đề nghị Công an Gia Lâm khởi tố vụ án tung tin đồn thất thiệt

PGBank đề nghị Công an Gia Lâm khởi tố vụ án tung tin đồn thất thiệt

Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) đề nghị khởi tố vụ án tung tin đồn thất thiệt trên địa bàn huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Ngân hàng đồng loạt giảm lãi vay cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

Ngân hàng đồng loạt giảm lãi vay cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

Vừa giảm lãi suất vay, nhiều ngân hàng triển khai các gói tín dụng ưu đãi và hỗ trợ tài chính kịp thời để giúp khách hàng giảm áp lực tài chính.
SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3

SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Với tinh thần tương thân tương ái và vì cộng đồng, SeABank đã ủng hộ 3 tỷ đồng nhằm chung tay tiếp sức, hỗ trợ các tỉnh miền Bắc bị thiệt hại do bão Yagi gây ra
Vietcombank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 trên VCB Digibank

Vietcombank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 trên VCB Digibank

Vietcombank vừa cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ trên VCB Digibank.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động