Ngày 2/9 ở Sài Gòn năm ấy...

Ngày 2/9 ở Sài Gòn, hàng trăm nghìn người dân đổ về quảng trường nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ngày 2/9/1945: Điểm hẹn diệu kỳ của lịch sử

Ngày 2/9/1945, hàng trăm nghìn người dân Sài Gòn đổ về quảng trường Norodom, chờ nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Lễ đài được đặt trên đường Norodom, ngay phía sau Nhà thờ Đức Bà. Buổi lễ đó luôn là ký ức đẹp trong lòng người dân Sài gòn năm xưa và TP. Hồ Chí Minh hôm nay.

Ngày 2/9 ở Sài Gòn năm ấy...
Tại công viên 30/4 có dựng một tấm bia kỷ niệm về Lễ đài Độc lập 2/9 được đặt trên đường Norodom (nay là đường Lê Duẩn, quận 1)

Lễ đài được đặt trên đường Norodom, ngay phía sau Nhà thờ Đức Bà. Buổi lễ đó luôn là ký ức đẹp trong lòng người dân Sài gòn năm xưa và TP. Hồ Chí Minh hôm nay.

Kế hoạch thay đổi

Theo kế hoạch trước đó, ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cùng lúc đó, lễ độc lập cũng được tổ chức tại Sài Gòn khi nền độc lập bị bủa vây tứ phía. Ngày 31/8/1945, Trung ương điện vào cho biết lúc 14 giờ ngày 2/9 tại Hà Nội, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ ra mắt quốc dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ đọc bản Tuyên ngôn độc lập. Ủy ban Hành chánh lâm thời Nam bộ quyết định tổ chức một cuộc mít-tinh và diễu hành thật lớn nhằm biểu dương lực lượng toàn dân đoàn kết xung quanh chính quyền cách mạng.

Lễ đài lễ độc lập 2/9/1945 tại Sài Gòn đặt trên đường Norodom (nay là đường Lê Duẩn, quận 1, TP. Hồ Chí Minh), ngay phía sau nhà thờ Đức Bà. Hầu hết người dân Sài Gòn đều đổ ra đường, thành một biển người chưa từng thấy ở thành phố này. Cờ rợp trời: Cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc, cờ các nước đồng minh, cờ của các đoàn thể. Khẩu hiệu giăng đầy các con đường lớn: "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muôn năm!", "Đả đảo thực dân Pháp!", "Độc lập hay là chết!"… bằng năm thứ tiếng: Việt, Hoa, Anh, Pháp, Nga.

Hòa trong dòng người đang có mặt tại Quảng trường Norodom trong ngày 2/9/1945 lịch sử, ông Nguyễn Trọng Xuất, Phó Chủ nhiệm Thường trực Câu lạc bộ truyền thống kháng chiến TP. Hồ Chí Minh lúc bấy giờ chỉ là một cậu thiếu niên 14 tuổi. Tuy nhiên, với ông, không khí ấy, tinh thần ấy đã tạo nên thời khắc thiêng liêng.

Đã 77 năm trôi qua nhưng ông Nguyễn Trọng Xuất vẫn nhớ như in ngày Tết Độc lập đầu tiên, lúc đó đường phố Sài Gòn ngập cờ hoa, cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới và những khẩu hiệu giăng đầy các con đường lớn. Lễ độc lập cử hành đúng 14 giờ chiều. Nhưng mới 12 giờ trưa, dưới mặt trời đứng bóng, các đoàn thể dân chúng, các toán dân quân từ trong các trụ sở ở Châu Thành, từ các vùng ngoại ô kéo về đại lộ Cộng Hòa (tức đại lộ Norodom vừa đổi tên) tập trung sau nhà thờ Đức Bà. Buổi lễ bắt đầu bằng nghi thức chào quốc kỳ.

Ngày 2/9 ở Sài Gòn năm ấy...
Thế hệ trẻ TP. Hồ Chí Minh luôn tràn đầy nhiệt huyết để chung tay xây dựng thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình và đất nước giàu đẹp

Theo thông báo của ban tổ chức buổi lễ, đúng 14 giờ chiều hôm ấy, tại Quảng trường Ba Đình ở Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đài tiếng nói Việt Nam (lúc đó đặt tại Bạch Mai nên được gọi là Đài Bạch Mai) sẽ trực tiếp truyền thanh buổi lễ ở Hà Nội trên làn sóng 32m. Ban tổ chức sẽ tiếp sóng Đài Bạch Mai để đồng bào Sài Gòn nghe bản Tuyên ngôn độc lập qua hệ thống loa phóng thanh đặt dọc theo đường Cộng Hòa và các ngả đường gần đó. Tuy nhiên, việc tiếp sóng không thành công. Nửa giờ trôi qua, dân chúng bắt đầu bàn tán xôn xao. Một số người cảnh giác đặt ra nghi vấn: Phải chăng có kẻ phá hoại? Mặc dù hoài nghi này không có chứng cớ, song trong bối cảnh lúc đó nó vẫn thuyết phục được nhiều người. Mãi về sau này người ta mới biết lý do của sự cố này: Đài phát của ta quá yếu, máy thu của ta quá cũ, thời tiết chiều hôm ấy tại Hà Nội lại xấu.

Để trấn an quần chúng, ban tổ chức buổi lễ đề nghị ông Trần Văn Giàu (tức cố Giáo sư Trần Văn Giàu) phát biểu. Ông Trần Văn Giàu lúc đó là Bí thư Xứ ủy Nam bộ, Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa Nam bộ, Chủ tịch Ủy ban Hành chánh lâm thời Nam bộ… Đây là điều nằm ngoài dự kiến của chương trình buổi lễ. Ông Trần Văn Giàu suy nghĩ vài phút, ghi vội lên giấy mấy ý chính, rồi bước lên lễ đài, ứng khẩu một bài diễn văn. Và ông kết thúc bài diễn văn bằng lời kêu gọi: "Quốc dân hãy sẵn sàng chiến đấu!... Đứng lên! Ngày độc lập bắt đầu từ nay! Tiến tới, vì độc lập, vì tự do, tiến tới mãi! Không một thành lũy nào ngăn nổi chí của muôn dân trên đường giải phóng!".

Tiếp nối cha anh xây dựng đất nước

TS Đỗ Văn Hào, Nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Việt Nam cho biết, sau khi nghiên cứu các tài liệu lịch sử cách mạng của dân tộc Việt Nam và đọc nhiều cuốn sách của ông Trần Văn Giàu, tôi thấy tại lễ đài Norodom năm đó tuy ứng khẩu, ông Trần Văn Giàu không chuẩn bị trước bài phát biểu khi đứng ở lễ đài nhưng ý tưởng của ông sâu sắc, giọng văn của ông hùng hồn, bài nói của ông thu hút tâm hồn cả triệu người có mặt trong buổi lễ khiến toàn thể người dân Sài Gòn bây giờ ai cũng cảm thấy sục sôi ý chí cách mạng và một lòng theo Đảng, Nhà nước và Bác Hồ.

Ngày 2/9 ở Sài Gòn năm ấy...

Có thể nói, trong kho tàng các bản hùng văn của mảnh đất phương Nam, bên cạnh bài hịch của Trương Định, văn tế của Đồ Chiểu..., bài diễn văn ngày 2/9/1945 của Chủ tịch Ủy ban Hành chánh lâm thời Nam bộ Trần Văn Giàu giữ một vị trí xứng đáng.

Theo TS Đỗ Văn Hào, một trang sử mới, một kỷ nguyên mới đã mở ra khi đất nước giành được độc lập và đi cùng đó là một tiền đồ rực rỡ của thế hệ trẻ gắn liền với những nhiệm vụ quan trọng của đất nước. Trong năm học đầu tiên khi đất nước độc lập, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã từng nói với các em thanh thiếu niên cả nước: "Nước nhà mong chờ ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em". Đây là một lời động viên và cũng là một nhiệm vụ mới được giao cho thế hệ trẻ của nước nhà, lực lượng này không thể thiếu của sự nghiệp cách mạng, của tương lai đất nước sau này.

Ngày nay, sống trong thời bình, thế hệ trẻ luôn khắc ghi công ơn của các cha ông đã lấy thân mình để đổi lại tự do hòa bình cho thế hệ sau này. Tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của bao lớp cha anh ngày ấy vẫn sẽ sống mãi và tiếp thêm lửa để những thế hệ thanh niên thành phố ngày nay tiếp tục cống hiến trên con đường dựng xây đất nước đẹp giàu.

Mai Ca
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phát huy vai trò của đổi mới sáng tạo trong tăng trưởng xanh, tiết kiệm năng lượng

Phát huy vai trò của đổi mới sáng tạo trong tăng trưởng xanh, tiết kiệm năng lượng

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh được coi là giải pháp quan trọng để đổi mới mô hình tăng trưởng, thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững.
Ấm tình quân dân sau câu chuyện binh nhì Trung đoàn 98 bật khóc khi rời Làng Nủ

Ấm tình quân dân sau câu chuyện binh nhì Trung đoàn 98 bật khóc khi rời Làng Nủ

Binh nhì Thào Mí Lình thuộc Trung đoàn 98, bật khóc khi buộc phải rời Làng Nủ, khi anh bị thương trong lúc đang cùng đồng đội nỗ lực tìm kiếm nạn nhân mất tích.
Tin bão khẩn cấp ngày 19/9: Bão số 4 vào đất liền, sơ tán gần 1.000 người vùng nguy cơ sạt lở

Tin bão khẩn cấp ngày 19/9: Bão số 4 vào đất liền, sơ tán gần 1.000 người vùng nguy cơ sạt lở

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão số 4 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới khi đi vào đất liền các tỉnh Quảng Bình-Quảng Trị vào lúc 14 giờ.
Lâm Đồng: Đề xuất gần 100 vị trí đổ vật liệu dư thừa khi thi công 2 dự án cao tốc

Lâm Đồng: Đề xuất gần 100 vị trí đổ vật liệu dư thừa khi thi công 2 dự án cao tốc

Các đơn vị thi công đề xuất tỉnh Lâm Đồng chấp thuận gần 100 vị trí đổ vật liệu dư thừa trong quá trình thi công xây dựng dự án cao tốc Tân Phú – Liên Khương.
Danh sách các doanh nghiệp ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt ngày 19/9 qua Báo Công Thương

Danh sách các doanh nghiệp ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt ngày 19/9 qua Báo Công Thương

Danh sách các cá nhân, doanh nghiệp ủng hộ thông qua Chương trình 'Chung tay hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt' của Báo Công Thương cập nhật ngày 19/9.

Tin cùng chuyên mục

Sống sót sau lũ quét, một học sinh ở Bát Xát được Trường Đại học Điện lực nhận nuôi

Sống sót sau lũ quét, một học sinh ở Bát Xát được Trường Đại học Điện lực nhận nuôi

Em Thào Thị Nhè, học sinh lớp 11A4 Trường THPT số 2 Bát Xát may mắn sống sót sau lũ quét đã sẽ được Trường Đại học Điện lực nhận nuôi đến hết cấp 3.
Kiểm toán nhà nước điều động, bổ nhiệm 21 lãnh đạo cấp Vụ

Kiểm toán nhà nước điều động, bổ nhiệm 21 lãnh đạo cấp Vụ

Chiều 19/9, tại Hà Nội, Kiểm toán nhà nước đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước về công tác cán bộ.
Doanh nghiệp đồng hành, nối dài cánh tay thiện nguyện cùng Báo Công Thương đến với Bảo Yên

Doanh nghiệp đồng hành, nối dài cánh tay thiện nguyện cùng Báo Công Thương đến với Bảo Yên

Với mong muốn chia sẻ nhiều hơn nữa đến những nơi khó khăn do ảnh hưởng bão, nhiều doanh nghiệp đã tình nguyện chung sức, đồng lòng cùng Báo Công Thương.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi thư cảm ơn tổ chức, cá nhân chung tay khắc phục bão lũ

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi thư cảm ơn tổ chức, cá nhân chung tay khắc phục bão lũ

Bộ Giáo dục và Đào tạo cảm ơn những tình cảm và sự giúp đỡ kịp thời của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân với ngành giáo dục trong bão lũ.
Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024: Tiếp nối hành trình "Cộng đồng kiến tạo"

Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024: Tiếp nối hành trình "Cộng đồng kiến tạo"

Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024: Tiếp nối hành trình "Cộng đồng kiến tạo" do Báo Nhân Dân chủ trì đã và đang được cộng đồng đón nhận.
Bộ Giáo dục và Đào tạo: Không gây áp lực, quá tải học tập cho học sinh ảnh hưởng bão lũ

Bộ Giáo dục và Đào tạo: Không gây áp lực, quá tải học tập cho học sinh ảnh hưởng bão lũ

Ngày 19/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo có Công văn gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức dạy học đối với các trường thiệt hại do bão lũ.
Tin chiều ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới từ bão số 4 suy yếu và sẽ tan trên khu vực Trung Lào

Tin chiều ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới từ bão số 4 suy yếu và sẽ tan trên khu vực Trung Lào

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia (16h-19/9) vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở 16,9N; 106,7E, trên đất liền các tỉnh Quảng Bình-Quảng Trị.
Thanh Hóa: Gãy cành cây xà cừ khiến 1 giáo viên bị thương nặng, 4 xe ô tô hư hỏng biến dạng

Thanh Hóa: Gãy cành cây xà cừ khiến 1 giáo viên bị thương nặng, 4 xe ô tô hư hỏng biến dạng

Một giáo viên của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, Giáo dục thường xuyên huyện Hà Trung đã bị thương nặng cùng 4 ô tô hư hỏng khi bị cành xà cừ gãy đổ trúng.
Dự báo thời tiết ngày mai 20/9/2024: Áp thấp nhiệt đới từ bão số 4 suy yếu và tan dần

Dự báo thời tiết ngày mai 20/9/2024: Áp thấp nhiệt đới từ bão số 4 suy yếu và tan dần

Dự báo thời tiết ngày mai 20/9/2024: Mưa lớn trên 350mm từ Thanh Hóa đến Quảng Trị; mưa dông lớn đồng bằng, ven biển Bắc Bộ, Thừa Thiên Huế, Tây Nguyên, Nam Bộ.
Vận hành chính thức tài khoản Zalo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam

Vận hành chính thức tài khoản Zalo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam vừa ban hành quyết định thành lập tài khoản Zalo Bảo hiểm xã hội Việt Nam-kênh thông tin chính thức về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Nóng: Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp Đại học Ngoại thương

Nóng: Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp Đại học Ngoại thương

Đại diện Ban lãnh đạo trường Đại học Ngoại thương Hà Nội đã xác nhận thông tin Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp Đại học Ngoại thương.
Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa từ các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và Kon Tum

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa từ các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và Kon Tum

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của mưa lớn, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và Kon Tum có nguy cơ lũ quét và sạt lở.
Phát động cuộc thi viết

Phát động cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' năm 2024

Chiều nay (19/9), Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ phát động Cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024.
Tạm dừng khai thác chuyến bay đến Quảng Bình do bão số 4

Tạm dừng khai thác chuyến bay đến Quảng Bình do bão số 4

Do ảnh hưởng của bão số 4, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam chỉ đạo sân bay Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình tạm dừng khai thác từ 15 giờ đến 22 giờ ngày 19/9.
Quảng Bình: Mưa lớn liên tục, di dời người dân khu vực có nguy cơ sạt lở

Quảng Bình: Mưa lớn liên tục, di dời người dân khu vực có nguy cơ sạt lở

Tại tỉnh Quảng Bình chính quyền địa phương đã đến vận động, di dời 105 hộ/506 người dân nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn.
Quảng Trị: Xuất hiện hố sụt sau khi mưa lớn xảy ra

Quảng Trị: Xuất hiện hố sụt sau khi mưa lớn xảy ra

Sau khi nhận được thông tin xuất hiện hố sụt lún, cơ quan chức năng Quảng Trị cắm biển và hàng rào cảnh báo không để người dân đến gần khu vực nguy hiểm.
Vì sao Gojek thất bại, rút lui khỏi thị trường Việt Nam?

Vì sao Gojek thất bại, rút lui khỏi thị trường Việt Nam?

Từ 16/9, Gojek - ông lớn trong thị trường xe ôm công nghệ xin rút lui khỏi thị trường Việt Nam sau 6 năm ra mắt, vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến thất bại này?
Cảnh giác thủ đoạn giả danh shipper lừa đảo khách hàng chuyển khoản

Cảnh giác thủ đoạn giả danh shipper lừa đảo khách hàng chuyển khoản

Vừa qua, tình trạng giả danh shipper, yêu cầu chuyển khoản trước khi nhận hàng gia tăng, sự việc có dấu hiệu của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ninh Thuận chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững

Ninh Thuận chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững

Xây dựng chuỗi liên kết và thương hiệu nông sản, gắn nông nghiệp với du lịch… là những giải pháp Ninh Thuận đã triển khai nhằm phát triển nông nghiệp bền vững.
Tin bão khẩn cấp Cơn bão số 4 ngày 19/9: Bão giật cấp 10-11 hướng vào đất liền Quảng Bình, Quảng Trị

Tin bão khẩn cấp Cơn bão số 4 ngày 19/9: Bão giật cấp 10-11 hướng vào đất liền Quảng Bình, Quảng Trị

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia (10h-19/9) vị trí tâm bão số 4 ở 17,2 độ Vĩ Bắc; 107,6 độ Kinh Đông, trên biển Quảng Bình-Thừa Thiên Huế.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động