Nguồn vốn khuyến công Thừa Thiên Huế: “Bệ đỡ” phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn

Nguồn vốn khuyến công được xác định là “bệ đỡ” góp phần phục hồi, phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn (CNNT) tại Thừa Thiên Huế.
Thừa Thiên Huế nâng cao chất lượng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Thừa Thiên Huế: Ngày hội việc làm gắn với giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số

Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh - Giám đốc Sở Công Thương Thừa Thiên Huế xung quanh vấn đề này.

Khuyến công ngày càng khẳng định được vai trò cũng như sức hút với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong đầu tư phát triển sản xuất sản phẩm CNNT, ông nhận định ra sao về ý kiến này?

Thời gian qua, tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường; những khó khăn, thách thức chung do hậu quả đại dịch Covid-19 gây ra hay các lệnh trừng phạt kinh tế do xung đột Nga - Ukraine đã ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu; giá xăng dầu nguyên vật liệu leo thang; lạm phát tăng cao làm suy thoái và ảnh hưởng toàn diện đến hoạt động kinh tế toàn cầu; tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình phát triển CNNT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ông Nguyễn Thanh - Giám đốc Sở Công Thương Thừa Thiên Huế
Ông Nguyễn Thanh - Giám đốc Sở Công Thương Thừa Thiên Huế

Trong bối cảnh đó, các hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là hỗ trợ đầu tư ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất, hỗ trợ phát triển sản phẩm CNNT tiếp tục phát huy hiệu quả đã góp phần thúc đẩy phát triển CNNT, giải quyết việc làm trong khu vực nông thôn, hỗ trợ một số ngành nghề và làng nghề truyền thống khôi phục và phát triển như: Làng nghề đệm bàng Phò Trạch, làng nghề mây tre đan Bao La, làng nghề gốm Phước Tích… Tuy nhiên, tình hình triển khai công tác khuyến công vẫn còn khó khăn như: Các cơ sở đăng ký đề án thường có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, khó khăn về vốn đối ứng, năng lực cạnh tranh chưa cao; một số địa phương chưa bố trí ngân sách cấp huyện phục vụ cho hoạt động khuyến công trên địa bàn...

Từ những hoạt động đã được triển khai, xin ông cho biết, kết quả đạt được của công tác khuyến công tại Thừa Thiên Huế thời gian qua?

Trong giai đoạn 2019 - 2022, chính sách khuyến công đã triển khai hỗ trợ với tổng kinh phí 9,66 tỷ đồng. Cụ thể:

Về khuyến công quốc gia: Tổng kinh phí đã hỗ trợ 1,66 tỷ đồng, trong đó, hỗ trợ 79 cơ sở tham gia hội chợ, triển lãm trong nước; hỗ trợ 2 đề án ứng dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất và 1 đề án nâng cao năng lực cho các cơ sở CNNT với 100 học viên được đào tạo.

Về khuyến công địa phương: Tổng kinh phí khuyến công cấp tỉnh đã hỗ trợ 5,3 tỷ đồng, trong đó, hỗ trợ 34 đề án ứng dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất; hỗ trợ 203 lượt sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp huyện, 79 lượt sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh; hỗ trợ 5 cơ sở về tư vấn thiết kế, mẫu mã bao bì; hỗ trợ 8 đề án thông tin tuyên truyền với 16 phóng sự phát trên Đài TRT và trên 50 chuyên mục, bài viết đăng trên Báo Thừa Thiên Huế, Báo Công Thương; hỗ trợ tổ chức 2 đoàn khảo sát, học tập kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực cho các cơ sở CNNT và các nội dung liên quan khác.

Nguồn vốn khuyến công Thừa Thiên Huế: “Bệ đỡ” phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn
Sở Công Thương Thừa Thiên Huế tổ chức nghiệm thu đề án "Ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất hàng lưu niệm và quà tặng từ cây cỏ bàng"

Bên cạnh khuyến công cấp tỉnh, khuyến công cấp huyện cũng đã triển khai hỗ trợ hiệu quả cho các cơ sở với tổng kinh phí 2,7 tỷ đồng.

Để phát huy hơn nữa hiệu quả trong hoạt động khuyến công, thời gian tới, Sở Công Thương Thừa Thiên Huế triển khai giải pháp, kế hoạch cụ thể nào, thưa ông?

Nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác khuyến công trên địa bàn tỉnh, một số giải pháp, kế hoạch sẽ được Sở Công Thương tập trung triển khai trong thời gian tới như sau:

Một là: Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành đảm bảo triển khai đồng bộ, có hiệu quả các nội dung khuyến công quốc gia và khuyến công địa phương trong các năm tiếp theo.

Hai là: Căn cứ Quyết định số 1881/QĐ-TTg ngày 20/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình khuyến công quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 và Quyết định số 2801/QĐ-UBND ngày 03/11/2020 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Chương trình khuyến công tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2025; xây dựng và triển khai kế hoạch khuyến công hàng năm theo hướng tập trung khảo sát, xây dựng kế hoạch, huy động và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả để hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

Ba là: Thường xuyên tăng cường công tác phối hợp giữa Sở Công Thương với các địa phương (cấp huyện, xã) để hướng dẫn tư vấn các cơ sở CNNT tổ chức thực hiện, xây dựng hồ sơ thủ tục theo yêu cầu của chương trình khuyến công để tổ chức nghiệm thu đảm bảo tiến độ và đúng quy định của pháp luật. Đối với các đề án triển khai không đúng tiến độ theo kế hoạch, sẽ kiên quyết dừng thực hiện để tạo điều kiện cho các đề án của các đơn vị, cơ sở khác được hỗ trợ kinh phí.

Bốn là: Hỗ trợ các ngành nghề, sản phẩm tiêu biểu phù hợp với tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của địa phương, tăng năng lực cạnh tranh cho sản phẩm; các ngành và sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao, giá trị xuất khẩu lớn trong chuỗi giá trị từng ngành công nghiệp.

Năm là: Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, viên chức về vị trí, tầm quan trọng của hoạt động khuyến công trong hỗ trợ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Tổ chức các lớp tập huấn khuyến công cho cán bộ làm công tác khuyến công ở các huyện, thị xã, thành phố Huế và các cơ sở CNNT (triển khai đến cấp xã, phường).

Trân trọng cảm ơn ông!

Nguyễn Tuấn thực hiện
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Sở Công Thương Thừa Thiên Huế

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hội thảo lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định về khuyến công: Những trăn trở từ thực tiễn

Hội thảo lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định về khuyến công: Những trăn trở từ thực tiễn

Các địa phương đã đóng góp nhiều ý kiến hay nhằm xây dựng Dự thảo Nghị định về khuyến công hiệu quả, sát với thực tế.
Vimexpo 2024 Cơ hội giao thương, mở rộng kết nối về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo

Vimexpo 2024 Cơ hội giao thương, mở rộng kết nối về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo

VIMEXPO 2024 là sự kiện chuyên ngành do Cục Công nghiệp, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Công nghiệp và Công ty Quảng cáo & Hội chợ Triển lãm C.I.S Vietnam tổ chức
Hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị định sửa đổi về khuyến công tại Ninh Bình

Hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị định sửa đổi về khuyến công tại Ninh Bình

Chiều 19/9, tại Ninh Bình, Cục Công Thương địa phương tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị định về khuyến công tại khu vực phía Bắc.
Bộ Công Thương đặt mục tiêu sản xuất hộp số, động cơ cho ô tô tại Việt Nam

Bộ Công Thương đặt mục tiêu sản xuất hộp số, động cơ cho ô tô tại Việt Nam

Tại dự thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, Bộ Công Thương đặt mục tiêu có thể sản xuất các linh kiện quan trọng như hộp số, động cơ.
Triển khai thi hành Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh, động viên công nghiệp

Triển khai thi hành Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh, động viên công nghiệp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Tin cùng chuyên mục

Cần có chính sách đầu tư thích đáng, chọn lọc để phát triển công nghiệp hóa chất

Cần có chính sách đầu tư thích đáng, chọn lọc để phát triển công nghiệp hóa chất

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị có chính sách đầu tư thích đáng, chọn lọc, trọng tâm, trọng điểm để phát triển công nghiệp hóa chất.
Nền tảng thực tế ảo iguverse giành giải thưởng Red Dot Award 2024

Nền tảng thực tế ảo iguverse giành giải thưởng Red Dot Award 2024

iguverse là nền tảng thực tế ảo dành cho hoạt động bán hàng và kỹ thuật trong công nghiệp giup doanh nghiệp có thể tạo ra các triển lãm kỹ thuật số tiện lợi.
Công nghiệp hỗ trợ trước cơ hội ‘vàng’ tham gia mạng lưới cung ứng đa ngành toàn cầu

Công nghiệp hỗ trợ trước cơ hội ‘vàng’ tham gia mạng lưới cung ứng đa ngành toàn cầu

Ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đang đứng trước những cơ hội 'vàng' để tham gia và mở rộng vị thế trên thị trường toàn cầu.
Vì sao ngành cơ khí Việt Nam vẫn chưa phát triển như kỳ vọng?

Vì sao ngành cơ khí Việt Nam vẫn chưa phát triển như kỳ vọng?

Ngành cơ khí Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức, từ công nghệ đến quản lý và cạnh tranh trong thị trường quốc tế.
Tập huấn Quy định đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ngành Công Thương

Tập huấn Quy định đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ngành Công Thương

Bộ Công Thương hướng dẫn các Sở Công Thương, doanh nghiệp khu vực miền Trung – Tây Nguyên về quy định giảm phát thải và kiểm kê khí nhà kính.
Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Tỉnh Lâm Đồng báo cáo về tình hình quản lý, quy hoạch, thành lập, đầu tư cơ sở hạ tầng, hoạt động của các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Hội chợ Công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2024 chính thức khai mạc

Hội chợ Công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2024 chính thức khai mạc

Hội chợ triển lãm Công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2024 diễn ra từ ngày 18 -20/9 do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức, với sự góp mặt của 250 gian hàng.
Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Thiếu lao động lại khó tuyển dụng bổ sung, doanh nghiệp dệt may vừa chật vật lo đáp ứng thời gian giao hàng, vừa tính chuyện gia tăng năng suất.
Sản xuất công nghiệp bứt phá, khả thi với mục tiêu tăng trưởng IIP 7-8%

Sản xuất công nghiệp bứt phá, khả thi với mục tiêu tăng trưởng IIP 7-8%

Bộ Công Thương cho biết, sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi tích cực, theo đó, mục tiêu tăng trưởng IIP 7-8% trong năm 2024 có thể đạt được.
Cách nào phát triển thời trang Việt?

Cách nào phát triển thời trang Việt?

Phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu là một trong những trở ngại lớn khiến ngành thời trang của Việt Nam chưa phát triển mạnh.
Triển lãm máy móc, nguyên phụ liệu dệt may, in thêu sẽ diễn ra vào tháng 11/2024

Triển lãm máy móc, nguyên phụ liệu dệt may, in thêu sẽ diễn ra vào tháng 11/2024

Triển lãm quốc tế thiết bị, công nghệ in thêu, sản phẩm và nguyên phụ liệu dệt may sẽ diễn ra từ ngày 27- 29/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh.
Doanh nghiệp công nghiệp nỗ lực phục hồi sản xuất sau bão

Doanh nghiệp công nghiệp nỗ lực phục hồi sản xuất sau bão

Sau bão, các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất công nghiệp tại một số địa phương đã hoạt động ổn định trở lại, nguồn nguyên liệu đảm bảo cung cấp liên tục.
Cùng tháo gỡ khó khăn trong phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế

Cùng tháo gỡ khó khăn trong phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế

Sự kiện được tổ chức nhằm trao đổi kinh nghiệm, tìm giải pháp phát triển, quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp các tỉnh, thành phía Bắc.
Triển lãm NEPCON Việt Nam 2024: Quy tụ gần 300 thương hiệu điện tử hàng đầu

Triển lãm NEPCON Việt Nam 2024: Quy tụ gần 300 thương hiệu điện tử hàng đầu

Sáng ngày 11/9, Triển lãm Điện tử quốc tế (NEPCON Việt Nam 2024) đã khai mạc tại Hà Nội. Sự kiện quy tụ gần 300 thương hiệu điện tử hàng đầu từ 20 quốc gia.
Lâm Đồng: Nhiều chỉ tiêu ngành Công Thương dự ước đều đạt theo kế hoạch được giao

Lâm Đồng: Nhiều chỉ tiêu ngành Công Thương dự ước đều đạt theo kế hoạch được giao

Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng báo cáo, nhiều chỉ tiêu của ngành Công Thương dự ước đều đạt theo kế hoạch được giao trong 8 tháng năm 2024.
Tình hình sản xuất công nghiệp, đầu tư 8 tháng năm 2024

Tình hình sản xuất công nghiệp, đầu tư 8 tháng năm 2024

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 8/2024 ước tính tăng 2,0% so với tháng trước và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước.
Vĩnh Phúc: Sản xuất công nghiệp phục hồi và duy trì tăng trưởng tích cực

Vĩnh Phúc: Sản xuất công nghiệp phục hồi và duy trì tăng trưởng tích cực

Sản xuất công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc có sự phục hồi và duy trì đà tăng trưởng tích cực, chỉ số ngành công nghiệp ghi nhận chuỗi tăng 6 tháng liên tiếp.
Lào Cai: Sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu tăng nhẹ trong 8 tháng đầu năm

Lào Cai: Sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu tăng nhẹ trong 8 tháng đầu năm

Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của tỉnh Lào Cai tháng 8 năm 2024 ước đạt 4.138 tỷ đồng; xuất nhập khẩu đạt 2.271,63 triệu USD...
Cục Công Thương địa phương: Đổi mới, sáng tạo triển khai nhiệm vụ trong bối cảnh mới

Cục Công Thương địa phương: Đổi mới, sáng tạo triển khai nhiệm vụ trong bối cảnh mới

Cục Công Thương địa phương là đơn vị thuộc Bộ Công Thương có chức năng tham mưu cho lãnh đạo Bộ trong nhiều lĩnh vực, như khuyến công, cụm công nghiệp...
Triển lãm FBC ASEAN 2024: Mở rộng cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp ngành chế tạo Việt Nam

Triển lãm FBC ASEAN 2024: Mở rộng cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp ngành chế tạo Việt Nam

Diễn ra từ ngày 18/9-20/9 tại Hà Nội, triển lãm FBC ASEAN 2024 sẽ là một cơ hội quan trọng để các doanh nghiệp chế tạo Việt Nam kết nối với các đối tác quốc tế.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động