Nợ chồng nợ - ngư dân Nghệ An vỡ mộng tàu 67

Tính đến nay, theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Nghệ An, các ngân hàng đã ký hợp đồng tín dụng với 90 khách hàng (có 31 tàu hoạt động có hiệu quả, trả gốc/lãi đúng cam kết, 59 tàu hoạt động cầm chừng, không trả được nợ gốc/lãi theo cam kết), dư nợ 438,4 tỷ đồng, dư nợ gốc quá hạn đến thời điểm này là 121,74 tỷ đồng.

Sau gần 6 năm làm ăn, rất nhiều con tàu mang tên 67 ở Nghệ An hoạt động không hiệu quả, chủ tàu mắc nợ ngân hàng hàng chục tỷ đồng. Hiện nay, dư nợ cho vay đối với các chủ tàu 67 lên tới 438,4 tỷ đồng, trong đó dư nợ gốc quá hạn đến thời điểm này là 121,74 tỷ đồng. Đã vậy, nhiều chủ tàu còn đối mặt với nỗi lo tàu nằm bờ do không mua được bảo hiểm, nợ nần chồng chất. Các chủ tàu đã phải theo ngân hàng ra tòa, nhiều ngư dân đang đứng trước nguy cơ mất tàu, mất nhà…

Nợ chồng nợ - ngư dân Nghệ An vỡ mộng tàu 67
Nghệ An có 104 tàu công suất lớn được đóng mới theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP

Có thể nói Nghị định 67/2014/NĐ-CP đã tạo ra bước đột phá về công suất, công nghệ, phương thức khai thác hải sản; đáp ứng được tâm tư nguyện vọng của đông đảo bà con ngư dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thực hiện tái cơ cấu ngành thủy sản, đồng thời góp phần bảo vệ an ninh biển đảo, chủ quyền quốc gia.

Tại Nghệ An, việc thực hiện Nghị định 67/2014 và Nghị định 17/2018 của Chính phủ về hỗ trợ cho vay đóng mới tàu cá vươn khơi đã tạo bước đột phá về công suất, công nghệ, phương thức khai thác hải sản. Đến nay, số tàu đóng mới theo Nghị định 67 có 104 tàu, với tổng công suất máy chính theo thiết kế trên 83.800 CV. Trong đó tàu vật liệu vỏ gỗ 90 tàu, vỏ thép 9 tàu, vỏ Composite 5 tàu. Tổng số vốn được các ngân hàng thương mại cho vay theo chính sách hỗ trợ của Nghị định 67/CP là 860 tỷ đồng. Các tàu 67 đánh bắt bằng các nghề: chụp, lưới rê, vây.

Thời điểm này, ngư dân Nguyễn Do Thái, ở huyện Diễn Châu là người bị ngân hàng xếp vào trường hợp cố tình chây ì không trả nợ. Anh Thái, nói “ Gia đình mình vay ngân hàng hơn 22 tỉ đồng để đóng hai chiếc tàu vỏ thép. Nhưng đến nay mới chỉ trả được hơn 1,5 tỉ. Không phải tôi muốn chây ì, mà do nguồn lợi thủy sản cạn kiệt, nhiều lúc tàu ra khơi gần một tháng mà không đủ tiền dầu, tiền nhân công. Để trả được hơn 1,5 tỉ cho ngân hàng tôi phải bán đi hai mảnh đất. Giờ cả hai chiếc tàu nằm bờ, đang chờ phát mại tài sản mà không ai mua, cũng muốn bán để trả nợ cho ngân hàng chuyển sang nghề khác chứ tôi sợ nghề đi biển này lắm rồi…”.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Nghệ An, đến 28/02/2021, có 31 tàu hoạt động có hiệu quả, trả gốc/lãi đúng cam kết, 59 tàu hoạt động cầm chừng, không hiệu quả, không trả được nợ gốc/lãi theo cam kết, dư nợ 438,4 tỷ đồng, dư nợ gốc quá hạn là 121,74 tỷ đồng. Trong số đó có 51 khách hàng bị chuyển nợ xấu với dư nợ xấu là 366,6 tỷ đồng; 6 tàu đã bàn giao xử lý tài sản dư nợ 39,3 tỷ đồng; 5 tàu không thể hoạt động do gặp rủi ro trong quá trình khai thác, dư nợ 39,1 tỷ đồng. Đến nay, hầu hết các khoản vay để đóng tàu vỏ thép đều bị chuyển sang nợ xấu, nợ quá hạn.

Nợ chồng nợ - ngư dân Nghệ An vỡ mộng tàu 67

Đến nay, hầu hết các khoản vay để đóng tàu vỏ thép đều bị chuyển sang nợ xấu, nợ quá hạn.

Về chính sách bảo hiểm theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP, từ năm 2014 đến 2019 có 4.281 tàu tham gia bảo hiểm. Số phí bảo hiểm Ngân sách nhà nước hỗ trợ trên 82 tỷ đồng. Số tiền bồi thường bảo hiểm trên 118 tỷ đồng. Từ cuối năm 2019 đến nay, Công ty Bảo hiểm PJICO Nghệ An không triển khai bán theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP.

Đại diện các Ngân hàng cho biết, một số chủ tàu vỏ thép làm ăn hiệu quả nhưng “tát nước theo mưa” với các tàu bị sự cố hư hỏng để “chây ì” không trả nợ ngân hàng. Trong 2 năm qua, tỉnh Nghệ An cùng các ban ngành liên quan cùng “tính kế” cho các chủ tàu vỏ thép bàn giải pháp trả nợ ngân hàng nhưng không có kết quả, đành kéo nhau ra Tòa. Đến thời điểm này, nợ chồng nợ kéo dài, các ngân hàng và chủ tàu - kéo nhau ra toà, phát mại tài sản là các con tàu.

Tại Nghệ An đã có trên 20 khách hàng đang bị các ngân hàng khởi kiện hoặc cơ quan thi hành án xử lý tài sản để thu hồi vốn cho ngân hàng. Tuy nhiên, việc thu hồi nợ thông qua hình thức khởi kiện ra tòa thường mất nhiều thời gian; quá trình xử lý tài sản bảo đảm là tàu biển thông qua thi hành án hoặc tự xử lý bị kéo dài do nhu cầu về tàu đánh bắt cá giảm mạnh so với lúc đóng mới; đồng thời, phát sinh nhiều chi phí khác như chi phí bảo quản, bảo dưỡng con tàu. Có những con tàu đã tổ chức đấu giá lần thứ 5, kéo dài nhiều tháng trời nhưng vẫn chưa có người mua, trong lúc chi phí bảo quản tàu mất hàng triệu đồng mỗi ngày.

Để tìm hướng ra cho tàu 67, trong cuộc làm việc của UBND tỉnh Nghệ An ngày 29/3 vừa qua, ông Hoàng Nghĩa Hiếu Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cùng với các ban ngành đã họp bàn tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Nghị định 67/CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sảntiếp tục gỡ vướng giúp ngư dân có điều kiện vươn khơi trở lại.

Ông Hoàng Nghĩa Hiếu đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT sớm có giải pháp đối với những chủ tàu hoạt động không hiệu quả, nhưng có khả năng chuyển đổi nghề. Những chủ tàu cố ý chây ỳ không trả nợ... thì có giải pháp cụ thể giữa ngân hàng và chủ tàu theo quy định của pháp luật. Cùng đó, tham mưu cho UBND tỉnh để có hướng tháo gỡ vướng mắc đối với từng chủ tàu. Các địa phương tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các chính sách theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP, Nghị định số 17/2018/NĐ-CP để ngư dân hiểu đúng về chính sách của Nhà nước, trong đó phải quán triệt rõ cho các chủ tàu hiểu trách nhiệm trước pháp luật về phần vốn vay của mình. Các địa phương có ngư dân vay vốn tàu 67 cần nắm bắt và tham mưu UBND tỉnh xử lý kịp thời các tồn tại, vướng mắc của ngư dân, cũng như công tác thu hồi nợ vay của đội tàu 67.

Đề nghị Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Nghệ An chỉ đạo các ngân hàng thương mại chủ trì phối hợp với Ban chỉ đạo 67 của tỉnh, chính quyền địa phương và các chủ tàu tiến hành rà soát, phân tích, đánh giá, phân loại các trường hợp chưa hoặc không trả nợ theo hợp đồng tín dụng đã ký kết để có hướng xử lý cụ thể, hiệu quả cho từng trường hợp. Đối với Công ty Bảo hiểm PJICO sớm trả lời dứt điểm đối với các chủ tàu bị rủi ro, giải quyết các hồ sơ của ngư dân đã kéo dài nhiều năm qua.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Hoàng Nghĩa Hiếu: tỉnh Nghệ An kiến nghị với Chính phủ, Bộ Tài chính và Ngân hàng cần có chính sách giãn nợ, chính sách mua bảo hiểm, giảm lãi suất vay vốn cho ngư dân, giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, để họ tiếp tục vươn khơi bám biển, có như vậy họ mới có điều kiện tiếp tục trả nợ ngân hàng. Không chỉ bám biển đánh bắt hải sản, ngư dân còn là “cột mốc sống” bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nợ xấu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Công bố biểu tượng hữu nghị quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh

Công bố biểu tượng hữu nghị quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh

TP. Hồ Chí Minh tổ chức công bố biểu tượng hữu nghị quốc tế, gửi đến bạn bè quốc tế thông điệp về sự chào đón, sự cởi mở và khát vọng vươn mình ra thế giới.
Tập đoàn Quanta xuất khẩu hai lô máy tính xách tay đầu tiên sản xuất tại Nam Định

Tập đoàn Quanta xuất khẩu hai lô máy tính xách tay đầu tiên sản xuất tại Nam Định

Chiều 24/9, Tập đoàn Quanta Computer Inc., của Đài Loan (Trung Quốc) đã xuất khẩu hai lô máy tính xách tay đầu tiên từ nhà máy sản xuất tại Nam Định.
Hội thảo Ngày chuyển đổi số: Chuyển đổi số để tăng cường phát triển kinh tế xã hội

Hội thảo Ngày chuyển đổi số: Chuyển đổi số để tăng cường phát triển kinh tế xã hội

Ngày 24/9, tại TP Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức Hội thảo thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận năm 2024.
Tăng cường xúc tiến thương mại doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc

Tăng cường xúc tiến thương mại doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc

28 doanh nghiệp Hàn Quốc và 64 doanh nghiệp Nam Trung Bộ đã cùng tìm cơ hội kết nối cung cầu trong sự kiện xúc tiến thương mại tại Ninh Thuận, chiều 24/9.
Ban Bí thư điều động ông Hồ Xuân Trường giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông

Ban Bí thư điều động ông Hồ Xuân Trường giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông

Ban Bí thư điều động, chỉ định ông Hồ Xuân Trường tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông, nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Khoác áo mới cho chợ miền núi, biên giới

Lạng Sơn: Khoác áo mới cho chợ miền núi, biên giới

Tỉnh Lạng Sơn đang chú trọng đầu tư xây mới, cải tạo cơ sở hạ tầng các chợ miền núi, biên giới nhằm đẩy mạnh giao thương, nâng cao đời sống, thu nhập người dân.
Nghệ An: Cuối năm 2024, sẽ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù cho TP. Vinh

Nghệ An: Cuối năm 2024, sẽ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù cho TP. Vinh

Đến năm 2030, TP. Vinh mở rộng sẽ là đô thị biển văn minh, hiện đại; đầu tàu tăng trưởng của tỉnh Nghệ An, trung tâm vùng Bắc Trung Bộ trên một số lĩnh vực.
TP. Hồ Chí Minh thúc đẩy phát triển logistics bền vững, tạo động lực cho tăng trưởng xanh

TP. Hồ Chí Minh thúc đẩy phát triển logistics bền vững, tạo động lực cho tăng trưởng xanh

TP. Hồ Chí Minh hướng tới thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế bền vững.
Hà Tĩnh: Nơi nước rút nhanh, nơi còn ngập sâu

Hà Tĩnh: Nơi nước rút nhanh, nơi còn ngập sâu

Mưa đã giảm, nước trên các sông trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh cơ bản đã rút nhanh, chỉ còn 1 số điểm vẫn còn ngập, tuy nhiên nước vẫn sẽ rút nếu trời tiếp tục mưa.
Phú Thọ: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại những tháng cuối năm

Phú Thọ: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại những tháng cuối năm

Công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tăng cường nhất là trong những tháng cuối năm 2024.
Lãnh đạo tỉnh An Giang cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển

Lãnh đạo tỉnh An Giang cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển

Sáng 24/9, lãnh đạo tỉnh An Giang cam kết hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, đồng hành phát triển và hiện thực hóa quy hoạch.
Trưa 25/9 sẽ tạm dừng lưu thông qua hầm Hải Vân để nổ mìn thi công đường ven biển nối cảng

Trưa 25/9 sẽ tạm dừng lưu thông qua hầm Hải Vân để nổ mìn thi công đường ven biển nối cảng

Từ 13h15 đến 13h45 ngày 25/9 các phương tiện sẽ tạm dừng lưu thông qua hầm Hải Vân để nổ mìn phục vụ thi công đường ven biển nối cảng Liên Chiểu (Đà Nẵng).
Vĩnh Phúc: Kiên quyết bài trừ tà đạo

Vĩnh Phúc: Kiên quyết bài trừ tà đạo 'Năng lượng gốc Trống Đồng Việt Nam'

Tà đạo "Năng lượng gốc Trống Đồng Việt Nam" xâm nhập địa bàn Vĩnh Phúc và lôi kéo nhiều người dân tham gia, tiềm ẩn nhiều phức tạp về an ninh, trật tự.
Thông tin mới nhất về thiệt hại do mưa lũ gây ra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Thông tin mới nhất về thiệt hại do mưa lũ gây ra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Mưa lũ đã gây thiệt hại đáng kể cho tỉnh Thanh Hóa với 171 nhà bị thiệt hại, hàng nghìn ha lúa, hoa màu bị ngập, 11 điểm trường bị ảnh hưởng, sơ tán 3.162 hộ.
Phục hồi nhanh chóng sau bão, cảng biển Hải Phòng tiếp tục khẳng định vị thế

Phục hồi nhanh chóng sau bão, cảng biển Hải Phòng tiếp tục khẳng định vị thế

Vượt qua sự tàn phá của cơn bão số 3, khu vực cảng biển Hải Phòng đã nhanh chóng khôi phục hoạt động, đảm bảo duy trì nhịp độ sản xuất bình thường.
Thái Bình sắp có nhà máy lắp ráp ô tô trị giá 168 triệu USD

Thái Bình sắp có nhà máy lắp ráp ô tô trị giá 168 triệu USD

Dự án nhà máy lắp ráp ô tô với tổng vốn đầu tư khoảng 168 triệu USD sắp được triển khai tại Khu Công nghiệp Tiền Hải (Thái Bình).
Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ mô hình trồng dứa

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ mô hình trồng dứa

Nhiều nông dân trên địa bàn xã Long Hưng, huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) đã chuyển đổi diện tích trồng mía sang trồng dứa MD2, đem lại nguồn thu nhập ổn định.
Nhân sự ngày 23/9: Bổ nhiệm nữ Giám đốc Sở Tài chính Vĩnh Phúc; Cục Thuế Phú Yên có thêm lãnh đạo

Nhân sự ngày 23/9: Bổ nhiệm nữ Giám đốc Sở Tài chính Vĩnh Phúc; Cục Thuế Phú Yên có thêm lãnh đạo

Ngày 23/9, bà Đỗ Thị Hồng Nhung giữ chức vụ Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Vĩnh Phúc; Cục Thuế tỉnh Phú Yên công bố quyết định bổ nhiệm Phó Cục trưởng.
Hàng nghìn hộ dân ở thành phố Thanh Hóa bị ngập trong nước lũ

Hàng nghìn hộ dân ở thành phố Thanh Hóa bị ngập trong nước lũ

Mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày qua, trên địa bàn TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa có trên 2.000 hộ bị ngập úng; 276 hộ của 9 phường, xã phải di dời.
Thanh Hóa: Cảnh báo lũ trên sông Bưởi trên mức báo động 3, sẵn sàng phương án hộ đê

Thanh Hóa: Cảnh báo lũ trên sông Bưởi trên mức báo động 3, sẵn sàng phương án hộ đê

Trong 12 giờ tới, lũ vùng hạ lưu các sông tại Thanh Hóa tiếp tục lên, trên sông Bưởi tại Kim Tân trên mức báo động 3, sông Lèn có khả năng lên mức báo động 3.
Hà Nội: Kiểm tra việc xử lý phản ánh trên ứng dụng iHanoi

Hà Nội: Kiểm tra việc xử lý phản ánh trên ứng dụng iHanoi

Ngày 23/9, Văn phòng UBND thành phố Hà Nội có văn bản thông tin về việc giải quyết phản ánh, kiến nghị phục vụ người dân, tổ chức trên ứng dụng iHanoi.
Thanh Hóa: Đồi nứt toác, đe dọa vùi lấp nhiều nhà dân

Thanh Hóa: Đồi nứt toác, đe dọa vùi lấp nhiều nhà dân

Nhiều quả đồi bị nứt rộng hơn cả mét, có nguy cơ sạt lở bất kỳ lúc nào, nhiều hộ dân tại Thanh Hóa phải di dời khẩn cấp để tránh bị vùi lấp.
Đà Nẵng đề xuất quy hoạch cảng Liên Chiểu với 3 bến cảng

Đà Nẵng đề xuất quy hoạch cảng Liên Chiểu với 3 bến cảng

UBND TP. Đà Nẵng đề xuất nghiên cứu xem xét quy hoạch cảng Liên Chiểu gồm 3 bến cảng: Bến cảng container, bến cảng tổng hợp và hàng rời, bến hàng lỏng, khí.
Quảng Nam cần hơn 5.700 tỷ đồng xây dựng các công trình thủy lợi, thủy sản

Quảng Nam cần hơn 5.700 tỷ đồng xây dựng các công trình thủy lợi, thủy sản

UBND tỉnh Quảng Nam đề xuất 7 dự án thủy lợi, thủy sản sử dụng vốn đầu tư công giai đoạn 2026 – 2030 với tổng vốn đầu tư 5.750 tỷ đồng.
Quảng Bình: Mưa lớn liên tục chia cắt 215 hộ dân tại xã Thượng Hoá

Quảng Bình: Mưa lớn liên tục chia cắt 215 hộ dân tại xã Thượng Hoá

Mưa lớn liên tục gây ngập sâu, chia cắt 215 hộ dân tại 3 bản ở xã Thượng Hóa (huyện Minh Hóa). Tại huyện Bố Trạch, một bé gái bị cuốn trôi khi đi qua ngầm tràn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động