Nỗ lực duy trì động lực tăng trưởng kinh tế năm 2023

Kinh tế Việt Nam 5 tháng đầu năm 2023 tăng trưởng chậm lại do sự suy giảm các động lực tăng trưởng từ khu vực kinh tế tư nhân, khu vực FDI và đầu tư công.
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự báo đạt 6,5% trong năm 2023 “Nút thắt” đầu tư công được tháo gỡ, tạo động lực tăng trưởng kinh tế

Theo Báo cáo của Chính phủ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023 trình bày tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, dù đối diện với nhiều khó khăn, thách thức trong và ngoài nước, song Chính phủ đã có những quyết sách đúng đắn, kịp thời, giúp kinh tế nước ta đã phục hồi nhanh, đạt được những kết quả khá toàn diện, tích cực trên nhiều lĩnh vực trong năm 2022...

Nỗ lực duy trì tăng trưởng kinh tế - Báo Người lao động

Tuy nhiên, theo Tổng cục Thống kê, kinh tế Việt Nam 5 tháng đầu năm 2023 tăng trưởng chậm lại do sự suy giảm các động lực tăng trưởng từ khu vực kinh tế tư nhân, khu vực FDI và đầu tư công. Đặc biệt, sự suy giảm hoặc tăng trưởng thấp ghi nhận ở nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô và địa phương đầu tầu kinh tế quan trọng, như GDP, sản xuất công nghiệp (giảm 2%); vốn FDI đăng ký mới và giải ngân (tương ứng giảm 7,3% và giảm 0,8%); dư nợ tín dụng; tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa (ước đạt 136,17 tỷ USD, giảm 11,6%) và tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa (ước đạt 126,37 tỷ USD, giảm 17,9%); số doanh nghiệp dừng hoạt động và phá sản xấp xỉ số doanh nghiệp đăng ký mới và trở lại hoạt động (bình quân một tháng có 19 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động, so với 17,6 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường); trong khi đó, thu ngân sách nhà nước, tốc độ giải ngân đầu tư công vẫn chậm và đời sống một bộ phận người dân thêm khó khăn...

Nhiều nguyên nhân được nêu ra gắn liền với bối cảnh dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu tiếp tục phức tạp, nhiều diễn biến chưa có tiền lệ, vượt dự báo, gây khó khăn, tạo áp lực lớn lên công tác chỉ đạo điều hành; thị trường thế giới có nhiều biến động nhanh, khó lường; người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu và sự sụt giảm đơn hàng phủ rộng, nhất là trong khu vực dệt may, da giày và chế biến; lãi suất vay cao và khó tiếp cận nguồn tín dụng; sự suy giảm niềm tin và khó khăn về thanh khoản, dòng tiền trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp và thị trường bất động sản; tình trạng né tránh, ngại trách nhiệm của cán bộ và sự cạnh tranh quốc tế gay gắt hơn...

Thực tế cũng cho thấy, dù được hỗ trợ tích cực bởi tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 4 tháng tăng 12,8%; thu hút 3,7 triệu lượt khách quốc tế...., song sự suy giảm động lực tăng trưởng còn là kết quả của độ mở nền kinh tế cao, trong khi sức chống chịu nội lực của doanh nghiệp thấp, việc chưa hài hoà lợi ích và ở sự phụ thuộc quá cao vào một nguồn động lực tăng trưởng, vào một đối tác hay thị trường...

Bởi vậy, cùng với yêu cầu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, thì nỗ lực và thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp, duy trì động lực tăng trưởng kinh tế phải trở thành nhiệm vụ ưu tiên trọng tâm trong những tháng cuối năm.

Năm 2022 dù còn nhiều còn khó khăn, nhưng Việt Nam vẫn là một điểm sáng phục hồi trong khu vực và thế giới.

Theo đó, các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh và linh hoạt phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, 03 chương trình mục tiêu quốc gia; thúc đẩy mạnh mẽ cơ cấu lại giữa các ngành và nội ngành, đẩy mạnh đầu tư phát triển nông nghiệp sinh thái, xanh, tuần hoàn; sớm đưa vào vận hành các công trình, dự án công nghiệp trọng điểm, góp phần gia tăng năng lực sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng. Chủ động phát triển các dịch vụ có tiềm năng, lợi thế, ứng dụng công nghệ cao và có giá trị gia tăng cao; đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến, thúc đẩy phục hồi, phát triển du lịch bền vững; phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch gắn với tiềm năng, lợi thế của từng vùng, địa phương.

Đặc biệt, cần tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là trong lĩnh vực dệt may và da giày, cải thiện khả năng duy trì, đa dạng hoá và mở rộng thị trường xuất khẩu, cùng với nỗ lực của doanh nghiệp khai thác thị trường trong nước, tăng sức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu và phát triển hệ thống phân phối trực tiếp hàng Việt trên các thị trường tiềm năng quốc tế; trong số các giải pháp thích ứng thì nổi bật là: Gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền sử dụng đất, cân nhắc giảm thuế VAT và đẩy nhanh hoàn thuế giá trị gia tăng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giãn nợ cho doanh nghiệp; quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho các thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, bất động sản; nhanh chóng hạ lãi suất vay và điều kiện thực tế tiếp cận vốn, hài hoà lợi ích trong hoạt động tín dụng, tăng sự đồng hành của ngân hàng với doanh nghiệp; kiểm soát chặt chẽ việc cấp tín dụng sử dụng vốn, nhất là các doanh nghiệp, tập đoàn, dự án sân sau; bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật. Đây còn là giải pháp tăng hiệu quả xã hội, bảo đảm an toàn và bền vững cho hệ thống tín dụng trước áp lực nợ xấu, nợ khó đòi ngày càng gia tăng, tránh tình trạng chỉ thấy cây mà không thấy rừng và sự đổ vỡ dây chuyền “domino” trong hoạt động tín dụng.

Đồng thời, tích cực xây dựng, hoàn thiện và phê duyệt các quy hoạch, tháo gỡ khó khăn trong đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia..., tăng sức hấp dẫn môi trường đầu tư thu hút FDI... Đẩy mạnh kết nối các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp FDI, tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu; phát huy vai trò của doanh nghiệp nhà nước tham gia vào các dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia;

Ngoài ra, cần tiếp tục chú trọng rà soát, tháo gỡ các bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật; tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc và tham nhũng chính sách trong các quy định về phòng cháy, chữa cháy, kiểm định xe cơ giới, kinh doanh xăng dầu và cơ chế giá điện; tiếp tục phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, củng cố quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế; hoàn thiện cơ chế về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung; xử lý nghiêm cán bộ sợ sai, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh khi thực thi công vụ; giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương gắn với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, đề cao trách nhiệm người đứng đầu, nâng cao năng lực thực thi gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực.

Phát huy tính chủ đạo và định hướng của Trung ương, tính chủ động, linh hoạt của địa phương, người dân, doanh nghiệp, lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, là động lực và mục tiêu của sự phát triển. Đẩy mạnh truyền thông, tạo đồng thuận xã hội theo tinh thần "Tiền hô hậu ủng", "Nhất hô bá ứng", "Trên dưới đồng lòng", "Dọc ngang thông suốt"; khuyến khích các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) và phát huy tính chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. Bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo, kịp thời phát hiện bất cập, những vấn đề mới phát sinh, có phản ứng chính sách và phản ứng thị trường kịp thời, linh hoạt, phù hợp, hiệu quả.../.

TS. Nguyễn Minh Phong
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: kinh tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Từ hậu quả của bão số 3: Thúc đẩy cam kết đầu tư phát triển bền vững

Từ hậu quả của bão số 3: Thúc đẩy cam kết đầu tư phát triển bền vững

Từ hậu quả bão số 3 cho thấy, biến đổi khí hậu đang tàn phá hệ sinh thái nặng nề, vì vậy đòi hỏi thúc đẩy cam kết đầu tư vào phát triển bền vững.
Cần có “kế sách” ứng phó với những biến động thương mại toàn cầu

Cần có “kế sách” ứng phó với những biến động thương mại toàn cầu

Việt Nam phải có những “kế sách” để giữ vững thị trường trong nước và xuất khẩu, đồng thời hướng tới một nền kinh tế độc lập tự chủ.
Động lực thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu xanh, xuất khẩu bền vững

Động lực thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu xanh, xuất khẩu bền vững

Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá đến năm 2030 đưa ra những mục tiêu cụ thể để thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu bền vững.
Kỳ vọng Lâm Đồng bứt phá để phá vỡ ‘tảng băng’ trong thu hút đầu tư

Kỳ vọng Lâm Đồng bứt phá để phá vỡ ‘tảng băng’ trong thu hút đầu tư

Để phá vỡ ‘tảng băng’ trong thu hút đầu tư, chính quyền tỉnh Lâm Đồng thống nhất và cam kết đồng hành với doanh nghiệp từ trong nhận thức đến hành động.
Giảm chi phí logistics, đưa hàng Việt tiến sâu thị trường EU

Giảm chi phí logistics, đưa hàng Việt tiến sâu thị trường EU

Việc ký bản ghi nhớ (MOU) giữa Tân Cảng Sài Gòn và Cảng Gothenburg giúp giảm chi phí logistics, giảm giá thành, tạo điều kiện cho hàng Việt vào thị trường EU.

Tin cùng chuyên mục

Đình chỉ giám đốc Điện lực Hạ Long: Điện lực Quảng Ninh nêu tinh thần

Đình chỉ giám đốc Điện lực Hạ Long: Điện lực Quảng Ninh nêu tinh thần 'ai không làm đứng sang một bên'

Việc đình chỉ chức vụ Giám đốc Điện lực Hạ Long Nguyễn Đại Cương cho thấy sự quyết liệt đáng ghi nhận của ngành điện Quảng Ninh trong khắc phục hậu quả bão lụt
Hướng tới một hệ thống logistics xanh và bền vững hơn

Hướng tới một hệ thống logistics xanh và bền vững hơn

Vừa qua, Sở Công Thương Hải Phòng và cảng Gothenburg ký kết bản ghi nhớ về hợp tác cảng biển và logistics.
Thúc đẩy xúc tiến thương mại, tăng trưởng kinh tế và hợp tác Việt Nam - Thuỵ Điển

Thúc đẩy xúc tiến thương mại, tăng trưởng kinh tế và hợp tác Việt Nam - Thuỵ Điển

Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển và Thương vụ Thuỵ Điển tại Việt Nam (Business Sweden) vừa ký kết bản ghi nhớ hợp tác (MOU).
Mục tiêu tăng trưởng 7% khả thi hơn nhờ kinh tế thế giới đang phục hồi

Mục tiêu tăng trưởng 7% khả thi hơn nhờ kinh tế thế giới đang phục hồi

Kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phục hồi, điều này sẽ tạo ra những tác động tích cực đến mục tiêu tăng trưởng 7% của Việt Nam trong năm 2024.

'Bắt bệnh' nguyên nhân nông sản Việt vẫn đối diện với bài toán không ổn định

Dù đã xuất khẩu đến 180 thị trường, nhưng nông sản Việt vẫn đang đối diện với bài toán không ổn định.
Tăng cường hợp tác logistics, đưa hàng Việt tiến sâu thị trường EU

Tăng cường hợp tác logistics, đưa hàng Việt tiến sâu thị trường EU

Mới đây, Cảng Gothenburg (Thụy Điển) đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) với Sở Công Thương Hải Phòng và Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn (SNP) về hợp tác logistics.
Năm 2025, sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu và GDP có thể vượt năm 2024

Năm 2025, sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu và GDP có thể vượt năm 2024

Sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu là điểm sáng trong bức tranh kinh tế thời gian qua khi có mức tăng khá tốt.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh 'hiến kế' để ngành Công Thương về đích nhiều chỉ tiêu quan trọng

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, những tháng cuối năm, ngành Công Thương đặt trọng tâm vào nhiệm vụ kết nối, khơi thông và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Mở rộng thị phần bán lẻ, doanh nghiệp Việt cần chú trọng sản phẩm mới

Mở rộng thị phần bán lẻ, doanh nghiệp Việt cần chú trọng sản phẩm mới

Trong 10 năm qua, quy mô bán lẻ hiện đại của Việt Nam tăng gấp 10 lần. Để mở rộng thị phần bán lẻ, doanh nghiệp Việt cần chú trọng sản phẩm mới.
Đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối: Động lực mới cho sự phát triển kinh tế đất nước

Đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối: Động lực mới cho sự phát triển kinh tế đất nước

Việc hoàn thành thần tốc công trình đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối đã mang lại nhiều bài học quý giá đối với phát triển kinh tế đất nước.
Bão YAGI tăng 6 cấp khi vào biển Đông, có khả năng nhấn chìm tàu trọng tải lớn

Bão YAGI tăng 6 cấp khi vào biển Đông, có khả năng nhấn chìm tàu trọng tải lớn

Đây là nhận định của ông Vũ Anh Tuấn, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia về sức mạnh của cơn bão số 3 - bão YAGI khi đi vào biển Đông.
Phẫn nộ nhiều doanh nghiệp từ Trung Quốc lan truyền hình bản đồ lãnh thổ Việt Nam không chính xác

Phẫn nộ nhiều doanh nghiệp từ Trung Quốc lan truyền hình bản đồ lãnh thổ Việt Nam không chính xác

Trong thời gian qua, một số thương hiệu ô tô, xe máy điện từ Trung Quốc đã lan truyền những tấm bản đồ khuyết thiếu địa phận lãnh thổ Việt Nam.
Lòng yêu nước, tinh thần dân tộc tiếp tục soi đường, dẫn lối

Lòng yêu nước, tinh thần dân tộc tiếp tục soi đường, dẫn lối

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, lòng yêu nước, tinh thần dân tộc sẽ tiếp tục soi đường, dẫn lối cho chúng ta tiến bước, cùng nhau xây dựng, phát triển đất nước.
Phát huy tối đa nguồn lực, đưa thương mại Việt Nam - Trung Quốc lên tầm cao mới

Phát huy tối đa nguồn lực, đưa thương mại Việt Nam - Trung Quốc lên tầm cao mới

Với sự ủng hộ từ phía Trung Quốc trong việc mở thêm nhiều văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam tại đây là cơ hội nâng tầm mối quan hệ thương mại hai nước.
Miễn, giảm thuế để khuyến khích huy động nguồn lực cho phát triển văn hóa

Miễn, giảm thuế để khuyến khích huy động nguồn lực cho phát triển văn hóa

Góp ý về Dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đại biểu Quốc hội đề nghị, nên miễn, giảm thuế để khuyến khích huy động nguồn lực cho phát triển văn hóa.
Lạng Sơn: Tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu qua cửa khẩu

Lạng Sơn: Tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu qua cửa khẩu

Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hoá qua cửa khẩu.
Hiệp định EVFTA hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Hiệp định EVFTA hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Bên cạnh xóa bỏ thuế quan, EVFTA mang lại nhiều lợi ích như tự do hóa dịch vụ và mua sắm, giảm các rào cản thương mại phi thuế quan, phát triển bền vững...
Hiệp định EVFTA mang lại những lợi ích đáng kể và đang dần chứng minh giá trị

Hiệp định EVFTA mang lại những lợi ích đáng kể và đang dần chứng minh giá trị

Hiệp định EVFTA là 1 trong những động lực quan trọng góp phần gia tăng thương mại đầu tư Việt Nam–Thuỵ Điển sau 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1969-2024)
Ngành điện tử Việt Nam cần hỗ trợ bằng chính sách với tính thực thi mạnh

Ngành điện tử Việt Nam cần hỗ trợ bằng chính sách với tính thực thi mạnh

Trong chuỗi cung ứng của ngành công nghiệp điện tử, Việt Nam vẫn đang ở phần đáy của chuỗi với vị trí doanh nghiệp sản xuất nên giá trị gia tăng khá thấp.
Tháo rào cản để tạo đà tăng trưởng cho ngành thép

Tháo rào cản để tạo đà tăng trưởng cho ngành thép

Mặc dù sản xuất thép của Việt Nam hiện đứng vị trí thứ 13 thế giới và đứng đầu khu vực ASEAN. Tuy nhiên, ngành thép còn có những điểm nghẽn mang tính dài hạn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động