Petrovietnam tham gia ngành công nghiệp hỗ trợ điện gió ngoài khơi

Không chỉ giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực dầu khí, Petrovietnam còn nỗ lực tham gia ngành năng lượng mới, tạo nền móng cho công nghiệp hỗ trợ điện gió.
Bình Thuận: Triển vọng phát triển ngành điện gió ngoài khơi, thúc đẩy kinh tế biển Liên danh PTSC - Sembcorp được cấp phép khảo sát biển cho Dự án điện gió ngoài khơi

Những thành công bước đầu

Mới đây, ông Hoàng Quốc Vượng - Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã đến thăm khu vực chế tạo chân đế cho dự án điện gió ngoài khơi tại cảng Dịch vụ Dầu khí PTSC, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Hoàng Quốc Vượng thăm khu vực cảng chế tạo chân đế điện gió ngoài khơi
Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Hoàng Quốc Vượng nghe giới thiệu về dự án

Hợp đồng chế tạo và cung cấp chân đế điện gió ngoài khơi cho Dự án Greater Changhua CHW2204 Đài Loan (Trung Quốc) được ký kết giữa Tổng công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) và Tập đoàn Orsted (Đan Mạch) vào ngày 19/5/2023.

Theo thỏa thuận, PTSC sẽ sản xuất 33 kết cấu móng chân đế hút chân không (suction bucket) cho tuabin. Các cấu kiện này là giải pháp thân thiện với môi trường, sử dụng thiết kế tiên tiến riêng của Orsted. Các kết cấu móng trụ tuabin sẽ được lắp đặt tại trang trại điện gió ngoài khơi Greater Changhua 2b & 4 vào cuối năm 2025. Sau khi hoàn thành, đây sẽ là một trong những dự án điện gió ngoài khơi lớn nhất ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Hoàng Quốc Vượng thăm khu vực cảng chế tạo chân đế điện gió ngoài khơi
Cảng Dịch vụ Dầu khí PTSC

Để phục vụ dự án, PTSC đầu tư khoảng 500 tỷ đồng để xây dựng khu vực sơn lớn nhất Đông Nam Á, mỗi khu vực sơn cao tương tương tòa nhà 15 tầng, để có thể đưa các trụ điện gió vào theo phương thẳng đứng. Sơn trụ điện gió theo phương thẳng đứng và sơn tổng thể sau khi hoàn thiện đảm bảo nước sơn chống chọi được với khí hậu nóng ẩm của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, hạn chế sự ăn mòn của gió biển ngoài khơi. Việc hàn các tấm thép dày gần 30 li cũng đòi hỏi thợ phải có tay nghề rất cao và mỗi trụ điện dùng hết khoảng 12 tấn que hàn.

Đây là lần đầu tiên công nghệ tiên tiến sản xuất móng chân đế hút chân không được triển khai tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Công nghệ này sẽ là nền tảng cho việc sản xuất nguồn năng lượng xanh đáng tin cậy trong những thập kỷ tới.

Dự án điện gió ước tính sử dụng 70.000 tấn thép và mang lại hàng nghìn việc làm tại PTSC và các nhà thầu trong chuỗi cung ứng.

Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Hoàng Quốc Vượng thăm khu vực cảng chế tạo chân đế điện gió ngoài khơi
Trên công trường chế tạo chân đế điện gió

Tạo nền móng cho ngành công nghiệp hỗ trợ năng lượng tái tạo

Có thể nói việc ký kết và thực hiện hợp đồng cho dự án CHW2204 là dấu ấn quan trọng trong lịch sử hoạt động và phát triển của PTSC nói riêng và ngành dầu khí nói chung. Đánh dấu sự thay đổi tư duy, chuyển dịch và mở rộng mô hình sản xuất từ đơn chiếc sang sản xuất hàng loạt, quy mô lớn, năng suất cao, chu trình sản xuất theo chuỗi khép kín hoàn toàn khác biệt với dầu khí truyền thống.

Bên cạnh đó, cũng khẳng định năng lực của đội ngũ cán bộ, kỹ sư và công nhân kỹ thuật của Việt Nam trong việc triển khai các dự án công nghiệp mới; áp dụng và làm chủ các công nghệ mới của bất kỳ lĩnh vực nào.

Đặc biệt, việc chế tạo thành công các cấu kiện phục vụ thị trường điện gió ngoài khơi sẽ tạo nền móng quan trọng cho Việt Nam phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ năng lượng tái tạo, trong đó có điện gió ngoài khơi và tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi Việt Nam đang triển khai quyết liệt việc chuyển đổi năng lượng, và thực hiện cam kết Net Zero.

Các chuyên gia cho rằng, với lợi thế địa lý có đường bờ biển dài hơn 3400 km, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như vô số đảo và tiểu hải đảo nằm trong vùng đặc quyền kinh tế biển, tạo thành nền tảng tốt cho việc khai thác và sử dụng nguồn năng lượng gió biển – đặc biệt trong sản xuất điện năng. Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới đã chỉ ra, công suất tiềm năng của ĐGNK tại Việt Nam đạt khoảng 475 GW, trong đó, lượng gió tốt tập trung ở các vùng Trung bộ, Nam Trung bộ và một phần duyên hải Bắc bộ.

Đánh giá cao những nỗ lực của PTSC, Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Hoàng Quốc Vượng cũng bày tỏ sự tin tưởng vào trình độ tay nghề, cách làm việc chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, kỹ sư và công nhân kỹ thuật của PTSC. Ông cũng đề nghị lãnh đạo PTSC phải chú ý bảo đảm tuyệt đối an toàn vì thành công của dự án này sẽ là cánh cửa mở ra cho PTSC trở thành nhà chế tạo thiết bị điện gió có uy tín trên khu vực.

Tại Việt Nam, ngành công nghiệp năng lượng tái tạo mới hình thành và còn tiềm năng rất lớn, do đó, nếu có chính sách phát triển sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghiệp tham gia, giúp hình thành thị trường và cả ngành công nghiệp hỗ trợ về lĩnh vực này.

Được biết, cho đế nay, Việt Nam đã có nhà máy sản xuất tuabin điện gió ở Hải Phòng phục vụ xuất khẩu; các nhà máy sản xuất tấm pin và cấu kiện cho hệ thống năng lượng mặt trời ở nhiều nơi. Ở một số địa phương miền Trung như Ninh Thuận đã có dự kiến đầu tư về lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ năng lượng tái tạo.

Nguyên Vũ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: điện gió ngoài khơi

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hợp tác thúc đẩy phát triển năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam

Hợp tác thúc đẩy phát triển năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam

CME Solar Investment và Vista Global thuộc Samsung C&T (Samsung C&T) hợp tác thúc đẩy phát triển năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Đôn đốc tiến độ triển khai quy hoạch năng lượng

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đôn đốc tiến độ triển khai quy hoạch năng lượng

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu các đơn vị tăng cường chỉ đạo, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ triển khai các quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực năng lượng
Hydrogen: Ngành nào ‘khát’ nhất?

Hydrogen: Ngành nào ‘khát’ nhất?

Theo Phòng Thương mại Quốc tế, nhu cầu hydrogen sẽ tăng trong nhiều lĩnh vực, tuy nhiên, tốc độ và thời gian tiếp nhận sẽ khác nhau giữa các ngành.
Việt Nam - điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư từ Bỉ trong lĩnh vực năng lượng

Việt Nam - điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư từ Bỉ trong lĩnh vực năng lượng

Chuyến thăm và làm việc tại dự án điện gió Hanzinelle/Gerpinnes, thuộc tỉnh Namur là một phần trong nỗ lực thúc đẩy hợp tác năng lượng giữa Việt Nam và Bỉ.
Bộ trưởng Bộ Công Thương nói về giải pháp tháo gỡ khó khăn trong phát triển năng lượng tái tạo

Bộ trưởng Bộ Công Thương nói về giải pháp tháo gỡ khó khăn trong phát triển năng lượng tái tạo

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, theo Quy hoạch Điện VIII chúng ta còn 6 năm nữa, tức đến năm 2030 phải đạt tổng công suất đặt hệ thống là 150.489 MW.

Tin cùng chuyên mục

Nhà đầu tư đề xuất làm 2 dự án điện gió công suất 7.000MW tại huyện Cần Giờ

Nhà đầu tư đề xuất làm 2 dự án điện gió công suất 7.000MW tại huyện Cần Giờ

Hiện, đang có 2 nhà đầu tư đề xuất TP. Hồ Chí Minh cho phép khảo sát để làm dự án điện gió tại vùng biển ngoài khơi huyện Cần Giờ với tổng công suất 7.000MW.
Mỹ đổ hàng chục tỷ đô vào điện gió ngoài khơi: Tham vọng lớn, thách thức nhiều

Mỹ đổ hàng chục tỷ đô vào điện gió ngoài khơi: Tham vọng lớn, thách thức nhiều

Trong khuôn khổ chiến lược chuyển đổi xanh, Mỹ đang đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo, với nỗ lực đặc biệt dành cho ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi.
Đường đua phát triển điện gió ngoài khơi đến 2040: Châu Mỹ liệu có bắt kịp châu Âu?

Đường đua phát triển điện gió ngoài khơi đến 2040: Châu Mỹ liệu có bắt kịp châu Âu?

Ngành điện gió ngoài khơi toàn cầu đang chứng kiến sự phát triển vượt bậc với công suất dự kiến sẽ vượt mốc 520 GW vào năm 2040.
Xem xét, điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đối với điện mặt trời mái nhà

Xem xét, điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đối với điện mặt trời mái nhà

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Công Thương xem xét, quyết định việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đối với năng lượng mặt trời mái nhà
5 yếu tố giúp Growatt củng cố vị thế dẫn đầu thị trường giải pháp năng lượng toàn cầu

5 yếu tố giúp Growatt củng cố vị thế dẫn đầu thị trường giải pháp năng lượng toàn cầu

Đầu tư bài bản, tập trung cho nghiên cứu, đưa ra những giải pháp hữu ích cùng các sản phẩm chất lượng...là những yếu tố giúp Growatt dẫn đầu thị trường
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản)

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản)

Sáng 13/8/2024, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đã có buổi làm việc cùng Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản).
Phát triển dự án điện khí LNG còn chậm: Vì đâu nên nỗi?

Phát triển dự án điện khí LNG còn chậm: Vì đâu nên nỗi?

Phát triển các dự án điện khí LNG đang là xu hướng trên thế giới, song tại Việt Nam vấn đề này đang gặp nhiều khó, vậy đâu là nút thắt cần tháo gỡ?
Đức:

Đức: ''Giá điện âm'' do dư thừa điện năng lượng tái tạo, thiếu pin lưu trữ

Ở Đức, việc phát triển điện năng lượng tái tạo diễn ra rất nhanh tuy nhiên các điều kiện đi kèm chưa theo kịp nên lượng điện sản xuất ra nhiều hơn mức tiêu thụ.
Công suất năng lượng tái tạo của Trung Quốc đã gấp đôi so với phần còn lại của thế giới

Công suất năng lượng tái tạo của Trung Quốc đã gấp đôi so với phần còn lại của thế giới

Nhiều báo cáo chỉ ra rằng, Trung Quốc sẽ tiếp tục dẫn đầu về năng lượng sạch như: Gió và mặt trời và nhanh hơn nhiều so với phần còn lại của thế giới.
Châu Âu chuyển mạnh sang điện gió và điện mặt trời sau cuộc xung đột Ukraine - Nga

Châu Âu chuyển mạnh sang điện gió và điện mặt trời sau cuộc xung đột Ukraine - Nga

Điện gió và điện mặt trời chiếm tỷ lệ kỷ lục là 30% nhu cầu năng lượng toàn khu vực châu Âu trong khi dầu, khí đốt và than đá đóng góp tổng cộng 27% điện năng.
Tiềm năng vô hạn của năng lượng xanh từ tảo biển

Tiềm năng vô hạn của năng lượng xanh từ tảo biển

Các nhà khoa học tại Đại học Concordia (Mỹ) đã đạt được một bước đột phá trong việc khai thác năng lượng xanh từ quá trình quang hợp của tảo biển.
Thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi để hoàn thiện cơ chế, chính sách

Thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi để hoàn thiện cơ chế, chính sách

Việc triển khai thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi là quá trình 'vừa làm, vừa hoàn thiện' nhằm hình thành đầy đủ cơ chế, chính sách pháp luật đi kèm.
Cổ phiếu BGE của BCG Energy sẽ giao dịch trên sàn UpCoM vào 31/7

Cổ phiếu BGE của BCG Energy sẽ giao dịch trên sàn UpCoM vào 31/7

Ngày 23/7, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo đã chấp thuận cho 730 triệu cổ phiếu mã BGE của Công ty Cổ phần BCG Energy giao dịch trên UPCoM.
Việt Nam đang thiếu cơ chế phát triển dự án tiết kiệm năng lượng theo mô hình ESCO

Việt Nam đang thiếu cơ chế phát triển dự án tiết kiệm năng lượng theo mô hình ESCO

Việt Nam đang thiếu cơ chế, chính sách hỗ trợ tài chính cho việc phát triển và thực hiện các dự án tiết kiệm năng lượng theo mô hình ESCO.
Bộ Công Thương đề xuất 3 phương án lựa chọn nhà đầu tư thực hiện thí điểm điện gió ngoài khơi

Bộ Công Thương đề xuất 3 phương án lựa chọn nhà đầu tư thực hiện thí điểm điện gió ngoài khơi

Bộ Công Thương vừa có báo cáo trình Chính phủ về thực hiện Đề án nghiên cứu thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi, trong đó có phương án lựa chọn nhà đầu tư.
Hội thảo Hydrogen Việt - Đức: Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng hydro tại Việt Nam

Hội thảo Hydrogen Việt - Đức: Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng hydro tại Việt Nam

Với chủ đề phát triển chiến lược và quan hệ đối tác xây dựng cơ sở hạ tầng hydro tại Việt Nam, Hội thảo Hydrogen Việt - Đức sẽ diễn ra vào ngày 1/8 tại TP.HCM.
Tương lai, tấm pin mặt trời có thể dùng dưới dạng dung dịch, quét lên tường như sơn

Tương lai, tấm pin mặt trời có thể dùng dưới dạng dung dịch, quét lên tường như sơn

Các nhà nghiên cứu đã phát triển loại vật liệu mới sử dụng dưới dạng dung dịch và có hiệu suất cao hơn silicon để làm tấm pin mặt trời hiện nay.
Hoa Kỳ đối diện 3 thách thức lớn trong phát triển năng lượng mặt trời

Hoa Kỳ đối diện 3 thách thức lớn trong phát triển năng lượng mặt trời

Sự phát triển bùng nổ năng lượng mặt trời ở Mỹ cũng đi kèm với những thách thức cần được giải quyết về cung ứng vật liệu, chi phí vận hành và nhân lực.
Bộ Công Thương đề nghị các tỉnh, thành triển khai cơ chế mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương đề nghị các tỉnh, thành triển khai cơ chế mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi các địa phương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc triển khai Nghị định 80/2024/NĐ-CP về cơ chế mua bán điện trực tiếp
Năng lượng tái tạo toàn cầu sẽ đi về đâu?

Năng lượng tái tạo toàn cầu sẽ đi về đâu?

Năm 2023, thế giới chứng kiến bước nhảy vọt về công suất năng lượng tái tạo, trong đó nổi bật là sự tăng trưởng của điện mặt trời.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động