PGS.TS Trần Đình Thiên "hiến kế" phát triển liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng

Dù đã có những bước chuyển mình, song để liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng phát triển đột phá, cần nhận diện từ chiến lược, chính sách phát triển vùng.
Phát triển thị trường trong nước: Hiệu quả cao từ liên kết vùng Sắp diễn ra Hội thảo “Phát triển đầu tư, thương mại, dịch vụ, tạo liên kết vùng cho doanh nghiệp”

Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam về vấn đề này.

Thưa PGS.TS, ông có đánh giá như thế nào về vai trò của liên kết vùng khu vực Đồng bằng Sông Hồng, đặc biệt là hoạt động liên kết vùng trong đầu tư, thương mại và du lịch?

PGS.TS Trần Đình Thiên
PGS.TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam

Có thể thấy rằng, trong những năm vừa qua, liên kết vùng Đồng bằng Sông Hồng, rộng hơn là vùng Bắc Bộ đã đạt được những kết quả đáng khích lệ nhờ những toạ độ liên kết bên trong vùng như: Tam giác cực tăng trưởng Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh, cùng các trục liên kết như tuyến từ Lào Cai xuống Hà Nội đi Hải Phòng và trục từ Lạng Sơn xuống Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên. Một tuyến nữa là dọc biển như Hải Phòng, Quảng Ninh…

Bên ngoài vùng Đồng bằng Sông Hồng cũng được kết nối rất tốt với phía Tây Bắc như Lào Cai, hoặc phía Đông Bắc như Lạng Sơn. Hay kết nối quốc tế, chúng ta có sân bay Nội Bài, sân bay Hải Phòng.

Đặc biệt đáng chú ý riêng của Đồng bằng Sông Hồng, lần đầu tiên chúng ta có một sân bay tư nhân - sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh), xét theo nghĩa hiện đại không thua kém sân bay quốc doanh nào. Bên cạnh đó, khái niệm xoay xung quanh vùng Thủ đô cũng đã được định hình tương đối rõ nét như chúng ta cũng đã có đường vành đai 3, sắp có vành đai 4 và vành đai 5.

Điều này cho thấy, Đồng bằng Sông Hồng đã được quan tâm đầu tư rất nhiều. Các tuyến liên kết giao thông cơ bản đã định hình được những tuyến liên kết phát triển và toạ độ liên kết phát triển. Tuy nhiên, cần nhìn nhận thực tế, hiện nay các tuyến liên kết giao thông của vùng chưa thực sự đồng bộ.

Dù đã có những bước tăng trưởng tốt, song Đồng bằng Sông Hồng chưa thực sự phát triển đúng tiềm năng. Được xem là vùng kinh tế trọng điểm dẫn đầu cả nước, tuy nhiên tăng trưởng trung bình 10 năm vừa qua của vùng chỉ đạt mức cao gấp 1,15-1,2 lần mức chung của cả nền kinh tế.

Đây là vùng tập trung nhân lực tốt, tập trung công nghiệp cao, kết nối tốt, thu hút nguồn vốn đầu tư mạnh, lại là vùng kinh tế trọng điểm hàng đầu, tại sao lại chỉ tăng trưởng cao hơn mức bình quân cả nước ít như vậy?

Câu hỏi đặt ra, vì sao được đầu tư nhiều, nguồn lực có, nhân tài có, nhưng vùng lại chỉ tăng trưởng ở mức chưa xứng tầm như vậy? Đây là điều cần phải bàn, dựa trên đặc trưng, thế mạnh của vùng trong chuỗi liên kết.

Khách quan cho thấy, Đồng bằng Sông Hồng có hai khu vực, Bắc Sông Hồng và Nam Sông Hồng, nhưng khu vực Bắc Sông Hồng lại phát triển tốt hơn, còn khu vực Nam Sông Hồng nhìn tổng thể vùng phát triển khó hơn. Nguyên nhân vì sao trong một vùng lại có sự phát triển không đồng đều như vậy? Đây là điểm dứt khoát phải phân tích, mổ xẻ, bởi nếu cả hai bên Sông Hồng cùng phát triển sẽ cộng hưởng mạnh hơn. Do đó, Đồng bằng Sông Hồng cần phải rút kinh nghiệm trong vấn đề này.

Theo tôi, để Nam Sông Hồng phát triển cần có sự bàn bạc với từng tỉnh xem vấn đề trăn trở ở đâu, tiềm năng, thế mạnh là gì? Ở đây đòi hỏi ở tầm chiến lược, đòi hỏi tư duy vùng, chính sách phát triển vùng phải nhận diện được.

Đơn cử như Ninh Bình khởi sắc nhờ du lịch, vậy công nghiệp của Ninh Bình có khả năng phát triển không? Hà Nam, Thái Bình, Nam Định cũng đặt vấn đề như vậy. Và làm sao để có thể chuyển nhịp phát triển công nghiệp như Hải Dương, Hưng Yên.

Do đó, giải pháp ở đây là tăng cường sự kết nối liên kết các tỉnh trong vùng. Vì xoay chuyển đúng, thì vùng Đồng bằng Sông Hồng mới có thể bứt lên được và chỉ khi huy động được sức mạnh tổng thể thì chân dung liên kết vùng mới thay đổi.

Vậy để thực hiện liên kết vùng Đồng bằng Sông Hồng đạt hiệu quả, trở thành vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, Chính phủ và các địa phương cần phải tập trung vào những giải pháp nào, thưa ông?

Để thực hiện liên kết vùng đồng bằng Sông Hồng đạt hiệu quả, trở thành vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, theo tôi, cần tập trung vào một số giải pháp như:

Thứ nhất, cần tăng cường liên kết về giao thông, liên kết về thể chế và liên kết về doanh nghiệp. Hiện nay, Đồng bằng Sông Hồng chưa có một cấu trúc thể chế tạo ra liên kết vùng hiệu quả. Chủ yếu mới bàn về kết nối giao thông. Việc chưa có cấu trúc thể chế thúc đẩy liên kết vùng nên chưa thể tạo sự phát triển đột phá.

Đặc biệt vùng Đồng bằng Sông Hồng là vùng kinh tế trọng điểm, có tọa độ dẫn dắt phát triển cả nước thì liên kết thể chế phải bàn đầu tiên. Và chỉ khi có cơ chế, chính sách về mặt thể chế mới kích thích được sự chủ động, sáng tạo, thu hút được các nhà đầu tư.

Về liên kết doanh nghiệp, theo tôi là khó nhất. Điều này, các tỉnh tương đối ít thông được với nhau. Do đó, các tỉnh cần phải chú ý khi mời gọi các nhà đầu tư, làm sao để có thể tạo ra liên kết chuỗi, bởi doanh nghiệp mới là nền tảng cho sự kết nối.

Thứ hai, về phát triển thương mại, dịch vụ. Để thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ của vùng Đồng bằng Sông Hồng cần xây dựng cho vùng một trung tâm logistic xứng tầm, một chợ đầu mối mang tầm cỡ quốc tế, đủ sức cạnh tranh với quốc tế. Đây là những vấn đề cần bàn một cách quyết liệt hơn, cụ thể hơn. Chỉ khi vùng trọng điểm phát triển mới có thể kéo cả nước đi lên.

Thứ ba, về giải pháp phát triển du lịch. Muốn thúc đẩy liên kết vùng Đồng bằng Sông Hồng trong du lịch thì cần tăng cường sự kết nối du lịch giữa các tỉnh, trong đó, chú trọng tạo ra sự khác biệt và đẳng cấp.

Chỉ khi mỗi tỉnh tạo được sự khác biệt và đẳng cấp mới có tính cạnh tranh, tạo sự hấp dẫn, thu hút. Việc tạo sự liên kết trong du lịch của vùng cũng sẽ giúp hình ảnh quảng bá về vùng có điểm nhấn.

Thứ tư, đối với công nghiệp. Hiện vùng trọng điểm kinh tế Bắc bộ vẫn chưa định hình và phát triển được một Khu Công nghiệp Công nghệ cao đúng nghĩa, cơ bản là các Khu Công nghiệp “tầm thấp”.

Vì vậy, việc thúc đẩy phát triển công nghiệp từ liên kết vùng cần phải có những cụm công nghiệp chuyên ngành, cụm liên kết chuyên ngành, tạo thành những thung lũng silicon, tổ hợp phát triển. Đặc biệt, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thời đại kinh tế số phát triển thành chuỗi các trung tâm công nghiệp càng cần được quan tâm đầu tư.

Trân trọng cảm ơn Ông!

Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Từ hậu quả của bão số 3: Thúc đẩy cam kết đầu tư phát triển bền vững

Từ hậu quả của bão số 3: Thúc đẩy cam kết đầu tư phát triển bền vững

Từ hậu quả bão số 3 cho thấy, biến đổi khí hậu đang tàn phá hệ sinh thái nặng nề, vì vậy đòi hỏi thúc đẩy cam kết đầu tư vào phát triển bền vững.
Cần có “kế sách” ứng phó với những biến động thương mại toàn cầu

Cần có “kế sách” ứng phó với những biến động thương mại toàn cầu

Việt Nam phải có những “kế sách” để giữ vững thị trường trong nước và xuất khẩu, đồng thời hướng tới một nền kinh tế độc lập tự chủ.
Động lực thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu xanh, xuất khẩu bền vững

Động lực thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu xanh, xuất khẩu bền vững

Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá đến năm 2030 đưa ra những mục tiêu cụ thể để thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu bền vững.
Kỳ vọng Lâm Đồng bứt phá để phá vỡ ‘tảng băng’ trong thu hút đầu tư

Kỳ vọng Lâm Đồng bứt phá để phá vỡ ‘tảng băng’ trong thu hút đầu tư

Để phá vỡ ‘tảng băng’ trong thu hút đầu tư, chính quyền tỉnh Lâm Đồng thống nhất và cam kết đồng hành với doanh nghiệp từ trong nhận thức đến hành động.
Giảm chi phí logistics, đưa hàng Việt tiến sâu thị trường EU

Giảm chi phí logistics, đưa hàng Việt tiến sâu thị trường EU

Việc ký bản ghi nhớ (MOU) giữa Tân Cảng Sài Gòn và Cảng Gothenburg giúp giảm chi phí logistics, giảm giá thành, tạo điều kiện cho hàng Việt vào thị trường EU.

Tin cùng chuyên mục

Đình chỉ giám đốc Điện lực Hạ Long: Điện lực Quảng Ninh nêu tinh thần

Đình chỉ giám đốc Điện lực Hạ Long: Điện lực Quảng Ninh nêu tinh thần 'ai không làm đứng sang một bên'

Việc đình chỉ chức vụ Giám đốc Điện lực Hạ Long Nguyễn Đại Cương cho thấy sự quyết liệt đáng ghi nhận của ngành điện Quảng Ninh trong khắc phục hậu quả bão lụt
Hướng tới một hệ thống logistics xanh và bền vững hơn

Hướng tới một hệ thống logistics xanh và bền vững hơn

Vừa qua, Sở Công Thương Hải Phòng và cảng Gothenburg ký kết bản ghi nhớ về hợp tác cảng biển và logistics.
Thúc đẩy xúc tiến thương mại, tăng trưởng kinh tế và hợp tác Việt Nam - Thuỵ Điển

Thúc đẩy xúc tiến thương mại, tăng trưởng kinh tế và hợp tác Việt Nam - Thuỵ Điển

Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển và Thương vụ Thuỵ Điển tại Việt Nam (Business Sweden) vừa ký kết bản ghi nhớ hợp tác (MOU).
Mục tiêu tăng trưởng 7% khả thi hơn nhờ kinh tế thế giới đang phục hồi

Mục tiêu tăng trưởng 7% khả thi hơn nhờ kinh tế thế giới đang phục hồi

Kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phục hồi, điều này sẽ tạo ra những tác động tích cực đến mục tiêu tăng trưởng 7% của Việt Nam trong năm 2024.

'Bắt bệnh' nguyên nhân nông sản Việt vẫn đối diện với bài toán không ổn định

Dù đã xuất khẩu đến 180 thị trường, nhưng nông sản Việt vẫn đang đối diện với bài toán không ổn định.
Tăng cường hợp tác logistics, đưa hàng Việt tiến sâu thị trường EU

Tăng cường hợp tác logistics, đưa hàng Việt tiến sâu thị trường EU

Mới đây, Cảng Gothenburg (Thụy Điển) đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) với Sở Công Thương Hải Phòng và Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn (SNP) về hợp tác logistics.
Năm 2025, sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu và GDP có thể vượt năm 2024

Năm 2025, sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu và GDP có thể vượt năm 2024

Sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu là điểm sáng trong bức tranh kinh tế thời gian qua khi có mức tăng khá tốt.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh 'hiến kế' để ngành Công Thương về đích nhiều chỉ tiêu quan trọng

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, những tháng cuối năm, ngành Công Thương đặt trọng tâm vào nhiệm vụ kết nối, khơi thông và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Mở rộng thị phần bán lẻ, doanh nghiệp Việt cần chú trọng sản phẩm mới

Mở rộng thị phần bán lẻ, doanh nghiệp Việt cần chú trọng sản phẩm mới

Trong 10 năm qua, quy mô bán lẻ hiện đại của Việt Nam tăng gấp 10 lần. Để mở rộng thị phần bán lẻ, doanh nghiệp Việt cần chú trọng sản phẩm mới.
Đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối: Động lực mới cho sự phát triển kinh tế đất nước

Đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối: Động lực mới cho sự phát triển kinh tế đất nước

Việc hoàn thành thần tốc công trình đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối đã mang lại nhiều bài học quý giá đối với phát triển kinh tế đất nước.
Bão YAGI tăng 6 cấp khi vào biển Đông, có khả năng nhấn chìm tàu trọng tải lớn

Bão YAGI tăng 6 cấp khi vào biển Đông, có khả năng nhấn chìm tàu trọng tải lớn

Đây là nhận định của ông Vũ Anh Tuấn, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia về sức mạnh của cơn bão số 3 - bão YAGI khi đi vào biển Đông.
Phẫn nộ nhiều doanh nghiệp từ Trung Quốc lan truyền hình bản đồ lãnh thổ Việt Nam không chính xác

Phẫn nộ nhiều doanh nghiệp từ Trung Quốc lan truyền hình bản đồ lãnh thổ Việt Nam không chính xác

Trong thời gian qua, một số thương hiệu ô tô, xe máy điện từ Trung Quốc đã lan truyền những tấm bản đồ khuyết thiếu địa phận lãnh thổ Việt Nam.
Lòng yêu nước, tinh thần dân tộc tiếp tục soi đường, dẫn lối

Lòng yêu nước, tinh thần dân tộc tiếp tục soi đường, dẫn lối

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, lòng yêu nước, tinh thần dân tộc sẽ tiếp tục soi đường, dẫn lối cho chúng ta tiến bước, cùng nhau xây dựng, phát triển đất nước.
Phát huy tối đa nguồn lực, đưa thương mại Việt Nam - Trung Quốc lên tầm cao mới

Phát huy tối đa nguồn lực, đưa thương mại Việt Nam - Trung Quốc lên tầm cao mới

Với sự ủng hộ từ phía Trung Quốc trong việc mở thêm nhiều văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam tại đây là cơ hội nâng tầm mối quan hệ thương mại hai nước.
Miễn, giảm thuế để khuyến khích huy động nguồn lực cho phát triển văn hóa

Miễn, giảm thuế để khuyến khích huy động nguồn lực cho phát triển văn hóa

Góp ý về Dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đại biểu Quốc hội đề nghị, nên miễn, giảm thuế để khuyến khích huy động nguồn lực cho phát triển văn hóa.
Lạng Sơn: Tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu qua cửa khẩu

Lạng Sơn: Tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu qua cửa khẩu

Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hoá qua cửa khẩu.
Hiệp định EVFTA hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Hiệp định EVFTA hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Bên cạnh xóa bỏ thuế quan, EVFTA mang lại nhiều lợi ích như tự do hóa dịch vụ và mua sắm, giảm các rào cản thương mại phi thuế quan, phát triển bền vững...
Hiệp định EVFTA mang lại những lợi ích đáng kể và đang dần chứng minh giá trị

Hiệp định EVFTA mang lại những lợi ích đáng kể và đang dần chứng minh giá trị

Hiệp định EVFTA là 1 trong những động lực quan trọng góp phần gia tăng thương mại đầu tư Việt Nam–Thuỵ Điển sau 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1969-2024)
Ngành điện tử Việt Nam cần hỗ trợ bằng chính sách với tính thực thi mạnh

Ngành điện tử Việt Nam cần hỗ trợ bằng chính sách với tính thực thi mạnh

Trong chuỗi cung ứng của ngành công nghiệp điện tử, Việt Nam vẫn đang ở phần đáy của chuỗi với vị trí doanh nghiệp sản xuất nên giá trị gia tăng khá thấp.
Tháo rào cản để tạo đà tăng trưởng cho ngành thép

Tháo rào cản để tạo đà tăng trưởng cho ngành thép

Mặc dù sản xuất thép của Việt Nam hiện đứng vị trí thứ 13 thế giới và đứng đầu khu vực ASEAN. Tuy nhiên, ngành thép còn có những điểm nghẽn mang tính dài hạn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động