Phát huy nguồn lực tôn giáo trong phát triển kinh tế tại Nam bộ

Các tín đồ tôn giáo tại Nam bộ chiếm tỷ lệ lớn trên quy mô dân số, đây là nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hạ tầng giao thông: Động lực thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực phía Nam Hà Giang: Phát huy vai trò người có uy tín trong phát triển kinh tế, bảo vệ vùng biên Hà Nội: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Cùng chung sống hài hòa, cùng chung tay phát triển kinh tế

Việt Nam có khoảng hơn 26 triệu tín đồ các tôn giáo, chiếm 27% dân số cả nước. Trong đó, khu vực Nam bộ được đánh giá là nơi có nhiều tôn giáo, bởi sự du nhập từ ngoài do các đoàn lưu dân mang theo như Phật giáo, Công giáo, Islam, Tin lành…

Phát huy nguồn lực tôn giáo trong phát triển kinh tế tại Nam bộ
TS. Dương Hoàng Lộc - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo và Đạo đức: Các cộng đồng tôn giáo ở đây không có sự xung đột mà luôn gắn bó, tương trợ nhau cùng nhau hướng tới phát triển kinh tế vững mạnh.

“Nam bộ là một khu vực văn hóa đa dân tộc, đa tôn giáo. Khu vực này là nơi du nhập của Phật giáo, Công giáo, cùng nhiều tôn giáo khác vào rất sớm. Đồng thời, đây là vùng đất ra đời các tôn giáo nội sinh như Đạo Cao Đài, Hòa Hảo, Bửu Sơn Kỳ Hương… Các tôn giáo ở Nam bộ chịu ảnh hưởng bởi các đặc trưng của vùng đất Nam bộ, thể hiện những giá trị, cốt cách văn hóa, con người Nam bộ”- TS. Dương Hoàng Lộc - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo và Đạo đức (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) đánh giá.

Tuy có nhiều tôn giáo khác nhau nhưng các cộng đồng tôn giáo ở đây không có sự xung đột mà luôn gắn bó, tương trợ nhau cùng nhau hướng tới phát triển kinh tế vững mạnh. Đặc biệt, trong phong trào thi đua phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của các tôn giáo tại Nam bộ, các tín đồ tôn giáo đã đoàn kết, giúp đỡ nhau về vốn và kinh nghiệm, áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong sản xuất. Các tôn giáo nơi đây đã và đang góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đồng bào có đạo biết cách làm giàu, vươn lên thoát nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần. Kinh tế phát triển, đồng bào có đạo có điều kiện đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn và nhiều công trình công cộng khác.

Phát huy nguồn lực tôn giáo trong phát triển kinh tế tại Nam bộ
Du lịch tâm linh là loại hình du lịch đang trở thành xu hướng, góp phần phát triển kinh tế cho các địa phương

Đóng góp nguồn lực quan trọng vào sự phát triển đất nước

Các chuyên gia đánh giá, ở Nam bộ vấn đề tôn giáo dân tộc, tôn giáo tín ngưỡng quyện chặt, gắn bó, dung hợp với nhau tạo ra những đường nét, những sắc thái rất đặc trưng. Qua đó các yếu tố văn hóa, tín ngưỡng góp phần kiến tạo bản sắc dân tộc của vùng đất Nam bộ, kiến tạo đặc trưng văn hóa tộc người của vùng đất Nam bộ.

Ngoài ra, Nam bộ là vùng đất phía Nam của tổ quốc, nên nơi đây các hình thái tín ngưỡng từ miền Trung, đồng thời cũng có tín ngưỡng của người Trung Hoa mang vào. Những hình thái tín ngưỡng này hòa chung lại trở thành một vùng đất mà tín ngưỡng rất phong phú và đa dạng. Chính hình thái tín ngưỡng phong phú đa dạng đã đáp ứng nhu cầu tâm linh của cư dân vùng đất Nam Bộ từ thởi khẩn hoang cho đến nay.

Trong giai đoạn tới, để dung hòa tín ngưỡng, tôn giáo vùng Nam bộ, cùng nhau hướng tới phát triển kinh tế, theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ - Trưởng khoa Văn hóa học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh, các tôn giáo cần hoạch định vào một số giá trị chung cơ bản.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ chỉ ra một số giá trị mà các tôn giáo cần hướng tới như: Giá trị về tổ quốc thiêng liêng; giá trị về sự thiêng liêng của hạnh phúc gia đình; giá trị về tinh thần tập thể, nền tảng đạo đức, chuẩn mực chung trong cộng đồng xã hội… “Chính những giá trị này sẽ là những yếu tố trụ cột để có thể gom tất cả loại hình tín ngưỡng tôn giáo chung một chí hướng, đóng góp nhiều hơn cho phát triển kinh tế, dung hợp, dung hòa với nhau”- PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ nhận định.

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, có thể xem các đặc trưng riêng của mỗi tôn giáo Nam bộ là một nguồn lực để phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Cụ thể như du lịch tâm linh. Đây là loại hình du lịch đang trở thành xu hướng. Chẳng hạn như du lịch tâm linh Bà Đen Tây Ninh hay là du lịch Bà Chúa xứ, thậm chí là lễ hội gắn liền với Bà Thái Hậu của Bình Dương, hay là lễ hội Ban đế ở Phan Thiết…

Tuy nhiên, ông cho rằng phải thật sự khéo léo, tinh tế, khi coi đức tin, thực hành tín ngưỡng tôn giáo như là một nguồn lực cho phát triển kinh tế du lịch. Bên cạnh đó, cần có những nghiên cứu bài bản, sử dụng những giá trị có thể chia sẻ được của các loại hình tín ngưỡng tôn giáo cho phát triển kinh tế du lịch. Bởi không phải tất cả mọi thứ đều đưa vào ứng dụng được.

Ngoài việc phát triển kinh tế, tôn giáo còn góp phần làm đa dạng việc huy động các nguồn lực xã hội; chia sẻ gánh nặng với chính quyền địa phương, với Nhà nước và xã hội, lan tỏa tinh thần “tương thân, tương ái” sâu sắc trong cộng đồng.

Cụ thể, khi đại dịch Covid-19 bùng phát, các tổ chức tôn giáo đã thể hiện tinh thần đoàn kết, trách nhiệm cao với đất nước, với nhân dân thông qua đóng góp to lớn về con người và vật chất, tiếp thêm sức mạnh để đất nước vượt qua cơn đại dịch.

Đức Hiếu
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tôn giáo Việt nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Triển lãm 3D trực tuyến ‘Hỡi đồng bào Thủ đô’: Sống lại những khoảnh khắc lịch sử thiêng liêng

Triển lãm 3D trực tuyến ‘Hỡi đồng bào Thủ đô’: Sống lại những khoảnh khắc lịch sử thiêng liêng

Chiều ngày 20/9, Triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô” khai mạc, đây là hoạt động mở màn cho chuỗi các sự kiện chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Thêm nhiều sự kiện văn hoá, nghệ thuật lùi thời gian tổ chức

Thêm nhiều sự kiện văn hoá, nghệ thuật lùi thời gian tổ chức

Do tình hình mưa, lũ còn diễn biến rất phức tạp, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã thống nhất lùi thời gian tổ chức một số sự kiện văn hoá, nghệ thuật.
Hải Phòng: Những hình ảnh mới nhất về Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn năm 2024

Hải Phòng: Những hình ảnh mới nhất về Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn năm 2024

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn năm 2024 sẽ diễn ra vào sáng ngày 21/9 tại Sân vận động Trung tâm quận Đồ Sơn.
Ninh Thuận tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI năm 2024

Ninh Thuận tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI năm 2024

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI tại tỉnh Ninh Thuận, năm 2024 sẽ diễn ra 03 ngày, từ ngày 27/9/2024 đến 29/9/2024 tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.
PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Hoạt động từ thiện cần xuất phát từ sự chân thành

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Hoạt động từ thiện cần xuất phát từ sự chân thành

Hoạt động từ thiện theo chuyên gia văn hoá cần xuất phát từ tấm lòng chân thành, tránh thành công cụ để xây dựng hình ảnh hay đạt được lợi ích cá nhân.

Tin cùng chuyên mục

Vì sao phải dừng phối hợp làm mới sắc phong Phủ Vân Cát (Nam Định)?

Vì sao phải dừng phối hợp làm mới sắc phong Phủ Vân Cát (Nam Định)?

Cục Di sản văn hóa đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định dừng việc phối hợp với Viện Nghiên cứu Hán Nôm làm mới các sắc phong Phủ Vân Cát.
Lần đầu tiên tổ chức Chương trình xúc tiến Du lịch - Điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ

Lần đầu tiên tổ chức Chương trình xúc tiến Du lịch - Điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ

Sáng ngày 16/9, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức buổi họp báo giới thiệu Chương trình Xúc tiến Du lịch - Điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ.
TP. Hồ Chí Minh: Phiên chợ

TP. Hồ Chí Minh: Phiên chợ 'độc lạ' cho những tín đồ yêu thích đồ cổ, đồ xưa

Thứ 7 và Chủ nhật hàng tuần, những tín đồ yêu thích đồ cổ, đồ xưa lại tụ họp trao đổi, buôn bán tại phiên chợ đặc biệt nằm trên quận Bình Thạnh,TP. Hồ Chí Minh.
Từ ngày 15-20/9: Tổ chức loạt chương trình nghệ thuật quyên góp, ủng hộ đồng bào vùng bão lũ

Từ ngày 15-20/9: Tổ chức loạt chương trình nghệ thuật quyên góp, ủng hộ đồng bào vùng bão lũ

Từ ngày 15-20/9, 12 đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức loạt chương trình quyên góp, ủng hộ đồng bào vùng bão lũ.
Vụ mạo danh Liên đoàn Xiếc Việt Nam ủng hộ 10.000 đồng: Ngăn chặn hành vi gây tổn hại uy tín

Vụ mạo danh Liên đoàn Xiếc Việt Nam ủng hộ 10.000 đồng: Ngăn chặn hành vi gây tổn hại uy tín

Liên quan đến vụ Liên đoàn Xiếc Việt Nam bị mạo danh ủng hộ đồng bào lũ lụt 10.000 đồng, luật sư đã nêu mức độ xử lý vi phạm của người mạo danh.
Ga Đà Lạt tăng giá vé tham quan: Cần tạo sự tin tưởng và đồng thuận từ công chúng

Ga Đà Lạt tăng giá vé tham quan: Cần tạo sự tin tưởng và đồng thuận từ công chúng

Việc điều chỉnh tăng giá vé tham quan ga Đà Lạt được các chuyên gia nêu ý kiến rằng cần thực hiện minh bạch, công bằng, tạo ra sự tin tưởng và đồng thuận.
Vụ Liên đoàn Xiếc Việt Nam ủng hộ 10.000 đồng: Đề nghị xử lý thông tin xuyên tạc, sai sự thật

Vụ Liên đoàn Xiếc Việt Nam ủng hộ 10.000 đồng: Đề nghị xử lý thông tin xuyên tạc, sai sự thật

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đề nghị xử lý thông tin xuyên tạc, sai sự thật về việc Liên đoàn Xiếc Việt Nam ủng hộ đồng bào bị bão lũ 10.000 đồng.
Liên đoàn Xiếc Việt Nam yêu cầu xác minh tài khoản gửi ủng hộ đồng bào lũ lụt 10.000 đồng

Liên đoàn Xiếc Việt Nam yêu cầu xác minh tài khoản gửi ủng hộ đồng bào lũ lụt 10.000 đồng

Liên đoàn Xiếc Việt Nam vừa lên tiếng và đề nghị xác minh tài khoản ủng hộ đồng bào lũ lụt 10.000 đồng dưới danh nghĩa đơn vị này gây xôn xao dư luận.
Đoàn đại biểu UNESCO tại Cao Bằng dành nhiều lời khen ‘có cánh’ cho Việt Nam

Đoàn đại biểu UNESCO tại Cao Bằng dành nhiều lời khen ‘có cánh’ cho Việt Nam

Bên lề Hội nghị Mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu lần thứ 8, nhiều đại biểu UNESCO đã dành nhiều lời khen "có cánh" cho văn hóa và con người Việt Nam.
Mưa lũ diễn biến phức tạp, loạt sự kiện văn hoá, du lịch tạm dừng

Mưa lũ diễn biến phức tạp, loạt sự kiện văn hoá, du lịch tạm dừng

Trước tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp, loạt sự kiện văn hoá, du lịch tại nhiều địa phương đã được thông báo tạm dừng tổ chức.
Bảng quảng cáo ngoài trời phải thiết kế đảm bảo an toàn cho người dân lúc mưa to, giông tố

Bảng quảng cáo ngoài trời phải thiết kế đảm bảo an toàn cho người dân lúc mưa to, giông tố

Bảng quảng cáo ngoài trời phải có thiết kế theo tiêu chuẩn, đảm bảo không gây ảnh hưởng tới người dân tham gia giao thông lúc mưa to, giông tố.
Lần đầu tiên tổ chức Ngày văn hoá doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài

Lần đầu tiên tổ chức Ngày văn hoá doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài

Lần đầu tiên sẽ diễn ra Ngày văn hoá doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài nhằm tăng cường sức mạnh mềm văn hóa của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam.
Ứng phó bão số 3: Loạt sự kiện văn hoá, nghệ thuật, du lịch tạm dừng

Ứng phó bão số 3: Loạt sự kiện văn hoá, nghệ thuật, du lịch tạm dừng

Nhằm ứng phó với bão số 3, nhiều sự kiện văn hoá, nghệ thuật, du lịch đã được thông báo tạm hoãn hoặc dừng tổ chức vô thời hạn.
Xử lý nghiêm các nghệ sĩ vi phạm trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật, quảng cáo trên không gian mạng

Xử lý nghiêm các nghệ sĩ vi phạm trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật, quảng cáo trên không gian mạng

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật.
Ứng phó bão số 3 Yagi: Triển khai các biện pháp sơ tán, đảm bảo an toàn cho khách du lịch

Ứng phó bão số 3 Yagi: Triển khai các biện pháp sơ tán, đảm bảo an toàn cho khách du lịch

Chủ động ứng phó bão số 3, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch yêu cầu triển khai các biện pháp sơ tán, tránh trú, đảm bảo an toàn cho khách du lịch.
Sử dụng hình ảnh Quốc kỳ, Quốc huy bảo đảm sự trang trọng, tôn nghiêm, đúng quy định

Sử dụng hình ảnh Quốc kỳ, Quốc huy bảo đảm sự trang trọng, tôn nghiêm, đúng quy định

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đề nghị sử dụng hình ảnh Quốc kỳ, Quốc huy tại địa phương bảo đảm sự trang trọng, tôn nghiêm, đúng quy định của pháp luật.
TP. Hồ Chí Minh: Số hoá bảo tàng, khu di tích, tiếp cận lịch sử bằng công nghệ mới

TP. Hồ Chí Minh: Số hoá bảo tàng, khu di tích, tiếp cận lịch sử bằng công nghệ mới

Bằng những công nghệ tiên tiến VR/AR/MR/hướng dẫn viên ảo, TP. Hồ Chí Minh đang hướng đến việc số hoá không gian trưng bày trong các bảo tàng, khu di tích.
Người đầu tiên treo cờ đỏ sao vàng lên Kỳ đài Huế

Người đầu tiên treo cờ đỏ sao vàng lên Kỳ đài Huế

Đặng Văn Việt là người đầu tiên treo cờ đỏ sao vàng lên Kỳ đài Huế (Thừa Thiên Huế), trong những ngày sôi sục khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám 1945 lịch sử.
Lai Châu mừng Tết Độc lập năm 2024:

Lai Châu mừng Tết Độc lập năm 2024: 'Lung linh sắc màu Than Uyên'

Tối ngày 1/9, tại huyện Than Uyên, UBND tỉnh Lai Châu long trọng tổ chức Chương trình chào mừng Tết Độc lập năm 2024 với chủ đề “Lung linh sắc màu Than Uyên”…
Tuần Văn hóa, Du lịch và Xúc tiến Thương mại Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024

Tuần Văn hóa, Du lịch và Xúc tiến Thương mại Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024

Từ ngày 18 - 22/9/2024, tại thành phố Chí Linh, Hải Dương sẽ diễn ra Tuần Văn hóa, Du lịch và Xúc tiến Thương mại Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động