Phát huy nguồn lực từ Du lịch tâm linh, tôn giáo để nâng cao đời sống tinh thần cho người dân

Du lịch tâm linh, tôn giáo trở thành nhu cầu không thể thiếu, ngày càng sôi động, mang lại hiệu quả thiết thực cho kinh tế, xã hội, đời sống tinh thần người dân
Kon Tum: Người dân có cuộc sống khấm khá hơn nhờ phát triển du lịch cộng đồngBà Rịa - Vũng Tàu: Đón siêu tàu du lịch đưa hơn 3.800 du khách quốc tế đến Việt Nam

Việt Nam có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch tâm linh, thể hiện ở bề dày văn hóa gắn với truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng. Sự đa dạng và phong phú của các thắng tích tôn giáo và với số lượng lớn các tín ngưỡng, lễ hội dân gian được tổ chức quanh năm trên phạm vi cả nước; nhu cầu du lịch tâm linh, tôn giáo của người Việt Nam đang trở thành động lực thúc đẩy du lịch phát triển.

Phát huy nguồn lực từ Du lịch tâm linh, tôn giáo để nâng cao đời sống tinh thần cho người dân
Du lịch tâm linh trở thành động lực phát triển du lịch Việt Nam

Khách du lịch tâm linh, tôn giáo ở Việt Nam thường hội tụ về các địa điểm như: Đền, chùa, đình, đài, lăng tẩm, tòa thánh, khu thờ tự, tưởng niệm và những vùng đất linh thiêng gắn với phong cảnh đặc sắc gắn kết với văn hóa truyền thống, lối sống địa phương. Ở đó du khách tiến hành các hoạt động tham quan, tìm hiểu văn hóa lịch sử, triết giáo, cầu nguyện, cúng tế, chiêm bái, tri ân, báo hiếu, thiền, tham gia lễ hội…

Thông qua đó, hoạt động du lịch tâm linh mang lại những cảm nhận, giá trị trải nghiệm và giải thoát trong tâm hồn của con người, cân bằng và củng cố đức tin, hướng tới những giá trị chân, thiện, mỹ và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Số lượng khách du lịch tâm linh ngày càng tăng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu khách du lịch, đặc biệt là khách nội địa. Số khách du lịch đến các điểm tâm linh tăng cho thấy du lịch tâm linh ngày càng giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội.

Trên thực tế, hoạt động kinh doanh, đầu tư vào du lịch linh ngày càng thể hiện ở quy mô, tính chất hoạt động của các khu, điểm du lịch tâm linh. Ra đời và phát triển ngày càng nhiều các điểm du lịch tâm linh ở các địa phương, vùng, miền trên phạm vi cả nước, tiêu biểu như: Đền Hùng (Phú Thọ); Yên Tử (Quảng Ninh); chùa Hương (Hà Nội); Phát Diệm (Ninh Bình); núi Bà Đen, Thánh thất Cao Đài (Tây Ninh); chùa Bái Đính (Ninh Bình); Đại Nam Văn Hiến (Bình Dương); miếu Bà Chúa Xứ (An Giang); Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương); Tây Thiên (Vĩnh Phúc); đền Trần - phủ Dầy (Nam Định)…

Những giá trị văn hóa tâm linh trên khắp mọi miền đất nước có sức hấp dẫn du lịch mạnh mẽ. Thời gian qua, số lượng lớn khách du lịch tới điểm tâm linh hàng năm và xu hướng ngày càng đông đảo du khách có nhu cầu du lịch tâm linh. Hoạt động du lịch tâm linh ở Việt Nam không chỉ gắn với tôn giáo mà biết kết hợp phát huy triết học phương đông, đạo lý uống nước nhớ nguồn, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc, các vị tiền bối có công với nước.

Phát huy nguồn lực từ Du lịch tâm linh, tôn giáo để nâng cao đời sống tinh thần cho người dân
Du lịch tâm linh đem lại những cảm nhận, giá trị trải nghiệm, cân bằng và củng cố đức tin

Đến các điểm du lịch tâm linh, tôn giáo, du khách có thể tìm hiểu, chiêm ngưỡng, tham gia vào nghi lễ, lễ hội truyền thống và các hình thức nghệ thuật. Họ cũng tìm hiểu về lịch sử và văn hóa từ hướng dẫn thích hợp tại khu tôn giáo. Vì thế, du lịch tâm linh theo một cách nào đó nhằm cung cấp thực hành bài học cho du khách, góp phần nâng cao nhận thức và kiến thức về văn hóa, niềm tin, truyền thống và lịch sử của dân tộc. Bên cạnh đó, du lịch tâm linh cũng là hình thức giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống văn hóa Việt Nam và lan toả những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.

Du lịch tâm linh ngày càng được xã hội tiếp cận và nhìn nhận tích cực cả về khía cạnh kinh tế và xã hội. Nhà nước ngày càng quan tâm hơn đối với phát triển du lịch tâm linh và coi đó là một trong những giải pháp đáp ứng đời sống tinh thần cho nhân dân đồng thời với việc bảo tồn, tôn vinh những giá trị truyền thống, suy tôn những giá trị nhân văn cao cả.

Không dừng ở đó, du lịch tâm linh, tôn giáo còn góp phần tạo nhiều công ăn, việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống của người dân cả về phương diện vật chất lẫn tinh thần. Kết quả này thể hiện sự đúng đắn chủ trương của nhiều địa phương hiện nay, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo.

Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Tôn giáo - ông Chu Văn Tuấn cho biết, việc phát triển du lịch tâm linh, tôn giáo đã tạo ra những lợi ích văn hóa, kinh tế, xã hội. Du lịch tâm linh tạo việc làm và thu nhập trực tiếp cho người dân địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn từ nông nghiệp sang kết hợp dịch vụ. Các hoạt động du lịch đã giúp người dân địa phương phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần thông qua việc xây dựng thêm các cơ sở lưu trú, ăn uống, dịch vụ lễ, bán đồ lưu niệm… Nhiều nghề truyền thống được khôi phục, các loại nông sản cũng được tiêu thụ nhiều hơn.

Ông Tuấn còn cho rằng, phát triển du lịch tâm linh, tôn giáo góp phần bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa, lan tỏa các giá trị văn hóa trong cộng đồng, xã hội. Nguồn thu từ du lịch tâm linh tiếp tục được tái đầu tư tôn tạo, trùng tu cho các di tích, di sản văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo… Đồng thời du lịch tâm linh, tôn giáo góp phần tăng cường gắn kết xã hội, giáo dục truyền thống, cũng như nâng cao những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Với hệ thống di sản văn hóa tâm linh, tôn giáo đa dạng, độc đáo cùng những định hướng rõ ràng, du lịch tâm linh, tôn giáo Việt Nam đang có nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển mạnh mẽ, không chỉ góp phần lan tỏa các giá trị nhân văn, tạo sự gắn kết trong cộng đồng mà còn góp phần phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương trong tiến trình hội nhập. Du lịch tâm linh đạt tới sự phát triển cân bằng về các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường và đóng góp tích cực vào phát triển bền vững.

Phạm Tiệp
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: du lịch tâm linh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Các điểm tham quan trên vịnh Hạ Long đón khách trở lại từ ngày 20/9

Các điểm tham quan trên vịnh Hạ Long đón khách trở lại từ ngày 20/9

Ban Quản lý vịnh Hạ Long thông báo, từ ngày 20/9/2024, các hành trình còn lại trên vịnh Hạ Long đảm bảo đủ điều kiện đón tiếp, phục khách tham quan.
Du lịch Việt Nam tăng tốc

Du lịch Việt Nam tăng tốc 'săn đón' khách du lịch Mỹ

Việt Nam đang có nhiều triển vọng thu hút thị trường khách du lịch Mỹ. Để tận dụng cơ hội này, ngành du lịch đang tăng tốc xúc tiến, nâng chất lượng sản phẩm.
Thương nhớ

Thương nhớ 'Thành phố bồ câu' ở miền Đồng Tháp Mười

Một “Thành phố Bồ câu” địa điểm thú vị, nằm giữa khu du lịch di sản hệ sinh thái xưa, tại điểm tham quan Khu bảo tồn Đồng Tháp Mười.
Bình chọn “Điểm đến du lịch hấp dẫn TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long 2024"

Bình chọn “Điểm đến du lịch hấp dẫn TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long 2024"

Chương trình bình chọn “Điểm đến du lịch hấp dẫn TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long 2024” là nội dung trọng tâm trong liên kết phát triển.
Lamori Resort & Spa - huyền bí thung lũng xanh mát

Lamori Resort & Spa - huyền bí thung lũng xanh mát

Lamori Resort & Spa, huyền bí thung lũng xanh mát, tại xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, cách khu di tích quốc gia Lam Kinh chưa tới 1 km.

Tin cùng chuyên mục

Lamori Resort & Spa nơi nghỉ dưỡng đặc sắc đáng khám phá

Lamori Resort & Spa nơi nghỉ dưỡng đặc sắc đáng khám phá

Lamori Resort & Spa, tọa lạc tại xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, mới đây ra mắt chuỗi Bungalow ẩn mình trong núi, nơi nghỉ dưỡng đặc sắc bậc nhất.
Hạ Long ‘hồi sinh’ sau bão số 3: Đảm bảo an toàn và hấp dẫn du khách

Hạ Long ‘hồi sinh’ sau bão số 3: Đảm bảo an toàn và hấp dẫn du khách

TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã khẩn trương triển khai nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau bão và chuẩn bị sẵn sàng để đón khách du lịch trở lại từ ngày 13/9.
Nhiều công ty lữ hành muốn hợp tác, khai thác tuyến du lịch với Đắk Nông

Nhiều công ty lữ hành muốn hợp tác, khai thác tuyến du lịch với Đắk Nông

Hàng chục công ty lữ hành, du lịch trong cả nước mong muốn được kết nối, hợp tác khai thác tuyến du lịch trải nghiệm với tỉnh Đắk Nông.
Đưa du lịch Thanh Hóa trở thành du lịch bốn mùa

Đưa du lịch Thanh Hóa trở thành du lịch bốn mùa

Chỉ trong 8 tháng năm 2024, du lịch Thanh Hoá đã hoàn thành vượt kế hoạch mục tiêu đề ra, với hơn 14 triệu lượt khách, tổng doanh thu đạt gần 31 nghìn tỷ đồng.
Đơn vị quản lý, vận hành nói gì về việc tăng giá vé vào cổng ga Đà Lạt lên gấp 10 lần?

Đơn vị quản lý, vận hành nói gì về việc tăng giá vé vào cổng ga Đà Lạt lên gấp 10 lần?

Chi nhánh Khai thác đường sắt Sài Gòn, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam sẽ tăng giá vé vào cổng tham quan ga Đà Lạt kể từ ngày 01/10/2024.
Tọa đàm

Tọa đàm 'Việt Nam - điểm đến mới của điện ảnh thế giới': Tiềm năng hợp tác du lịch và điện ảnh

Sáng nay (ngày 10/9), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với báo Nhân dân tổ chức tọa đàm trực tuyến “Việt Nam - điểm đến mới của điện ảnh thế giới".
Doanh nghiệp du lịch nỗ lực khắc phục thiệt hại để sớm phục vụ du khách trở lại sau bão số 3

Doanh nghiệp du lịch nỗ lực khắc phục thiệt hại để sớm phục vụ du khách trở lại sau bão số 3

Sau bão số 3, du lịch đang là ngành chịu nhiều thiệt hại. Hiện các doanh nghiệp đang nỗ lực khắc phục để sớm có thể phục vụ du khách sớm nhất.
Hội chợ Du lịch Quốc tế TP. Hồ Chí Minh: Xúc tiến thành công hơn 11.460 cuộc hẹn thương mại B2B

Hội chợ Du lịch Quốc tế TP. Hồ Chí Minh: Xúc tiến thành công hơn 11.460 cuộc hẹn thương mại B2B

Hội chợ Du lịch Quốc tế TP. Hồ Chí Minh 2024 đã xúc tiến thành công hơn 11.460 cuộc hẹn thương mại B2B giữa 220 người mua quốc tế và hơn 450 đơn vị triển lãm.
Định hướng thúc đẩy phát triển du lịch bền vững qua ESG

Định hướng thúc đẩy phát triển du lịch bền vững qua ESG

Việc áp dụng các yếu tố ESG vào chiến lược phát triển du lịch sẽ giúp Việt Nam bảo vệ và phát triển bền vững các tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hoá.
8 tháng 2024: Gần 11,4 triệu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam

8 tháng 2024: Gần 11,4 triệu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam

8 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt gần 11,4 triệu lượt, tăng 45,8% so với cùng kỳ năm 2023 và tăng 1,0% so với cùng kỳ năm 2019.
Hội chợ Du lịch quốc tế TP. Hồ Chí Minh: Thúc đẩy tăng trưởng thị trường khách quốc tế đến Việt Nam

Hội chợ Du lịch quốc tế TP. Hồ Chí Minh: Thúc đẩy tăng trưởng thị trường khách quốc tế đến Việt Nam

Hội chợ Du lịch quốc tế TP. Hồ Chí Minh 2024 được tổ chức góp phần thúc đẩy tăng trưởng thị trường khách quốc tế đến Việt Nam nói chung và thành phố nói riêng.
Giá vé máy bay tăng, khách Việt chọn đi du lịch nước ngoài dịp lễ 2/9

Giá vé máy bay tăng, khách Việt chọn đi du lịch nước ngoài dịp lễ 2/9

Theo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, dịp lễ 2/9, do giá vé máy bay cao khiến giá tour nội địa cao, dẫn đến khách Việt chọn đi du lịch nước ngoài.
Cần Thơ và Bạc Liêu: Thu hút 260.000 lượt khách trong dịp lễ Quốc khánh

Cần Thơ và Bạc Liêu: Thu hút 260.000 lượt khách trong dịp lễ Quốc khánh

Trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh năm nay, lượng khách tham quan, du lịch tới Cần Thơ và Bạc Liêu ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể.
Điểm danh loạt địa phương đạt doanh thu nghìn tỷ đồng từ du lịch dịp lễ 2/9

Điểm danh loạt địa phương đạt doanh thu nghìn tỷ đồng từ du lịch dịp lễ 2/9

Nhiều địa phương trên cả nước đã đón lượng khách lớn và doanh thu từ du lịch đạt hơn 1.000 tỷ đồng trong 4 ngày của kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9.
Kiên Giang: Đón gần 160 nghìn lượt khách du lịch dịp Quốc khánh 2/9

Kiên Giang: Đón gần 160 nghìn lượt khách du lịch dịp Quốc khánh 2/9

Theo thống kê, trong dịp lễ Quốc khánh 2/9, toàn tỉnh Kiên Giang đón gần 160 nghìn lượt khách du lịch, tổng doanh thu gần 350 tỷ đồng.
Quảng Ninh: 4 ngày nghỉ lễ thu số tiền cao kỷ lục, hơn một nghìn tỷ đồng

Quảng Ninh: 4 ngày nghỉ lễ thu số tiền cao kỷ lục, hơn một nghìn tỷ đồng

Trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, Quảng Ninh thu hút gần nửa triệu khách đến du lịch, thu số tiền cao kỷ lục với hơn một nghìn tỷ đồng.
Miền Trung: Doanh thu hàng nghìn tỷ từ du lịch dịp lễ Quốc khánh 2/9

Miền Trung: Doanh thu hàng nghìn tỷ từ du lịch dịp lễ Quốc khánh 2/9

Doanh thu từ du lịch tại nhiều tỉnh thành khu vực Trung tăng cao khi dịp lễ Quốc Khánh 2/9 năm nay lượng du khách về đây “ào ạ”.
Tiếp tục được vinh danh Điểm đến hàng đầu châu Á 2024: Khẳng định sức hút đặc biệt của Việt Nam

Tiếp tục được vinh danh Điểm đến hàng đầu châu Á 2024: Khẳng định sức hút đặc biệt của Việt Nam

Việt Nam tiếp tục được vinh danh là Điểm đến hàng đầu châu Á 2024, Điểm đến di sản hàng đầu châu Á 2024 và Điểm đến thiên nhiên hàng đầu châu Á 2024.
Lào Cai đón 196.000 lượt du khách,  thu trên 600 tỷ đồng trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh

Lào Cai đón 196.000 lượt du khách, thu trên 600 tỷ đồng trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh

Theo số liệu thống kê của sở Du lịch tỉnh Lào Cai, từ ngày 31/8 đến ngày 03/9/2024, tỉnh Lào Cai ước đón khoảng 196.500 lượt khách…
Quảng Nam

Quảng Nam 'thắng' nhiều giải thưởng về du lịch châu Á

Tỉnh Quảng Nam có 3 đại diện được vinh danh tại Lễ trao giải thưởng Du lịch thế giới khu vực châu Á và châu Đại Dương lần thứ 31 năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động