Phát triển nguồn nhân lực chuyên gia, tăng hiệu quả thực thi FTA

Nguồn nhân lực chuyên gia chất lượng là yếu tố quan trọng hàng đầu để gia tăng hiệu quả thực thi các FTA.
Tăng tính hiệu quả khi thực thi FTA Trợ lực cho các địa phương gia tăng hiệu quả thực thi FTA

Thiếu hụt nhân lực cho thực thi các FTA

Thời gian qua, việc thực thi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) đã góp phần thúc đẩy cải cách thể chế, chính sách của Việt Nam; tạo động lực đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa, doanh nghiệp Việt Nam...

Mặc dù vậy, những kết quả thực thi FTA trong những năm vừa qua cho thấy Việt Nam vẫn còn dư địa rất lớn để khai thác hiệu quả hơn nữa các thị trường này.

Một trong những nguyên nhân của thực trạng trên được cho nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chuyên gia thực thi các FTA còn rất hạn chế, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của công tác này.

Phát triển nguồn nhân lực chuyên gia, tăng hiệu quả thực thi FTA
Toạ đàm Phát triển nguồn nhân lực chuyên gia, tăng hiệu quả thực thi FTA

Chia sẻ tại Toạ đàm Phát triển nguồn nhân lực chuyên gia, tăng hiệu quả thực thi FTA, bà Nguyễn Thị Lan Phương - Phó Trưởng phòng WTO và FTA - Vụ Chính sách thương mại đa biên - Bộ Công Thương cho rằng, có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến trở ngại cho doanh nghiệp Việt Nam tận dụng các FTA. trong đó một trong những nguyên nhân quan trọng chính là khó khăn nguồn nhân lực ở cả cấp độ Trung ương, cấp độ tỉnh, thành và cấp độ doanh nghiệp.

Đơn cử, Vụ Chính sách thương mại đa biên là đơn vị chủ trì tham gia việc đàm phán, ký kết, phê chuẩn và thực thi các FTA, nhưng đơn vị chuyên trách chỉ có 10 nhân sự thực hiện tất cả các công việc, từ quá trình đàm phán, ký kết, phê chuẩn cho đến khi thực thi. Quá trình thực thi liên quan tới rất nhiều bộ, ngành và 63 tỉnh, thành khác nhau đòi hỏi phải có một lực lượng chuyên trách nhiều hơn nữa để có thể đủ sức vươn xa hơn hỗ trợ cho các tỉnh, thành và doanh nghiệp. Còn ở cấp độ địa phương, có tỉnh thành có con số nhân sự khả quan, có thể 5 - 7 nhân sự nhưng có những tỉnh, thành thì chỉ được 1-2 nhân sự và những nhân sự đó phải kiêm nhiệm rất nhiều công việc khác nhau.

“Tình trạng chưa đủ nhân sự ở các tỉnh, thành về nội dung FTA là một trở ngại rất lớn và Bộ Công Thương đã có báo cáo Thủ tướng về vấn đề này”, bà Lan Phương thông tin.

Với doanh nghiệp, theo bà Nguyễn Thị Lan Phương, do đặc thù các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) nên khả năng có một bộ phận pháp chế, một bộ phận chuyên gia về FTA tương đối khó khăn.

“Chúng ta đang làm việc với những thị trường rất khó tính như: EU, Canada, Mỹ… là những thị trường có rào cản phi thương mại rất lớn. Nếu như chuyên gia không nắm rõ những quy định về hải quan, về xuất xứ hay về lao động, môi trường trong hiệp định, cũng như các chính sách mới phát sinh tại các thị trường này sẽ rất khó để duy trì được tính bền vững và thị phần ổn định tại các thị trường này”, đại diện Vụ Chính sách thương mại đa biên phân tích.

Do thiếu và yếu về nhân lực nên tỷ lệ tận dụng các FTA còn khá hạn chế. Chẳng hạn như EVFTA, đến nay cũng chỉ đạt mức 26%, thậm chí CPTPP chỉ ở mức 5%. Rõ ràng, những con số này là rất thấp so với dư địa và cơ hội mà các FTA mang lại.

Dưới góc độ doanh nghiệp, bà Lê Thị Hằng - Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cà phê Detech chia sẻ, Công ty cổ phần cà phê Detech đã xuất khẩu trực tiếp sang thị trường châu Âu. Với Hiệp định thương mại tự do, doanh nghiệp cũng gặp phải những khó khăn về tìm kiếm các chuyên gia để đào tạo cho đội ngũ nhân sự của bộ phận xuất nhập khẩu của chúng tôi tương đối khó khăn. Thực tế là trong quá trình làm thì bộ phận nhân sự chỉ có thể nắm bắt được về các chuyên môn thực hiện các hợp đồng, giao dịch, tư vấn cho khách hàng. Còn cụ thể về kinh nghiệm thực tế từ chuyên gia của FTA thì doanh nghiệp đang gặp vướng mắc.

“Đó là những thách thức, khó khăn mà chúng tôi nhìn nhận được từ các FTA. Khi doanh nghiệp được chuyên gia tập huấn thì sẽ cũng có được sự thuận lợi là đầu ra của doanh nghiệp, đặc biệt là sản phẩm chế biến sâu như rang xay sẽ thuận lợi hơn, giúp gia tăng lợi nhuận và giá trị cho doanh nghiệp. Điều này cũng giúp ổn định phát triển ngành công nghiệp cà phê bền vững sang thị trường nước ngoài” – bà Lê Thị Hằng chia sẻ.

Ngành dệt may còn nhiều khó khăn cần vượt qua trong năm 2022
Nguồn nhân lực chất lượng sẽ giúp các địa phương, doanh nghiệp tận dụng hiệu quả các FTA

Về phía địa phương, ông Nguyễn Công Hân - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hải Phòng cho biết, Hải Phòng là một trong những địa phương đi đầu trong việc phát triển hội nhập kinh tế quốc tế, cho nên địa phương rất chú trọng đến việc đào tạo, duy trì nguồn nhân lực cho hội nhập kinh tế quốc tế cũng như thực thi các FTA.

“Khó khăn hiện nay của Hải Phòng là số lượng cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thực thi FTA vẫn còn rất hạn chế, hầu hết là kiêm nhiệm nhiều việc khác nhau” – ông Nguyễn Công Hân chia sẻ.

Nâng cao chất lượng nhân sự làm nhiệm vụ hội nhập

Thời gian tới, bà Nguyễn Thị Lan Phương chia sẻ, nhiệm vụ của các Bộ, ngành, địa phương là phải gia tăng số lượng nguồn nhân lực, nguồn chuyên gia về FTA ở cả cơ quan quản lý cấp trung ương và cơ quan quản lý cấp địa phương. Doanh nghiệp cũng phải bố trí được nguồn nhân lực chuyên trách về vấn đề FTA này.

“Ví dụ như ở cơ quan quản lý cấp trung ương và địa phương thì cần tăng số lượng nhưng ở địa phương thì phải tăng nhân sự làm chuyên trách công tác FTA, giảm các công tác kiêm nhiệm. Như vậy họ mới có điều kiện để tập trung vào nội dung chuyên môn và hỗ trợ thực thi các FTA này được tốt hơn” – bà Phương cho hay.

Vấn đề thứ hai mà Bộ Công Thương đặt ra yêu cầu đối với nhân sự chuyên gia FTA là phải đào tạo đội ngũ chuyên gia này một cách bài bản và chuyên môn hơn.

“Trong thời gian vừa qua, với sự vào cuộc của Chính phủ, các bộ, ban, ngành và các địa phương, hiệp hội, rất nhiều các hội nghị, hội thảo, tập huấn đã được tổ chức. Nhưng chúng tôi cũng nhìn nhận thấy rằng quá trình triển khai trong thời gian vừa qua vẫn mang tính chất chung chung. Nội dung đào tạo, tập huấn cho các doanh nghiệp và các tỉnh chưa đi sâu, đi sát vào những nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp” – bà Phương cho hay.

Do đó, Bộ Công Thương kỳ vọng rằng đội ngũ chuyên gia này sẽ được đào tạo bài bản hơn để hướng tới 2 mục tiêu.

Mục tiêu thứ nhất là họ sẵn sàng nắm bắt được những định hướng ở chủ trương, chính sách ở cấp Trung ương, ví dụ như xác định chúng ta sẽ phải gia tăng thị phần của mình ở các thị trường đã có FTA.

Thứ hai là gia tăng những định hướng về việc doanh nghiệp ít làm thủ công đi và tăng sản phẩm có thương hiệu, có giá trị gia tăng nhiều hơn nhằm mang lại giá trị cao hơn cho các doanh nghiệp. Tức là sẽ phải bố trí người để có thể được đào tạo một cách bài bản hơn, để quá trình kết nối với các cơ quan cấp Trung ương cũng như hỗ trợ doanh nghiệp thiết thực và hiệu quả hơn.

Ở cấp độ doanh nghiệp, Bộ Công Thương kỳ vọng rằng doanh nghiệp nhận thức được rằng các doanh nghiệp phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhưng nếu có điều kiện xây dựng được một bộ phận chuyên gia về FTA trong nội bộ doanh nghiệp thì là điều quá tốt. Vì ta đang làm việc với những thị trường rất khó tính như EU, Canada, Mỹ… là những thị trường có rào cản phi thương mại rất lớn. Nếu như chuyên gia không nắm rõ những quy định về hải quan, về xuất xứ hay về lao động, môi trường trong hiệp định cũng như các quy định mới phát sinh tại các thị trường này thì sẽ rất khó để có thể duy trì được tính bền vững và thị phần ổn định tại các thị trường.

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể hình thành một nhân sự chuyên trách kết nối với những đơn vị có thể cung ứng được nhân lực về chuyên gia FTA, như thế sẽ giảm gánh nặng cho doanh nghiệp trong việc phải thiết lập riêng một bộ phận.

Bên cạnh đó, năm 2023, trên cơ sở khảo sát nhu cầu của các tỉnh, thành, Bộ Công Thương sẽ bước đầu triển khai thí điểm đào tạo các lớp chuyên gia đầu tiên để có thể cung ứng được nguồn nhân lực ngay lập tức và tại chỗ cho các tỉnh, thành và cố vấn hỗ trợ cho các doanh nghiệp khi mà doanh nghiệp có nhu cầu.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định thương mại tự do (FTA)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đẩy mạnh thông tin đối ngoại, hội nhập quốc tế nâng cao vị thế, uy tín của Bộ Công Thương

Đẩy mạnh thông tin đối ngoại, hội nhập quốc tế nâng cao vị thế, uy tín của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, Kết luận của Bộ Chính trị nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại.
Thực thi FTA thúc đẩy các thành tựu cải cách kinh tế của Việt Nam

Thực thi FTA thúc đẩy các thành tựu cải cách kinh tế của Việt Nam

Các chuyên gia quốc tế đánh giá Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công nhất về quá trình chuyển đổi kinh tế ở châu Á.
Xây dựng Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp da giày tận dụng tốt hơn EVFTA

Xây dựng Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp da giày tận dụng tốt hơn EVFTA

Hiệp định EVFTA đã và đang tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho ngành da giày Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, tránh phụ thuộc quá mức vào một thị trường.
Hiệp định EVFTA hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Hiệp định EVFTA hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Bên cạnh xóa bỏ thuế quan, EVFTA mang lại nhiều lợi ích như tự do hóa dịch vụ và mua sắm, giảm các rào cản thương mại phi thuế quan, phát triển bền vững...
Xây dựng hệ sinh thái, tận dụng các FTA để thúc đẩy xuất khẩu da giày

Xây dựng hệ sinh thái, tận dụng các FTA để thúc đẩy xuất khẩu da giày

8 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép đi các thị trường có FTA của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng tăng 8% so với cùng kỳ.

Tin cùng chuyên mục

Hiệp định EVFTA mang lại những lợi ích đáng kể và đang dần chứng minh giá trị

Hiệp định EVFTA mang lại những lợi ích đáng kể và đang dần chứng minh giá trị

Hiệp định EVFTA là 1 trong những động lực quan trọng góp phần gia tăng thương mại đầu tư Việt Nam–Thuỵ Điển sau 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1969-2024)
Hiệp định EVFTA: Thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt vào thị trường Áo mà không cần

Hiệp định EVFTA: Thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt vào thị trường Áo mà không cần 'bước đệm' nước thứ ba

Bà Đinh Thị Hoàng Yến, Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Áo, kiêm nhiệm Slovenia chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương về hiệu quả của Hiệp định EVFTA.
Mỗi địa phương, doanh nghiệp, ngành hàng sẽ có một chuyên gia về FTA

Mỗi địa phương, doanh nghiệp, ngành hàng sẽ có một chuyên gia về FTA

Bộ Công Thương thông báo tổ chức các lớp đào tạo để trở thành chuyên gia FTA thế hệ mới năm 2024, bao gồm các chương trình đào tạo khóa cơ bản và chuyên sâu.
Bài 3: Để tận dụng tốt nhất

Bài 3: Để tận dụng tốt nhất 'cao tốc' EVFTA

Dù EVFTA đã được doanh nghiệp tận dụng tốt, song hiện EU đang dựng lên hàng rào phi thuế quan buộc doanh nghiệp phải thích ứng.
Bài 2: Tăng cường hợp tác logistics, giảm nỗi lo do cước tàu biển tăng

Bài 2: Tăng cường hợp tác logistics, giảm nỗi lo do cước tàu biển tăng 'phi mã'

Cước tàu biển sang EU neo ở mức cao, EVFTA có thể mở ra cơ hội cho doanh nghiệp hai bên tăng cường hợp tác trong lĩnh vực logistics, giảm nỗi lo chi phí.
Bài 1:

Bài 1: 'Cao tốc' EVFTA được tận dụng hiệu quả, hàng Việt rộn ràng vào EU

Có hiệu lực từ năm 2020, sau 4 năm triển khai, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU được đánh giá là một trong những hiệp định được tận dụng hiệu quả nhất.
EU siết quy định an toàn thực phẩm với nông sản, giải pháp nào tránh

EU siết quy định an toàn thực phẩm với nông sản, giải pháp nào tránh 'ổ gà' trên 'cao tốc' EVFTA?

Hiệp định EVFTA mang lại những ưu đãi lớn cho hàng Việt vào EU, đặc biệt là nông sản. Tuy nhiên, thị trường này cũng đặt ra những yêu cầu rất cao về sản phẩm.
Khai mạc Phiên đàm phán lần thứ 8 nâng cấp Hiệp định ACFTA

Khai mạc Phiên đàm phán lần thứ 8 nâng cấp Hiệp định ACFTA

Ngày 6/8, Phiên đàm phán lần thứ 8 nâng cấp Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) đã khai mạc tại tỉnh Quảng Ninh.
Các cam kết từ EVFTA: Động lực đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam

Các cam kết từ EVFTA: Động lực đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam

Hiệp định EVFTA đã và đang góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam về chuyển đổi số, thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử giữa EU và Việt Nam.
4 năm thực thi: EVFTA củng cố sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư châu Âu

4 năm thực thi: EVFTA củng cố sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư châu Âu

Sau 4 năm thực thi, theo EuroCham, EVFTA đã thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu và củng cố sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư châu Âu.
Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu các nước ký FTA chiếm tỷ lệ cao

Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu các nước ký FTA chiếm tỷ lệ cao

Sự nỗ lực của các doanh nghiệp, hỗ trợ của cơ quan nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế, kim ngạch xuất khẩu với các nước ký Hiệp định thương mại (FTA) chiếm tỷ lệ cao.
Ngành da giày hưởng lợi, chịu tác động gì từ Hiệp định AANZFTA?

Ngành da giày hưởng lợi, chịu tác động gì từ Hiệp định AANZFTA?

Mặc dù có sự tăng trưởng trong những tháng đầu năm 2024, nhưng ngành da giày đang đối mặt với những quy định mới tại thị trường XK liên quan đến chuỗi cung ứng.
ASEAN - Australia - New Zealand giới thiệu bản nâng cấp của Hiệp định AANZFTA

ASEAN - Australia - New Zealand giới thiệu bản nâng cấp của Hiệp định AANZFTA

Bản nâng cấp Hiệp định AANZFTA tiếp tục tạo nền móng vững chắc hơn nữa cho quan hệ thương mại và đầu tư giữa các nước thành viên ASEAN, Australia, New Zealand.
Hội nghị Bộ trưởng IPEF: Việt Nam, Singapore và Hoa Kỳ hợp tác thương mại điện liên biên giới

Hội nghị Bộ trưởng IPEF: Việt Nam, Singapore và Hoa Kỳ hợp tác thương mại điện liên biên giới

Tại Hội nghị Bộ trưởng IPEF, Việt Nam, Singapore và Hoa Kỳ thành lập Nhóm công tác đầu tư dự án năng lượng tái tạo, phát triển thương mại điện liên biên giới.
Hơn 23 tỷ USD "chảy" vào dự án của các nước IPEF

Hơn 23 tỷ USD "chảy" vào dự án của các nước IPEF

Diễn đàn Đầu tư Kinh tế sạch IPEF đã huy động tới 23 tỷ USD nguồn vốn đầu tư cho hơn 69 dự án cơ sở hạ tầng bền vững trong khu vực.
Ấn Độ, Indonesia đặt kì vọng lớn vào cuộc họp Hội nghị Bộ trưởng IPEF tại Singapore

Ấn Độ, Indonesia đặt kì vọng lớn vào cuộc họp Hội nghị Bộ trưởng IPEF tại Singapore

Đại diện Bộ Thương mại Ấn Độ và Indonesia đều đã bày tỏ kỳ vọng lớn vào hợp tác kinh tế bên lề Hội nghị Bộ trưởng IPEF và Diễn đàn Đầu tư Kinh tế sạch IPEF.
Bộ Công Thương: 9 giải pháp tận dụng ưu đãi từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu

Bộ Công Thương: 9 giải pháp tận dụng ưu đãi từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu

Trong bối cảnh thế giới biến động, Bộ Công Thương đã đưa ra 9 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, thúc đẩy thực thi các FTA và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Ngành Công Thương đặt trọng tâm vào việc thực thi và tận dụng hiệu quả cơ hội từ các FTA

Ngành Công Thương đặt trọng tâm vào việc thực thi và tận dụng hiệu quả cơ hội từ các FTA

Bộ Công Thương đã và đang tích cực phối hợp triển khai các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao hiệu quả khai thác ưu đãi từ các Hiệp định FTA.
Bình Dương: Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển bền vững

Bình Dương: Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển bền vững

Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, Bình Dương tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác song và đa phương trên nhiều lĩnh vực.
Tận dụng tốt hơn nữa ưu đãi từ các FTA để đẩy mạnh xuất khẩu gạo, rau quả

Tận dụng tốt hơn nữa ưu đãi từ các FTA để đẩy mạnh xuất khẩu gạo, rau quả

4 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo, rau quả tăng cả về lượng và giá trị, song nhiều doanh nghiệp chưa nắm vững quy định, yêu cầu từ các FTA để đẩy mạnh xuất khẩu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động