Phát triển thị trường lao động hiện đại, bền vững: Giải pháp nào?

Làm thế nào lấp đầy lỗ hổng thị trường lao động đang là câu hỏi khó với doanh nghiệp, cơ quan quản lý và cả các chuyên gia trong ngành.
Tìm giải pháp phát triển thị trường lao động hiện đại, bền vững

Doanh nghiệp “kêu” thiếu

7 tháng đầu năm, sản xuất công nghiệp và thương mại đều đạt kết quả khả quan. Trong đó, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,8% so với cùng kỳ, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 433,6 tỷ USD, cán cân thương mại tiếp tục duy trì xuất siêu trên 1,0 tỷ USD.

Dù vậy, nhiều ngành hàng xuất khẩu lớn đang có dấu hiệu giảm tốc. Ngoài khó khăn về thị trường, thiếu lao động là nguyên nhân vô cùng quan trọng. Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, phản ánh: Dệt may là ngành thâm dụng lao động và chịu ảnh hưởng rất lớn do tác động của dịch Covid-19. Nhiều công nhân về quê đã không trở lại làm việc, hiện tình trạng thiếu lao động đang diễn ra cục bộ ở một số địa phương và thành phố lớn. Đặc biệt, những doanh nghiệp ở các thành phố làm việc 3 ca tuyển dụng lao động rất khó khăn, chi phí đào tạo tăng, năng suất của lao động mới tuyển thấp.

Ngành cũng đang thiếu lao động ở một số lĩnh vực then chốt như kéo sợi, dệt nhuộm. Cùng đó là vấn đề cạnh tranh lao động với các ngành sản xuất khác, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Thiếu lao động cho sản xuất không chỉ tồn tại trong ngành dệt may mà đang khá phổ biến và làm đau đầu nhiều doanh nghiệp da giày, thuỷ sản, chế biến gỗ và lâm sản…

TS. Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, thành viên Hội đồng tiền lương Quốc gia, bày tỏ: Sau đại dịch Covid-19, doanh nghiệp bị suy giảm nguồn lực, cộng hưởng với thiếu hụt lao động đã gây ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, các ngành đang phục hồi mạnh như du lịch, dịch vụ đang rất khó khăn vì thiếu hụt nhân lực.

Mặt khác, làn sóng dịch chuyển sản xuất của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài toàn cầu sau dịch Covid-19 cũng đòi hỏi Việt Nam phải có nguồn nhân lực để nắm bắt.

Đáng nói, không chỉ thiếu lao động, doanh nghiệp còn phải đối mặt với tình trạng nhiều người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần, làm việc thời gian ngắn rồi xin nghỉ hưởng bảo hiểm thất nghiệp đã gây mất ổn định lao động. “Hiện tượng này đã cảnh báo về tính bền vững của thị trường lao động và cần phải có những giải pháp làm “kiên cố” yếu tố bền vững này”, TS. Tô Hoài Nam nhận định.

Phát triển thị trường lao động hiện đại, bền vững: Giải pháp nào?
Doanh nghiệp sản xuất "kêu" thiếu lao động

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới vừa công bố hồi đầu tháng 8 đã khái quát một cách chính xác về tình trạng thiếu lao động của doanh nghiệp Việt Nam. Theo đó, có khoảng hơn 70% doanh nghiệp được khảo sát cho biết gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động có kỹ năng lãnh đạo và quản lý; 68% doanh nghiệp khó tuyển dụng lao động có chuyên môn kỹ thuật theo việc làm cụ thể. Nguyên nhân một phần là bởi các chính sách, chi phí đầu tư cho giáo dục ở Việt Nam chưa cao, nguồn vốn Nhà nước đầu tư cho đổi mới sáng tạo tại Việt Nam vẫn ở mức thấp.

Trên thực tế, bài toán thiếu lao động cho các ngành sản xuất đã xuất hiện từ lâu và trở nên khó giải hơn sau dịch Covid-19 khi số lao động dịch chuyển từ nghề này sang nghề khác, từ địa phương này sang địa phương khác biến động nhiều.

Cảnh báo về chất lượng lao động

Bên cạnh tình trạng thiếu lao động cho hoạt động sản xuất, nhiều chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo về chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ cho các ngành công nghiệp nền tảng và phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá của đất nước.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, TS. Đồng Trung Chính - Hiệu trưởng Trường cao đẳng Kinh tế công nghiệp Hà Nội, cho hay: Chất lượng lao động đang có vấn đề, ảnh hưởng đến năng suất lao động. Nhu cầu đi học hiện nay của xã hội tiếp cận với học nghề chưa được nhiều, trên thực tế tâm lý của gia đình của học sinh là đi học đại học để lấy bằng chứ chưa phải là đi học nghề để lấy việc làm.

Một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo ra lực lượng lao động chưa đạt chất lượng mà doanh nghiệp cần, tiệm cận giữa đào tạo và thực tế hiện nay đang có một khoảng cách. Do đó, khi tuyển dụng lao động các doanh nghiệp vẫn mất công đào tạo lại.

Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế, TS. Trần Toàn Thắng - Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết thêm: Thực trạng giáo dục đào tạo của Việt Nam hiện nay là đào tạo ở bậc đại học hay trên đại học thì nhiều nhưng công nhân lành nghề thì lại ít. Trong khi đó, với những ngành sản xuất mang tính kỹ thuật cao không đòi hỏi lao động mang tính cao hẳn như đại học hay trên đại học mà là công nhân lành nghề hay kỹ thuật viên đào tạo 3 năm ở trường nghề.

Một vấn đề nữa, các trường đào tạo của Việt Nam vẫn chưa theo yêu cầu thị trường. Để khắc phục, giáo dục đào tạo nghề của Việt Nam cần chú trọng đến nhu cầu của doanh nghiệp, của thị trường thay vì đào tạo theo chủ quan của mình.

“Muốn làm được như vậy, chúng ta cần có những nghiên cứu cụ thể. Ví dụ, đến năm 2025 Việt Nam cần bao nhiêu công nhân trong những lĩnh vực nào để có kế hoạch đào tạo phù hợp theo yêu cầu thị trường. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần có những chính sách nâng cao năng suất lao động, muốn làm được điều này, bên cạnh sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, rất cần sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng, của Nhà nước nhằm tạo “cú huých” cho đào tạo nguồn lao động”, TS. Trần Toàn Thắng bày tỏ.

“Kế” hay từ các chuyên gia

Lao động vốn được nhận định là một lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong phát triển kinh tế, đặc biệt trong thu hút đầu tư nước ngoài. Trong trung hạn, lao động vẫn là lợi điểm của các ngành xuất khẩu, nhất là những ngành thâm dụng lao động, chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao.

Trong bối cảnh đó, làm thế nào để giải quyết bài toán thiếu nhân lực trước mắt và về lâu dài để Việt Nam có nguồn nhân lực tốt phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là câu chuyện cần bàn.

Thị trường lao động Việt Nam đang thiếu nhân lực chất lượng cao
Thị trường lao động Việt Nam đang thiếu nhân lực chất lượng cao

Về phía doanh nghiệp, TS. Tô Hoài Nam cho rằng: Đã có sự thay đổi trong mối quan hệ doanh nghiệp - người lao động, đòi hỏi doanh nghiệp với tư cách là người sử dụng lao động phải chủ động hơn trong trong việc xây dựng phúc lợi trên nền tảng lương. Thay bằng 1-2 lần/tháng như trước đây, nay nhiều doanh nghiệp đã trả lương 2-3 lần/tháng, thậm trí 4 lần/tháng để kịp thời đáp ứng yêu cầu của người lao động.

Sinh kế đi liền chất lượng cuộc sống và ngược lại, khi người lao động ổn định cuộc sống, hài lòng, tin tưởng thì năng suất làm việc sẽ tăng, qua đó tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường lao động. Chăm lo cho người lao động nên được coi là phần trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đó cũng là xu hướng quản trị chung mà các doanh nghiệp Việt Nam cần hướng tới. “Vì thế theo tôi, doanh nghiệp cần xác định, ưu tiên chăm lo cho lợi ích của người lao động chính là tạo điểm tựa để giữ chân và giúp người lao động gắn bó lâu dài”, TS Tô Hoài Nam chia sẻ.

Bên cạnh đó, để giải bài toán nhân lực, sớm phục hồi thị trường lao động, cần có giải pháp lớn của Chính phủ, trong đó về lâu dài phải thực hiện thành công mô hình kết nối Nhà nước - nhà trường- doanh nghiệp trong đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực.

Ở góc độ đơn vị đào tạo nghề, TS. Đồng Trung Chính, cho rằng: Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong ngắn hạn, các doanh nghiệp phải có chính sách phối hợp với các trường đào tạo nghề để có chương trình đào tạo cụ thể, phù hợp.

Trong dài hạn, Chính phủ cùng các cơ quan quản lý Nhà nước cần có chính sách xuyên suốt làm sao có sự hợp tác thực sự giữa 3 bên: Doanh nghiệp - nhà trường - người học để hỗ trợ cho người học về nhu cầu nghề nghiệp và vấn đề kinh tế. Mặt khác, trong quá trình đào tạo, trang thiết bị thực hành để sát với yêu cầu của doanh nghiệp thì các trường không có đủ nguồn lực để đầu tư, do đó rất cần có chính sách cụ thể để gắn kết với doanh nghiệp.

Ngày 20/8, Hội nghị "Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập" sẽ diễn theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Hội nghị nhằm tìm ra lời giải cho bài toán thiếu lao động của doanh nghiệp và chuẩn bị nguồn nhân lực tốt cho sự phát triển của đất nước. Sự kiện thu hút sự quan tâm không chỉ của doanh nghiệp mà còn của các chuyên gia, trường đào tạo và cả người lao động.
Nhóm phóng viên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường lao động

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhân sự 18/9: Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình thêm nhiệm vụ; Sở Nội vụ Ninh Bình có tân Phó Giám đốc

Nhân sự 18/9: Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình thêm nhiệm vụ; Sở Nội vụ Ninh Bình có tân Phó Giám đốc

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình là Tổ trưởng Tổ công tác cải cách TTHC của Chính phủ; ông Nguyễn Xuân Tuyển giữ chức Phó Giám đốc Sở Nội vụ Ninh Bình.
Tết Nguyên đán 2025: Người lao động, cán bộ, công chức, viên chức có thể được nghỉ 9 ngày

Tết Nguyên đán 2025: Người lao động, cán bộ, công chức, viên chức có thể được nghỉ 9 ngày

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến các bộ, ngành về phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2025, trong đó chỉ đề xuất 1 phương án duy nhất.
Nhân sự 16/9: Bổ nhiệm Phó Viện trưởng VKSND tối cao; Phê chuẩn Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương

Nhân sự 16/9: Bổ nhiệm Phó Viện trưởng VKSND tối cao; Phê chuẩn Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương

Ngày 16/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước trao quyết định bổ nhiệm Phó Viện trưởng VKSND tối cao; Thủ tướng phê chuẩn vị trí Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương.
Nhân sự Trung ương: Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư bổ nhiệm nhân sự chủ chốt

Nhân sự Trung ương: Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư bổ nhiệm nhân sự chủ chốt

Trong tuần qua (từ ngày 9/9-14/9), Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch Đầu tư, các tổ chức cấp Trung ương đã bổ nhiệm các nhân sự chủ chốt.
Nhiều tỉnh bổ nhiệm cán bộ; doanh nghiệp niêm yết liên tục thay

Nhiều tỉnh bổ nhiệm cán bộ; doanh nghiệp niêm yết liên tục thay 'ghế nóng'

Mới đây, nhiều địa phương như Vĩnh Phúc, Huế, Đồng Nai bổ nhiệm nhân sự chủ chốt; các doanh nghiệp niêm yết liên tục thay "ghế nóng".

Tin cùng chuyên mục

Mặt trận Tổ quốc công bố tiếp hơn 2.000 trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào vùng lũ từ 10-12/9

Mặt trận Tổ quốc công bố tiếp hơn 2.000 trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào vùng lũ từ 10-12/9

Đêm 13/9, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục công bố hơn 2.000 trang sao kê về số tiền cả nước ủng hộ đồng bào bị thiệt hại từ ngày 10-12/9.
Nhân sự 13/9: Văn phòng Chính phủ bổ nhiệm lại Phó Chủ nhiệm; Huyện Tam Đảo có tân Bí thư Huyện ủy

Nhân sự 13/9: Văn phòng Chính phủ bổ nhiệm lại Phó Chủ nhiệm; Huyện Tam Đảo có tân Bí thư Huyện ủy

Ngày 13/9, Văn phòng Chính phủ bổ nhiệm Phó Chủ nhiệm Nguyễn Sỹ Hiệp; ông Nguyễn Mạnh Tuấn giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy Tam Đảo, nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Bộ Nội vụ nói về bất cập trong luân chuyển vị trí công tác

Bộ Nội vụ nói về bất cập trong luân chuyển vị trí công tác

Bộ Nội vụ cho biết, có phương án tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền địa phương trong việc bố trí công tác với đội ngũ công chức cấp xã, phù hợp thực tiễn.
Hình ảnh tàu bay chằng néo tứ phía tại Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài trước siêu bão Yagi

Hình ảnh tàu bay chằng néo tứ phía tại Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài trước siêu bão Yagi

Chiều 6/9, Cảng HKQT Nội Bài đã thực hiện nhiều biện pháp, trong đó có việc gia cố chốt chặt để cố định các tàu bay nhằm đảm bảo an toàn.
Nhân sự 6/9: Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; ngân hàng Standard Chartered Việt Nam lần đầu có CEO Việt

Nhân sự 6/9: Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; ngân hàng Standard Chartered Việt Nam lần đầu có CEO Việt

Ông Nguyễn Minh Vũ được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; ngân hàng Standard Chartered lần đầu bổ nhiệm CEO người Việt Nam.
Cho phép tối đa 1.000 lao động Việt Nam làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại Australia

Cho phép tối đa 1.000 lao động Việt Nam làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại Australia

Chính phủ Australia sẽ cho phép tối đa 1.000 lao động Việt Nam làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại Australia tại cùng một thời điểm.
Nhân sự 5/9: Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hóa nhận nhiệm vụ mới; tân Đại sứ Việt Nam tại Lào là ai?

Nhân sự 5/9: Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hóa nhận nhiệm vụ mới; tân Đại sứ Việt Nam tại Lào là ai?

Ngày 5/9, ông Nguyễn Minh Tâm giữ chức vụ Đại sứ Việt Nam tại Lào; ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa giữ chức Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.
ManpowerGroup: Phát triển cộng đồng qua việc làm bền vững và ý nghĩa

ManpowerGroup: Phát triển cộng đồng qua việc làm bền vững và ý nghĩa

ManpowerGroup luôn nỗ lực xây dựng tương lai tươi sáng và bền vững hơn dựa trên ba trụ cột chính: Hành tinh, Con người & Sự thịnh vượng, và Nguyên tắc Quản trị.
Bộ Nội vụ nói gì về tuyển viên chức ngành Marketing?

Bộ Nội vụ nói gì về tuyển viên chức ngành Marketing?

Bộ Nội vụ cho biết nếu đủ điều kiện, Phó Trưởng phòng Marketing tại một số doanh nghiệp sẽ được bổ nhiệm viên chức quản lý mà không phải thực hiện sát hạch.
Thị trường lao động đã thực sự linh hoạt?

Thị trường lao động đã thực sự linh hoạt?

8 tháng qua, thị trường lao động tại các địa phương ghi nhận nhiều chuyển biến, tuy nhiên để tiệm cận với khu vực và thế giới còn khoảng cách không nhỏ.
Bộ Nội vụ phản hồi thắc mắc bậc lương viên chức

Bộ Nội vụ phản hồi thắc mắc bậc lương viên chức

Bộ Nội vụ đã có thông tin hướng dẫn xếp bậc lương viên chức trong trường hợp từng có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Vietjet tổ chức ngày hội tuyển dụng lớn nhất năm 2024

Vietjet tổ chức ngày hội tuyển dụng lớn nhất năm 2024

Ngày hội tuyển dụng - Vietjet Sky Career Day diễn ra ngày 7/9 tại Vietjet Plaza - 60A Trường Sơn, Phường 2, Tân Bình, TP.HCM
Thiếu tướng Trần Văn Thiện nhận nhiệm vụ mới, Bắc Ninh bổ nhiệm lãnh đạo Sở LĐ - TBXH

Thiếu tướng Trần Văn Thiện nhận nhiệm vụ mới, Bắc Ninh bổ nhiệm lãnh đạo Sở LĐ - TBXH

Mới đây, Thiếu tướng Trần Văn Thiện nhận nhiệm vụ mới từ Bộ trưởng Bộ Công an. Đồng thời, tỉnh Bắc Ninh bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở LĐ-TBXH.
Số lượng cấp phó của các cơ quan, đơn vị sẽ như thế nào từ 1/9/2024?

Số lượng cấp phó của các cơ quan, đơn vị sẽ như thế nào từ 1/9/2024?

Nghị định số 83/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/9 quy định về số lượng cấp phó của các cơ quan, đơn vị.
Quốc hội điều chỉnh nhân sự, TP. Hồ Chí Minh bổ nhiệm nhiều hiệu trưởng trường trung học phổ thông

Quốc hội điều chỉnh nhân sự, TP. Hồ Chí Minh bổ nhiệm nhiều hiệu trưởng trường trung học phổ thông

Trong 2 ngày 28-29/8, Quốc hội và nhiều địa phương như TP. Hồ Chí Minh, Yên Bái, Đồng Tháp đã thực hiện bổ nhiệm, điều động các nhân sự chủ chốt.
Đào tạo nghề đã đáp ứng nhu cầu thị trường?

Đào tạo nghề đã đáp ứng nhu cầu thị trường?

Dù tới hơn 80% học viên tốt nghiệp có việc làm, song trong bối cảnh mới yêu cầu đào tạo nghề cần có sự chuyển đổi, phù hợp thực tiễn.
Bộ Nội vụ nêu các chức danh lãnh đạo có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn

Bộ Nội vụ nêu các chức danh lãnh đạo có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn

Theo Bộ Luật Lao động, một số cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có thể nghỉ hưu ở tuổi cao nhưng phải bảo đảm không vượt quá 65 tuổi.
Thiếu hụt nhân sự nghiêm trọng tại các doanh nghiệp cảng biển

Thiếu hụt nhân sự nghiêm trọng tại các doanh nghiệp cảng biển

Nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp cảng biển của Việt Nam đang ở trong tình trạng thiếu hụt nghiệm trọng.
Bộ Nội vụ nói gì về việc bầu lãnh đạo địa phương?

Bộ Nội vụ nói gì về việc bầu lãnh đạo địa phương?

Bộ Nội vụ thông tin, việc bầu Phó Chủ tịch UBND cấp huyện dựa theo giới thiệu của Chủ tịch UBND. Phó Chủ tịch UBND không nhất thiết là đại biểu HĐND.
Thị trường lao động dần ổn định nhưng chưa hết khó

Thị trường lao động dần ổn định nhưng chưa hết khó

Thu nhập bình quân của lao động Việt Nam nửa đầu năm nay đạt 8,4 triệu đồng/tháng, tăng 567.000 đồng/tháng, phản ánh tín hiệu tích cực của thị trường lao động.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động