Phát triển thương mại miền núi, hải đảo: Ưu tiên sản phẩm tiềm năng

Sau 5 năm thực hiện Quyết định 964/QĐ-TTg giai đoạn 2015 – 2020, bộ mặt thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đã thay đổi nhiều trong việc hình thành những chuỗi sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hiện đại, bền vững.

Kết quả tích cực

Nhằm tổng kết, chia sẻ các kinh nghiệm hoạt động trong thực hiện Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015 – 2020 theo Quyết định 964/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng chính phủ và đưa ra đề xuất về phương hướng phát triển mới trong giai đoạn tiếp theo 2021 - 2025, ngày 11/8, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Tổng kết Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 5 năm (2015 – 2020).

Thông tin tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhận định: “Qua 5 năm triển khai, Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đã đem lại những kết quả tích cực về sản xuất, phân phối và tiêu dùng trên các địa bàn còn nhiều khó khăn”.

Phát triển thương mại miền núi, hải đảo ưu tiên sản phẩm tiềm năng
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phát biểu tại hội nghị

Chương trình không chỉ kết nối và thu hút được các thương nhân, doanh nghiệp đầu tư, phát triển hoạt động thu mua, quảng bá sản phẩm hàng hóa nông, lâm, thủy sản của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, mà thông qua tổ chức các Hội nghị, hội thảo còn hình thành được những chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hiện đại, bền vững. Nhiều đặc sản vùng, miền như xoài Sơn La, sâm Ngọc Linh, bơ sáp Đắk Lắk, cá hồi Sapa, rượu sim Phú Quốc, … đã mở được đường vào hệ thống phân phối có uy tín trên cả nước và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

Bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, Chương trình đã nghiên cứu xây dựng và phát triển hệ thống chính sách, cơ chế thương mại đặc thù với một số huyện đảo, xã đảo; xây dựng, áp dụng và phát triển cơ chế “biên mậu trên biển” đối với một số huyện đảo, xã đảo; xây dựng mô hình phân phối đặc thù phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng tại một số huyện đảo như Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi; huyện đảo Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; xây dựng được Cơ sở dữ liệu sản phẩm - ngành hàng có lợi thế tại các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và 35 bộ cẩm nang hồ sơ các mặt hàng có lợi thế cho 35 tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; đào tạo nguồn nhân lực cho hơn 4.000 doanh nghiệp, hộ kinh doanh, tiểu thương hoạt động kinh doanh tại thị trường miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; rà soát phát triển và quản lý chợ miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo từ đó nghiên cứu xây dựng các cơ chế chính sách đối với quản lý, phát triển chợ, xây dựng các đề án kết nối, phát triển hạ tầng thương mại biên giới…

Phát triển thương mại miền núi, hải đảo ưu tiên sản phẩm tiềm năng
Các đại biểu tham quan khu trưng bày, giới thiệu kết quả trong 5 năm thực hiện Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trong giai đoạn 2015-2020

Chia sẻ kinh nghiệm về phát triển thương mại tại địa phương, ông Đinh Lâm Sáng - Phó Giám đốc Sở Công Thương Bắc Kạn – cho biết: Trong giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn Bắc Kạn đã chú trọng triển khai thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy thương mại miền núi. Trong đó, tỉnh lồng ghép vào các chương trình phát triển các sản phẩm đặc sản, đặc trưng, sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP của địa phương. Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác đã được thành lập từng bước thay đổi nhận thức, tư duy trong sản xuất, tạo ra sản phẩm có giá trị góp phần nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo.

Đặc biệt, tỉnh Bắc Kạn khuyến khích phát triển các sản phẩm, hàng hóa có thương hiệu là đặc trưng, có tiềm năng của địa phương để đưa vào các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trong cả nước và xuất khẩu. Hiện, Bắc Kạn có nhiều sản phẩm hình thành được thương hiệu, có chỉ dẫn địa lý, bảo hộ nhãn hiệu tập thể: Chỉ dẫn địa lý “Quýt Bắc Kạn”; Nhãn hiệu tập thể “Gạo Nếp Khẩu Nua Lếch Ngân Sơn”, “Chè Shan tuyết Bằng Phúc”, “Miến dong Bắc Kạn ”...

Hướng tới thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thực hiện Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trong những năm qua vẫn còn những khó khăn. Việc triển khai Chương trình còn hạn chế, chưa triển khai rộng rãi được khắp các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Kinh phí thấp, khiến cho việc thực hiện chỉ giới hạn trong phạm vi nhất định, chưa tạo được sự tương tác và bổ trợ lẫn nhau trong quá trình phát triển. Đặc biệt, vấn đề xây dựng, sửa chữa cải tạo và nâng cấp các hạng mục chợ miền núi, vùng sâu vùng xa và hải đảo rất cần thiết và quan trọng nhưng thực tế, chưa bố trí được kinh phí cho địa phương trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

Phát triển thương mại miền núi, hải đảo ưu tiên sản phẩm tiềm năng
Các đại biểu thảo luận chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình triển triển khai Chương trình

Bên cạnh đó, các mặt hàng tiềm năng chỉ mới chỉ đạt ở mức sản xuất nhỏ lẻ, đơn thuần, thiếu tập trung, chưa đủ lớn để thu hút đầu tư phát triển. Sản phẩm đặc trưng sản xuất nhỏ lẻ, theo mùa vụ, chưa được tổ chức/cá nhân chú trọng đến bao bì, mẫu mã, đăng ký nhãn hiệu. Cơ cấu hàng hóa bất cập, thiếu bền vững, chủ yếu là thô sơ, không có giá trị cao.

Ngoài ra, nhiều cơ sở sản xuất chưa quan tâm đến phát triển thương hiệu, bao bì, tem nhãn, vệ sinh an toàn thực phẩm nên chưa thu hút tiêu thụ sản phẩm. Hàng hóa chưa có tính ổn định, chưa có tính bền vững. Các cơ sở, doanh nghiệp còn thiếu tính chủ động, chưa tích cực tham gia các phong trào, các hoạt động kết nối…

Phát triển thương mại miền núi, hải đảo ưu tiên sản phẩm tiềm năng

Do vậy, hướng tới mục tiêu xây dựng và phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các miền, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập của người dân, đảm bảo an ninh quốc phòng ở miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, thời gian tới, Bộ Công Thương tiếp tục tăng cường thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng (TTXVN, VOV1, VTV1, VTV5, Báo Công Thương…), xuất bản và phát hành phóng sự, tin, bài về diễn biến, hoạt động thương mại diễn ra tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Bên cạnh đó, cũng đã xây dựng và duy trì chuyên trang thông tin về sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trên website: www.sanphamvungmien.vn; xuất bản và phát hành ấn phẩm “Hàng hóa thương hiệu miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo Việt Nam” để giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa đối với các mặt hàng là lợi thế của các địa phương…

Đồng thời, Bộ Công Thương sẽ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục phê duyệt thực hiện Chương trình 05 năm, giai đoạn 2021 – 2025; đề nghị Chính phủ quan tâm, bố trí nguồn ngân sách Nhà nước để hỗ trợ đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp các chợ truyền thống ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, đặc biệt ở những vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn; tăng cường đẩy mạnh liên kết vùng miền nhằm tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo; đề nghị các địa phương hàng năm cần bố trí một phần kinh phí nhất định từ nguồn ngân sách địa phương để thực hiện Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

Thu Trang - Hoàng Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giá lúa gạo hôm nay 22/9 và tổng kết tuần 16-22/9: Tăng mạnh nhất 350 đồng/kg, giảm mạnh nhất  450 đồng/kg

Giá lúa gạo hôm nay 22/9 và tổng kết tuần 16-22/9: Tăng mạnh nhất 350 đồng/kg, giảm mạnh nhất 450 đồng/kg

Giá lúa gạo hôm nay 22/9 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long duy trì ổn định. Trong tuần qua, giá các mặt hàng lúa gạo liên tục điều chỉnh tăng, giảm.
Cập nhật giá vàng nhẫn, vàng SJC, DOJI, PNJ, 9999 hôm nay ngày 22/9

Cập nhật giá vàng nhẫn, vàng SJC, DOJI, PNJ, 9999 hôm nay ngày 22/9

Trong khi giá vàng nhẫn lập đỉnh cao kỷ lục chưa từng có, giá vàng miếng của các thương hiệu cũng đồng loạt tăng theo đà đi lên của giá vàng thế giới.
Giá bạc hôm nay 22/9/2024: Giá bạc quay đầu giảm nhiệt

Giá bạc hôm nay 22/9/2024: Giá bạc quay đầu giảm nhiệt

Giá bạc hôm nay được niêm yết ở mức 927.000 đồng/lượng mua vào và 964.000 đồng/lượng bán ra tại Hà Nội. Giá bạc tại TP. Hồ Chí Minh có giá niêm yết cao hơn.
Giá heo hơi hôm nay 22/9/2024: Giao dịch quanh mức 66.000 đồng/kg, kéo dài xu hướng tăng vào tuần tới

Giá heo hơi hôm nay 22/9/2024: Giao dịch quanh mức 66.000 đồng/kg, kéo dài xu hướng tăng vào tuần tới

Giá heo hơi hôm nay ngày 22/9/2024đi ngang ở cả 3 khu vực miền Bắc, miền Trung - Tây Nguyên và miền Nam và ghi nhận giao dịch quanh mức 66.000 đồng/kg.
Tỷ giá USD hôm nay 22/9/2024: Đồng USD đồng loạt giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 22/9/2024: Đồng USD đồng loạt giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 22/9/2024: Tỷ giá trung tâm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố hôm nay giảm 24 đồng so với ngày hôm qua, hiện đang ở mức 24.148 đồng.

Tin cùng chuyên mục

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 22/9/2024: Đồng Yen nhích tăng nhẹ phiên cuối tuần

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 22/9/2024: Đồng Yen nhích tăng nhẹ phiên cuối tuần

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 22/9/2024: Đồng Yen nhích tăng nhẹ phiên cuối tuần. Đổi 1 Man bằng bao nhiêu VND? HSBC là ngân hàng mua Yen cao nhất.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 22/9/2024: Tiếp tục lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay ngày 22/9/2024: Tiếp tục lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay ngày 22/9/2024: Giá dầu thế giới ghi nhận mức giảm nhẹ ngày thứ 2 liên tiếp và hiện giao dịch ở mức thấp 71 USD một thùng.
Giá vàng hôm nay 22/9/2024: Vàng nhẫn vượt mốc 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 22/9/2024: Vàng nhẫn vượt mốc 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 22/9/2024: Trong khi giá vàng miếng của các thương hiệu đứng im, giá vàng nhẫn trong nước lại lập kỷ lục mói, lên mức 80,2 triệu đồng/lượng.
Giá cà phê hôm nay 22/9/2024: Nguồn cung thấp, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sẽ tiếp tục giảm

Giá cà phê hôm nay 22/9/2024: Nguồn cung thấp, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sẽ tiếp tục giảm

Cập nhật giá cà phê hôm nay 22/9/2024, giá cà phê trực tuyến, giá cà phê mới nhất, cà phê Robusta, cà phê nhân, cà phê Arabica hôm nay 22/9/2024.
Giá tiêu hôm nay 22/9/2024: Giá hồ tiêu đã có chuyển biến tăng dần

Giá tiêu hôm nay 22/9/2024: Giá hồ tiêu đã có chuyển biến tăng dần

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 22/9/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 22/9 thế nào?
Dự báo giá cà phê 22/9: Khan hiếm nguồn cung tái diễn, giá cà phê cuối tuần lao dốc?

Dự báo giá cà phê 22/9: Khan hiếm nguồn cung tái diễn, giá cà phê cuối tuần lao dốc?

Dự báo giá cà phê ngày 22/9/2024, giá cà phê trực tuyến, giá cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Kon Tum, cà phê nhân, giá cà phê Arabica ngày 22/9/2024.
Dự báo giá tiêu 22/9/2024: Nguồn cung hạt tiêu vẫn tiếp tục hạn chế trong 3 năm tới

Dự báo giá tiêu 22/9/2024: Nguồn cung hạt tiêu vẫn tiếp tục hạn chế trong 3 năm tới

Dự báo giá tiêu ngày 22/9: Giá tiêu trực tuyến; giá tiêu Tây Nguyên, giá tiêu Đắk Lắk; giá tiêu Đông Nam Bộ; giá tiêu Đắk Nông; giá tiêu mới nhất ngày 22/9.
Hỗ trợ bảo vệ thương hiệu chè Tân Cương, giữ gìn danh xưng

Hỗ trợ bảo vệ thương hiệu chè Tân Cương, giữ gìn danh xưng 'đệ nhất trà'

Thời gian qua, các tổ chức, đơn vị, cơ quan chức năng tỉnh Thái Nguyên có nhiều biện pháp tăng cường bảo vệ thương hiệu chè Tân Cương.
Thị trường trong nước: Động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Thị trường trong nước: Động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Cùng với đầu tư và xuất khẩu, thị trường trong nước là một trong ba cấu phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vĩ mô.
Giá lúa gạo hôm nay 21/9/2024: Giá gạo trong nước tăng nhẹ, gạo xuất khẩu ở mức cao

Giá lúa gạo hôm nay 21/9/2024: Giá gạo trong nước tăng nhẹ, gạo xuất khẩu ở mức cao

Giá lúa gạo hôm nay 21/9 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long duy trì ổn định so với ngày hôm qua với mặt hàng lúa. Giá gạo nguyên liệu tăng 50 đồng/kg.
Công điện của Bộ Công Thương về chủ động dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu ứng phó bão số 4

Công điện của Bộ Công Thương về chủ động dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu ứng phó bão số 4

Chiều 20/9, Bộ Công Thương ban hành công điện số 7323/CĐ-BCT về việc chủ động chuẩn bị dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu ứng phó cơn bão số 4 (Soulik) 2024.
Cập nhật giá vàng SJC, DOJI, PNJ, 9999, giá vàng nhẫn hôm nay 21/9

Cập nhật giá vàng SJC, DOJI, PNJ, 9999, giá vàng nhẫn hôm nay 21/9

Giá vàng thế giới hôm nay 21/9/2024 tăng mạnh lên hơn 2,600 USD/Ounce - thiết lập kỷ lục mới. Giá vàng trong nước chịu tác động cũng đồng thời tăng theo.
Giá heo hơi hôm nay 21/9/2024: Nguồn cung thiếu, giá heo hơi tiếp tục tăng cao

Giá heo hơi hôm nay 21/9/2024: Nguồn cung thiếu, giá heo hơi tiếp tục tăng cao

Giá heo hơi hôm nay ngày 21/9/2024 tăng nhẹ 1.000 đồng/kg ở cả 3 miền dao động trong khoảng 63.000 - 70.000 đồng/kg.
Giá bạc hôm nay 21/9/2024: Bạc thế giới và trong nước tăng trở lại

Giá bạc hôm nay 21/9/2024: Bạc thế giới và trong nước tăng trở lại

Giá bạc hôm nay được niêm yết ở mức 928.000 đồng/lượng mua vào và 973.000 đồng/lượng bán ra tại Hà Nội. Giá bạc tại TP. Hồ Chí Minh có giá niêm yết cao hơn.
Giá cà phê hôm nay 21/9/2024: Trong nước giảm, thế giới đỏ sàn lực bán ra mạnh

Giá cà phê hôm nay 21/9/2024: Trong nước giảm, thế giới đỏ sàn lực bán ra mạnh

Cập nhật giá cà phê hôm nay 21/9/2024, giá cà phê trực tuyến, giá cà phê mới nhất, cà phê Robusta, cà phê nhân, cà phê Arabica hôm nay 21/9/2024.
Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 21/9/2024: Đồng Yen Nhật sẽ tăng hay giảm sau khi BoJ giữ nguyên lãi suất?

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 21/9/2024: Đồng Yen Nhật sẽ tăng hay giảm sau khi BoJ giữ nguyên lãi suất?

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 21/9/2024: Đồng Yen Nhật sẽ tăng hay giảm sau khi BoJ giữ nguyên lãi suất? HSBC là ngân hàng mua Yen cao nhất.
Giá tiêu hôm nay 21/9/2024: Xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang Mỹ cao kỷ lục

Giá tiêu hôm nay 21/9/2024: Xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang Mỹ cao kỷ lục

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 21/9/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 21/9 thế nào?
Tỷ giá USD hôm nay 21/9/2024: Đồng USD mạnh lên

Tỷ giá USD hôm nay 21/9/2024: Đồng USD mạnh lên

Tỷ giá USD hôm nay 21/9/2024: Đồng USD mạnh lên, cao nhất trong 2 tuần so với đồng Yen khi Ngân hàng Nhật Bản thận trọng trong việc tăng lãi suất.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/9/2024: Giá dầu kết thúc tuần tăng

Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/9/2024: Giá dầu kết thúc tuần tăng

Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/9/2024: Giá dầu thế giới kết thúc tuần tăng khi các nhà đầu tư đánh giá việc cắt giảm lãi suất của Cục dự trữ Fed.
Giá vàng hôm nay 21/9/2024: Giá vàng lập đỉnh mới, trên mốc 2.600 USD

Giá vàng hôm nay 21/9/2024: Giá vàng lập đỉnh mới, trên mốc 2.600 USD

Giá vàng hôm nay 21/9/2024: Trong khi giá vàng thế giới tăng mạnh lên hơn 2,600 USD/ounce - thiết lập kỷ lục mới, giá vàng miếng trong nước cũng nhích tăng nhẹ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động