Quỹ bảo hiểm thất nghiệp đã hỗ trợ cho hơn 13 triệu lao động

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Quỹ bảo hiểm thất nghiệp đã thực hiện chi trả hỗ trợ cho 13.334.207 lao động.
Quỹ bảo hiểm thất nghiệp: Hỗ trợ tối đa cho người lao động Khoảng 13 triệu lao động được hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Số lao động có việc làm tăng trở lại cùng xu hướng phục hồi kinh tế

Sáng 17/12, trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ năm “Kinh tế Việt Nam 2023: Ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn, vững vàng vượt qua thách thức”, diễn ra Hội thảo chuyên đề 4 với chủ đề “Phát triển thị trường lao động bền vững, bảo đảm an sinh xã hội trong phát triển kinh tế - xã hội” do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tổ chức lao động quốc tế (ILO) tổ chức.

Quỹ bảo hiểm thất nghiệp đã hỗ trợ cho hơn 13 triệu lao động
Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh phát biểu tại hội thảo

Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh cho biết, lao động- việc làm là một trong các cân đối lớn của nền kinh tế góp phần đảm bảo cuộc sống và phát triển toàn diện của người dân. Vì vậy, bảo đảm việc làm và an sinh xã hội cho người dân là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và xã hội, góp phần tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định chính trị, đồng thời thể hiện cam kết của Việt Nam với quốc tế trong thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030.

Theo Thứ trưởng Lê Văn Thanh, khi đại dịch Covid-19 xảy ra, thị trường lao động đã bị tác động nặng nề, có thời điểm nguồn cung lao động suy giảm nghiêm trọng, có hơn 30 triệu lao động (tương đương 58,36% lực lượng lao động) bị ảnh hưởng tiêu cực (bị mất việc làm; phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên; giảm giờ làm, giảm thu nhập...). Tuy nhiên, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thị trường lao động đã phục hồi nhanh trong năm 2022.

Nêu dẫn chứng cụ thể, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho hay, lực lượng lao động tăng nhanh và ổn định: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2022 đạt 51,6 triệu người (tăng 1,2 triệu người so với cùng kỳ năm 2021). Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động năm 2022 là 68,5% (tăng 0,9%).

Số lao động có việc làm tăng trở lại cùng với xu hướng phục hồi kinh tế của đất nước và tăng cả ở 6 vùng kinh tế - xã hội: Lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm năm 2022 là 50,5 triệu người (tăng 1,5 triệu người). Đặc biệt 3 vùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 trong năm 2021 là Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung đã có mức phục hồi mạnh (Đông Nam Bộ tăng 19,5% vượt quy mô của lao động năm 2019; Đồng bằng sông Cửu Long tăng 12,4%, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung tăng 6,9%).

Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành trở lại chiều hướng tích cực khi lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 13,9 triệu người (tương đương 27,6%); lao động trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt gần 12 triệu người, cao hơn so với cùng kỳ năm 2019 - khi chưa xảy ra dịch Covid-19. Bên cạnh đó, thu nhập của người lao động được cải thiện, số lượng và tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm đều giảm.

Tỷ lệ lao động có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 27%

Tuy nhiên, Thứ trưởng Lê Văn Thanh cho rằng, mặc dù thị trường lao động đang phục hồi và phát triển nhưng vẫn bộc lộ những vấn đề bất cập và hạn chế. Về chất lượng cung lao động còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa đáp ứng cho cầu lao động của một thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập, ước tính cả năm 2022 tỷ lệ lao động có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 27%.

Cầu lao động của nền kinh tế cũng chưa đủ “hiện đại”, chưa có đủ việc làm bền vững để đáp ứng nhu cầu việc làm phù hợp với nguyện vọng của người lao động, 13,9 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản (chiếm 27,6%); gần 34 triệu lao động có việc làm phi chính thức, chiếm 67,5% tổng số lao động có việc làm.

Thị trường lao động Việt Nam vẫn có hiện tượng mất cân đối cung - cầu lao động cục bộ và có sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền, khu vực, ngành nghề kinh tế; cơ chế kết nối cung - cầu và tự cân bằng của thị trường còn yếu, mà lý do chính là hệ thống thông tin trên thị trường lao động chưa được phát triển đầy đủ.

Đặc biệt những tháng cuối năm 2022, trước tác động bởi sự biến động của thị trường quốc tế và trong nước, một số doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may, da giày, chế biến gỗ đã gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, bị cắt giảm đơn hàng, dẫn đến phải cắt giảm việc làm gây ảnh hưởng tới đời sống của người lao động.

Theo báo cáo nhanh của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan: Có 528 doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, kinh doanh, phải cắt giảm việc làm; số lao động bị ảnh hưởng việc làm trong các doanh nghiệp hơn 600 nghìn người (khoảng 4% tổng số lao động trong doanh nghiệp, trong đó số lao động bị mất việc làm hơn 50 nghìn người (chiếm 8,4% số lao động bị ảnh hưởng).

Trong khi đó, để kịp cung ứng hàng hóa dịch vụ cho các ngày lễ lớn, các đơn hàng năm 2023 nhiều ngành, nghề lại đang có nhu cầu tuyển dụng lao động lớn đợt cuối năm như Thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu tuyển 25 nghìn lao động, Hà Nội có nhu cầu gần 28 nghìn lao động, Bắc Ninh khoảng 20 nghìn lao động, Đồng Nai khoảng 12,5 nghìn lao động.

Phương thức quản trị thị trường lao động còn nhiều yếu kém, rời rạc, thiếu tính kết nối, đặc biệt thiếu kỹ năng và kinh nghiệm trong hoạt động phân tích, dự báo thị trường lao động.

Thứ trưởng Lê Văn Thanh cũng cho biết, hiện nay, hệ thống chính sách an sinh xã hội của Việt Nam tập trung vào 4 nội dung: Phòng ngừa rủi ro (chính sách thúc đẩy tạo việc làm, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động, giảm nghèo bền vững ...); giảm thiểu rủi ro (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp); khắc phục rủi ro (chính sách hỗ trợ khi thiên tai, dịch bệnh, ...) và các dịch vụ an sinh xã hội cơ bản (nhà ở, y tế, giáo dục, nước sạch ...).

Hệ thống an sinh xã hội với vai trò là giá đỡ cho thị trường lao động, ngày càng được mở rộng, tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia tăng đều hàng năm: Tính đến hết tháng 9/2022, đã có trên 17,08 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, đạt 37,01% lực lượng lao động trong độ tuổi; có trên 14 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, đạt hơn 30% lực lượng lao động trong độ tuổi.

Trước tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, với mục tiêu duy trì ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm việc làm, an sinh xã hội, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ, thận trọng và trách nhiệm các chính sách; trong đó phải kể đến các chính sách hỗ trợ trực tiếp người dân, người lao động và doanh nghiệp.

Thứ nhất là các chính sách về bảo hiểm xã hội hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động gặp khó khăn như: Chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, giảm mức đóng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và hỗ trợ đào tạo nghề với các đối tượng bởi dịch Covid-19 được triển khai thực hiện trong năm 2020 và 2021.

Riêng năm 2021, tổng kinh phí hỗ trợ 03 chính sách về bảo hiểm theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Nghị quyết số 126/NQ-CP là khoảng gần 6 nghìn tỷ đồng hỗ trợ cho gần 400 nghìn đơn vị sử dụng lao động và gần 12 triệu người lao động.

Thứ hai là chính sách hỗ trợ trực tiếp người lao động từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, đã thực hiện chi trả hỗ trợ cho 13.334.207 lao động thuộc đối tượng hỗ trợ với tổng số tiền chi trả hơn 31.836 tỷ đồng.

Ngoài ra, đối với nhiều người lao động không thuộc diện hưởng các chế độ an sinh xã hội theo quy định hiện hành, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời xây dựng và ban hành các chính sách (Nghị quyết 42 và Nghị quyết 68) để bổ sung, hỗ trợ kịp thời mọi người dân bị rủi ro với mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau”.

Thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động, từ năm 2021 đến nay, trung ương và các địa phương đã dành tổng kinh phí hơn 87 nghìn tỷ đồng hỗ trợ cho 55,68 triệu lượt người dân, người lao động và gần 01 triệu lượt người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Cùng với đó, trước tình hình thiên tai, dịch bệnh diễn biến bất thường, tính đến ngày 01/12/2022, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét cấp 10.802,88 tấn gạo cứu đói cho 200.761 hộ với 720.192 nhân khẩu.

Quỳnh Nga - Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phát huy vai trò của đổi mới sáng tạo trong tăng trưởng xanh, tiết kiệm năng lượng

Phát huy vai trò của đổi mới sáng tạo trong tăng trưởng xanh, tiết kiệm năng lượng

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh được coi là giải pháp quan trọng để đổi mới mô hình tăng trưởng, thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững.
Ấm tình quân dân sau câu chuyện binh nhì Trung đoàn 98 bật khóc khi rời Làng Nủ

Ấm tình quân dân sau câu chuyện binh nhì Trung đoàn 98 bật khóc khi rời Làng Nủ

Binh nhì Thào Mí Lình thuộc Trung đoàn 98, bật khóc khi buộc phải rời Làng Nủ, khi anh bị thương trong lúc đang cùng đồng đội nỗ lực tìm kiếm nạn nhân mất tích.
Tin bão khẩn cấp ngày 19/9: Bão số 4 vào đất liền, sơ tán gần 1.000 người vùng nguy cơ sạt lở

Tin bão khẩn cấp ngày 19/9: Bão số 4 vào đất liền, sơ tán gần 1.000 người vùng nguy cơ sạt lở

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão số 4 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới khi đi vào đất liền các tỉnh Quảng Bình-Quảng Trị vào lúc 14 giờ.
Lâm Đồng: Đề xuất gần 100 vị trí đổ vật liệu dư thừa khi thi công 2 dự án cao tốc

Lâm Đồng: Đề xuất gần 100 vị trí đổ vật liệu dư thừa khi thi công 2 dự án cao tốc

Các đơn vị thi công đề xuất tỉnh Lâm Đồng chấp thuận gần 100 vị trí đổ vật liệu dư thừa trong quá trình thi công xây dựng dự án cao tốc Tân Phú – Liên Khương.
Danh sách các doanh nghiệp ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt ngày 19/9 qua Báo Công Thương

Danh sách các doanh nghiệp ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt ngày 19/9 qua Báo Công Thương

Danh sách các cá nhân, doanh nghiệp ủng hộ thông qua Chương trình 'Chung tay hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt' của Báo Công Thương cập nhật ngày 19/9.

Tin cùng chuyên mục

Sống sót sau lũ quét, một học sinh ở Bát Xát được Trường Đại học Điện lực nhận nuôi

Sống sót sau lũ quét, một học sinh ở Bát Xát được Trường Đại học Điện lực nhận nuôi

Em Thào Thị Nhè, học sinh lớp 11A4 Trường THPT số 2 Bát Xát may mắn sống sót sau lũ quét đã sẽ được Trường Đại học Điện lực nhận nuôi đến hết cấp 3.
Kiểm toán nhà nước điều động, bổ nhiệm 21 lãnh đạo cấp Vụ

Kiểm toán nhà nước điều động, bổ nhiệm 21 lãnh đạo cấp Vụ

Chiều 19/9, tại Hà Nội, Kiểm toán nhà nước đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước về công tác cán bộ.
Doanh nghiệp đồng hành, nối dài cánh tay thiện nguyện cùng Báo Công Thương đến với Bảo Yên

Doanh nghiệp đồng hành, nối dài cánh tay thiện nguyện cùng Báo Công Thương đến với Bảo Yên

Với mong muốn chia sẻ nhiều hơn nữa đến những nơi khó khăn do ảnh hưởng bão, nhiều doanh nghiệp đã tình nguyện chung sức, đồng lòng cùng Báo Công Thương.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi thư cảm ơn tổ chức, cá nhân chung tay khắc phục bão lũ

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi thư cảm ơn tổ chức, cá nhân chung tay khắc phục bão lũ

Bộ Giáo dục và Đào tạo cảm ơn những tình cảm và sự giúp đỡ kịp thời của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân với ngành giáo dục trong bão lũ.
Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024: Tiếp nối hành trình "Cộng đồng kiến tạo"

Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024: Tiếp nối hành trình "Cộng đồng kiến tạo"

Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024: Tiếp nối hành trình "Cộng đồng kiến tạo" do Báo Nhân Dân chủ trì đã và đang được cộng đồng đón nhận.
Bộ Giáo dục và Đào tạo: Không gây áp lực, quá tải học tập cho học sinh ảnh hưởng bão lũ

Bộ Giáo dục và Đào tạo: Không gây áp lực, quá tải học tập cho học sinh ảnh hưởng bão lũ

Ngày 19/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo có Công văn gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức dạy học đối với các trường thiệt hại do bão lũ.
Tin chiều ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới từ bão số 4 suy yếu và sẽ tan trên khu vực Trung Lào

Tin chiều ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới từ bão số 4 suy yếu và sẽ tan trên khu vực Trung Lào

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia (16h-19/9) vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở 16,9N; 106,7E, trên đất liền các tỉnh Quảng Bình-Quảng Trị.
Thanh Hóa: Gãy cành cây xà cừ khiến 1 giáo viên bị thương nặng, 4 xe ô tô hư hỏng biến dạng

Thanh Hóa: Gãy cành cây xà cừ khiến 1 giáo viên bị thương nặng, 4 xe ô tô hư hỏng biến dạng

Một giáo viên của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, Giáo dục thường xuyên huyện Hà Trung đã bị thương nặng cùng 4 ô tô hư hỏng khi bị cành xà cừ gãy đổ trúng.
Dự báo thời tiết ngày mai 20/9/2024: Áp thấp nhiệt đới từ bão số 4 suy yếu và tan dần

Dự báo thời tiết ngày mai 20/9/2024: Áp thấp nhiệt đới từ bão số 4 suy yếu và tan dần

Dự báo thời tiết ngày mai 20/9/2024: Mưa lớn trên 350mm từ Thanh Hóa đến Quảng Trị; mưa dông lớn đồng bằng, ven biển Bắc Bộ, Thừa Thiên Huế, Tây Nguyên, Nam Bộ.
Vận hành chính thức tài khoản Zalo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam

Vận hành chính thức tài khoản Zalo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam vừa ban hành quyết định thành lập tài khoản Zalo Bảo hiểm xã hội Việt Nam-kênh thông tin chính thức về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Nóng: Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp Đại học Ngoại thương

Nóng: Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp Đại học Ngoại thương

Đại diện Ban lãnh đạo trường Đại học Ngoại thương Hà Nội đã xác nhận thông tin Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp Đại học Ngoại thương.
Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa từ các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và Kon Tum

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa từ các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và Kon Tum

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của mưa lớn, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và Kon Tum có nguy cơ lũ quét và sạt lở.
Phát động cuộc thi viết

Phát động cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' năm 2024

Chiều nay (19/9), Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ phát động Cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024.
Tạm dừng khai thác chuyến bay đến Quảng Bình do bão số 4

Tạm dừng khai thác chuyến bay đến Quảng Bình do bão số 4

Do ảnh hưởng của bão số 4, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam chỉ đạo sân bay Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình tạm dừng khai thác từ 15 giờ đến 22 giờ ngày 19/9.
Quảng Bình: Mưa lớn liên tục, di dời người dân khu vực có nguy cơ sạt lở

Quảng Bình: Mưa lớn liên tục, di dời người dân khu vực có nguy cơ sạt lở

Tại tỉnh Quảng Bình chính quyền địa phương đã đến vận động, di dời 105 hộ/506 người dân nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn.
Quảng Trị: Xuất hiện hố sụt sau khi mưa lớn xảy ra

Quảng Trị: Xuất hiện hố sụt sau khi mưa lớn xảy ra

Sau khi nhận được thông tin xuất hiện hố sụt lún, cơ quan chức năng Quảng Trị cắm biển và hàng rào cảnh báo không để người dân đến gần khu vực nguy hiểm.
Vì sao Gojek thất bại, rút lui khỏi thị trường Việt Nam?

Vì sao Gojek thất bại, rút lui khỏi thị trường Việt Nam?

Từ 16/9, Gojek - ông lớn trong thị trường xe ôm công nghệ xin rút lui khỏi thị trường Việt Nam sau 6 năm ra mắt, vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến thất bại này?
Cảnh giác thủ đoạn giả danh shipper lừa đảo khách hàng chuyển khoản

Cảnh giác thủ đoạn giả danh shipper lừa đảo khách hàng chuyển khoản

Vừa qua, tình trạng giả danh shipper, yêu cầu chuyển khoản trước khi nhận hàng gia tăng, sự việc có dấu hiệu của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ninh Thuận chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững

Ninh Thuận chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững

Xây dựng chuỗi liên kết và thương hiệu nông sản, gắn nông nghiệp với du lịch… là những giải pháp Ninh Thuận đã triển khai nhằm phát triển nông nghiệp bền vững.
Tin bão khẩn cấp Cơn bão số 4 ngày 19/9: Bão giật cấp 10-11 hướng vào đất liền Quảng Bình, Quảng Trị

Tin bão khẩn cấp Cơn bão số 4 ngày 19/9: Bão giật cấp 10-11 hướng vào đất liền Quảng Bình, Quảng Trị

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia (10h-19/9) vị trí tâm bão số 4 ở 17,2 độ Vĩ Bắc; 107,6 độ Kinh Đông, trên biển Quảng Bình-Thừa Thiên Huế.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động