Sách giáo khoa tăng giá “đột biến” là hiện tượng không lành mạnh!

Với quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu, việc dựa vào giáo dục để kinh doanh, trục lợi là hiện tượng không lành mạnh trong giáo dục, thiếu tính nhân văn.
Giá sách giáo khoa lớp 3,7,10: Đồng loạt tăng mạnh Sách giáo khoa tăng giá: "Không được tận dụng sách cũ học là vô cùng lãng phí"

Doanh nghiệp tự bỏ kinh phí biên soạn, xuất bản, tự kê khai giá

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, một trong những nguyên nhân khiến sách giáo khoa mới có giá cao hơn sách giáo khoa hiện hành xuất phát từ việc biên soạn, xuất bản sách giáo khoa của chương trình giáo dục phổ thông 2018 so với chương trình giáo dục phổ thông 2000 không còn được cấp vốn từ ngân sách nhà nước, mà do nguồn vốn của doanh nghiệp.

Với chương trình cũ, Chính phủ đã giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) xây dựng chương trình, tổ chức biên soạn sách giáo khoa để thực hiện trên phạm vi cả nước. Để tổ chức biên soạn bộ sách giáo khoa, Bộ GDĐT ban hành Quyết định thành lập đội ngũ tác giả và tổ chức biên soạn sách giáo khoa; giao cho Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tổ chức bản thảo, biên tập, thiết kế-minh họa, đăng ký xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa.

Sách giáo khoa tăng giá “đột biến” là hiện tượng không lành mạnh!
Các nhà xuất bản tự xây dựng, xác định giá và thực hiện kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước

Việc in sách giáo khoa do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tổ chức thực hiện thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn các nhà in có đủ năng lực để bảo đảm chất lượng, tiến độ, giá thành hợp lý.

Tuy nhiên, từ năm 2020, thực hiện Nghị quyết 88 của Quốc hội về việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, trong đó có chủ trương xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam không còn là đơn vị duy nhất thực hiện công tác biên soạn, xuất bản sách giáo khoa.

Thực tế cho thấy, sau 2 năm thực hiện chủ trương này, ngày càng nhiều nhà xuất bản tham gia, đặc biệt, các đơn vị xuất bản sách giáo khoa đều phải thực hiện việc tổ chức biên soạn, xuất bản sách giáo khoa bằng nguồn vốn do doanh nghiệp đầu tư, thu xếp và vay ngân hàng chứ không sử dụng ngân sách nhà nước.

Cơ chế quản lý giá sách giáo khoa cũng có những thay đổi. Quản lý sách giáo khoa hiện nay được thực hiện theo quy định tại Luật Giáo dục, Luật Giá. Theo đó, sách giáo khoa không thuộc danh mục mặt hàng do Nhà nước định giá, bình ổn giá, mà thuộc danh mục mặt hàng thực hiện kê khai giá theo quy định Luật Giá.

Như vậy, các nhà xuất bản tự xây dựng, xác định giá và thực hiện kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước (Bộ Tài chính) và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn, phù hợp của phương án giá sách giáo khoa đã kê khai, cơ quan quản lý nhà nước không thẩm định, phê duyệt, không định giá sách giáo khoa.

Ngoài ra, giá sách giáo khoa mới được các đơn vị xuất bản tính toán dựa trên rất nhiều yếu tố như số lượng cuốn sách giáo khoa trong bộ sách giáo khoa mới, chi phí tổ chức bản thảo (gồm chi phí nhuận bút, biên tập, thiết kế, chế bản, đọc góp ý, thực nghiệm…); chi phí vật tư, công in và chi phí marketing.

Có thể nói, từ những yếu tố này là nguyên nhân khiến giá sách giáo khoa mới có giá cao gấp 2-3 lần so với giá của sách giáo khoa hiện hành. Bên cạnh đó, thêm nguyên nhân khiến giá sách giáo khoa mới cao đột biến mà Bộ GDĐT và các nhà xuất bản không nói đến, là có thêm quá nhiều đầu sách bắt buộc so với chương trình cũ.

Đơn cử, với bộ sách lớp 3, nếu năm học này học sinh chỉ phải mua 6 cuốn bắt buộc thì từ năm học tới các em sẽ phải mua ít nhất 14 cuốn, trong đó gồm 8 cuốn mới: Đạo đức, Tin học, Tiếng Anh, Công nghệ, Âm nhạc, Mỹ thuật, Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động thể chất.

Do đó, nếu như bộ sách lớp 3 hiện hành là 58.000 đồng thì năm tới phụ huynh sẽ phải trả 208.000 - 209.000 đồng/bộ. Với bộ sách Cánh diều thì giá còn cao hơn, với 220.000 đồng/bộ.

Một trong những băn khoăn đang khiến nhiều phụ huynh đặt ra là, các nhà xuất bản sách giáo khoa đều chưa công bố giá sách tiếng Anh, hoặc cố tình tách sách tiếng Anh ra khi công bố giá của cả bộ sách mới của lớp 3, 7, 10. Trong khi, giá sách tiếng Anh thường đắt nhất trong các bộ sách giáo khoa. Vậy, việc không tính sách tiếng Anh vào giá chung của bộ sách giáo khoa phải chăng là một sự “mập mờ” của các nhà xuất bản?

Bộ Giáo dục và Đào tạo phải chịu trách nhiệm?

Ghi nhận ý kiến của phụ huynh trước việc sách giáo khoa đồng loạt tăng giá, chị Nguyễn Quỳnh An (có 2 con, học lớp 1 và lớp 6) Nam Từ Liêm, Hà Nội cho hay: “Tôi thấy việc đưa ra quá nhiều đầu sách vào chương trình học mới của các con là rất vô lý, gây lãng phí. Trong khi, việc liên tục cải tiến khiến giá sách tăng cao cũng là một bất cập. Điều này sẽ gây khó khăn cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn như chúng tôi”.

Cũng theo chị An: “Bất cập thể hiện rõ ở việc một số sách hầu như không cần thiết. Như ở sách giáo khoa thể dục, hoạt động trải nghiệm, đơn cử như với học sinh lớp 1. Nguyên năm học vừa qua, con trai tôi gần như không dùng tới, thứ nhất gần cả năm các con học online môn thể dục cũng không được chú trọng, thứ hai mới đầu vào năm học mới, các con còn chưa biết đọc thì sao dùng được đến sách. Chưa nói, thể dục là phải thực hành chứ không phải học lý thuyết trên giấy”.

Cùng quan điểm, anh Hà Văn Mạnh (Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay, ngày xưa, thế hệ tôi chỉ với một số sách cơ bản truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác vẫn đảm bảo đầy đủ kiến thức, vừa tiết kiệm chi phí. Giờ thấy các con phải mua quá nhiều sách, trong khi bản thân các con cũng không thể học hết. Nếu cứ bày ra và bắt buộc bố mẹ phải trả tiền để mua hết sách cho con cho đầy đủ thì đây chẳng khác gì một hiện tượng “móc túi” xã hội.

Ở góc nhìn kinh tế, theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, mặc dù việc cải tiến sách giáo khoa mới sẽ có hai điểm tích cực, một là tăng chất lượng hình ảnh, đa dạng các đầu sách. Nhưng về mặt giáo dục, không cần thiết phải có nhiều đầu sách quá mức và không nhất thiết vì đẹp khiến giá cả đắt đỏ hơn.

“Quan trọng là nội dung, chất lượng, theo đó, cần hạn chế tối đa đầu sách tránh gây áp lực cho các em học sinh. Đặc biệt, trong bối cảnh người dân đang nghèo đói, thu nhập kém, việc đẩy giá sách lên sẽ không loại trừ khả năng một số bộ phận người dân nghèo khó có thể tiếp cận được. Đây là hiện tượng không lành mạnh trong giáo dục và chắc chắn, sẽ không nhận được sự đồng thuận của xã hội” – ông Phong cho hay.

Đặc biệt, theo ông Phong, nếu giao hoàn toàn cho tư nhân thì sẽ khó tránh khỏi việc “bày vẽ” ra để kiếm tiền. Và chắc chắn sẽ có hiện tượng “đi đêm” trục lợi. Thực tế này cho thấy, trong vấn đề này đang tồn tại nhiều bất cập, với cơ chế lỏng lẻo, dễ dãi, nhiều kẽ hở, dấn đến hiện tượng tham nhũng trong giáo dục và thiếu tính nhân văn.

Với quan điểm xem giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu, chuyên gia Nguyễn Minh Phong cho rằng, chúng ta cần phải điều chỉnh theo hướng, coi các sản phẩm giáo dục giống như món ăn thiết yếu hằng ngày, trong đó, trẻ em là đối tượng cần được quan tâm đặc biệt. Do đó, việc dựa vào giáo dục để kinh doanh, kiếm tiền thì không thể chấp nhận được. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phải có trách nhiệm trong vấn đề này!

Theo đó, chuyên gia Nguyễn Minh Phong chỉ ra: “Để đảm bảo chất lượng của sách giáo khoa phải do Hội đồng sách giáo khoa Nhà nước gồm những giáo viên lâu năm có kinh nghiệm, có kiến thức, có uy tín biên soạn, sau đó phải tổ chức thẩm định quốc gia. Còn việc in ấn thì có thể tổ chức đấu thầu, ai rẻ thì làm. Chúng ta có rất nhiều cách để vừa đạt được cả yêu cầu về chất lượng, vừa đảm bảo yếu tố thị trường, phù hợp với mọi tầng lớp nhân dân”.

Theo đó, vị chuyên gia này kiến nghị, sách giáo khoa là mặt hàng có tính chất đặc thù, ảnh hưởng đến phạm vi rộng đến từng gia đình nên quản lý Nhà nước về giá sách giáo khoa là điều cần thiết. Theo đó, cần sớm có cơ chế quản lý về sách giáo khoa nói chung, giá sách giáo khoa nói riêng sao cho phù hợp, cân bằng lợi ích của người tiêu dùng cũng như nhà xuất bản, tránh gây tăng giá đột biến.

Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sách giáo khoa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bà Nhân Vlog: Từ thiện hay bán hàng?

Bà Nhân Vlog: Từ thiện hay bán hàng?

Lê Thị Đức Nhân hay còn biết đến với nickname - Bà Nhân Vlog đã nhận nhiều chỉ trích khi đăng tải video quảng cáo sản phẩm trong lúc hỗ trợ bà con vùng lũ...
TP. Hồ Chí Minh: Vừa bị ‘tố’ chèo kéo bệnh nhân, Thẩm mỹ Bê Trần lại bị xử phạt

TP. Hồ Chí Minh: Vừa bị ‘tố’ chèo kéo bệnh nhân, Thẩm mỹ Bê Trần lại bị xử phạt

Vừa bị “tố” chèo kéo bệnh nhân, nhận tiền dịch vụ qua tài khoản cá nhân... Công ty TNHH Tattoo Sài Gòn Bê Trần lại bị Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh xử phạt.
Ngăn tình trạng đổi cư trú, kéo dài thời gian học cao đẳng, đại học để trốn nghĩa vụ quân sự

Ngăn tình trạng đổi cư trú, kéo dài thời gian học cao đẳng, đại học để trốn nghĩa vụ quân sự

Cử tri đề nghị nghiên cứu sửa đổi một số quy định còn bất cập như tình trạng đổi cư trú, kéo dài thời gian học để trốn nghĩa vụ quân sự.
Thống nhất đề xuất phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2025 kéo dài 9 ngày

Thống nhất đề xuất phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2025 kéo dài 9 ngày

Phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2025 kéo dài 9 ngày của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến từ các bộ, ngành.
Từ ngày 1/10 đường sắt mở bán vé tàu tập thể Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Từ ngày 1/10 đường sắt mở bán vé tàu tập thể Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Nhằm phục vụ sớm nhu cầu về quê của người lao động, học sinh, sinh viên… từ nay đến ngày 30/9, ngành đường sắt nhận đăng ký mua vé tàu tập thể Tết Ất Tỵ 2025.

Tin cùng chuyên mục

Phản hồi từ Bộ Quốc phòng về việc mở rộng chỉ tiêu đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ

Phản hồi từ Bộ Quốc phòng về việc mở rộng chỉ tiêu đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ

Cử tri tỉnh Bình Dương cho rằng, hệ thống trường Quân đội chỉ đào tạo một số ngành nghề giới hạn, không đáp ứng đủ nhu cầu nâng cao trình độ của quân nhân.
Trung tướng Nguyễn Văn Viện được đề nghị xét phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Trung tướng Nguyễn Văn Viện được đề nghị xét phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Bộ Công an đang lấy ý kiến nhân dân về đề nghị xét phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân đối với Trung tướng Nguyễn Văn Viện.
Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ ngày 20/9 các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ ngày 20/9 các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát đi cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế.
Hà Nội: Phật thủ chết trắng ven sông, trăm tỷ biến thành củi

Hà Nội: Phật thủ chết trắng ven sông, trăm tỷ biến thành củi

Đây là tình cảnh của nhiều nhà vườn ở Hà Nội khi cây phật thủ đang độ hoa trái bị nước nhấn chìm, hàng trăm tỷ trở thành củi phủ trắng ven sông Hồng.
Hút thuốc lá thụ động: Kẻ thù âm thầm đe dọa sức khỏe nguy hại hơn bạn nghĩ

Hút thuốc lá thụ động: Kẻ thù âm thầm đe dọa sức khỏe nguy hại hơn bạn nghĩ

Chúng ta thường nghe nói về những tác hại của việc hút thuốc trực tiếp, nhưng ít ai để ý đến những nguy hiểm tiềm ẩn từ việc hít phải khói lá thuốc thụ động.
Nhân sự 19/9: Bộ Công Thương bổ nhiệm nhân sự chủ chốt; điều động 21 lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước

Nhân sự 19/9: Bộ Công Thương bổ nhiệm nhân sự chủ chốt; điều động 21 lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước

Ngày 19/9, Bộ Công Thương bổ nhiệm ông Phạm Nguyên Hùng giữ chức vụ Cục trưởng Cục Công nghiệp; Kiểm toán Nhà nước điều động 21 lãnh đạo cấp Vụ.
Dự báo thời tiết hôm nay ngày 20/9/2024: Mưa lớn từ Thanh Hóa đến Quảng Bình có nơi trên 250mm

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 20/9/2024: Mưa lớn từ Thanh Hóa đến Quảng Bình có nơi trên 250mm

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 20/9/2024: đồng bằng Bắc Bộ, Phú Thọ, Nam Sơn La có mưa dông; Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa lớn có nơi trên 250mm
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/9/2024: Hà Nội mưa dông, cục bộ có nơi mưa to

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/9/2024: Hà Nội mưa dông, cục bộ có nơi mưa to

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 20/9/2024, Hà Nội nhiều mây, có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ có nơi mưa to.
Dự báo thời tiết biển ngày 20/9/2024: Mưa dông lớn, biển động mạnh do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4

Dự báo thời tiết biển ngày 20/9/2024: Mưa dông lớn, biển động mạnh do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4

Thời tiết biển hôm nay 20/9/2024, khu vực Giữa Biển Đông có gió Tây Nam mạnh cấp 6, ngày có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao từ 3,0-5,0m.
Xôn xao vụ tiết học tiếng Trung tại Hà Nội trình chiếu bản đồ có "đường lưỡi bò"?

Xôn xao vụ tiết học tiếng Trung tại Hà Nội trình chiếu bản đồ có "đường lưỡi bò"?

Hình ảnh một lớp học được nhận định là trên địa bàn TP. Hà Nội trình chiếu hình ảnh bản đồ có "đường lưỡi bò" đang gây xôn xao dư luận, cần được chấn chỉnh.
Phát huy vai trò của đổi mới sáng tạo trong tăng trưởng xanh, tiết kiệm năng lượng

Phát huy vai trò của đổi mới sáng tạo trong tăng trưởng xanh, tiết kiệm năng lượng

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh được coi là giải pháp quan trọng để đổi mới mô hình tăng trưởng, thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững.
Ấm tình quân dân sau câu chuyện binh nhì Trung đoàn 98 bật khóc khi rời Làng Nủ

Ấm tình quân dân sau câu chuyện binh nhì Trung đoàn 98 bật khóc khi rời Làng Nủ

Binh nhì Thào Mí Lình thuộc Trung đoàn 98, bật khóc khi buộc phải rời Làng Nủ, khi anh bị thương trong lúc đang cùng đồng đội nỗ lực tìm kiếm nạn nhân mất tích.
Tin bão khẩn cấp ngày 19/9: Bão số 4 vào đất liền, sơ tán gần 1.000 người vùng nguy cơ sạt lở

Tin bão khẩn cấp ngày 19/9: Bão số 4 vào đất liền, sơ tán gần 1.000 người vùng nguy cơ sạt lở

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão số 4 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới khi đi vào đất liền các tỉnh Quảng Bình-Quảng Trị vào lúc 14 giờ.
Lâm Đồng: Đề xuất gần 100 vị trí đổ vật liệu dư thừa khi thi công 2 dự án cao tốc

Lâm Đồng: Đề xuất gần 100 vị trí đổ vật liệu dư thừa khi thi công 2 dự án cao tốc

Các đơn vị thi công đề xuất tỉnh Lâm Đồng chấp thuận gần 100 vị trí đổ vật liệu dư thừa trong quá trình thi công xây dựng dự án cao tốc Tân Phú – Liên Khương.
Danh sách các doanh nghiệp ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt ngày 19/9 qua Báo Công Thương

Danh sách các doanh nghiệp ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt ngày 19/9 qua Báo Công Thương

Danh sách các cá nhân, doanh nghiệp ủng hộ thông qua Chương trình 'Chung tay hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt' của Báo Công Thương cập nhật ngày 19/9.
Trường Đại học Điện lực nhận nuôi học sinh mồ côi

Trường Đại học Điện lực nhận nuôi học sinh mồ côi

Em Thào Thị Nhè, học sinh lớp 11A4 Trường THPT số 2 Bát Xát may mắn sống sót sau lũ quét đã sẽ được Trường Đại học Điện lực nhận nuôi đến hết cấp 3.
Kiểm toán nhà nước điều động, bổ nhiệm 21 lãnh đạo cấp Vụ

Kiểm toán nhà nước điều động, bổ nhiệm 21 lãnh đạo cấp Vụ

Chiều 19/9, tại Hà Nội, Kiểm toán nhà nước đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước về công tác cán bộ.
Doanh nghiệp đồng hành, nối dài cánh tay thiện nguyện cùng Báo Công Thương đến với Bảo Yên

Doanh nghiệp đồng hành, nối dài cánh tay thiện nguyện cùng Báo Công Thương đến với Bảo Yên

Với mong muốn chia sẻ nhiều hơn nữa đến những nơi khó khăn do ảnh hưởng bão, nhiều doanh nghiệp đã tình nguyện chung sức, đồng lòng cùng Báo Công Thương.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi thư cảm ơn tổ chức, cá nhân chung tay khắc phục bão lũ

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi thư cảm ơn tổ chức, cá nhân chung tay khắc phục bão lũ

Bộ Giáo dục và Đào tạo cảm ơn những tình cảm và sự giúp đỡ kịp thời của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân với ngành giáo dục trong bão lũ.
Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024: Tiếp nối hành trình "Cộng đồng kiến tạo"

Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024: Tiếp nối hành trình "Cộng đồng kiến tạo"

Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024: Tiếp nối hành trình "Cộng đồng kiến tạo" do Báo Nhân Dân chủ trì đã và đang được cộng đồng đón nhận.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động