Sơn La sẽ trở thành trung tâm phát triển nông nghiệp công nghệ cao của vùng Tây Bắc

Để tiếp tục phát huy những thế mạnh của địa phương, thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn, tỉnh Sơn La đang phấn đấu trở thành trung tâm phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và chế biến rau, quả của vùng Tây Bắc.

Bứt phá từ những “cánh đồng trăm triệu”

Từ chỗ là tỉnh miền núi có diện tích đất nương đồi trồng ngô lớn nhất nước, Sơn La đã nhanh chóng chuyển đổi sang trồng cây ăn quả trên đất dốc, trở thành vựa cây ăn quả lớn thứ hai của cả nước. Đó là kết quả của quá trình đẩy mạnh đầu tư thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất từ khâu chọn giống, trồng, chăm sóc đến khâu thu hoạch, hình thành các vùng nguyên liệu tập trung tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và giá trị cạnh tranh trên thị trường.

Sơn La hướng tới trở thành trung tâm phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Thương hiệu nông sản Sơn La ngày càng vươn xa trên thị trường trong nước và quốc tế

Đặc biệt, nhận thức được việc yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao, việc sản xuất nông nghiệp cũng đòi hỏi yêu cầu khắt khe hơn. Theo đó, tỉnh đã đồng bộ các mô hình sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ, quy trình canh tác theo tiêu chuẩn VietGap và hướng tới GlobalGap. Nhiều công nghệ cao đã được áp dụng như xây dựng nhà kính, nhà lưới, công nghệ tưới nước tiết kiệm… Đồng thời, nâng cao hiệu quả của các cơ sở chế biến hiện có và đầu tư mới các cơ sở chế biến gắn với bảo vệ môi trường bền vững.

Nhờ đó, trên địa bàn tỉnh đã hình thành được nhiều mô hình sản xuất rau, quả cho thu nhập cao, tính thu nhập bình quân trên 1 ha đạt từ 150 triệu đồng đến 500 triệu đồng/ha, góp phần nâng cao mức sống của người dân và mở rộng phát triển sản xuất. Tiêu biểu như: Thanh long 225,5 triệu đồng/ha; nhãn ghép 226,5 triệu đồng/ha; mận hậu 228,2 triệu đồng/ha; xoài ghép 262,4 triệu đồng/ha; hồng giòn 293,6 triệu đồng/ha... Riêng với cà chua đã đạt con số 400 triệu đồng/năm; xà lách 500 triệu đồng/ha.

Đáng chú ý, trong giai đoạn 2016-2020, toàn tỉnh đã xây dựng được 150 chuỗi rau, quả với tổng diện tích sản xuất đạt 2.553,6 ha, sản lượng 31.205 tấn/năm. 12 sản phẩm rau, quả mang địa danh của tỉnh đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ. Đi cùng với đó, toàn tỉnh có 374 doanh nghiệp, hợp tác xã trồng rau, quả trên địa bàn tỉnh với tổng diện tích gần 10.000 ha. Toàn tỉnh có 11 doanh nghiệp khoa học công nghệ có các hoạt động sản xuất liên quan đến sản xuất giống cây ăn quả và chế biến các sản phẩm từ quả.

Bên cạnh đó, Sơn La đã xây dựng được nhiều cơ sở chế biến cho nhiều loại quả. Riêng về nhãn, đã có 455 cơ sở sơ chế biến. Các cơ sở chế biến long nhãn tiêu thụ khoảng 60% sản lượng nhãn tươi sản của tỉnh. Riêng sản phẩm long nhãn không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu sang một số nước châu Á như: Trung Quốc, Hàn Quốc.

Với các sản phẩm xoài, mận, chuối, trên địa bàn tỉnh có 6 cơ sở chế biến. Các cơ sở có công suất từ 2 tấn đến 3 tấn quả tươi/ngày. Các cơ sở đã được cấp văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ, chứng nhận đảm bảo an toàn thực phẩm, công bố chất lượng, đồng thời, đầu tư thiết kế mẫu mã, bao bì và quảng bá, kết nối tiêu thụ khá tốt tại thị trường trong tỉnh và trong nước.

Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh đã có một số nhà máy chế biến rau quả với công suất lớn như: Nhà máy chế biến chanh leo, rau, củ, quả xuất khẩu của Công ty CP Nafoods Tây Bắc, công suất chế biến từ 10.000 tấn rau, quả/năm, với tổng mức đầu tư trên 200 tỷ đồng. Nhà máy hiện mới sản xuất dịch chanh leo, tiêu thụ khoảng 10.000 tấn quả/năm. Bên cạnh đó là nhà máy chế biến, bảo quản nông sản công nghệ cao của Công ty IC Food Sơn La. Nhà máy đã hoàn thành xây dựng nhà xưởng quy mô công suất 1.700 tấn sản phẩm sấy khô/năm.

Tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại

Để có được kết quả trên, thời gian qua, tỉnh Sơn La đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân tham gia đầu tư vào phát triển nông nghiệp, nông thôn. Các chính sách hỗ trợ được ban hành kịp thời đã góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh, hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn. Từ đây, góp phần thay đổi phương thức sản xuất của một bộ phận người dân từ sản xuất nhỏ, manh mún sang sản xuất hàng hóa tập trung.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Đình Phong - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Sơn La - cho hay, để các sản phẩm nông sản có thể mở rộng thị trường, ngoài việc tận dụng các cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, yếu tố đầu vào như vật tư giống cây trồng cho đến quản lý, chăm sóc, bao gói, truy xuất nguồn gốc… đều phải chuẩn, sau đó mới đưa đi giới thiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm, tiếp cận thị trường. Tỉnh Sơn La cũng luôn hướng tới vùng sản xuất nông sản an toàn. Do đó, tỉnh luôn hướng dẫn các hợp tác xã chuyển dần sang hướng hữu cơ, đảm bảo sản phẩm sạch.

Trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục xây dựng vùng nguyên liệu đáp ứng nhu cầu thị trường và xuất khẩu. Quản lý chặt chẽ quy trình kỹ thuật chăm sóc, thu hái, bảo quản, sơ chế, chế biến nông sản; quản lý tốt các diện tích đã được cấp mã vùng trồng, tiếp tục xây dựng các mã vùng trồng mới; quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất nông nghiệp an toàn (VietGAP, GlobalGAP). Đồng thời, tăng cường thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh xây dựng các cơ sở thu gom có đủ năng lực (kho lạnh, cơ sở sơ chế, phân loại, đóng gói, bao bì, phương tiện vận chuyển chuyên dụng) bao tiêu và ký kết hợp đồng xuất khẩu; các cơ sở chế biến sản phẩm đủ tiêu chuẩn, điều kiện xuất khẩu.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Nguyễn Thành Công, để tiếp tục phát huy những thế mạnh của địa phương, thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, Sơn La sẽ tập trung khai thác, tận dụng tốt lợi thế về điều kiện tự nhiên; xây dựng và phát triển các vùng, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt các tiêu chuẩn quốc tế phổ biến về an toàn vệ sinh thực phẩm theo chuỗi giá trị, tăng thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, xây dựng tỉnh Sơn La trở thành trung tâm phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của vùng Tây Bắc.

Trong đó, về cây ăn quả - thế mạnh của tỉnh, Sơn La chú trọng phát triển các loại cây được ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh như: Xoài, nhãn, cam, bơ, chanh leo, hồng, lê… Tỉnh cũng sẽ rà soát chuyển một phần diện tích đất trồng cây lương thực năng suất, hiệu quả thấp và diện tích đất dốc, đất trồng đồi trọc sang trồng cây ăn quả; đẩy mạnh phát triển các ngành hàng công nghiệp chế biến rau, quả, tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh, hàm lượng giá trị gia tăng cao, làm cơ sở thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân. Từ đây, phấn đấu xây dựng Sơn La trở thành trung tâm chế biến rau, quả của vùng Tây Bắc theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Tỉnh sẽ hoàn thành đi vào hoạt động tối đa công suất các nhà máy chế biến rau, quả đã và đang đầu tư. Đồng thời, ưu tiên thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp, tập đoàn chế biến có uy tín, kinh nghiệm và năng lực trong lĩnh vực chế biến, xuất khẩu đầu tư các nhà máy chế biến rau, quả tại khu vực huyện Yên Châu, Mường La, Thuận Châu với các sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm tiêu dùng cuối cùng. Phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo, nòng cốt, dẫn dắt.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ninh Thuận chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững

Ninh Thuận chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững

Xây dựng chuỗi liên kết và thương hiệu nông sản, gắn nông nghiệp với du lịch… là những giải pháp Ninh Thuận đã triển khai nhằm phát triển nông nghiệp bền vững.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn họp ứng phó với bão số 4

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn họp ứng phó với bão số 4

Áp thấp nhiệt đới có khả năng hình thành bão số 4, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan ngại nhất là mưa lớn có thể gây ngập lụt đô thị.
Hà Nội: Xót xa vườn đào Nhật Tân bị bao phủ bởi màu vàng bùn đất

Hà Nội: Xót xa vườn đào Nhật Tân bị bao phủ bởi màu vàng bùn đất

Sau nhiều ngày bị nước lũ nhấn chìm, vườn đào Nhật Tân, Phú Thượng (Hà Nội) chết khô và bị bao phủ một màu vàng của lớp bùn đất trôi dạt.
Ngành lúa gạo thiệt hại khoảng 3.000 tỷ đồng do bão số 3 và mưa lũ

Ngành lúa gạo thiệt hại khoảng 3.000 tỷ đồng do bão số 3 và mưa lũ

Hơn 200 nghìn ha lúa bị ngập úng do bão số 3, gây thiệt hại khoảng 3.000 tỷ đồng; còn rau màu và cây ăn quả bị hư hại, gây thiệt hại khoảng 1.250 tỷ đồng.
Cây công nghiệp chủ lực quốc gia “điêu đứng” vì sâu đầu đen

Cây công nghiệp chủ lực quốc gia “điêu đứng” vì sâu đầu đen

Vừa được công nhận là cây công nghiệp chủ lực quốc gia, ngành dừa Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn từ sự trở lại của sâu đầu đen.

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi xanh nông nghiệp: Cần lực đẩy từ cơ chế thị trường

Chuyển đổi xanh nông nghiệp: Cần lực đẩy từ cơ chế thị trường

Cơ chế thị trường đóng vai trò quan trọng trong thực hiện đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh trong nông nghiệp.
4 hồ thủy điện lớn phía Bắc còn duy trì mở cửa xả lũ

4 hồ thủy điện lớn phía Bắc còn duy trì mở cửa xả lũ

Các hồ chứa thủy điện đang thực hiện xả điều tiết tính đến 8 giờ ngày 16/9: Tuyên Quang (1 cửa), Thác Bà (2 cửa), Trung Sơn (3 cửa), Bản Vẽ (3 cửa).
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định: Thiệt hại do bão, lũ gây ra vẫn còn rất lớn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định: Thiệt hại do bão, lũ gây ra vẫn còn rất lớn

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu do cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão gây ra là trên 31.596 tỷ đồng.
Khẩn trương hỗ trợ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão số 3

Khẩn trương hỗ trợ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão số 3

Bão Yagi và mưa lũ gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, tác động đến tăng trưởng. Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sau bão là hoạt động cấp thiết.
Xót xa làng hoa Tây Tựu sau bão Yagi

Xót xa làng hoa Tây Tựu sau bão Yagi

Do ảnh hưởng của bão Yagi kèm mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày, các ruộng trồng hoa của người dân làng Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã bị tàn phá nặng nề.
Thống kê đến 7h00 ngày 13/9, gần 1.900 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi do bão Yagi

Thống kê đến 7h00 ngày 13/9, gần 1.900 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi do bão Yagi

Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cho biết, tính đến 7h00 ngày 13/9, đã có 1.848 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi do bão Yagi.
Chợ làng biển

Chợ làng biển 'độc nhất vô nhị' tại Quảng Ngãi

Bình minh, hàng chục tàu thuyền khai một đêm đánh bắt hải sản bắt đầu đổ về chợ Châu Thuận Biển bán cá, tạo nên một khu chợ 'độc nhất vô nhị' tại Quảng Ngãi.
VCCI lo ngại tiền hỗ trợ thiên tai chậm đến tay người dân

VCCI lo ngại tiền hỗ trợ thiên tai chậm đến tay người dân

Góp ý Nghị định cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng thiệt hại do thiên tai, VCCI lo tiền hỗ trợ chậm đến tay người dân.
Tuyên Quang: Thiệt hãi do bão lũ tại Hàm Yên ước tính 36 tỷ đồng

Tuyên Quang: Thiệt hãi do bão lũ tại Hàm Yên ước tính 36 tỷ đồng

Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3 từ đêm ngày 7/9/2024 các khu vực trên địa bàn Hàm Yên (Tuyên Quang )đã có mưa to gây nhiều thiệt hại về người cũng như nhà ở.
Thủy điện Tuyên Quang đóng tiếp 1 cửa xả đáy

Thủy điện Tuyên Quang đóng tiếp 1 cửa xả đáy

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện về việc đóng tiếp 1 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang vào hồi 14 giờ ngày 12/9/2024.
Kon Tum: Thêm một xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Kon Tum: Thêm một xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Xã Sa Nghĩa (huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) đã phấn đấu và đạt 19/19 tiêu chí để được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Tuyên Quang: Vị trí đê bị vỡ tại xã Quyết Thắng chưa khắc phục được

Tuyên Quang: Vị trí đê bị vỡ tại xã Quyết Thắng chưa khắc phục được

Vỡ đê tại Tuyên Quang đã gây ngập úng 40ha, hiện còn 11 hộ bị cô lập, thiệt hại Lúa 15 ha, Ngô 4,5 ha, Cà gai 2,5 ha, Ao cá 4,5 ha, Mía 0,4 ha.
Hà Giang di dời khẩn cấp 72 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm

Hà Giang di dời khẩn cấp 72 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm

Để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân các khu vực chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, tỉnh Hà Giang khẩn trương di dời 72 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
Đã có 25 sự cố đê điều tại 9 tỉnh, thành phố do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ

Đã có 25 sự cố đê điều tại 9 tỉnh, thành phố do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ

Tổng hợp báo cáo cập mới nhất từ các địa phương, tính đến 19h00 ngày 10/9, tại 9 tỉnh/thành đã xảy ra 25 sự cố đê điều do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ.
Tuyên Quang: Tin lũ khẩn cấp trên sông Gâm, cảnh báo lũ trên sông Lô

Tuyên Quang: Tin lũ khẩn cấp trên sông Gâm, cảnh báo lũ trên sông Lô

Trong 12 giờ qua, trên sông Gâm, lũ tiếp tục lên đạt đỉnh rồi duy trì ở mức cao, trên sông Lô tại Hàm Yên và TP. Tuyên Quang lũ tiếp tục lên.
Mưa lũ tại Sơn La làm 1 người chết, 781 nhà bị ảnh hưởng

Mưa lũ tại Sơn La làm 1 người chết, 781 nhà bị ảnh hưởng

Mưa lớn kéo dài trên địa bàn tỉnh Sơn La đã làm 1 người chết, 781 nhà bị ảnh hưởng, nhiều tuyến đường bị tắc...; ước tổng thiệt hại 70 tỷ đồng.
Tuyên Quang: Người dân Chiêm Hóa

Tuyên Quang: Người dân Chiêm Hóa 'bì bõm' lội trong nước

Lần đầu tiên thủy điện Tuyên Quang mở hết 8 cửa xả đáy, người dân vùng hạ du trong đó có Chiêm Hóa 'bì bõm' lội trong nước lũ.
Thông tin vỡ đê Yên Lập ở Phú Thọ là sai sự thật

Thông tin vỡ đê Yên Lập ở Phú Thọ là sai sự thật

Chiều ngày 9/9, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định thông tin đê Yên Lập vỡ sau sự cố sập cầu Phong Châu (Phú Thọ) là sai sự thật.
Cảnh báo lũ khẩn cấp trên các sông ở Tuyên Quang

Cảnh báo lũ khẩn cấp trên các sông ở Tuyên Quang

Đài Khí tượng thủy văn Tuyên Quang cảnh báo từ hôm nay 9/9, trên sông Gâm tại Chiêm Hóa, lũ tiếp tục lên với biên độ 1-2m, đỉnh lũ trên mức báo động 3.
Đã có 59 người chết và mất tích do bão số 3

Đã có 59 người chết và mất tích do bão số 3

Tính đến 11 giờ 30 hôm nay 9/9, số người chết và mất tích do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ sau bão đã tăng lên 59 người.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động