Sửa Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Kinh nghiệm của Úc và khuyến nghị cho Việt Nam

Chuyên gia của Uỷ ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Úc chia sẻ kinh nghiệm, đưa ra khuyến nghị cho Việt Nam trong việc sửa Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Sửa Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Nên đưa ra các quy định khung Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Hoàn thiện thể chế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi): Làm rõ trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng

Trong 2 ngày 14-15/9, tại Quảng Ninh, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) phối hợp với Uỷ ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Úc tổ chức Hội thảo “Trao đổi về một số vấn đề trong Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) - Kinh nghiệm của Úc và khuyến nghị cho Việt Nam”. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tác song phương giữa Việt Nam và Úc về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (VACPP) giai đoạn 2022-2023.

Sửa Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Kinh nghiệm của Úc và khuyến nghị cho Việt Nam
Hội thảo “Trao đổi về một số vấn đề trong Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) - Kinh nghiệm của Úc và khuyến nghị cho Việt Nam”

Phát biểu khai mạc hội thảo bà Nguyễn Quỳnh Anh, Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết, được Quốc hội và Chính phủ giao, Bộ Công Thương đã và đang chủ trì xây dựng Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập đặt ra trong thực tiễn thực thi các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, đồng thời thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện thể chế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Dự thảo Luật hiện có 7 Chương, 80 Điều. So với Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, Dự thảo đã bổ sung mới 29 Điều khoản, sửa đổi 49 Điều khoản và giữ nguyên 02 Điều khoản.

“Dự thảo được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở kế thừa các điều khoản cơ bản của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện hành; bảo đảm tính tương thích, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và bám sát 7 Chính sách đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2021” - Bà Nguyễn Quỳnh Anh thông tin.

Sửa Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Kinh nghiệm của Úc và khuyến nghị cho Việt Nam
Bà Nguyễn Quỳnh Anh, Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng phát biểu khai mạc hội thảo

Đại diện Ban soạn thảo Luật cũng cho biết, trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân xây dựng dự án Luật theo đúng trình tự, thủ tục và thời hạn quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn.

Đặc biệt, trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, hoạt động xin ý kiến đối với dự án Luật đã được Bộ Công Thương chủ động thực hiện rộng rãi, thường xuyên, thông qua nhiều hình thức, phương thức, kết hợp cả trực tiếp và trực tuyến, đồng thời, phối hợp với nhiều tổ chức, hiệp hội, đoàn thể để mở rộng phạm vi và đối tượng xin ý kiến.

Tuy vậy, đại diện của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cũng nhìn nhận, hoạt động tiếp tục lấy ý kiến đóng góp của cộng đồng xã hội, các chuyên gia trong và ngoài nước, trong đó có việc học hỏi, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài trong quá trình hoạch định, xây dựng chính sách, pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần phải liên tục được duy trì, thông qua đó giúp cơ quan chủ trì có thể tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật một cách tốt nhất.

“Các nội dung trao đổi trong khuôn khổ chương trình Hội thảo sẽ là thông tin hữu ích, liên quan trực tiếp tới các vấn đề trong Dự thảo Luật. Qua đó, góp phần giúp Ban soạn thảo, Tổ biên tập có thêm thông tin để hoàn thiện Dự thảo Luật trước khi trình lên cấp có thẩm quyền” - Bà Nguyễn Quỳnh Anh nói.

Sửa Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Kinh nghiệm của Úc và khuyến nghị cho Việt Nam
Ông Tạ Đình Thi, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, ông Tạ Đình Thi, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã đánh giá cao sự chủ động và tích cực của Bộ Công Thương, Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) trong việc tiến hành lấy ý kiến của quần chúng nhân dân, các cơ quan, tổ chức có liên quan đối với Dự thảo Luật, đặc biệt trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhưng hoạt động xin ý kiến đối với Dự án Luật vẫn được thực hiện thường xuyên, thông qua đa dạng các phương thức thực hiện.

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường cho rằng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vẫn còn là vấn đề mới ở Việt Nam, vì vậy việc liên tục nghiên cứu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của các chuyên gia, các cơ quan, tổ chức của nước ngoài là rất cần thiết.

“Sự hợp tác, phối hợp của Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Úc và sự hỗ trợ của Chính phủ Úc thông qua chương trình hợp tác song phương Việt Nam - Úc về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, là những hoạt động rất có ý nghĩa với Việt Nam. Đặc biệt, các nội dung trao đổi trong khuôn khổ chương trình giúp cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam có thêm thông tin để hoàn thiện Dự thảo Luật trước khi trình lên Quốc hội có ý kiến thông qua” - ông Tạ Đình Thi khẳng định.

Sửa Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Kinh nghiệm của Úc và khuyến nghị cho Việt Nam
Các chuyên gia đến từ Uỷ ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Úc đã chia sẻ những kinh nghiệm và đưa ra các khuyến nghị cho Việt Nam trong việc sửa Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tại hội thảo, các chuyên gia đến từ Uỷ ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Úc đã chia sẻ những kinh nghiệm và đưa ra các khuyến nghị cho Việt Nam liên quan đến các nhóm vấn đề quan trọng như Bảo vệ thông tin người tiêu dùng; Bảo vệ người tiêu dùng trong các giao dịch trên nền tảng số; Bảo vệ người tiêu dùng dễ bị tổn thương; Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp; Sử dụng người nổi tiếng, người có ảnh hưởng để quảng bá các sản phẩm, dịch vụ tới người tiêu dùng;...

Đến thời điểm hiện tại, Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đã được Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét để chuẩn bị trình Quốc hội cho ý kiến lần 1 vào tháng 10 năm 2022.

Hoàng Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bảo vệ người tiêu dùng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nam: Công khai danh sách 167 doanh nghiệp nợ thuế khu vực Phủ Lý - Kim Bảng

Hà Nam: Công khai danh sách 167 doanh nghiệp nợ thuế khu vực Phủ Lý - Kim Bảng

Chi cục Thuế khu vực Phủ Lý – Kim Bảng (Cục Thuế tỉnh Hà Nam) vừa công khai danh sách 167 doanh nghiệp, người nộp thuế nợ thuế hơn 138 tỷ đồng.
Xét xử bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2: Nhiều lời khai bất ngờ!

Xét xử bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2: Nhiều lời khai bất ngờ!

Tại toà, trong phần xét hỏi, các bị cáo thừa nhận hành vi như cáo trạng. Song, cho rằng nguyên nhân dẫn đến sai phạm là làm theo chỉ đạo của bà Trương Mỹ Lan.
Thái Bình: Công ty nhà ở Nguyên Xá nợ thuế hơn 274 tỷ đồng

Thái Bình: Công ty nhà ở Nguyên Xá nợ thuế hơn 274 tỷ đồng

Nợ thuế hơn 274 tỷ đồng, Công ty TNHH Đầu tư và phát triển nhà ở Nguyên Xá vừa bị Cục Thuế Thái Bình quyết định cưỡng chế bằng biện pháp ngưng sử dụng hóa đơn.
TP. Hồ Chí Minh: Hàng loạt sai phạm trong giải quyết hồ sơ xây dựng tại phường Tân Phú, quận 7

TP. Hồ Chí Minh: Hàng loạt sai phạm trong giải quyết hồ sơ xây dựng tại phường Tân Phú, quận 7

Thanh tra quận 7 (TP. Hồ Chí Minh) chỉ hàng loạt sai phạm của UBND phường Tân Phú trong công tác giải quyết hồ sơ đăng ký sửa chữa, cải tạo nhà ở.
Vĩnh Long: Cái

Vĩnh Long: Cái 'kết đắng' cho nữ chủ hụi chiếm đoạt 2,6 tỷ đồng

Lợi dụng sự tin tưởng của hụi viên, Nguyễn Thị Thanh Nga (huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) đã lấy tên của 54 người để hốt 89 phần hụi, chiếm đoạt 2,6 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Đắk Lắk: 5 doanh nghiệp nợ thuế bị cưỡng chế hóa đơn, trích tiền từ tài khoản

Đắk Lắk: 5 doanh nghiệp nợ thuế bị cưỡng chế hóa đơn, trích tiền từ tài khoản

Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk thông tin việc cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trích tiền từ tài khoản đối với 5 doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn.
TP. Hồ Chí Minh: Bắt 2 đối tượng tham gia tổ chức khủng bố

TP. Hồ Chí Minh: Bắt 2 đối tượng tham gia tổ chức khủng bố 'Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời'

Công an TP. Hồ Chí Minh đã bắt 2 đối tượng tham gia tổ chức khủng bố "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".
Công an truy tìm phụ nữ

Công an truy tìm phụ nữ 'ôm tiền' khách mua vé xem ca nhạc Blackpink

Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đang truy tìm nữ đối tượng bị người dân tố lừa đảo chiếm đoạt tiền mua vé xem chương trình ca nhạc Concert Blackpink.
Một cơ sở của PPP Laser Clinic bị xử phạt 70 triệu đồng

Một cơ sở của PPP Laser Clinic bị xử phạt 70 triệu đồng

Chi nhánh Công ty TNHH Một thành viên Paragon Premium Aesthetic Services tại Hà Nội (liên quan PPP Laser Clinic) bị phạt hành chính số tiền 70 triệu đồng.
Hà Nội: Bắt hai đối tượng cưỡng đoạt tiền của lái xe vào chợ hoa quả

Hà Nội: Bắt hai đối tượng cưỡng đoạt tiền của lái xe vào chợ hoa quả

Bị đe dọa, thu tiền trắng trợn khi vào chợ hoa quả thuộc xã Thanh Lâm (Hà Nội), tài xế đã đăng lên mạng xã hội. Sau đó, công an đã bắt giữ 2 đối tượng.
Đắk Lắk: Chủ tiệm cơm bị chiếm đoạt hơn 270 triệu đồng do khách hàng lừa đặt tiệc

Đắk Lắk: Chủ tiệm cơm bị chiếm đoạt hơn 270 triệu đồng do khách hàng lừa đặt tiệc

Một đối tượng tự xưng là cán bộ công tác trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, dùng thủ đoạn đặt tiệc cho buổi diễn tập phòng thủ dân sự đã lừa hơn 270 triệu đồng.
Hà Giang: Cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn 12 doanh nghiệp nợ thuế

Hà Giang: Cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn 12 doanh nghiệp nợ thuế

Cơ quan thuế Hà Giang quyết định cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn 12 doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn huyện Xín Mần, Bắc Quang và TP. Hà Giang.
Bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù sớm, hai bị cáo liên quan đến vụ án hiện ra sao?

Bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù sớm, hai bị cáo liên quan đến vụ án hiện ra sao?

Ngay sau khi thông tin bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù sớm 3 tháng, nhiều người thắc mắc 2 bị cáo có liên quan đến vụ bà Hằng hiện nay ra sao...
Lào Cai: Triệt phá chuyên án, bắt giữ nhóm đối tượng mua bán người xuyên quốc gia

Lào Cai: Triệt phá chuyên án, bắt giữ nhóm đối tượng mua bán người xuyên quốc gia

Ngày 18/9/2024, Công an tỉnh Lào Cai đã đấu tranh, triệt phá thành công chuyên án, bắt giữ 4 đối tượng có hành vi án mua bán người xuyên quốc gia.
Công an làm việc với người ủng hộ 200 nghìn nhưng ghi một đơn vị tòa cấp cao tại Hà Nội

Công an làm việc với người ủng hộ 200 nghìn nhưng ghi một đơn vị tòa cấp cao tại Hà Nội

Công an làm việc với người chuyển 200 nghìn đồng ủng hộ đồng bào lũ lụt, nhưng ghi một đơn vị thuộc Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội gây hiểu lầm.
Bình Định: Cưỡng chế thuế với hai công ty xây dựng và may mặc vì nợ hơn 18 tỷ đồng

Bình Định: Cưỡng chế thuế với hai công ty xây dựng và may mặc vì nợ hơn 18 tỷ đồng

Cục Thuế tỉnh Bình Định thông báo việc cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn đối với Công ty Cổ phần Xây dựng 47 và Công ty TNHH may mặc Huy Hoàng do nợ thuế.
Bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù trước hạn 3 tháng

Bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù trước hạn 3 tháng

Sáng 19/9, một nguồn tin của Báo Công Thương cho biết, bà Nguyễn Phương Hằng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam đã được ra tù trước 3 tháng.
Bạc Liêu: Công ty Phúc Lộc Thọ bị cưỡng chế, phong tỏa tài khoản

Bạc Liêu: Công ty Phúc Lộc Thọ bị cưỡng chế, phong tỏa tài khoản

Công ty CP Vật liệu xây dựng Phúc Lộc Thọ vừa bị Cục Thuế tỉnh Bạc Liêu cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền và phong tỏa tài khoản do nợ thuế hơn 2,3 tỷ đồng.
TP. Hồ Chí Minh: Bắt trưởng phòng một công ty hóa chất bán trái phép hơn 2,5 tấn xyanua

TP. Hồ Chí Minh: Bắt trưởng phòng một công ty hóa chất bán trái phép hơn 2,5 tấn xyanua

Ngày 18/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Bình Thạnh (TP. Hồ Chí Minh) đã khởi tố 2 bị can có liên quan đến vụ án mua bán trái phép chất độc xyanua.
Xuất hiện chiêu trò lừa đảo làm hộ chiếu, visa đi nước ngoài để chiếm đoạt tài sản

Xuất hiện chiêu trò lừa đảo làm hộ chiếu, visa đi nước ngoài để chiếm đoạt tài sản

Tỉnh Thanh Hóa đã xảy ra 2 trường hợp công dân bị các đối tượng lừa đảo làm hộ chiếu, visa đi Nhật Bản và Hàn Quốc để chiếm đoạt số tiền lên tới 300 triệu đồng.
TP. Hồ Chí Minh: Ngày mai xét xử bà Trương Mỹ Lan cùng 33 đồng phạm

TP. Hồ Chí Minh: Ngày mai xét xử bà Trương Mỹ Lan cùng 33 đồng phạm

Ngày mai (19/9), sẽ xét xử bà Trương Mỹ Lan cùng 33 đồng phạm về tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Giao thông Thái Bình nợ thuế hơn 3,5 tỷ đồng

Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Giao thông Thái Bình nợ thuế hơn 3,5 tỷ đồng

Cơ quan thuế vừa có quyết định cưỡng chế bằng biện pháp ngưng sử dụng hóa đơn đối với Công ty Cổ phầnTư vấn Xây dựng Giao thông Thái Bình do nợ thuế.
Đà Nẵng: Mạo danh nhân viên Ngân hàng Nhà nước để lừa đảo

Đà Nẵng: Mạo danh nhân viên Ngân hàng Nhà nước để lừa đảo

Lợi dụng lòng tin của tình nhân, Thoại (trú tại phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng) giả danh nhân viên Ngân hàng Nhà nước lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bình Phước: Công khai thông tin 11 doanh nghiệp nợ hơn 34 tỷ đồng

Bình Phước: Công khai thông tin 11 doanh nghiệp nợ hơn 34 tỷ đồng

Cục Hải quan tỉnh Bình Phước vừa có văn bản công khai thông tin của 11 doanh nghiệp trên địa bàn nợ thuế với tổng số tiền hơn 34 tỷ đồng.
Danh sách những doanh nghiệp nợ thuế

Danh sách những doanh nghiệp nợ thuế 'khủng' đồng ở Đồng Nai

Cục Thuế tỉnh Đồng Nai vừa công khai danh sách 384 doanh nghiệp, người nợ thuế với tổng số tiền gần 670 tỷ đồng, trong đó nhiều doanh nghiệp nợ thuế "khủng".
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động