Thái Bình: Đứng đầu Đồng bằng sông Hồng, thứ 3 cả nước về chỉ số sản xuất công nghiệp

Cùng với sự quyết tâm, sự sáng tạo trong thu hút đầu tư, sản xuất công nghiệp đang trở thành “trụ cột”, động lực dẫn dắt tăng trưởng của tỉnh Thái Bình.
Kỷ niệm 133 năm Ngày thành lập tỉnh Thái Bình: Sức hút mới trên “quê hương năm tấn” Thái Bình: Điểm sáng trong thu hút đầu tư Thái Bình - điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư Hàn Quốc

Nhiều điểm sáng trong phát triển kinh tế

Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình vừa tổ chức kỳ họp thứ 6 khóa XVII. Phát biểu tại kỳ họp này, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận cho biết: 6 tháng đầu năm 2023 với sự quyết tâm và nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự chung sức, đồng lòng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, linh hoạt các chủ trương, nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội nên Thái Bình đã đạt được một số kết quả tích cực, trong đó nổi bật là: Tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn tỉnh tăng 7,77% (đứng thứ 10 cả nước và thứ 5 khu vực Đồng bằng sông Hồng), trong đó khu vực công nghiệp - xây dựng đóng góp hơn 70% vào chỉ số tăng trưởng của tỉnh (tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2022, đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 3 cả nước.

Lĩnh vực nông nghiệp duy trì tăng trưởng ổn định, đạt mức tăng 2,3%. Xây dựng nông thôn mới nâng cao tiếp tục được quan tâm chỉ đạo thực hiện theo hướng thực chất, hiệu quả, đến nay đã có 25 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, trong đó có 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao theo bộ tiêu chí mới.

Đáng chú ý, kết quả tích cực trong công tác giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục đưa Thái Bình nằm trong top dẫn đầu của cả nước (tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng ước thực hiện đạt 49% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ).

Công tác xúc tiến thu hút đầu tư của Thái Bình được quan tâm chỉ đạo với một số hoạt động có chiều sâu và thực chất. Ngay từ đầu năm nay, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã sớm tổ chức đoàn công tác đi xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản, Hàn Quốc; tổ chức làm việc với nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước, ký được một số thỏa thuận hợp tác đầu tư quan trọng với các đối tác lớn, nổi bật là: Việc ký thỏa thuận hợp tác (MOU) giữa UBND tỉnh với liên danh các nhà đầu tư về việc thành lập khu công nghiệp Dược - Sinh học tại huyện Quỳnh Phụ, khi được thành lập đây là khu công nghiệp Dược - Sinh học đầu tiên của cả nước. Đặc biệt, trong chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc tới Việt Nam dưới sự chứng kiến của 2 nguyên thủ quốc gia Việt Nam - Hàn Quốc, UBND tỉnh đã ký thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Nhà đất Hàn Quốc (LH) về hợp tác đầu tư phát triển đô thị, nhà ở, khu công nghiệp...

Thái Bình: Đứng đầu Đồng bằng sông Hồng, thứ 3 cả nước về chỉ số sản xuất công nghiệp
Khu công nghiệp Liên Hà Thái đang trở thành điểm sáng trong thu hút đầu tư tại Thái Bình

Công tác lập quy hoạch và chỉnh trang đô thị có nhiều kết quả nổi bật, tỉnh đã phê duyệt nhiều đồ án quy hoạch quan trọng làm cơ sở, căn cứ để quản lý, lập dự án và xây dựng, phát triển đô thị; việc chấp thuận chủ trương đầu tư, thực hiện các thủ tục để lựa chọn các chủ đầu tư các dự án phát triển nhà ở có nhiều chuyển biến tích cực và mang lại kết quả tốt hơn so với năm 2022. Đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho 38 dự án theo hình thức đấu thầu dự án đến nay đã lựa chọn được chủ đầu tư và đàm phán, ký kết hợp đồng đối với 9 dự án và đang thực hiện đấu thầu 29 dự án và sẽ có kết quả sớm trong thời gian tới .

Công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Năm 2022, nhiều chỉ số hành chính tăng bậc so với năm 2021 (chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) xếp hạng 28/63 tỉnh, thành phố, tăng 19 bậc; chỉ số cải cách hành chính (Par Index) tăng 7 bậc và chỉ số hài lòng về sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) xếp thứ 13/63 tỉnh, thành phố, tăng 27 bậc).

Công tác quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định. Chỉ số thiết chế pháp lý và an ninh trật tự xếp thứ 2 toàn quốc, tăng 44 bậc so năm 2021. Thái Bình là 1 trong 19 tỉnh, thành phố cả nước đã hoàn thành chỉ tiêu cấp căn cước công dân trước thời hạn.

Khát vọng phát triển đang tạo ra khí thế mới

Nhìn nhận đánh giá về những kết quả mà Thái Bình đã đạt được trong thời gian qua, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng: Trong 6 tháng đầu năm 2023, kinh tế của Thái Bình duy trì phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng đạt 7,77%, cao hơn bình quân chung của cả nước, xếp thứ 10/63 tỉnh thành của cả nước và xếp thứ 5 vùng đồng bằng sông Hồng.

Trong đó các chỉ tiêu sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ ... đều tăng khá; Trong đó công nghiệp tăng 15,17%, là tỉnh đứng đầu trong khu vực Đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 3 cả nước. Đây là nỗ lực rất lớn”- Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Thái Bình: Đứng đầu Đồng bằng sông Hồng, thứ 3 cả nước về chỉ số sản xuất công nghiệp
Thái Bình đang trở thành điểm sáng trong sản xuất công nghiệp của Đồng bằng sông Hồng

Đồng thời, công tác xúc tiến đầu tư, thương mại được chú trọng quan tâm, nhiều dự án lớn đã và đang đầu tư, làm diện mạo của tỉnh thay đổi nhanh chóng theo hướng văn minh, hiện đại, làm tăng đáng kể quy mô kinh tế của tỉnh. Đặc biệt, Thái Bình có 2 khu công nghiệp trong Khu kinh tế Thái Bình được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư là khu công nghiệp Liên Hà Thái, huyện Thái Thụy và khu công nghiệp Hải Long, huyện Tiền Hải. Trong đó, khu công nghiệp Liên Hà Thái đã được triển khai với tiến độ rất nhanh, đến nay đã thu hút được nhiều dự án đầu tư có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, đã thu hút trên 1 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong hơn 2 năm tính từ lúc bắt đầu triển khai. Đây là một động lực quan trọng, cũng là kinh nghiệm tốt để Thái Bình phát triển trong những năm tiếp theo. Cả 2 lần Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về thăm và làm việc tại Thái Bình đều đến thăm, khảo sát và chỉ đạo trực tiếp và đánh giá rất cao nỗ lực của tỉnh.

Kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh đang phát triển mạnh mẽ, đồng bộ, làm tăng đáng kể vị thế của Thái Bình trong vùng, kết nối với các địa bàn quan trọng khác. Tuyến cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua Nam Định và Thái Bình; tuyến đường bộ ven biển Thái Bình - Hải Phòng sắp tới sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển, nhất là các lĩnh vực công nghiệp cơ khí chế tạo, dịch vụ; công nghiệp cảng biển và du lịch.

Tỉnh cũng đã tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp với cách làm hiệu quả bằng kết hợp vốn ngân sách kết hợp với sự đóng góp quan trọng của nhân dân. Diện mạo đô thị, nông thôn Thái Bình được cải thiện theo hướng văn minh, hiện đại; đời sống vật chất, tinh thần của nông dân được cải thiện, từng bước có nâng cao.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định còn cho rằng, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, sự tham gia của các cấp, các ngành, môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh được cải thiện rất rõ rệt. Thái Bình đã tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; đổi mới lề lối, phong cách làm việc, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong thi hành công vụ với phương châm: “lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc”.

Nhìn lại từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đánh giá về những kết quả nổi bật, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng: Thái Bình đã triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, đã được cụ thể hóa bằng những quy hoạch, kế hoạch, chương trình hành động, dự án cụ thể và thực hiện có kết quả tốt với tiến độ nhanh. Thái Bình đã làm được nhiều việc, thực hiện nhiều dự án mà những năm trước chưa làm được.

Điều đó khẳng định, Thái Bình đang đi đúng hướng và tự tin để đi theo hướng này, quyết tâm phát triển mạnh hơn theo định hướng đó. Trong đó, bên cạnh sự phát triển toàn diện các lĩnh vực và địa bàn trong tỉnh thì tỉnh đã tập trung vào các khâu trọng yếu cơ bản, các khâu trọng điểm đột phá. Đó là phát triển khu kinh tế, các khu công nghiệp, phát triển thành phố Thái Bình thành trung tâm, động lực phát triển của cả tỉnh, là đầu tàu thúc đẩy sự phát triển của cả tỉnh”- Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhìn nhấn mạnh.

Qua theo dõi và tiếp xúc cử tri tại các huyện từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Phó Chủ tịch Quốc hội nhận thấy không khí đổi mới trong toàn tỉnh đang được triển khai trong phạm vi rộng. Khát vọng phát triển đang tạo ra khí thế thi đua giữa các huyện và thành phố. Trong đó, TP. Thái Bình đang trở thành đầu tàu phát triển và thúc đẩy với sự đoàn kết của cấp ủy, chính quyền và những tư tưởng, tầm nhìn phát triển mới với những dự định, quy hoạch với tầm nhìn xa với thành phố hai bên bờ sông Trà Lý, với tầm nhìn phát triển lâu dài. Quỳnh Phụ có những phát triển mới trong 3 năm gần đây được đánh giá xếp loại cao trong tỉnh, Kiến Xương cũng bước đầu có những đổi mới, Hưng Hà, Thái Thụy tiếp tục có nhiều đổi mới và có những mô hình hay. Vũ Thư trong hơn 1 năm qua cũng bắt đầu có những tiến bộ mới, tốc độ giải quyết, xử lý công việc của dân và doanh nghiệp nhanh hơn. Điều đó cho thấy không khí thi đua sôi nổi giữa các địa bàn trong tỉnh đang thúc đẩy sự phát triển chung của cả tỉnh và đang đặt ra nhiệm vụ đối với lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành, các cơ quan của tỉnh cần phải tiếp tục đổi mới để phát huy khí thế đổi mới ở các huyện, ở cơ sở để thúc đẩy đổi mới toàn diện trong toàn tỉnh.

Thái Bình: Đứng đầu Đồng bằng sông Hồng, thứ 3 cả nước về chỉ số sản xuất công nghiệp
Không khí làm việc khẩn trương tại nhiều nhà máy đóng trên địa bàn tỉnh Thái Bình

Đồng thời, tập thể lãnh đạo tỉnh, cấp ủy, chính quyền có ý chí phấn đấu, tận tâm, tận lực, đặt ra nhiều nghị quyết, văn bản cụ thể hóa Nghị quyết, các văn bản chỉ đạo của Trung ương, kết nối tốt với trung ương, tỉnh bạn, cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước để xúc tiến, thúc đẩy hỗ trợ đầu tư. Lãnh đạo tỉnh Thái Bình vừa quan tâm giải quyết các công việc thường xuyên, các công việc bức thiết, trước mắt để giải quyết công việc cho dân và doanh nghiệp vừa tập trung cho các vấn đề có tính chiến lược với tầm nhìn dài hạn, bảo đảm sự phát triển của tỉnh trong nhiều năm tới, không chỉ nhiệm kỳ này mà còn đặt nền móng cho các giai đoạn tiếp theo.

Để Thái Bình tiếp tục phát triển toàn diện và bền vững, đặc biệt tiếp tục nâng cao hơn nữa về chỉ số phát triển công nghiệp, dich vụ, lãnh đạo UBND tỉnh Thái Bình cho biết: Ngay sau kỳ họp, yêu cầu các thủ trưởng sở, ngành, địa phương tập trung rà soát các chỉ tiêu, kế hoạch đã đạt được và mục tiêu cả năm, đặc biệt là các chỉ tiêu chưa hoàn thành, hoàn thành ở mức thấp, trên cơ sở đó có các giải pháp chỉ đạo quyết liệt để phấn đấu hoàn thành, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đã đề ra của năm 2023 trên từng ngành, lĩnh vực, từng địa phương, cơ quan, đơn vị. Tiếp tục duy trì nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của tổ công tác đặc biệt của UBND tỉnh và 3 tổ công tác chỉ đạo giải quyết những tồn tại, vướng mắc do 3 đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm tổ trưởng.

Tỉnh cũng sẽ khẩn trương hoàn thiện Quy hoạch tỉnh để trình Hội đồng Thẩm định quốc gia thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt làm cơ sở, căn cứ để triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị, các công trình dự án trên địa bàn tỉnh. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án phát triển đô thị, nhà ở, đầu tư xây dựng hạ tầng khu, cụm công nghiệp và công trình giao thông, đặc biệt là các dự án trọng điểm như các khu công nghiệp: Liên Hà Thái, Hải Long, Tân Trường, tuyến đường bộ ven biển, các tuyến đường từ thành phố đi cầu Nghìn, các tuyến đường trục trong Khu kinh tế, đường vành đai phía Nam thành phố Thái Bình; cải tạo thu hút đầu tư mới các khu đô thị như khu đô thị ven sông Trà Lý… Khẩn trương triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Chuẩn bị các điều kiện để thực hiện dự án điện khí LNG...

Đồng thời, lãnh đạo tỉnh cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục phát huy thành quả từ công tác xúc tiến đầu tư, các cuộc tiếp xúc và làm việc với các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước tiếp tục cụ thể hóa những nội dung đã thống nhất tại buổi làm việc, các biên bản thỏa thuận hợp tác đầu tư (MOU) nhằm đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư chất lượng cao, các nhà đầu tư có tiềm lực, uy tín vào Khu kinh tế Thái Bình và các khu công nghiệp trên toàn địa bàn tỉnh. Tập trung cao độ để đẩy nhanh tiến độ sớm hình thành và triển khai trên thực địa các khu công nghiệp như: Khu công nghiệp VSIP Thái Bình, khu công nghiệp Dược - Sinh học trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó cũng ưu tiên tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án đầu tư ngoài ngân sách nhà nước về thủ tục đầu tư, đất đai, tài nguyên, quy hoạch, xây dựng… nhất là trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hoàn thành dự án, phát huy hiệu quả đầu tư.

Nâng cao trách nhiệm của chính quyền cơ sở, gắn trách nhiệm của chính quyền cơ sở với công tác quản lý đất đai, một trường. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý và sử dụng đất đai. Chú trọng đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng, đặc biệt là việc giải phóng mặt bằng để kịp thời bàn giao đất thực hiện các công trình, dự án trọng điểm đã và sẽ được triển khai trong thời gian tới.

Đáng chú ý, Thái Bình sẽ tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ và giải quyết các thủ tục hành chính, phải khắc phục cho được tình trạng thiếu trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng, ngại tham mưu, chậm tham mưu của các ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương khi đã có chủ trương, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh.

Thụy Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Vùng Đồng bằng sông Hồng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

PC Bắc Giang nỗ lực khắc phục sự cố điện do bão số 3 cho hơn 300.000 khách hàng

PC Bắc Giang nỗ lực khắc phục sự cố điện do bão số 3 cho hơn 300.000 khách hàng

Đến 19h30 tối ngày 7/9, tại Bắc Giang, bão số 3 đã làm 62 đường dây trung áp bị sự cố, gây gián đoạn cấp điện cho trên 300 nghìn khách hàng.
Thiệt hại ban đầu do bão số 3 gây ra tại Nam Định

Thiệt hại ban đầu do bão số 3 gây ra tại Nam Định

Mưa to, gió giật mạnh từ cơn bão số 3 đổ bộ đã gây hại về cây xanh, hoa màu tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Lạng Sơn: Thông tin liên lạc vẫn được đảm bảo trước ảnh hưởng của bão số 3

Lạng Sơn: Thông tin liên lạc vẫn được đảm bảo trước ảnh hưởng của bão số 3

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lạng Sơn cho biết, về cơ bản, thông tin liên lạc vẫn đảm bảo trước ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Thông tin mới nhất về những thiệt hại do bão số 3 tại Lạng Sơn

Thông tin mới nhất về những thiệt hại do bão số 3 tại Lạng Sơn

Tối ngày 7/9/2024, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã ghi nhận những thiệt hại ban đầu do ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 (bão Yagi).
Hải Dương: Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác phòng, chống bão số 3

Hải Dương: Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác phòng, chống bão số 3

Trước diễn biến của bão số 3, Ban Chỉ huy đảm bảo thông tin liên lạc ngành TT&TT Hải Dương yêu cầu DN bưu chính, viễn thông thực hiện tập trung một số nhiệm vụ.

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Vĩnh Phúc: Không chủ quan trước diễn biến của cơn bão Yagi

Chủ tịch Vĩnh Phúc: Không chủ quan trước diễn biến của cơn bão Yagi

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Trần Duy Đông yêu cầu các sở, ngành, địa phương theo dõi sát tình hình, tuyệt đối không chủ quan trước diễn biến của cơn bão Yagi.
Hải Phòng: Yêu cầu người dân không ra khỏi nhà trước 20h00 ngày 7/9

Hải Phòng: Yêu cầu người dân không ra khỏi nhà trước 20h00 ngày 7/9

Công điện mới nhất của UBND thành phố Hải Phòng nêu rõ nhân dân trên địa bàn thành phố không ra khỏi nhà trước 20h00 ngày 7/9/2024.
Hải Dương: Chủ động, tích cực trong công tác phòng chống bão số 3

Hải Dương: Chủ động, tích cực trong công tác phòng chống bão số 3

Sau khi kiểm tra công tác phòng, chống bão số 3, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương ghi nhận sự chủ động, tích cực của các địa phương trong công tác phòng chống bão.
Trước giờ bão số 3 đổ bộ vào Nam Định, chính quyền và nhân dân ráo riết ứng phó

Trước giờ bão số 3 đổ bộ vào Nam Định, chính quyền và nhân dân ráo riết ứng phó

Trước giờ cơn bão số 3 đổ bộ, chính quyền và nhân dân Nam Định ráo riết thực hiện các biện pháp phòng chống, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản.
Bà Rịa – Vũng Tàu: 2 khách sạn, 19 trường mầm non không bảo đảm PCCC

Bà Rịa – Vũng Tàu: 2 khách sạn, 19 trường mầm non không bảo đảm PCCC

Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa công bố danh sách 19 trường mầm non, 2 khách sạn, 1 công ty không bảo đảm PCCC đã đưa vào hoạt động.
Dự báo tác động bão số 3 ảnh hưởng tới Hải Dương từ 7-9/9

Dự báo tác động bão số 3 ảnh hưởng tới Hải Dương từ 7-9/9

Tại Hải Dương do ảnh hưởng của rìa xa cơn bão số 3, đêm qua và sáng sớm nay toàn tỉnh đã có mưa với lượng phổ biến dưới 10mm, gió Tây Bắc cấp 5, giật cấp 6-7.
Ứng phó bão số 3: Bắc Ninh hoãn Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư năm 2024

Ứng phó bão số 3: Bắc Ninh hoãn Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư năm 2024

Để tập trung ứng phó với cơn bão số 3 (bão Yagi), UBND tỉnh Bắc Ninh đã có văn bản số 3310/UBND-KTTH hoãn hàng loạt sự kiện quan trọng.
Hà Nội: Công điện khẩn mới nhất ứng phó với cơn bão số 3

Hà Nội: Công điện khẩn mới nhất ứng phó với cơn bão số 3 'siêu bão Yagi'

UBND thành phố Hà Nội vừa ra công điện khẩn số 11 về việc chủ động ứng phó với siêu bão Yagi (cơn bão số 3).
Sơn La chỉ đạo quyết liệt ứng phó với bão số 3

Sơn La chỉ đạo quyết liệt ứng phó với bão số 3

Ngày 6/9, UBND tỉnh Sơn La đã có Công văn số 3895-UBND/KT yêu cầu các địa phương tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm ứng phó với bão số 3.
Hà Nội phát động tiêu dùng xanh, bền vững

Hà Nội phát động tiêu dùng xanh, bền vững

Sáng 6/9, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ phát động tiêu dùng xanh, bền vững và Chương trình liên kết hợp tác bền vững giữa cơ sở phân phối bán lẻ và nhà cung ứng.
Nam Định dồn dập hành động ứng phó với bão số 3

Nam Định dồn dập hành động ứng phó với bão số 3

Từ sáng sớm ngày 6/9, đơn vị chức năng trên địa bàn tỉnh Nam Định khẩn trương thực hiện các hoạt động nhằm ứng phó với cơn bão số 3 đang đến gần.
Yêu cầu đóng 2 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang

Yêu cầu đóng 2 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa yêu cầu đóng hai cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang.
Toàn bộ học sinh Hải Phòng được nghỉ học để tránh siêu bão Yagi

Toàn bộ học sinh Hải Phòng được nghỉ học để tránh siêu bão Yagi

Để đảm bảo an toàn cho học sinh trước siêu bão Yagi, Hải Phòng quyết định cho học sinh nghỉ học từ ngày 7/9 cho đến khi siêu bão Yagi tan.
Lâm Đồng: Sáp nhập 3 huyện phía Nam thành huyện mới mang tên Đạ Huoai

Lâm Đồng: Sáp nhập 3 huyện phía Nam thành huyện mới mang tên Đạ Huoai

Sau khi sáp nhập 3 huyện phía Nam thành một huyện mới có tên Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng còn 10 đơn vị hành chính cấp huyện và 137 đơn vị hành chính cấp xã.
Bắc Ninh: Tập trung cao nhất cho công tác ứng phó với cơn bão Yagi

Bắc Ninh: Tập trung cao nhất cho công tác ứng phó với cơn bão Yagi

Bão số 3 (bão Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão. Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, người dân không được chủ quan.
Bão số 3 áp sát, từ đêm 6/9, vùng biển Nam Định sẽ có gió mạnh dần lên cấp 6, cấp 7

Bão số 3 áp sát, từ đêm 6/9, vùng biển Nam Định sẽ có gió mạnh dần lên cấp 6, cấp 7

Dự báo từ đêm 6/9, vùng biển tỉnh Nam Định sẽ có gió mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, sau tăng lên cấp 10, cấp 11, biển động dữ dội.
Thừa Thiên Huế: Triển khai phương án ứng phó với bão số 3

Thừa Thiên Huế: Triển khai phương án ứng phó với bão số 3

Các lượng lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai các phương án nhằm chủ động ứng phó với báo số 3 (bão YAGI).
Vĩnh Phúc xử lý 168 vụ buôn lậu, gian lận thương mại

Vĩnh Phúc xử lý 168 vụ buôn lậu, gian lận thương mại

Tỉnh Vĩnh Phúc đã khởi tố 44 vụ án với 50 bị can; xử lý 168 vụ buôn lậu, gian lận thương mại với tổng số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước hơn 7,6 tỷ đồng.
Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Với những dự án lớn đã hoàn thành và đi vào sản xuất hứa hẹn giúp sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút” và về đích thành công trong năm 2024.
Nam Định ứng phó khẩn cấp với bão số 3

Nam Định ứng phó khẩn cấp với bão số 3

Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định đã có Công điện về việc tập trung ứng phó khẩn cấp với bão số 3 năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động