Thâm nhập thị trường châu Phi: Doanh nghiệp cần bản lĩnh vượt qua những trở ngại, rủi ro

Châu Phi là thị trường rộng lớn, giàu tiềm năng với dân số hơn 1,2 tỷ người, chủ yếu là lực lượng lao động trẻ, môi trường hợp tác ngày càng được cải thiện nhờ xu thế hòa bình, liên kết khu vực và quốc tế, tập hợp đông đảo các nền kinh tế năng động, châu Phi đang vươn lên trở thành một trong những trung tâm tăng trưởng quan trọng của thế giới.

Hiệp định thương mại tự do toàn châu Phi (AfCFTA) ký tháng 3/2018, có hiệu lực tháng 5/2019 hướng tới mục tiêu xây dựng khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới về số lượng nước tham gia (chỉ sau Tổ chức Thương mại Thế giới WTO). Đây là chính động lực đầy hứa hẹn giúp kinh tế châu Phi tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong nhiều thập kỷ tới.

Quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và các nước châu Phi có bề dầy truyền thống, được hình thành từ những thập kỷ 50, 60 của thế kỷ 20 trong giai đoạn Việt Nam và các nước châu lục cùng đấu tranh vì độc lập dân tộc và không ngừng được mở rộng và làm sâu sắc hơn trong giai đoạn hiện nay, đóng góp tích cực vào sự phát triển của mỗi nước, góp phần vào hòa bình, hợp tác và phát triển tại mỗi khu vực cũng như trên thế giới.

Trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh mối quan hệ chính trị tốt đẹp, nhiều nước châu Phi đã và đang trở thành những đối tác kinh tế ngày càng quan trọng của Việt Nam. Năm 2018, kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam và châu Phi đạt mức trên 6,6 tỷ USD (trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 3 tỷ USD), tăng 250% so với mức 2,52 tỷ USD năm 2010.

tham nhap thi truong chau phi doanh nghiep can ban linh vuot qua nhung tro ngai rui ro
Nhiều mặt hàng của Việt Nam đã có chỗ đứng vững chắc và được người tiêu dùng châu Phi ưa chuộng

Những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang khu vực này gồm hàng công nghiệp (điện thoại di động và linh kiện, máy tính và linh kiện, hàng dệt may, giày dép), hàng nông nghiệp (gạo, cà phê, hạt tiêu, cơm dừa, hạt điều nhân), hàng thủy sản (cá tra, ba sa, tôm), hàng vật liệu xây dựng... Đây cũng chính là những mặt hàng đã có chỗ đứng và được người tiêu dùng châu Phi ưa chuộng, đặc biệt là tại một số thị trường lớn như Nam Phi, Ai Cập, Ghana, Algeria, Bờ Biển Ngà, Nigeria, Cameroon.

Ngược lại, Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu từ khu vực châu Phi các mặt hàng như: dầu thô, dầu Diesel, khí đốt hóa lỏng, chất dẻo nguyên liệu, kim loại thường, phân bón, thức ăn gia súc và nguyên liệu, hóa chất, nguyên phụ liệu dệt may da giày; hàng nguyên liệu thô như điều thô, bông, gỗ, đồng, quặng, thức ăn gia súc... phục vụ các ngành công nghiệp chế biến trong nước và xuất khẩu.

Thị trường châu Phi được đánh giá là khá dễ tính đối với hàng hóa của Việt Nam. Hiện có 45/55 nước châu Phi đã tham gia vào WTO, do đó, các nước này đã dỡ bỏ dần hàng rào phi thuế quan, giảm thuế nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam xâm nhập vào thị trường.

Hội thảo quốc tế “Hợp tác Việt Nam – châu Phi: Chia sẻ kinh nghiệm quản lỷ rủi ro trong hợp tác kinh tế với châu Phi”, do Bộ Ngoại giao tổ chức sáng 6/12, ông Nguyễn Trung Kiên, Vụ trưởng Vụ Trung Đông - châu Phi, Bộ Ngoại giao cho biết, tiềm năng hợp tác, nhất là kinh tế giữa Việt Nam và các nước châu Phi còn rất lớn. Kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và châu Phi chiếm tỷ trọng thấp, chỉ khoảng 1,5% tổng kim ngạch trao đổi thương mại của Việt Nam và thế giới. châu Phi là khu vực duy nhất Việt Nam chưa có hiệp định thương mại tự do/ưu đãi. Hợp tác với châu Phi mới tập trung vào một số nước và trong những lĩnh vực nhất định. Trong khi đó, Việt Nam và châu Phi đang nắm trong tay những thuận lợi hết sức quan trọng.

Một số doanh nghiệp Việt Nam đã đạt được thành công nhất định trong triển khai các dự án ở châu Phi với tổng vốn cam kết trên 3 tỷ USD trong các lĩnh vực như viễn thông, dầu khí, thủy điện, xây dựng nhà máy xi măng... ở một số nước như Cameroon, Burundi, Tanzania, Mozambique, Algeria... Các nước châu Phi cũng đầu tư khoảng 1,4 tỷ USD vào Việt Nam. Nông nghiệp là một trong những điểm sáng của hợp tác Việt Nam – châu Phi. Việt Nam đã triển khai thành công một số dự án hợp ba, bốn bên với các nước châu Phi như dự án hợp tác song phương hoặc ba, bốn bên tại châu Phi Senegal, Congo, Benin, Mozambique, Namibia, Chad... và từng được coi như hình mẫu trong hợp tác Nam – Nam.

Bên cạnh những thuận lợi căn bản, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang phải đối diện nhiều thách thức khi tiếp cận và thâm nhập sâu hơn vào thị trường này. Ngoài những yếu tố chủ quan như mức độ quan tâm về địa bàn chưa cao, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế…, còn tồn tại những thách thức, rủi ro khác quan liên quan đến bất ổn an ninh-xã hội tại một số nước, khoảng cách địa lý, những khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, tập quán kinh doanh, rủi ro thanh toán, môi trường pháp lý hay thiếu cơ chế phối hợp, hợp tác trong giải quyết tranh chấp thương mại, sự cạnh tranh gay gắt của các nước khác... Đây là những trở ngại quan trọng cần phải vượt qua, những rủi ro cần phải xử lý của các doanh nghiệp trong quá trình hợp tác giao thương giữa Việt Nam với khu vực châu Phi.

Thu Hằng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Vụ Thị trường châu Á - châu Phi

Tin mới nhất

Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh sẽ diễn ra từ 21-23/10

Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh sẽ diễn ra từ 21-23/10

Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 hứa hẹn sẽ là một nền tảng quan trọng thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và châu Âu trong lĩnh vực kinh tế xanh.
Khai mạc hội chợ triển lãm thương mại Việt Nam - Thượng Hải lần thứ 18

Khai mạc hội chợ triển lãm thương mại Việt Nam - Thượng Hải lần thứ 18

Hội chợ triển lãm thương mại Việt Nam - Thượng Hải quy tụ hơn 200 doanh nghiệp và trên 20 hiệp hội trưng bày, giới thiệu các sản phẩm chất lượng của Trung Quốc.
Sắp diễn ra Hội chợ Làng nghề lần thứ 20, năm 2024

Sắp diễn ra Hội chợ Làng nghề lần thứ 20, năm 2024

Sáng 20/9, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp tổ chức họp báo thông tin Hội chợ Làng nghề lần thứ 20, năm 2024.
Triển lãm nội thất và xây dựng Việt Nam lần đầu có gì đặc biệt?

Triển lãm nội thất và xây dựng Việt Nam lần đầu có gì đặc biệt?

Từ ngày 2 - 5/10/2024, tại TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra Triển lãm nội thất và xây dựng Việt Nam, triển lãm kết nối toàn diện thông qua ứng dụng mô hình B2D2C.
Hơn 900 gian hàng sản phẩm công nghệ mới tại VietnamPrintPack 2024

Hơn 900 gian hàng sản phẩm công nghệ mới tại VietnamPrintPack 2024

Sáng 18/9, Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp đóng gói bao bì và in ấn đã khai mạc tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh.

Tin cùng chuyên mục

Sắp diễn ra Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Sắp diễn ra Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Dự kiến, từ ngày 26/9 đến 30/9, Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ diễn ra tại tỉnh Kiên Giang.
Thừa Thiên Huế: Hơn 30 doanh nghiệp được kết nối cung cầu với nhà phân phối

Thừa Thiên Huế: Hơn 30 doanh nghiệp được kết nối cung cầu với nhà phân phối

Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu với các tỉnh, thành phố năm 2024.
Xanh hóa chuỗi cung ứng -

Xanh hóa chuỗi cung ứng - 'chìa khoá' giúp doanh nghiệp thích ứng 'luật chơi' mới

Tăng trưởng xanh được xem là 'chìa khóa' đảm bảo thực hiện các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2021 - 2030.
Hội thảo tập huấn về các lĩnh vực mới trong thương mại cho các tổ chức hỗ trợ kinh doanh

Hội thảo tập huấn về các lĩnh vực mới trong thương mại cho các tổ chức hỗ trợ kinh doanh

Hội thảo tập huấn về các chủ đề mới trong thương mại được diễn ra trong hai ngày 17-18/9/2024, tại Hà Nội.
Thừa Thiên Huế: Khai mạc Hội chợ thương mại Festival Huế 2024

Thừa Thiên Huế: Khai mạc Hội chợ thương mại Festival Huế 2024

Tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức khai mạc Hội chợ thương mại Festival Huế năm 2024.
Vietnam Sport Show 2024: Hơn 300 doanh nghiệp tham gia giao thương, hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực thể thao

Vietnam Sport Show 2024: Hơn 300 doanh nghiệp tham gia giao thương, hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực thể thao

Từ ngày 26-28/9, Triển lãm Quốc tế Thể thao và Giải trí ngoài trời Việt Nam lần thứ 9 (Vietnam Sport Show 2024) sẽ diễn ra tại TP Hồ Chí Minh.
Triển lãm máy móc, nguyên phụ liệu dệt may, in thêu sẽ diễn ra vào tháng 11/2024

Triển lãm máy móc, nguyên phụ liệu dệt may, in thêu sẽ diễn ra vào tháng 11/2024

Triển lãm quốc tế thiết bị, công nghệ in thêu, sản phẩm và nguyên phụ liệu dệt may sẽ diễn ra từ ngày 27- 29/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh.
Vì sao Quảng Bình còn nhiều trở ngại trong hoạt động xúc tiến thương mại?

Vì sao Quảng Bình còn nhiều trở ngại trong hoạt động xúc tiến thương mại?

Thời gian qua, công tác xúc tiến thương mại tại Quảng Bình đã mang nhiều hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn vướng mắc.
Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc tham gia giao thương tại Hà Nội

Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc tham gia giao thương tại Hà Nội

Sự kiện giao thương trực tiếp (1:1) giữa đoàn doanh nghiệp Khu Thương mại Tự do Hàn Quốc với doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam diễn ra ngày 10/9, tại Hà Nội.
Triển lãm Vietstock 2024:  Sẽ có 8 giải thưởng cho ngành chăn nuôi và thủy sản Việt Nam

Triển lãm Vietstock 2024: Sẽ có 8 giải thưởng cho ngành chăn nuôi và thủy sản Việt Nam

Triển lãm Vietstock 2024 sẽ diễn ra từ ngày 9 - 11/10/2024, tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn (SECC), quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
Triển lãm Fi Vietnam 2024: Cơ hội kinh doanh cho ngành F&B

Triển lãm Fi Vietnam 2024: Cơ hội kinh doanh cho ngành F&B

Chiều 10/9, tại TP. Hồ Chí Minh, Công ty Informa Makets, tổ chức họp báo triển lãm về nguyên liệu ngành thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam (Fi Vietnam 2024).
Thúc đẩy xúc tiến thương mại, tăng trưởng kinh tế và hợp tác Việt Nam - Thuỵ Điển

Thúc đẩy xúc tiến thương mại, tăng trưởng kinh tế và hợp tác Việt Nam - Thuỵ Điển

Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển và Thương vụ Thuỵ Điển tại Việt Nam (Business Sweden) vừa ký kết bản ghi nhớ hợp tác (MOU).
Đẩy nhanh công tác xúc tiến thương mại khu vực miền Nam

Đẩy nhanh công tác xúc tiến thương mại khu vực miền Nam

Chiều 6/9, TP. Cần Thơ, Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị giao ban triển khai công tác xúc tiến thương mại khu vực miền Nam năm 2024.
Đồng bằng sông Cửu Long: Cơ hội và thách thức trong xúc tiến thương mại

Đồng bằng sông Cửu Long: Cơ hội và thách thức trong xúc tiến thương mại

Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ là vựa lúa gạo, thủy sản, trái cây mà còn là trung tâm công nghiệp quan trọng và động lực phát triển kinh tế của Việt Nam.
Nhiều sản phẩm trưng bày tại Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng ĐBSCL

Nhiều sản phẩm trưng bày tại Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng ĐBSCL

Nhiều các sản phẩm tiêu biểu của các địa phương tham gia trưng bày tại Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Dự kiến sớm thành lập Trung tâm thương mại quốc tế và phát triển nguyên, phụ liệu thời trang

Dự kiến sớm thành lập Trung tâm thương mại quốc tế và phát triển nguyên, phụ liệu thời trang

Trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu thời trang tại Việt Nam hứa hẹn trở thành cánh cửa vàng, đưa ngành dệt may và da giày nước nhà vươn tầm thế giới.
Việt Nam lần đầu tiên tổ chức Lễ hội trái cây tại Trung Quốc

Việt Nam lần đầu tiên tổ chức Lễ hội trái cây tại Trung Quốc

Lễ hội trái cây diễn ra vào cuối tháng 9, hứa hẹn là một trong những sự kiện xúc tiến thương mại quan trọng giữa thị trường Việt Nam và Trung Quốc.
Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 8/2024

Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 8/2024

Sáng ngày 5/9, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 8 năm 2024.
Top 10 Hãng sơn được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam

Top 10 Hãng sơn được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam

Các doanh nghiệp kinh doanh sơn đã bước vào cuộc đua thực sự với chất lượng sơn ngày càng được nâng cao, đa dạng về chủng loại, tính năng, màu sắc.
Phát huy nguồn lực liên kết vùng trong xúc tiến thương mại từ

Phát huy nguồn lực liên kết vùng trong xúc tiến thương mại từ 'bài học bó đũa'

Với những hoạt động xúc tiến thương mại đơn thương không thể hiệu quả bằng những hoạt động có sự hợp lực và quy mô, mà trọng tâm chính là liên kết vùng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động