Tháo gỡ khó khăn, tăng trợ lực cho công nghiệp hỗ trợ

Sáng ngày 22/9 diễn ra Tọa đàm: "Tháo gỡ khó khăn, tăng trợ lực cho công nghiệp hỗ trợ" do Tạp chí Công Thương tổ chức.
Đề xuất cấp bù lãi suất 3% khi cho vay lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải tham dự Triển lãm công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Đà Nẵng 2023 Tìm giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ

Thời gian qua, những chính sách khuyến khích của Nhà nước cùng sự nỗ lực của doanh nghiệp đã mang lại những kết quả tích cực trong phát triển công nghiệp hỗ trợ. Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phát triển về cả số lượng và chất lượng, cải thiện năng lực sản xuất và tham gia ngày càng sâu vào chuỗi sản xuất trong nước và toàn cầu. Đồng thời, năng lực sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước được nâng lên, tỷ lệ nội địa hóa của một số ngành công nghiệp tại Việt Nam được cải thiện.

Tháo gỡ khó khăn, tăng trợ lực cho công nghiệp hỗ trợ

Công nghiệp hỗ trợ - tỷ lệ nội địa hóa được cải thiện

Phát biểu tại tọa đàm, ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, (Bộ Công Thương) nhìn nhận, trong gần 10 năm trở lại đây với sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, các Bộ, ngành và các địa phương, ngành công nghiệp hỗ trợ của đã có những chuyển biến rất tích cực.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ hiện đạt khoảng 5.000 doanh nghiệp. Đáng chú ý, các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đã xuất khẩu đi một số thị trường trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ bao gồm các sản phẩm dây cáp điện, hộp số, các linh kiện nhựa….

Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp tham gia làm nhà cung ứng cấp một cho các tập đoàn đa quốc gia lên tới 100 doanh nghiệp; cung ứng cấp hai, cấp ba là khoảng 700 doanh nghiệp. Trong đó, ở lĩnh vực điện tử, Samsung hiện có khoảng 50 doanh nghiệp là nhà cung ứng cấp một và khoảng 170 doanh nghiệp là nhà cung ứng cấp hai. Ở lĩnh vực cơ khí - ô tô cũng có khoảng 12 doanh nghiệp tham gia cung ứng cấp một cho Toyota.

Điểm nổi bật là tỷ lệ nội địa hóa của các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được cải thiện đáng kể. Cụ thể như trong lĩnh vực dệt may, da giày, tỷ lệ nội địa hóa khoảng 45 - 50%; cơ khí chế tạo đạt 15 - 20%; sản xuất, lắp ráp ô tô 5 - 20%, riêng đối với một số sản phẩm xe như xe tải và xe khách thì tỷ lệ này nội địa hóa này cao hơn”- ông Phạm Tuấn Anh nêu cụ thể.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp hỗ trợ vẫn còn hạn chế, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ là giá trị gia tăng rất thấp trong chuỗi cung ứng. Ngoài ra nghiên cứu phát triển (R&D) tại các doanh nghiệp không được quan tâm đúng mức. Cuối cùng là mối liên kết giữa các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ với các doanh nghiệp FDI chưa chặt chẽ. Mặc dù trong thời gian vừa qua các Bộ, ngành, địa phương cũng đã nỗ lực trong việc kết nối các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước với các tập đoàn đa quốc gia.

Kiến nghị và đề xuất

Chia sẻ tại Tọa đàm, ông Nguyễn Quốc Cường - Giám đốc Công ty Cổ phần Hanel Xốp Nhựa (Hanel Plastics) bày tỏ, trong ba năm gần đây đã có những khó khăn hiện hữu như dịch chuyển chuỗi cung ứng, trong khi đó cạnh tranh thế giới rất là lớn. Đơn cử, đối với Samsung hút bụi, Samsung điện tử, Hanel Plastics đã cung cấp sản phẩm được khoảng 5 năm, sau đó họ chuyển nhà máy từ Quế Võ (Bắc Ninh) vào trong miền Nam thì Hanel Plastics cũng không thể đi theo được vì công ty quy mô bé. Hay Samsung Display trước đó đầu tư khá lớn (khoảng 4 tỷ USD) ở Yên Phong và Quế Võ (Bắc Ninh), chúng tôi cũng cung cấp được khá tốt cho họ, nhưng vừa rồi họ đã dừng.

Đấy là những biến động của chuỗi cung ứng. Họ có thể đầu tư vào, họ có thể di chuyển, nhưng doanh nghiệp nội địa vẫn phải tiếp tục gồng mình “chiến đấu”- ông Nguyễn Quốc Cường cho hay và thông tin thêm, năm 2023 có nhiều khó khăn, chiến lược của doanh nghiệp vẫn cố gắng giữ ổn định, sẵn sàng chờ đón qua giai đoạn suy thoái tiếp tục đón đầu cơ hội, chấp nhận lợi nhuận mỏng nhưng làm sao dòng tiền vẫn phải ổn định. “Chúng tôi cũng đang cân đối làm sao trong quá trình này vẫn giữ công nhân, người lao động và đào tạo và nghiên cứu những phương án để chuyển đổi trong nội bộ sản xuất”- lãnh đạo Hanel Plasticsnói.

Ông Nguyễn Vân - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ TP. Hà Nội (HANSIBA) cũng cho biết, về năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, thiếu nguồn vốn, công nghệ, thậm chí cần hỗ trợ cả về công tác xúc tiến thương mại, bán hàng.

Thời gian vừa qua, HANSIBA cũng đồng hành với các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc thành lập những công ty liên doanh tư vấn phát triển công nghiệp hỗ trợ để chia sẻ lại kinh nghiệm tham gia vào chuỗi giá trị của các tập đoàn lớn trên thế giới, rút ngắn khoảng cách đào tạo, hướng đến việc đạt được các chứng chỉ toàn cầu, qua đó các doanh nghiệp tạo được sức mạnh và năng lực cạnh tranh nhất định để vươn ra thị trường thế giới, xuất khẩu các sản phẩm linh phụ kiện sản xuất tại Hà Nội và Việt Nam.

“Trợ lực” cho công nghiệp hỗ trợ

Nêu giải pháp, dưới góc độ doanh nghiệp ông Nguyễn Quốc Cường cho hay, trong thời gian tới, Nhà nước, Bộ Công Thương cũng thúc đẩy thu hút đầu tư nhiều, sẽ có sự chuyển dịch, cụ thể doanh nghiệp vẫn có nhiều cơ hội, nhiều hội chợ xúc tiến thương mại, kết nối với những tập đoàn như Boeing hay cả Airbus. “Mặc dù sản phẩm của họ phong phú nhưng vẫn sử dụng nhiều linh kiện nhựa, có cả linh kiện đơn giản, chỉ là tiêu chuẩn cao hơn. Với môi trường đầu tư kinh doanh như Việt Nam hiện nay tôi nghĩ vẫn còn rất nhiều các tập đoàn lớn tìm đến”- ông Cường cho biết và gợi mở giải pháp, quan trọng nhất là phải có sự liên kết trong nước, ở đây vai trò của Hiệp hội, Bộ Công Thương rất là quan trọng.

năng lực sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước được nâng lên, tỷ lệ nội địa hóa của một số ngành công nghiệp tại Việt Nam đã được cải thiện
Năng lực sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước được nâng lên, tỷ lệ nội địa hóa của một số ngành công nghiệp tại Việt Nam đã được cải thiện

Ông Phạm Tuấn Anh nhấn mạnh, Nghị định số 111/2015/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ được ban hành từ năm 2015 (Nghị định 111), đến nay đã 8 năm. Với những biến động mới trong tình hình phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ trong bối cảnh hiện nay thì chắc chắn là cần thiết phải sửa đổi Nghị định 111, Bộ Công Thương đã được Chính phủ giao sửa đổi Nghị định này từ năm 2020, tuy nhiên trong quá trình sửa đổi cũng gặp rất nhiều khó khăn, nhưng Bộ Công Thương vẫn kiên quyết và kiên trì sửa đổi, thuyết phục các cơ quan có liên quan để sớm trình lên Chính phủ trong thời gian sớm nhất.

Điểm mới trong Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 111, đó là việc cấp bù lãi suất cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Về danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đã bổ sung rất nhiều các sản phẩm mới phù hợp với xu thế hiện nay, hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp”- ông Phạm Tuấn Anh thông tin.

Thời gian vừa qua, Bộ Công Thương cũng đã phối hợp rất chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp như Samsung, Toyota để hỗ trợ cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam nâng cao được năng lực cũng như kết nối các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng với nhau.

Theo Cục Công nghiệp, trong chương trình đầu tư công giai đoạn 2021-2024, Bộ Công Thương cũng được giao nguồn vốn để xây dựng hai trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp tại hai đầu của đất nước là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. “Chúng tôi xác định đây là 2 công trình rất quan trọng, như cánh tay nối dài của Bộ Công Thương trong hỗ trợ các doanh nghiệp, kỳ vọng khi hai trung tâm này được hoàn thiện cơ sở vật chất và bộ máy chức năng thì sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp trong thời gian tới”- ông Phạm Tuấn Anh nhấn mạnh.

Việt Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp hỗ trợ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chiến lược phát triển ngành thép: Tầm nhìn mới cho ngành công nghiệp trọng điểm

Chiến lược phát triển ngành thép: Tầm nhìn mới cho ngành công nghiệp trọng điểm

Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành thép giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương tiếp tục lấy ý kiến cho Chiến lược phát triển ngành sữa giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hội thảo lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định về khuyến công: Những trăn trở từ thực tiễn

Hội thảo lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định về khuyến công: Những trăn trở từ thực tiễn

Các địa phương đã đóng góp nhiều ý kiến hay nhằm xây dựng Dự thảo Nghị định về khuyến công hiệu quả, sát với thực tế.
Vimexpo 2024 Cơ hội giao thương, mở rộng kết nối về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo

Vimexpo 2024 Cơ hội giao thương, mở rộng kết nối về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo

VIMEXPO 2024 là sự kiện chuyên ngành do Cục Công nghiệp, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Công nghiệp và Công ty Quảng cáo & Hội chợ Triển lãm C.I.S Vietnam tổ chức
Hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị định sửa đổi về khuyến công tại Ninh Bình

Hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị định sửa đổi về khuyến công tại Ninh Bình

Chiều 19/9, tại Ninh Bình, Cục Công Thương địa phương tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị định về khuyến công tại khu vực phía Bắc.

Tin cùng chuyên mục

Cuộc thi Con quay Đại chiến VASI 2024: Sân chơi cho doanh nghiệp công nghiệp chế tạo

Cuộc thi Con quay Đại chiến VASI 2024: Sân chơi cho doanh nghiệp công nghiệp chế tạo

Cuộc thi 'Con quay Đại chiến VASI 2024' tạo sân chơi cho doanh nghiệp công nghiệp chế tạo, đẩy mạnh kỹ thuật chế tạo, hướng tới chuỗi cung ứng toàn cầu.
Bộ Công Thương đặt mục tiêu sản xuất hộp số, động cơ cho ô tô tại Việt Nam

Bộ Công Thương đặt mục tiêu sản xuất hộp số, động cơ cho ô tô tại Việt Nam

Tại dự thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, Bộ Công Thương đặt mục tiêu có thể sản xuất các linh kiện quan trọng như hộp số, động cơ.
Triển khai thi hành Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh, động viên công nghiệp

Triển khai thi hành Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh, động viên công nghiệp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
Cần có chính sách đầu tư thích đáng, chọn lọc để phát triển công nghiệp hóa chất

Cần có chính sách đầu tư thích đáng, chọn lọc để phát triển công nghiệp hóa chất

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị có chính sách đầu tư thích đáng, chọn lọc, trọng tâm, trọng điểm để phát triển công nghiệp hóa chất.
Nền tảng thực tế ảo iguverse giành giải thưởng Red Dot Award 2024

Nền tảng thực tế ảo iguverse giành giải thưởng Red Dot Award 2024

iguverse là nền tảng thực tế ảo dành cho hoạt động bán hàng và kỹ thuật trong công nghiệp giúp doanh nghiệp có thể tạo ra các triển lãm kỹ thuật số tiện lợi.
Công nghiệp hỗ trợ trước cơ hội ‘vàng’ tham gia mạng lưới cung ứng đa ngành toàn cầu

Công nghiệp hỗ trợ trước cơ hội ‘vàng’ tham gia mạng lưới cung ứng đa ngành toàn cầu

Ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đang đứng trước những cơ hội 'vàng' để tham gia và mở rộng vị thế trên thị trường toàn cầu.
Vì sao ngành cơ khí Việt Nam vẫn chưa phát triển như kỳ vọng?

Vì sao ngành cơ khí Việt Nam vẫn chưa phát triển như kỳ vọng?

Ngành cơ khí Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức, từ công nghệ đến quản lý và cạnh tranh trong thị trường quốc tế.
Tập huấn Quy định đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ngành Công Thương

Tập huấn Quy định đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ngành Công Thương

Bộ Công Thương hướng dẫn các Sở Công Thương, doanh nghiệp khu vực miền Trung – Tây Nguyên về quy định giảm phát thải và kiểm kê khí nhà kính.
Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Tỉnh Lâm Đồng báo cáo về tình hình quản lý, quy hoạch, thành lập, đầu tư cơ sở hạ tầng, hoạt động của các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Hội chợ Công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2024 chính thức khai mạc

Hội chợ Công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2024 chính thức khai mạc

Hội chợ triển lãm Công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2024 diễn ra từ ngày 18 -20/9 do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức, với sự góp mặt của 250 gian hàng.
Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Thiếu lao động lại khó tuyển dụng bổ sung, doanh nghiệp dệt may vừa chật vật lo đáp ứng thời gian giao hàng, vừa tính chuyện gia tăng năng suất.
Sản xuất công nghiệp bứt phá, khả thi với mục tiêu tăng trưởng IIP 7-8%

Sản xuất công nghiệp bứt phá, khả thi với mục tiêu tăng trưởng IIP 7-8%

Bộ Công Thương cho biết, sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi tích cực, theo đó, mục tiêu tăng trưởng IIP 7-8% trong năm 2024 có thể đạt được.
Cách nào phát triển thời trang Việt?

Cách nào phát triển thời trang Việt?

Phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu là một trong những trở ngại lớn khiến ngành thời trang của Việt Nam chưa phát triển mạnh.
Triển lãm máy móc, nguyên phụ liệu dệt may, in thêu sẽ diễn ra vào tháng 11/2024

Triển lãm máy móc, nguyên phụ liệu dệt may, in thêu sẽ diễn ra vào tháng 11/2024

Triển lãm quốc tế thiết bị, công nghệ in thêu, sản phẩm và nguyên phụ liệu dệt may sẽ diễn ra từ ngày 27- 29/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh.
Doanh nghiệp công nghiệp nỗ lực phục hồi sản xuất sau bão

Doanh nghiệp công nghiệp nỗ lực phục hồi sản xuất sau bão

Sau bão, các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất công nghiệp tại một số địa phương đã hoạt động ổn định trở lại, nguồn nguyên liệu đảm bảo cung cấp liên tục.
Cùng tháo gỡ khó khăn trong phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế

Cùng tháo gỡ khó khăn trong phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế

Sự kiện được tổ chức nhằm trao đổi kinh nghiệm, tìm giải pháp phát triển, quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp các tỉnh, thành phía Bắc.
Triển lãm NEPCON Việt Nam 2024: Quy tụ gần 300 thương hiệu điện tử hàng đầu

Triển lãm NEPCON Việt Nam 2024: Quy tụ gần 300 thương hiệu điện tử hàng đầu

Sáng ngày 11/9, Triển lãm Điện tử quốc tế (NEPCON Việt Nam 2024) đã khai mạc tại Hà Nội. Sự kiện quy tụ gần 300 thương hiệu điện tử hàng đầu từ 20 quốc gia.
Lâm Đồng: Nhiều chỉ tiêu ngành Công Thương dự ước đều đạt theo kế hoạch được giao

Lâm Đồng: Nhiều chỉ tiêu ngành Công Thương dự ước đều đạt theo kế hoạch được giao

Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng báo cáo, nhiều chỉ tiêu của ngành Công Thương dự ước đều đạt theo kế hoạch được giao trong 8 tháng năm 2024.
Tình hình sản xuất công nghiệp, đầu tư 8 tháng năm 2024

Tình hình sản xuất công nghiệp, đầu tư 8 tháng năm 2024

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 8/2024 ước tính tăng 2,0% so với tháng trước và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước.
Vĩnh Phúc: Sản xuất công nghiệp phục hồi và duy trì tăng trưởng tích cực

Vĩnh Phúc: Sản xuất công nghiệp phục hồi và duy trì tăng trưởng tích cực

Sản xuất công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc có sự phục hồi và duy trì đà tăng trưởng tích cực, chỉ số ngành công nghiệp ghi nhận chuỗi tăng 6 tháng liên tiếp.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động