Thị trường tài chính tiêu dùng: Tiềm năng lớn nhưng bộc lộ nhiều bất ổn

Có tiềm năng lớn, nhưng thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam đang bộc lộ nhiều vấn đề phức tạp, bất ổn cần sớm được khắc phục.
Tài chính tiêu dùng - công cụ đẩy lùi tín dụng đen Tài chính Tiêu dùng – Kênh dẫn vốn hiệu quả với người yếu thế

Tiềm năng từ thị trường 100 triệu dân và tăng trưởng kinh tế

Thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam có vai trò và tiềm năng rất lớn, tuy nhiên thực tế đang bộc lộ nhiều vấn đề phức tạp, bất ổn khi cơ quan chức năng liên tục phát hiện, triệt phá nhiều tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong hoạt động cho vay tiêu dùng cũng như thu hồi nợ”, đó là thông tin được TS Nguyễn Anh Tuấn - Tổng Biên tập tạp chí Nhà đầu tư đưa ra tại Toạ đàm “Thực trạng và giải pháp phát triển lành mạnh thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam” do tạp chí Nhà đầu tư tổ chức vào ngày 25/4, tại Hà Nội.

Thị trường tài chính tiêu dùng: Tiềm năng lớn nhưng bộc lộ nhiều bất ổn

Cũng đánh giá về tiềm năng của thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam, ông Lê Quốc Ninh - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Tài chính tiêu dùng, Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mccredit) cho rằng: Với dân số khoảng 100 triệu người, độ tuổi trung bình trẻ (33,7 tuổi), Việt Nam được xem là một trong những quốc gia có ngành tài chính tiêu dùng giàu tiềm năng.

“Cùng với đó, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam ở mức 7-8%/năm, cũng là tốc độ tăng trưởng thuộc Top cao và có sự ổn định trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng này là tiền đề cho niềm tin về mặt thu nhập và mức độ tiêu dùng của người dân, người lao động ngày càng gia tăng” - ông Lê Quốc Ninh khẳng định.

Để phục vụ và nâng cao khả năng tiếp cận tài chính của người dân, Chính phủ cũng có Quyết định 149 về chiến lược tài chính toàn diện quốc gia với nhiều giải pháp tích cực nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận nguồn tài chính phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, nhất là các đối tượng dưới chuẩn, không có khả năng tiếp cận các ngân hàng thương mại từ các tổ chức tài chính vi mô, hệ thống các quỹ tín dụng và các công ty tài chính tiêu dùng được Ngân hàng Nhà nước cấp phép.

Hiện đã có 16 công ty tài chính được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động cho vay tiêu dùng cho đối tượng chủ yếu là những người yếu thế, thu nhập không ổn định, khó tiếp cận được vốn vay từ các ngân hàng thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu cần thiết cho nhu cầu sinh hoạt. Đến ngày 31/12/2022, tổng dư nợ 16 công ty tài chính do nhnn cấp phép đạt trên 220.000 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,87% so tổng dư nợ toàn nền kinh tế và 8,5% dư nợ cho vay tiêu dùng toàn hệ thống.

Thị trường tài chính tiêu dùng: Tiềm năng lớn nhưng bộc lộ nhiều bất ổn
TS. Nguyễn Anh Tuấn – Tổng Biên tập tạp chí Nhà đầu tư phát biểu tại toạ đàm

Giải pháp lành mạnh thị trường tài chính tiêu dùng

Bên cạnh thuận lợi, ông Lê Xuân Đồng, CFA, Giám đốc điều hành Khối dịch vụ Nghiên cứu thị trường và tư vấn Fiin Group cho biết: Thị trường tài chính tiêu dùng bao gồm kênh tín dụng chính thức hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng và kênh phi chính thức hoạt động theo quy định của Bộ luật Dân sự, nhóm này bao gồm cả những tiệm cầm đồ, những tổ chức hoạt động theo hình thức tín dụng đen.

Dù Việt Nam có thị trường tài chính tiêu dùng tiềm năng, nhưng về quy mô còn kém xa với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Thị trường này đang gặp nhiều thách thức cả trong hiện tại và thời gian tới khi tỷ lệ nợ xấu tăng cao, tình hình kinh tế khó khăn sau đại dịch Covid-19. Mặt khác, còn nhiều bất cập trong việc thực thi và quản lý hoạt động cho vay tiêu dùng.

Liên quan đến nợ xấu cho vay tiêu dùng, thông tin từ toạ đàm cho thấy, tỷ lệ khách vay “không trả nợ” ngày càng cao. Tính đến cuối năm 2022, tính chung nợ xấu của 16 công ty tài chính tăng 23,09% so với thời điểm 31/12/2021 và có xu hướng tăng cao trong thời gian tới.

Thị trường tài chính tiêu dùng: Tiềm năng lớn nhưng bộc lộ nhiều bất ổn
Đại biểu tham dự toạ đàm

Một vấn đề nữa cũng được các chuyên gia đề cập tại toạ đàm, đó là thời gian gần đây, cơ quan chức năng liên tục phát hiện, triệt phá nhiều tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong hoạt động cho vay tiêu dùng cũng như thu hồi nợ. Hiện tượng này bắt nguồn từ việc, nhiều doanh nghiệp không được cấp phép, nhưng vẫn tiến hành hoạt động cho vay; không ít doanh nghiệp tự áp đặt lãi suất và phí vay cao trái quy định. Đặc biệt, tình trạng đòi nợ thuê núp bóng công ty luật, công ty mua bán nợ với các hình thức “khủng bố” người vay và người thân của người vay tiền, cưỡng đoạt tài sản, gây bức xúc, hoang mang trong nhân dân, tác động lớn đến trật tự, an toàn xã hội và tác động đến hoạt động của các công ty tài chính tiêu dùng được cấp phép.

Nếu tình trạng khó khăn trên tiếp tục kéo dài, các công ty tín dụng chính thống sẽ “co cụm” lại, khi đó sẽ ảnh hưởng đến chiến lược tài chính toàn diện của quốc gia và tín dụng đen lộng hành. Theo đó, để khắc phục tình trạng này, các chuyên gia kiến nghị, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố thực hiện Chỉ thị 12/CT-TTg ngày 25/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”. Đồng thời với đó, chỉ đạo các bộ, ngành phối hợp để thực hiện tốt các chính sách về tài chính toàn diện, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển tín dụng tiêu dùng, phối hợp để thực hiện các gói hỗ trợ lãi suất cho nông dân, công nhân và người dân lao động có thu nhập thấp; tiếp tục siết chặt, kiểm tra và xử lý các doanh nghiệp có hoạt động cho vay, thu hồi nợ không đúng quy định pháp luật.

Về phía Ngân hàng Nhà nước, cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, xây dựng chính sách, cơ chế quản lý riêng theo đặc thù ngành đối với mảng tài chính tiêu dùng. Tạo điều kiện cho công ty tài chính có môi trường hoạt động thông thoáng, an toàn và tuân thủ để có thể phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Nghiên cứu xây dựng, ban hành quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của người đi vay đối với tổ chức tín dụng; các chế tài xử phạt với người đi vay cố tình chây ỳ trả nợ. Đẩy mạnh truyền thông danh sách các công ty tài chính được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động và quản lý, để khách hàng hiểu được và không “đánh đồng” hoạt động của các công ty tài chính được cấp phép với các đơn vị không được cấp phép.

Với Bộ Công an, các chuyên gia kinh tế cho rằng, cần điều tra, xử lý nghiêm minh đối tượng “tín dụng đen” bất hợp pháp, các tổ chức đòi nợ thuê “tín dụng đen”; phối hợp chính quyền địa phương tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về phương thức, hậu quả của “tín dụng đen” để người dân hiểu, cảnh giác và không tham gia. Chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương siết chặt công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự có liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng đen…

Nguyễn Hoà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bảo vệ người tiêu dùng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chủ tịch MB Lưu Trung Thái: Ổn định thị trường trái phiếu doanh nghiệp để giảm áp lực vốn lên ngân hàng

Chủ tịch MB Lưu Trung Thái: Ổn định thị trường trái phiếu doanh nghiệp để giảm áp lực vốn lên ngân hàng

Chủ tịch MB kiến nghị cần có thêm các giải pháp ổn định, khơi thông dòng vốn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp để giảm áp lực vốn tín dụng trung, dài hạn.
Tổng cục Hải quan điều chỉnh dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2024

Tổng cục Hải quan điều chỉnh dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2024

Tổng cục Hải quan vừa ra quyết định về việc điều chỉnh dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2024 đối với 23 đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục.
Chi 1.000 tỷ đồng mua trái phiếu trước hạn, Công ty Điện gió Phước Hữu - Duyên Hải 1 báo lỗ

Chi 1.000 tỷ đồng mua trái phiếu trước hạn, Công ty Điện gió Phước Hữu - Duyên Hải 1 báo lỗ

Sau khi “mạnh tay” chi gần 1.000 tỷ đồng mua trái phiếu trước hạn, Công ty TNHH Điện gió Phước Hữu - Duyên Hải 1 tiếp tục báo lỗ trong 6 tháng đầu năm.
VietinBank giảm lãi suất, hỗ trợ khách hàng thiệt hại do bão Yagi

VietinBank giảm lãi suất, hỗ trợ khách hàng thiệt hại do bão Yagi

VietinBank giảm lãi suất cho vay với quy mô dư nợ dự kiến lên đến 100.000 tỷ đồng để hỗ trợ nguồn vốn cho khách hàng sớm ổn định cuộc sống và hoạt động SX-KD.
SVTech mang đến những giải pháp công nghệ tối ưu quản lý dữ liệu cho ngân hàng Việt

SVTech mang đến những giải pháp công nghệ tối ưu quản lý dữ liệu cho ngân hàng Việt

Theo báo cáo "Khai phá tiềm năng nền tài chính bền vững Đông Nam Á" của PwC, chỉ có 33% các ngân hàng tại Việt Nam đang khai thác dữ liệu một cách hiệu quả.

Tin cùng chuyên mục

Fed cắt giảm lãi suất: Con dao hai lưỡi với kinh tế Việt Nam

Fed cắt giảm lãi suất: Con dao hai lưỡi với kinh tế Việt Nam

Việc cắt giảm lãi suất của Fed là con dao hai lưỡi đối với kinh tế Việt Nam, vì giá trị đồng USD giảm sẽ làm giảm áp lực mất giá lên đồng VND.
Các nhà băng đồng loạt cam kết hoãn nợ, hạ lãi suất cho vay với khách hàng ảnh hưởng bão số 3

Các nhà băng đồng loạt cam kết hoãn nợ, hạ lãi suất cho vay với khách hàng ảnh hưởng bão số 3

Các ngân hàng đồng loạt cam kết sẽ tạm hoãn, giãn, giữ nguyên nhóm nợ và hạ lãi suất cho vay đối với đối tượng khách hàng bị ảnh hưởng bão số 3.
Ngân hàng Nhà nước sẽ có động thái gì sau quyết định hạ lãi suất của Fed?

Ngân hàng Nhà nước sẽ có động thái gì sau quyết định hạ lãi suất của Fed?

Theo các chuyên gia, việc Fed hạ lãi suất sẽ tạo thêm dư địa cho chính sách tiền tệ của Việt Nam, song trước mắt Ngân hàng Nhà nước sẽ chưa vội hạ lãi suất.
AI giúp hệ thống ngân hàng tăng doanh thu 340 tỷ USD mỗi năm

AI giúp hệ thống ngân hàng tăng doanh thu 340 tỷ USD mỗi năm

AI và đặc biệt là Gen AI có thể đóng góp đến 340 tỷ USD, tương đương 4,7% tổng doanh thu của ngành ngân hàng mỗi năm, thông qua việc tăng năng suất.
Đồng Nai: 2 công ty con của Lilama và hơn 400 doanh nghiệp nợ gần 260 tỷ đồng tiền bảo hiểm

Đồng Nai: 2 công ty con của Lilama và hơn 400 doanh nghiệp nợ gần 260 tỷ đồng tiền bảo hiểm

Bảo hiểm Xã hội tỉnh Đồng Nai công khai danh sách 457 doanh nghiệp, trường học nợ tiền bảo hiểm các loại hơn 260 tỷ đồng, trong đó có 2 công ty con của Lilama.
Giảm 1% lãi vay và thêm giải pháp tín dụng cho doanh nghiệp bị thiệt hại bởi bão số 3

Giảm 1% lãi vay và thêm giải pháp tín dụng cho doanh nghiệp bị thiệt hại bởi bão số 3

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) giảm 1% lãi suất vay VNĐ và 0,5% lãi suất vay USD đối với khách hàng doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ cơn bão số 3.
SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ, cấp khoản vay mới lãi suất 4,5%/năm

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ, cấp khoản vay mới lãi suất 4,5%/năm

SHB sẽ giảm bình quân 50% lãi suất phải trả trong thời gian từ tháng 9-12/2024 cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão lũ giảm đến 2%

Lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão lũ giảm đến 2%

Sacombank giảm đến 2%/năm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp bị thiệt hại do bão lũ khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.
Việt Nam: Điểm sáng thu hút đầu tư nước ngoài trong khối ASEAN

Việt Nam: Điểm sáng thu hút đầu tư nước ngoài trong khối ASEAN

Cơ hội kinh doanh của khu vực ASEAN đang được đánh giá có nhiều sức hút. Trong đó, Việt Nam nổi lên là một điểm sáng.
Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Ngân hàng Chính sách xã hội cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31/12/2024.
VietinBank - Ngân hàng nội địa dành cho doanh nghiệp quốc tế

VietinBank - Ngân hàng nội địa dành cho doanh nghiệp quốc tế

Năm 2024 ghi nhận cột mốc mới khi lần đầu tiên VietinBank nhận Giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất cho doanh nghiệp FDI tại Việt Nam”.
Tập đoàn Thiên Long - doanh nghiệp ‘trùm’ ngành bút bi có diễn biến lạ

Tập đoàn Thiên Long - doanh nghiệp ‘trùm’ ngành bút bi có diễn biến lạ

Cùng một lúc, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long (Mã chứng khoán: TLG) thông báo miễn nhiệm 4 Phó Tổng giám đốc, sắp xếp lại hệ thống chức danh trong công ty.
Ngân hàng Nhà nước xây dựng cơ chế giãn, hoãn nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Ngân hàng Nhà nước xây dựng cơ chế giãn, hoãn nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Ngân hàng Nhà nước cho biết, đang xây dựng Thông tư hướng dẫn cơ chế giãn, hoãn các khoản nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3.
Ngày đầu quay lại niêm yết trên UPCoM, cổ phiếu HNG và HBC diễn biến ra sao?

Ngày đầu quay lại niêm yết trên UPCoM, cổ phiếu HNG và HBC diễn biến ra sao?

Ngày đầu tiên quay trở lại niêm yết trên sàn UPCoM, cổ phiếu HNG (HAGL Agrico) và HBC (Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình) lại có những diễn biến trái chiều.
Manulife quyên góp hơn 2,6 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Manulife quyên góp hơn 2,6 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nguồn quỹ ủng hộ đến từ hình thức đóng góp đối ứng. Với mỗi khoản ủng hộ đến từ tập cán bộ nhân viên và đại lý, Manulife cam kết đối ứng một khoản tương đương
VIB - Hành trình 28 năm sáng tạo và hướng tới triệu khách hàng Việt

VIB - Hành trình 28 năm sáng tạo và hướng tới triệu khách hàng Việt

VIB luôn lấy khách hàng làm trọng tâm cho mọi sự nỗ lực sáng tạo về sản phẩm dịch vụ để luôn là một phần trong đời sống .
Chi cục Hải quan Thái Nguyên nỗ lực chuyển đổi số và tăng cường đối thoại với doanh nghiệp

Chi cục Hải quan Thái Nguyên nỗ lực chuyển đổi số và tăng cường đối thoại với doanh nghiệp

Chi cục Hải quan Thái Nguyên triển khai mạnh mẽ chuyển đổi số trong quản lý nội bộ và hỗ trợ doanh nghiệp nhằm đảm bảo đồng bộ quá trình CĐS của ngành Hải quan.
MB ủng hộ hơn 14 tỷ đồng cho đồng bào ảnh hưởng bởi bão lũ

MB ủng hộ hơn 14 tỷ đồng cho đồng bào ảnh hưởng bởi bão lũ

Ngoài số tiền đóng góp trực tiếp đến các địa phương vùng bão, MB tiêp tục kêu gọi cán bộ nhân viên ủng hộ đồng bào qua tài khoản thiện nguyện của Công đoàn MB.
Chi hàng chục tỷ đồng để

Chi hàng chục tỷ đồng để 'học tập kinh nghiệm', Xổ số Kiến thiết Long An làm ăn thế nào?

Trong vòng một năm, Công ty TNHH MTV Xổ số Kiến thiết Long An đã đầu tư gần 11 tỷ đồng để đi "học tập kinh nghiệm" ở nhiều nước trên thế giới.
Tín dụng chính sách xã hội: Không để ai bị bỏ lại phía sau trên con đường tiếp cận tri thức

Tín dụng chính sách xã hội: Không để ai bị bỏ lại phía sau trên con đường tiếp cận tri thức

Không chỉ là đòn bẩy phát triển kinh tế cho hộ nghèo, tín dụng chính sách xã hội còn góp phần hiện thực hóa những giấc mơ tri thức của hàng triệu học sinh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động