Thủ tướng Chính phủ chỉ thị tăng cường phòng cháy, chữa cháy

Ngày 3/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới.
Bộ Công Thương chủ động các phương án phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Chỉ thị nêu rõ, thời gian gần đây, cháy, nổ, sự cố, tai nạn diễn biến phức tạp, nhất là tại khu dân cư, chung cư cao tầng, khu công nghiệp, chợ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, quán karaoke..., một số vụ làm chết nhiều người, tổn thương lớn về tinh thần, thiệt hại nặng nề về vật chất của người dân, ảnh hưởng tiêu cực đến an toàn, an sinh xã hội, gây hoang mang dư luận. Tình hình trên do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do: Kinh tế, xã hội đất nước phát triển nhanh nhưng hạ tầng phòng cháy chữa cháy chưa được đầu tư phát triển đúng tầm, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, địa phương chưa coi trọng đến công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; công tác quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ không ít nơi bị buông lỏng, thiếu chặt chẽ, phó mặc cho các lực lượng chuyên trách; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm chưa nghiêm, nhiều nơi làm "qua loa, chiếu lệ", chưa quan tâm phân tích nguyên nhân các vụ cháy để rút kinh nghiệm, chỉ rõ trách nhiệm, có hình thức xử lý nghiêm khắc để răn đe, ngăn chặn; chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe.

Thủ tướng Chính phủ chỉ thị tăng cường phòng cháy, chữa cháy

Tình hình cháy, nổ, sự cố, tai nạn hiện nay là nghiêm trọng, đặt ra yêu cầu cấp bách phải có tư duy, nhận thức, phương pháp, cách làm mới trong lãnh đạo, quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành, cấp ủy, chính quyền các địa phương, nòng cốt là các lực lượng chuyên trách trong công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ và đòi hỏi ý thức rất cao của người dân đối với công tác này. Công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ phải quán triệt quan điểm: Người dân là trung tâm, là chủ thể, đặt an toàn, tính mạng người dân là trên hết, trước hết; an toàn cháy, nổ để phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội của đất nước. Trong công tác phòng cháy chữa cháy phải lấy phòng ngừa là chính, phòng là "xây", chữa là "chống", lấy phòng là "cơ bản - chiến lược - lâu dài", làm tốt công tác phòng cháy để giảm công tác chữa cháy với phương châm: Từng nhà an toàn - Từng nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp an toàn - Từng khu phố an toàn - Tùng xã, phường, thị trấn an toàn. Huy động tối đa các lực lượng tại chỗ và nhân dân tham gia chữa cháy, nhất là trong "thời điểm vàng" 5 phút kể từ khi vụ cháy xảy ra với phương châm: Lực lượng ở trong dân - Phương tiện ở trong dân - Hậu cần ở trong dân - Chỉ huy ở trong dân.

Mục tiêu đối với công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ: Phải ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới chấm dứt xảy ra cháy gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm chết người do nguyên nhân chủ quan.

Đổi mới tư duy, phương pháp, tổ chức thực hiện Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ phù hợp với yêu cầu tình hình mới hiện nay

Trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ban, ngành, cấp ủy, chính quyền các địa phương chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

Tập trung triển khai nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy chữa cháy; Kết luận số 02-KL/TW ngày 18/5/2021 của Ban Bí thư khóa XIII về tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW; Nghị quyết số 99/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy chữa cháy; Công văn số 319/TB-VPCP ngày 05/10/2022 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị công tác phòng cháy chữa cháy và sơ kết 05 năm thực hiện Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017 quy định về công tác cứu nạn cứu hộ của lực lượng phòng cháy chữa cháy…

Đổi mới tư duy, nhận thức phương pháp, cách tiếp cận và tổ chức thực hiện trong công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ phù hợp với yêu cầu tình hình mới hiện nay. Xác định rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ là nhiệm vụ quan trọng, cần thiết, không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Xử lý trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương nếu để các cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao hoạt động khi chưa đảm bảo điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy và để xảy ra các vụ cháy gây hậu quả nghiêm trọng do thiếu lãnh đạo, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm trong phạm vi quản lý của mình đối với công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.

Tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách, pháp luật về công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật. Tiếp tục hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ phù hợp với điều kiện thực tiễn, tình hình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và năng lực quản lý, năng lực sản xuất của các tổ chức, cá nhân có liên quan. Chú trọng nghiên cứu, xây dựng chiến lược, kế hoạch, phương án phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, nhất là tại các địa bàn, công trình trọng điểm quốc gia, khu đô thị, khu công nghiệp, khu thương mại có nguy cơ cháy, nổ cao, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Xây dựng thực hiện đồng bộ quy hoạch hạ tầng phòng cháy chữa cháy gắn với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của ngành, lĩnh vực, địa phương, xây dựng mạng lưới giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác chữa cháy, cứu nạn cứu hộ.

Tiếp tục đổi mới về nội dung, hình thức công tác tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ vừa có chiều rộng, vừa chuyên sâu, dễ hiểu, dễ tiếp thu, bằng các giải pháp cụ thể tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và nhân dân đối với công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức kỹ năng về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cho mọi tầng lớp nhân dân nhất là đối với học sinh, sinh viên, đội ngũ lao động trẻ trong xã hội.

Kiện toàn, củng cố về nhân lực, cơ sở vật chất cho các lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên ngành, bảo đảm hoạt động hiệu quả, thực chất. Xây dựng cơ chế phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa Công an, Quân đội và các lực lượng khác trong thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Thường xuyên tổ chức tập huấn, diễn tập, thực tập các phương án, tình huống xử lý sự cố cháy, nổ và cứu nạn cứu hộ.

Tăng cường nguồn lực đầu tư cho công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, xây dựng, trang bị cơ sở vật chất, hậu cần cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Tập trung các nguồn lực để xây dựng và phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, kỹ thuật về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (giao thông, nguồn nước, thông tin liên lạc, hệ thống cảnh báo sự cố, tai nạn...). Nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ hiện đại, phù hợp với tình hình, sự phát triển của đất nước. Khẩn trương nghiên cứu tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Huy động mọi nguồn lực hợp pháp (trong đó có hợp tác công tư, xã hội hóa) để mua sắm trang thiết bị phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.

Chấn chỉnh việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại các bộ, ngành, địa phương

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu tham mưu, báo cáo Chính phủ đề xuất Quốc hội về sửa đổi, bổ sung Luật Phòng cháy và chữa cháy (báo cáo Chính phủ trong Quý III năm 2023).

Rà soát các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ để đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình thực tế (hoàn thành trong Quý II năm 2023).

Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại các bộ, ngành, địa phương; báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét trách nhiệm đối với lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương thiếu trách nhiệm trong chỉ đạo, quản lý, điều hành để xảy ra các vụ cháy, nổ gây hậu quả nghiêm trọng (thực hiện từ năm 2023 và các năm tiếp theo).

Thực hiện nghiêm việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự cho các cơ sở đầu tư kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự; thu hồi giấy cũ, không cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự cho các cơ sở không đủ điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy (thực hiện từ năm 2023 và các năm tiếp theo).

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng: Rà soát sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đảm bảo phù hợp với tình hình mới (thực hiện từ năm 2023 và các năm tiếp theo).

Phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện nghiêm việc thẩm định, cấp phép xây dựng đối với các công trình thuộc đối tượng thẩm duyệt, thiết kế về phòng cháy chữa cháy, đặc biệt là các cơ sở chuyển đổi công năng có nguy cơ cháy nổ cao, cơ sở tập trung đông người như quán bar, karaoke, nhà cao tầng... (thực hiện từ năm 2023 và các năm tiếp theo).

Bố trí kinh phí tăng cường nguồn lực đầu tư cho lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình cấp thẩm quyền bố trí kinh phí để tăng cường nguồn lực đầu tư cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (thực hiện từ năm 2023 và các năm tiếp theo).

Bộ Giáo dục và Đào tạo tập trung xây dựng giải pháp, tổ chức có hiệu quả các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thực hành, diễn tập kiến thức kỹ năng về Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục.

Định kỳ kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường

Chỉ thị nêu rõ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ ban hành kế hoạch thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trong tình hình mới, cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với đặc điểm tình hình, yêu cầu, nhiệm vụ tại địa phương; phân công rõ trách nhiệm của sở, ngành chức năng địa phương, Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã kèm theo cơ chế kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện và chế tài xử lý trách nhiệm, tạo chuyển biến tích cực trong công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại từng địa phương (thực hiện từ năm 2023 và các năm tiếp theo).

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, siết chặt công tác quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, nhất là tại các địa bàn, cơ sở trọng điểm, có nguy cơ cháy, nổ, cháy rừng, sự cố, tai nạn (thực hiện từ năm 2023 và các năm tiếp theo).

Thực hiện nghiêm việc thẩm định, cấp phép xây dựng, cấp phép kinh doanh đối với các công trình thuộc đối tượng thẩm duyệt, thiết kế về phòng cháy chữa cháy, đặc biệt là các cơ sở chuyển đổi công năng có nguy cơ cháy, nổ cao, cơ sở có tập trung đông người như vũ trường, quán bar, karaoke, nhà cao tầng... Chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và pháp luật nếu buông lỏng quản lý trong cấp phép đối với các cơ sở trên địa bàn quản lý khi chưa bảo đảm các điều kiện về an ninh, trật tự, phòng cháy chữa cháy (thực hiện từ năm 2023 và các năm tiếp theo).

Định kỳ kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, xử lý nghiêm minh, kiên quyết thu hồi giấy phép, đình chỉ hoạt động của các cơ sở không đủ điều kiện (từ năm 2023 và các năm tiếp theo).

Phương Cúc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phòng cháy chữa cháy

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Khai mạc Chương trình Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024

Khai mạc Chương trình Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024

Tối 20/9, Chương trình “Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024” đã chính thức khai mạc tại không gian phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm.
Sắp công chiếu phim tài liệu nhân dịp kỷ niệm 80 năm thành lập QĐND Việt Nam

Sắp công chiếu phim tài liệu nhân dịp kỷ niệm 80 năm thành lập QĐND Việt Nam

“Tiến bước dưới quân kỳ” là một trong những sản phẩm phim tài liệu tuyên truyền trọng điểm trong dịp kỷ niệm 80 năm thành lập QĐND Việt Nam vào cuối năm nay.
Vụ sập cầu Phong Châu: Tìm thấy thi thể tài xế ô tô đầu kéo mắc kẹt trong cabin

Vụ sập cầu Phong Châu: Tìm thấy thi thể tài xế ô tô đầu kéo mắc kẹt trong cabin

Lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể tài xế xe đầu kéo mắc kẹt trong cabin vụ sập cầu Phong Châu (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) xảy ra vào sáng 9/9.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Va chạm với tàu hàng, 14 thuyền viên rơi xuống biển, 2 người mất tích

Bà Rịa – Vũng Tàu: Va chạm với tàu hàng, 14 thuyền viên rơi xuống biển, 2 người mất tích

Đang đánh cá ở vùng biển Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), tài cá bị tàu hàng nước ngoài đâm chìm khiến 14 thuyền viên rơi xuống biển, 2 người mất tích.
Điểm nóng 24h ngày 20/9: ‘Rốn lũ’ Quảng Bình ngập sâu 2m, xuất hiện vết nứt xé toạc đồi Quảng Nam

Điểm nóng 24h ngày 20/9: ‘Rốn lũ’ Quảng Bình ngập sâu 2m, xuất hiện vết nứt xé toạc đồi Quảng Nam

Do ảnh hưởng bão số 4, tỉnh Quảng Bình ngập sâu, có 37 thôn, bản bị nước lũ chia cắt; xuất hiện vết nứt lớn dài trăm mét dọc quả đồi tỉnh Quảng Nam

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị xử lý nhóm đối tượng vu khống, đe doạ phóng viên Báo Công Thương

Đề nghị xử lý nhóm đối tượng vu khống, đe doạ phóng viên Báo Công Thương

Hành vi phát tán thông tin sai sự thật của các tài khoản Zalo có tên Vũ Cẩm, Đinh Văn Thêm, Nguyễn Toàn Thắng có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật.
Pháp chia sẻ kinh nghiệm phát triển hạ tầng giao thông bền vững với Hà Nội

Pháp chia sẻ kinh nghiệm phát triển hạ tầng giao thông bền vững với Hà Nội

Trưởng đoàn công tác của AFD khẳng định, cơ quan này sẽ tiếp tục hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm với Hà Nội trong nhiều lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng giao thông
Danh sách doanh nghiệp ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt ngày 20/9 qua Báo Công Thương

Danh sách doanh nghiệp ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt ngày 20/9 qua Báo Công Thương

Danh sách các cá nhân, doanh nghiệp ủng hộ thông qua Chương trình 'Chung tay hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt' của Báo Công Thương cập nhật ngày 20/9.
Lòng yêu thương, nghĩa cử cao đẹp của báo chí TP. Hồ Chí Minh hướng về miền Bắc

Lòng yêu thương, nghĩa cử cao đẹp của báo chí TP. Hồ Chí Minh hướng về miền Bắc

Các cơ quan báo chí tại TP.Hồ Chí Minh đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái, chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc với giá trị quyên góp hàng chục tỷ đồng.
Chia sẻ khó khăn với người dân bị ảnh hưởng lũ lụt, Honda Việt Nam ủng hộ 5 tỷ đồng

Chia sẻ khó khăn với người dân bị ảnh hưởng lũ lụt, Honda Việt Nam ủng hộ 5 tỷ đồng

Ngày 20/9, tại trụ sở Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công ty Honda Việt Nam đã trao 5 tỷ đồng ủng hộ người dân bị thiệt hại bởi bão số 3.
Dự báo thời tiết ngày mai 21/9/2024: Bắc Bộ đón gió mùa Đông Bắc đầu tiên; Trung Bộ có mưa lớn

Dự báo thời tiết ngày mai 21/9/2024: Bắc Bộ đón gió mùa Đông Bắc đầu tiên; Trung Bộ có mưa lớn

Dự báo thời tiết ngày mai 21/9/2024: Bắc Bộ đón gió mùa Đông Bắc đầu tiên; Trung Bộ có mưa lớn, có nơi trên 100mm.
Quảng Bình: Nước lũ dâng cao, gần 400 ngôi nhà ngập sâu tại

Quảng Bình: Nước lũ dâng cao, gần 400 ngôi nhà ngập sâu tại 'Làng du lịch tốt nhất thế giới'

Tại xã Tân Hóa – 'Làng du lịch tốt nhất thế giới' - người dân từ lâu đã thích ứng với lũ lụt. Mùa lũ trở thành thế mạnh và là loại hình du lịch đặc biệt.
Nhiều tổ chức, cá nhân tiếp tục chung tay ủng hộ đồng bào vùng lũ

Nhiều tổ chức, cá nhân tiếp tục chung tay ủng hộ đồng bào vùng lũ

Sáng ngày 20/9, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh đã tiếp nhận ủng hộ đồng bào chịu thiệt hại sau cơn bão số 3.
TP. Hồ Chí Minh: Trích 100 tỷ đồng hỗ trợ 13 tỉnh khắc phục hậu quả thiên tai do bão số 3

TP. Hồ Chí Minh: Trích 100 tỷ đồng hỗ trợ 13 tỉnh khắc phục hậu quả thiên tai do bão số 3

Ngày 20/9, UBND TP. Hồ Chí Minh cho biết vừa ký quyết định trích 100 tỷ đồng hỗ trợ 13 tỉnh, thành phố khắc phục hậu quả thiên tai do bão số 3.
Đà Nẵng: Hàng chục tấn rác dạt vào bờ biển sau bão số 4

Đà Nẵng: Hàng chục tấn rác dạt vào bờ biển sau bão số 4

Sau bão số 4, hàng chục tấn rác bị sóng đánh dạt vào bờ sông Hàn và các bãi biển dọc đường Nguyễn Tất Thành, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Sa (TP. Đà Nẵng).
Bà Nhân Vlog: Từ thiện hay bán hàng?

Bà Nhân Vlog: Từ thiện hay bán hàng?

Lê Thị Đức Nhân hay còn biết đến với nickname - Bà Nhân Vlog đã nhận nhiều chỉ trích khi đăng tải video quảng cáo sản phẩm trong lúc hỗ trợ bà con vùng lũ...
TP. Hồ Chí Minh: Vừa bị ‘tố’ chèo kéo bệnh nhân, Thẩm mỹ Bê Trần lại bị xử phạt

TP. Hồ Chí Minh: Vừa bị ‘tố’ chèo kéo bệnh nhân, Thẩm mỹ Bê Trần lại bị xử phạt

Vừa bị “tố” chèo kéo bệnh nhân, nhận tiền dịch vụ qua tài khoản cá nhân... Công ty TNHH Tattoo Sài Gòn Bê Trần lại bị Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh xử phạt.
Ngăn tình trạng đổi cư trú, kéo dài thời gian học cao đẳng, đại học để trốn nghĩa vụ quân sự

Ngăn tình trạng đổi cư trú, kéo dài thời gian học cao đẳng, đại học để trốn nghĩa vụ quân sự

Cử tri đề nghị nghiên cứu sửa đổi một số quy định còn bất cập như tình trạng đổi cư trú, kéo dài thời gian học để trốn nghĩa vụ quân sự.
Thống nhất đề xuất phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2025 kéo dài 9 ngày

Thống nhất đề xuất phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2025 kéo dài 9 ngày

Phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2025 kéo dài 9 ngày của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến từ các bộ, ngành.
Từ ngày 1/10 đường sắt mở bán vé tàu tập thể Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Từ ngày 1/10 đường sắt mở bán vé tàu tập thể Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Nhằm phục vụ sớm nhu cầu về quê của người lao động, học sinh, sinh viên… từ nay đến ngày 30/9, ngành đường sắt nhận đăng ký mua vé tàu tập thể Tết Ất Tỵ 2025.
Phản hồi từ Bộ Quốc phòng về việc mở rộng chỉ tiêu đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ

Phản hồi từ Bộ Quốc phòng về việc mở rộng chỉ tiêu đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ

Cử tri tỉnh Bình Dương cho rằng, hệ thống trường Quân đội chỉ đào tạo một số ngành nghề giới hạn, không đáp ứng đủ nhu cầu nâng cao trình độ của quân nhân.
Trung tướng Nguyễn Văn Viện được đề nghị xét phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Trung tướng Nguyễn Văn Viện được đề nghị xét phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Bộ Công an đang lấy ý kiến nhân dân về đề nghị xét phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân đối với Trung tướng Nguyễn Văn Viện.
Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ ngày 20/9 các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ ngày 20/9 các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát đi cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế.
Hà Nội: Phật thủ chết trắng ven sông, trăm tỷ biến thành củi

Hà Nội: Phật thủ chết trắng ven sông, trăm tỷ biến thành củi

Đây là tình cảnh của nhiều nhà vườn ở Hà Nội khi cây phật thủ đang độ hoa trái bị nước nhấn chìm, hàng trăm tỷ trở thành củi phủ trắng ven sông Hồng.
Hút thuốc lá thụ động: Kẻ thù âm thầm đe dọa sức khỏe nguy hại hơn bạn nghĩ

Hút thuốc lá thụ động: Kẻ thù âm thầm đe dọa sức khỏe nguy hại hơn bạn nghĩ

Chúng ta thường nghe nói về những tác hại của việc hút thuốc trực tiếp, nhưng ít ai để ý đến những nguy hiểm tiềm ẩn từ việc hít phải khói lá thuốc thụ động.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động