Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đẩy mạnh ngoại giao kinh tế, thúc đẩy các động lực tăng trưởng

Thủ tướng nêu rõ, đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng là 3 động lực tăng trưởng cần làm mới, cùng với các động lực mới cần thúc đẩy là kinh tế xanh, kinh tế toàn hoàn.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao: Công tác ngoại giao kinh tế được đẩy mạnh trong năm 2023 Triển khai công tác Ngoại giao kinh tế năm 2024 phục vụ phát triển kinh tế-xã hội

Làm mới 3 động lực tăng trưởng đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng

Chiều tối 2/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị với các trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước năm 2024.

Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ với đầu cầu các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; Chủ tịch UBND, lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; lãnh đạo các hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng và lãnh đạo 94 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đẩy mạnh ngoại giao kinh tế, thúc đẩy các động lực tăng trưởng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị với các trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước năm 2024 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát biểu định hướng, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Hội nghị được tổ chức sau 1 năm triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 10/8/2022 của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển và sau 3 tháng triển khai kết quả Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32.

Thủ tướng nêu rõ: "Đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng là 3 động lực tăng trưởng truyền thống cần làm mới, cùng với các động lực mới cần thúc đẩy là kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức. Trong bối cảnh hiện nay, yêu cầu đặt ra là phải phát triển nhanh và bền vững, không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội, môi trường để chạy theo tăng trưởng đơn thuần, phát triển hài hòa giữa kinh tế với xã hội, văn hóa, môi trường".

Theo Thủ tướng, cần tiếp tục kết hợp hài hòa, hợp lý hiệu quả sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, giữa nội lực và ngoại lực, phát huy tối đa tiềm lực đất nước để phát triển, trên quan điểm "nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân"; hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, nhà đầu tư, các đối tác.

"So với hội nghị lần trước, hội nghị lần này có thêm đại diện các doanh nghiệp xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài", Thủ tướng cho biết, đồng thời gợi mở một số nội dung để các đại biểu thảo luận: Tiếp tục rà soát, nắm chắc tình hình thế giới và khu vực, triển khai các giải pháp để củng cố các thị trường đã có, mở rộng các thị trường mới; khắc phục các đứt gãy trong chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất toàn cầu, xây dựng và phát triển thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh chuyển đổi xanh, chuyển đổi số; công tác phối hợp trong nước và ngoài nước, giữa các bộ, ngành với nhau, giữa doanh nghiệp – Nhà nước – người dân; các doanh nghiệp cần năng động, sáng tạo, chủ động thích ứng tình hình thế nào.

Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần "3 cùng": Cùng lắng nghe và thấu hiểu; cùng chia sẻ tầm nhìn hành động; cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển. Đồng thời, phải giữ vững bản lĩnh, bĩnh tĩnh, kiên trì, không quá say sưa với thắng lợi và khi thuận lợi, không hoang mang, dao động khi gặp khó khăn, thách thức, tuân thủ và vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước phù hợp tình hình.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đẩy mạnh ngoại giao kinh tế, thúc đẩy các động lực tăng trưởng
Thủ tướng nêu rõ, đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng là 3 động lực tăng trưởng truyền thống cần làm mới, cùng với các động lực mới cần thúc đẩy là kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn...

"Ví dụ, hiện nay giá một số mặt hàng nông sản đang tốt thì chúng ta vừa phải tranh thủ cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu, vừa phải chia sẻ với các đối tác, không lợi dụng khi các đối tác khó khăn, vừa tránh phát triển nóng, chú trọng xây dựng, giữ gìn thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm, với giá cả hợp lý. Khi họ khó khăn mà mình không chia sẻ với đối tác thì lúc mình khó khăn, ai sẽ chia sẻ với mình? Khi hợp tác làm ăn thì cả hai bên đều phải có lợi, lợi dụng lúc đối tác khó khăn để "đục nước béo cò" thì văn hóa Việt Nam không như vậy", Thủ tướng phát biểu.

Mở ra các hướng đi mới, mang tính đột phá

Theo báo cáo của Bộ Ngoại giao, triển khai Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 20/2/2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ giai đoạn 2022-2026 thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 10/8/2022 của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030, công tác ngoại giao kinh tế đã được các bộ, ngành, địa phương triển khai toàn diện, đi vào chiều sâu, thực chất, mở ra các hướng đi mới, mang tính đột phá, đóng góp thiết thực vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Trong gần 60 hoạt động đối ngoại cấp cao từ đầu năm 2023 đến nay của lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta, nội dung kinh tế trở thành trọng tâm, mang lại các kết quả cụ thể, thực chất và nhiều cam kết, thỏa thuận hợp tác kinh tế với các đối tác được xác lập. Trong đó, nội dung thúc đẩy mở cửa thị trường xuất khẩu, tăng cường thu hút nguồn lực trong các lĩnh vực mới như kinh tế xanh, chuyển đổi năng lượng, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch, lao động... được lồng ghép trong mọi hoạt động đối ngoại cấp cao với các đối tác lớn tại Đông Bắc Á, châu Âu, Bắc Mỹ, các đối tác tiềm năng ở Nam Á, Đông Âu, Trung Đông, châu Phi, Mỹ Latinh. Công tác huy động nguồn lực của cộng đồng trí thức, doanh nhân kiều bào được quan tâm, đẩy mạnh.

Các bộ, ngành, địa phương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã tăng cường xúc tiến, quảng bá, đồng hành, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại. Lãnh đạo Chính phủ và các bộ, ngành tích cực gặp gỡ các tập đoàn nước ngoài để vận động đầu tư chất lượng cao, phát triển kinh tế xanh, thúc đẩy giải quyết vướng mắc để bảo đảm môi trường kinh doanh thuận lợi.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đẩy mạnh ngoại giao kinh tế, thúc đẩy các động lực tăng trưởng

Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Các bộ, ngành, cơ quan đại diện tăng cường hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp tham gia các hoạt động đối ngoại, tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến ở trong và ngoài nước, kết nối với các đối tác quốc tế, qua đó mở rộng thị trường, vận động đầu tư FDI chất lượng cao, thu hút ODA thế hệ mới. Công tác thông tin về tình hình và các xu thế của kinh tế thế giới, chia sẻ kinh nghiệm quốc tế để hỗ trợ các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp đáp ứng các xu thế và quy định mới được đẩy mạnh.

Đồng thời thường xuyên theo dõi, cảnh báo về việc các nước áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài; vận động UNESCO công nhận các di sản thiên nhiên và văn hóa, nâng số lượng di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận lên 62 và phát huy các di sản để thúc đẩy phát triển du lịch tại các địa phương.

Các bộ, ngành tiếp tục phối hợp triển khai 16 FTA đã ký kết; thúc đẩy đàm phán CEPA với UAE, các FTA với EFTA, Mercosur...; tích cực vận động các nước công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam; chủ động, tích cực tham gia và đóng góp trách nhiệm, hiệu quả tại các cơ chế hợp tác kinh tế đa phương quan trọng như: Liên Hợp Quốc, ASEAN, APEC, Mekong, G7, G77, WEF...; thúc đẩy các sáng kiến và khả năng hợp tác mới; tham mưu chủ trương tham gia các sáng kiến liên kết kinh tế quốc tế, bảo đảm lợi ích quôc gia.

Các hoạt động ngoại giao kinh tế đã góp phần đưa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta cả năm 2023 đạt 683 tỷ USD, trong đó xuất siêu khoảng 28 tỷ USD, nhiều nhất từ trước tới nay; thu hút FDI đạt gần 36,6 tỷ USD, tăng 32,1% trong bối cảnh thương mại, đầu tư toàn cầu bị thu hẹp; vốn FDI thực hiện đạt gần 23,2 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay.

Ngọc Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngoại giao kinh tế

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ làm việc trong 28,5 ngày

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ làm việc trong 28,5 ngày

Dự kiến, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ làm việc trong 28,5 ngày, khai mạc vào 21/10 và dự kiến bế mạc vào ngày 30/11.
Cần sớm đưa Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai cơ sở 2 ở Hà Nam vào hoạt động

Cần sớm đưa Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai cơ sở 2 ở Hà Nam vào hoạt động

Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị, Bộ Y tế có giải pháp sớm đưa Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 ở Hà Nam vào hoạt động.
Tăng cường công khai, minh bạch thực trạng tài chính của doanh nghiệp có vốn nhà nước

Tăng cường công khai, minh bạch thực trạng tài chính của doanh nghiệp có vốn nhà nước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị tăng cường tính công khai, minh bạch về thực trạng tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tham quan Triển lãm sản phẩm nông nghiệp Việt Nam

Ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tham quan Triển lãm sản phẩm nông nghiệp Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tham quan Khu triển lãm sản phẩm nông nghiệp đặc sắc của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Cường tham dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Cường tham dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường dự và phát biểu tại Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam-Trung Quốc, chiều ngày 13/10/2024, tại Hà Nội.

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định Việt Nam kiên định củng cố và phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị với Trung Quốc.
Chính sách tiền lương và phụ cấp cho nhà giáo cần phù hợp với bối cảnh cải cách tiền lương

Chính sách tiền lương và phụ cấp cho nhà giáo cần phù hợp với bối cảnh cải cách tiền lương

Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu chính sách tiền lương và phụ cấp cho nhà giáo cần phù hợp với bối cảnh thực hiện cải cách tiền lương.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Sáng 13/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Lý Cường đang thăm chính thức Việt Nam.
Chùm ảnh: Thủ tướng Chính phủ chủ trì lễ đón chính thức Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Chùm ảnh: Thủ tướng Chính phủ chủ trì lễ đón chính thức Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Sáng 13/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì lễ đón chính thức Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường thăm Việt Nam từ ngày 12 đến ngày 14/10.
Bộ Công Thương ký Bản ghi nhớ hợp tác xây dựng chuỗi cung ứng nông sản với Bộ Thương mại Trung Quốc

Bộ Công Thương ký Bản ghi nhớ hợp tác xây dựng chuỗi cung ứng nông sản với Bộ Thương mại Trung Quốc

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc đã ký kết và trao 2 bản ghi nhớ quan trọng trước sự chứng kiến của 2 Thủ tướng..
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón chính thức Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón chính thức Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Sáng 13/10, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón chính thức Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường.
Doanh nhân Việt Nam: Nghĩ lớn, làm lớn trong kỷ nguyên đất nước vươn mình

Doanh nhân Việt Nam: Nghĩ lớn, làm lớn trong kỷ nguyên đất nước vươn mình

Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 là dịp đề cao, vinh danh những doanh nhân có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam – Trung Quốc: Hình mẫu của ASEAN

Hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam – Trung Quốc: Hình mẫu của ASEAN

Những năm qua, hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc không ngừng tăng trưởng tích cực, tạo nên hình mẫu về sự hợp tác toàn diện, hiệu quả...
Các hiệp định thương mại tự do - tiền đề nâng tầm quan hệ kinh tế Việt Nam và Trung Quốc

Các hiệp định thương mại tự do - tiền đề nâng tầm quan hệ kinh tế Việt Nam và Trung Quốc

Các FTA cùng với việc Việt Nam và Trung Quốc xác lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của thương mại song phương.
Khẩn trương xử lý các kiến nghị về giá đất, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh

Khẩn trương xử lý các kiến nghị về giá đất, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; khẩn trương xử lý các kiến nghị về giá đất trong triển khai Luật Đất đai...
Infographic | Quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc

Infographic | Quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc

Quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc đạt nhiều kết quả quan trọng, ngày càng sâu sắc, toàn diện và thực chất.
Thủ tướng: Chuyển đổi số quốc gia - Đẩy mạnh đột phá, hướng tới

Thủ tướng: Chuyển đổi số quốc gia - Đẩy mạnh đột phá, hướng tới 'mục tiêu kép'

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược về thể chế số, hạ tầng số và nhân lực số, phấn đấu đưa toàn bộ các dịch vụ công lên nền tảng số.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì chương trình chào mừng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì chương trình chào mừng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024

Sáng nay (12/10), Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (Ủy ban), chủ trì chương trình Chào mừng Ngày Chuyển đổi số quốc gia.
Hội nghị Cấp cao ASEAN thông qua và ghi nhận 90 văn kiện hợp tác quan trọng

Hội nghị Cấp cao ASEAN thông qua và ghi nhận 90 văn kiện hợp tác quan trọng

Chiều ngày 11/10, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã thông tin với báo chí về kết quả các Hội nghị cấp cao ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác
Bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan

Bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Lãnh đạo các nước ASEAN đã tham dự Lễ bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan.
Thủ tướng nêu 3 đề xuất tăng cường hợp tác

Thủ tướng nêu 3 đề xuất tăng cường hợp tác 'Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0'

Ngày 11/10, tại Viêng-Chăn, Lào, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC).
Thủ tướng trông đợi các đối tác Đông Á dành ưu tiên cho hợp tác công nghệ, chíp bán dẫn

Thủ tướng trông đợi các đối tác Đông Á dành ưu tiên cho hợp tác công nghệ, chíp bán dẫn

Thủ tướng trông đợi Hội nghị Cấp cao Đông Á dành ưu tiên cho hợp tác phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh...
Thủ tướng đề nghị ASEAN và Liên Hợp Quốc tăng cường phối hợp hành động ứng phó với thách thức toàn cầu

Thủ tướng đề nghị ASEAN và Liên Hợp Quốc tăng cường phối hợp hành động ứng phó với thách thức toàn cầu

Thủ tướng đề nghị ASEAN-Liên Hợp Quốc cần tăng cường phối hợp hành động ứng phó với thách thức toàn cầu, đóng góp tích cực cho phát triển xanh, bền vững.
Hội nghị cấp cao ASEAN 44, 45 thông qua nhiều văn kiện rất quan trọng về kinh tế

Hội nghị cấp cao ASEAN 44, 45 thông qua nhiều văn kiện rất quan trọng về kinh tế

Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 đã được tổ chức thành công tại Lào. Sau sự kiện, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có những chia sẻ về kết quả của hội nghị.
Tập trung phát triển vành đai công nghiệp - đô thị - du lịch vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Tập trung phát triển vành đai công nghiệp - đô thị - du lịch vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Tập trung phát triển vành đai công nghiệp - đô thị - dịch vụ, các chuỗi sản phẩm tập trung chủ yếu tại Bắc Giang - Thái Nguyên - Phú Thọ - Hòa Bình.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động