Thủ tướng Phạm Minh Chính dự kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống lực lượng an ninh kinh tế

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và có bài phát biểu gửi gắm, định hướng công tác cho lực lượng An ninh kinh tế trong thời gian tới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 3 vấn đề cốt lõi quyết định bản sắc, sức sống, uy tín của ASEAN Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Phiên họp hẹp Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 42

Sáng 13/5, Cục An ninh kinh tế, Bộ Công an tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống lực lượng an ninh kinh tế (13/5/1953-13/5/2023) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và có bài phát biểu gửi gắm, định hướng công tác cho lực lượng An ninh kinh tế trong thời gian tới. Cùng dự có Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an; lãnh đạo các bộ, ban ngành Trung ương và địa phương.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống lực lượng an ninh kinh tế, sáng 13/5
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống lực lượng an ninh kinh tế, sáng 13/5

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất tặng Cục An ninh kinh tế và gắn Huân chương lên cờ truyền thống của lực lượng an ninh kinh tế; trao các phần thưởng cao quý khác của Đảng, Nhà nước cho các tập thể, cá nhân của lực lượng an ninh kinh tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống lực lượng an ninh kinh tế - Ảnh 2.
Trung tướng Nguyễn Đình Thuận, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Bộ Công an đọc diễn văn kỷ niệm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Diễn văn kỷ niệm cho biết, lực lượng an ninh kinh tế ra đời khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang trong giai đoạn quyết định, nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển lớn mạnh theo chủ trương "vừa kháng chiến vừa kiến quốc". Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, lực lượng an ninh kinh tế đã làm tốt nhiệm vụ bảo vệ kinh tế, đồng thời với nhiệm vụ bảo vệ chính trị, bảo vệ trị an, bảo đảm hậu phương được vững mạnh, phát triển sản xuất, tạo điều kiện để xây dựng xã hội mới và cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến.

Sau ngày thống nhất đất nước, trên mặt trận kinh tế vẫn diễn ra những cuộc đấu tranh thầm lặng, hết sức phức tạp và quyết liệt, với các cơ sở nội gián, phản động còn cài cắm lại, các âm mưu và hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch, khó khăn hậu chiến, lệnh cấm vận bao vây… Lực lượng an ninh kinh tế đã tích cực tham gia bảo vệ các cơ sở kinh tế, nhất là các ngành kinh tế mũi nhọn; phát hiện, đấu tranh nhiều vụ án quan trọng như vụ gián điệp tại Xí nghiệp dệt Phong Phú, vụ nổ tại nhà máy xi măng Hoàng Thạch. Đặc biệt, bảo vệ an toàn các cơ sở kinh tế quan trọng như hệ thống các nhà máy điện, dầu khí, các nhà máy, cảng biển, sân bay… Năm 1986, đất nước thực hiện công cuộc đổi mới, lực lượng an ninh kinh tế thay đổi tư duy, phương pháp, bảo đảm an toàn và phục vụ phát triển của nền kinh tế nói chung, trong đó có các mô hình kinh tế mới, chưa có tiền lệ.

Bước sang thế kỷ 21, lực lượng an ninh kinh tế từ bộ đến địa phương đều có bước phát triển mạnh mẽ, không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, lập được nhiều chiến công đặc biệt xuất sắc. Lực lượng an ninh kinh tế đã tập trung phát hiện, đấu tranh, làm thất bại nhiều âm mưu, hoạt động phá hoại kinh tế, thông qua kinh tế để phá hoại chính trị, chuyển hóa nội bộ của cơ quan đặc biệt nước ngoài; đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm mới, tội phạm tham nhũng, buôn lậu và gian lận thương mại; xác lập, đấu tranh thành công nhiều chuyên án lớn như vụ án tham ô tài sản nhà nước của Lã Thị Kim Oanh; vụ "chạy" quota hàng dệt may xuất khẩu; vụ vi phạm xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam-Vinashin; vụ Giang Kim Đạt và đồng bọn; chuyên án đấu tranh với đường dây buôn lậu xăng dầu quy mô lớn trên biển của Nguyễn Trường Sơn và đồng bọn...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống lực lượng an ninh kinh tế - Ảnh 3.
Thủ tướng trao bằng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất cho Cục An ninh kinh tế, Bộ Công an - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ghi nhận, đánh giá cao sự cố gắng nỗ lực của các thế hệ cán bộ, sĩ quan trong lực lượng an ninh kinh tế, Nhà nước đã tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho nhiều đơn vị thuộc lực lượng; nhiều lượt tập thể, cá nhân được tặng thưởng huân chương quân công, huân chương chiến công, huân chương lao động, cùng nhiều Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an và các ban, bộ, ngành. Trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống của lực lượng, Cục An ninh kinh tế được trao tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống lực lượng an ninh kinh tế - Ảnh 4.
Thủ tướng trao Huân chương Chiến công hạng Nhất, hạng Nhì cho lãnh đạo Cục An ninh kinh tế, Bộ Công an - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Lực lượng an ninh kinh tế nhận thức sâu sắc rằng, mỗi thành tích, chiến công và mỗi bước trưởng thành của mình đều bắt nguồn từ sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, tuyệt đối của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, của Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an; sự ủng hộ, phối hợp nhịp nhàng của công an các đơn vị, địa phương; của các ban, bộ, ngành, đoàn thể, cơ quan, doanh nghiệp; sự đùm bọc và giúp đỡ của nhân dân.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống lực lượng an ninh kinh tế - Ảnh 5.
Thủ tướng: Lực lượng an ninh kinh tế đã kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, an ninh quốc gia là vấn đề đặc biệt hệ trọng, then chốt, sống còn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bảo đảm an ninh quốc gia nói chung và an ninh kinh tế nói riêng là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị, mà lực lượng công an nhân dân làm nòng cốt.

Trải qua 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an qua các thời kỳ, lực lượng an ninh kinh tế đã đoàn kết, thống nhất, đồng lòng, mưu trí, dũng cảm, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Bộ Công an và nhân dân giao phó; luôn nhận được sự tin tưởng của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và lãnh đạo Bộ Công an trong công cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm an ninh kinh tế.

Lực lượng an ninh kinh tế đã kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; nhanh chóng thích ứng với tình hình mới, phát huy hiệu quả hoạt động của mô hình tổ chức mới; có nhiều đề xuất, tham mưu chiến lược lên lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Lực lượng an ninh kinh tế đã chủ động, đẩy mạnh thực hiện hiệu quả các mặt công tác nghiệp vụ, phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực trên các lĩnh vực, địa bàn kinh tế; phát hiện, đẩy lùi, ngăn chặn những nguy cơ về kinh tế; bảo vệ đường lối, chính sách về kinh tế, bảo vệ đội ngũ cán bộ; góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, gắn với chủ động, tích cực hội nhập sâu rộng, thực chất, hiệu quả; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống lực lượng an ninh kinh tế - Ảnh 6.
Thủ tướng tin tưởng lực lượng an ninh kinh tế sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu không ngừng, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, bảo đảm an ninh kinh tế - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, hoạt động nâng cao tiềm lực an ninh kinh tế đạt nhiều kết quả. Qua đó, góp phần tích cực thực hiện công cuộc đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Lực lượng an ninh kinh tế cũng kịp thời phát hiện và đề xuất xử lý có hiệu quả những phức tạp nảy sinh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững độc lập, tự chủ trong quá trình phát triển kinh tế; góp phần bảo đảm an ninh, lợi ích quốc gia trong đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, thu hút đầu tư nước ngoài; bảo đảm an ninh trong hợp tác khoa học về biển; phát hiện và đấu tranh có hiệu quả, kịp thời ngăn chặn mọi âm mưu, hoạt động dùng kinh tế để can thiệp, chuyển hóa chính trị cũng như các hoạt động chống phá quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Những thành tựu đạt được trong bảo đảm an ninh kinh tế đã góp phần quan trọng bảo vệ độc lập, tự chủ và ổn định của nền kinh tế đất nước, ổn định về chính trị-xã hội; giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, tạo thế và lực mới ngày càng vững chắc trong quá trình đẩy mạnh hội nhập quốc tế; phục vụ thắng lợi sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước đánh giá cao, biểu dương và nhiệt liệt chúc mừng những thành tích, chiến công xuất sắc mà lực lượng an ninh kinh tế đã đạt được trong thời gian qua.

Theo Thủ tướng, thời gian tới, tình hình thế giới có những cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen; nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn, khó lường và khó dự báo hơn. Các vấn đề an ninh phi truyền thống tiếp tục diễn biến rất phức tạp. Ở trong nước, mặc dù đạt được những thành quả to lớn như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định "đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay". Song, đất nước vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là do nước ta là một nước đang phát triển, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, có độ mở cao, sức chống chịu và khả năng cạnh tranh còn hạn chế. Để thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về nhiệm vụ xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế; nhiệm vụ của lực lượng an ninh kinh tế hết sức nặng nề. Thủ tướng đề nghị Cục An ninh kinh tế đã nỗ lực rồi thì nỗ lực hơn nữa, quyết tâm rồi thì quyết tâm cao hơn nữa, hành động có trọng tâm, trọng điểm hơn nữa.

Trên tinh thần đó, Thủ tướng nhấn mạnh một số vấn đề:

Một là, kiên định nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện đối với công an nhân dân, trong đó có lực lượng an ninh kinh tế. Luôn quán triệt, thực hiện nghiêm túc đường lối, chủ trương của Đảng về an ninh, trật tự; chủ động thực hiện tốt chức năng tham mưu với Đảng, Nhà nước về bảo đảm an ninh kinh tế và hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, pháp luật.

Hai là, chủ động nắm chắc tình hình, nghiên cứu, đánh giá, dự báo kịp thời từ sớm, từ xa nguy cơ xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, các dấu hiệu bất ổn của tình hình kinh tế thế giới, khu vực có tác động, ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến nền kinh tế của nước ta để kịp thời tham mưu, đề xuất chiến lược với Đảng, Nhà nước trong hoạch định đường lối, chính sách và tổ chức thực hiện.

Ba là, góp phần tích cực xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, độc lập, tự chủ, đồng thời hội nhập quốc tế tích cực và hiệu quả. Làm tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý về an ninh, trật tự trên lĩnh vực kinh tế; thẩm định yếu tố an ninh, trật tự trong các đề án, dự án trọng điểm quốc gia trong phát triển kinh tế-xã hội; nâng cao năng lực xây dựng và thực thi pháp luật trong hoạt động quản lý kinh tế.

Bốn là, luôn đề cao cảnh giác, chủ động tấn công, tích cực phòng ngừa; nhạy bén, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống, phát hiện, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động phá hoại kinh tế, thông qua kinh tế để chuyển hóa chính trị của các thế lực thù địch; các tổ chức phản động, các loại tội phạm trên lĩnh vực kinh tế và các vi phạm pháp luật. Bảo đảm xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; đồng thời tôn trọng, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật; không hình sự hoá các quan hệ kinh tế.

Năm là, tiếp tục tăng cường mối quan hệ đoàn kết, gắn bó, hiệp đồng tác chiến hiệu quả với các ban, bộ, ngành ở Trung ương và địa phương; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác trong công an nhân dân; chú trọng xây dựng, phát triển phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, làm tốt công tác dân vận, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, mọi tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp bảo đảm an ninh kinh tế, bảo vệ an ninh quốc gia, xây dựng và phát triển đất nước. Bên cạnh đó, phối hợp với các ngành làm tốt hơn nữa công tác bảo vệ an ninh nội bộ, hạn chế tình trạng lộ, lọt bí mật nhà nước, nhất là trên môi trường số.

Sáu là, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên. Tiếp tục thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy công an nhân dân; lực lượng an ninh kinh tế phải luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, gắn bó máu thịt với nhân dân, tận tụy với công việc mà Đảng, Nhà nước, ngành công an giao phó; tiếp tục nghiên cứu đổi mới nghiệp vụ, phương pháp công tác; chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, yêu ngành, yêu nghề và tinh thông về nghiệp vụ; có hiểu biết cơ bản về các lĩnh vực kinh tế, có ngoại ngữ để tiếp cận với tri thức mới, công nghệ mới; được trang bị phương tiện kỹ thuật cao.

"Lực lượng an ninh kinh tế phải nhạy bén về chính trị, nhạy cảm về kinh tế; tinh thông nghiệp vụ, nắm chắc pháp luật, có khoa học công nghệ, có tính nhân văn cao cả; danh dự là điều thiêng liêng nhất; gắn bó máu thịt với nhân dân, vì nhân dân phục vụ", Thủ tướng phát biểu.

Thủ tướng nêu rõ, với truyền thống anh hùng cách mạng 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành; sáng mãi tinh thần "Vì nước quên thân, vì dân phục vụ", lãnh đạo Đảng, Nhà nước mong muốn và tin tưởng rằng, dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng, sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng uỷ Công an Trung ương, Bộ trưởng Công an, lực lượng an ninh kinh tế sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu không ngừng, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, bảo đảm an ninh kinh tế, bảo vệ an ninh quốc gia, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế nhanh và bền vững.

Thủ tướng đề nghị Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo hiệu quả việc xây dựng lực lượng công an nhân dân nói chung và lực lượng an ninh kinh tế nói riêng vững mạnh toàn diện cả về con người, về tổ chức và cơ sở vật chất, phương tiện, phương thức hoạt động; coi trọng công tác xây dựng Đảng, chính trị tư tưởng và qua đó xây dựng lực lượng an ninh kinh tế thực sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng mọi yêu cầu, nhiệm vụ được giao, thực sự vì nhân dân phục vụ. Quan tâm đảm bảo chế độ, kịp thời động viên khen thưởng với cán bộ chiến sĩ có thành tích xuất sắc trong công tác; xây dựng hình ảnh người cán bộ công an nêu gương, tận tụy, luôn sẵn sàng phục vụ nhân dân.

Theo Chinhphu.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thủ tướng Phạm Minh Chính

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương làm việc với Bộ Khoa học Công nghệ về các tiêu chuẩn, quy chuẩn trạm sạc xe điện

Bộ Công Thương làm việc với Bộ Khoa học Công nghệ về các tiêu chuẩn, quy chuẩn trạm sạc xe điện

Sáng 20/9, Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ có buổi làm việc về các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến trạm sạc xe điện.
Thí điểm tháo gỡ khó khăn cho các dự án đất đai bị thanh tra, điều tra

Thí điểm tháo gỡ khó khăn cho các dự án đất đai bị thanh tra, điều tra

Chiều 19/9, hai Phó Thủ tướng cùng họp nghe báo cáo, cho ý kiến về cơ chế, chính sách đặc thù tháo gỡ khó khăn cho dự án đất đai trong diện thanh tra, bản án...
Các hoạt động của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, Cuba

Các hoạt động của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, Cuba

Chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Hoa Kỳ và thăm cấp Nhà nước tới Cuba là hoạt động đối ngoại đa phương đầu tiên.
Thông tin mới nhất về vụ nổ thiết bị liên lạc tại Lebanon

Thông tin mới nhất về vụ nổ thiết bị liên lạc tại Lebanon

Thông tin mới nhất của các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon, Iran, Israel, tình hình công dân Việt Nam tại các khu vực này vẫn an toàn.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam

Chiều 19/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp thân mật Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolas Hernandez Guillen.

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Việt Nam sẽ gửi đi thông điệp lớn, ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Việt Nam sẽ gửi đi thông điệp lớn, ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương

Tại Liên Hợp Quốc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ đem tới những thông điệp lớn, quan trọng, ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương vì hòa bình, hợp tác.
Đề nghị các nước hỗ trợ ngư dân, tàu thuyền trú, tránh bão số 4

Đề nghị các nước hỗ trợ ngư dân, tàu thuyền trú, tránh bão số 4

Tại họp báo thường kỳ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, Việt Nam đã liên hệ đề nghị các nước hỗ trợ tàu thuyền, ngư dân Việt Nam trú, tránh bão số 4
Ngày làm việc thứ hai của Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Ngày làm việc thứ hai của Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Ngày làm việc thứ hai của Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường thảo luận về các nội dung đã thảo luận tổ.
Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân tăng cường triển khai nhiệm vụ phòng, chống bão số 4

Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân tăng cường triển khai nhiệm vụ phòng, chống bão số 4

Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân đã tổ chức hội nghị quán triệt và triển khai nhiệm vụ phòng, chống bão lũ, ứng phó bão số 4 cũng như các kế hoạch thời gian tới.
Thủ tướng kỷ luật nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai

Thủ tướng kỷ luật nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai

Bà Vũ Thị Mai - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính - bị kỷ luật bằng hình thức Khiển trách do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á-Âu lần thứ IV

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á-Âu lần thứ IV

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Liên Bang Quốc hội Nga Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á-Âu lần thứ IV.
Vĩnh Phúc khắc phục khó khăn sau bão lũ để cấp nước sạch phục vụ người dân

Vĩnh Phúc khắc phục khó khăn sau bão lũ để cấp nước sạch phục vụ người dân

Ảnh hưởng bão số 3, mực nước trên sông Lô, sông Phó Đáy ( Vĩnh Phúc) vượt mức báo động gây ra ngập lụt ảnh hưởng đến việc cấp nước cho người dân.
Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa từ các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và Kon Tum

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa từ các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và Kon Tum

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của mưa lớn, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và Kon Tum có nguy cơ lũ quét và sạt lở.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước sẽ làm việc tại Hoa Kỳ và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước sẽ làm việc tại Hoa Kỳ và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Từ ngày 22-26/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba.
Phiên họp toàn thể lần thứ 26 Ủy ban Pháp luật của Quốc hội

Phiên họp toàn thể lần thứ 26 Ủy ban Pháp luật của Quốc hội

Ngày 19/9, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 26 thẩm tra nhiều nội dung quan trọng dự kiến trình UBTVQH tại Phiên họp thứ 37.
Vùng biển đảo bị ảnh hưởng bão số 3 đã được Viettel khôi phục kết nối

Vùng biển đảo bị ảnh hưởng bão số 3 đã được Viettel khôi phục kết nối

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel thông báo đã khôi phục hoàn toàn mạng di động cho người dân vùng biển đảo ảnh hưởng bởi bão số 3.
Việt Nam tăng 15 bậc về xếp hạng Chính phủ điện tử

Việt Nam tăng 15 bậc về xếp hạng Chính phủ điện tử

Trong bảng xếp hạng chỉ số Chính phủ điện tử năm 2024, Việt Nam có vị trí thứ 71 trong 193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, tăng 15 bậc so với năm 2022.
Thủ tướng kỷ luật Thứ trưởng Võ Thành Hưng cùng 2 nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính

Thủ tướng kỷ luật Thứ trưởng Võ Thành Hưng cùng 2 nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính

Thủ tướng quyết định thi hành kỷ luật khiển trách Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng và kỷ luật cảnh cáo 2 nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hoà Bình: Cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng từng trường hợp đặc xá

Phó Thủ tướng Nguyễn Hoà Bình: Cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng từng trường hợp đặc xá

Chiều 18/9, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2024 chủ trì họp xét duyệt hồ sơ, danh sách đề nghị đặc xá năm 2024.
Chính phủ ban hành Nghị quyết nêu rõ phạm vi, đối tượng hỗ trợ ảnh hưởng bởi bão số 3

Chính phủ ban hành Nghị quyết nêu rõ phạm vi, đối tượng hỗ trợ ảnh hưởng bởi bão số 3

Chính phủ vừa ban hành 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh.
Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc sáng 18/9/2024 tại Thủ đô Hà Nội.
Tìm kiếm giải pháp thiết thực, khả thi cho tương lai ngành điện tại Việt Nam

Tìm kiếm giải pháp thiết thực, khả thi cho tương lai ngành điện tại Việt Nam

Sáng ngày 18/9, Hội nghị Chuyển dịch Năng lượng tại Việt Nam diễn ra nhằm đưa ra giải pháp hỗ trợ chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam, đặc biệt cho ngành điện.
Tuyên truyền kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (2/12/1964 - 2/12/2024)

Tuyên truyền kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (2/12/1964 - 2/12/2024)

Hướng tới kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (2/12/1964-2/12/2024), Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn tuyên truyền về sự kiện.
Tàu hải quân Việt Nam lần đầu diễn tập phi tác chiến trên biển Australia

Tàu hải quân Việt Nam lần đầu diễn tập phi tác chiến trên biển Australia

Lần đầu tiên tàu Hải quân Việt Nam tham gia sự kiện diễn tập quốc tế Kakadu 2024 được tổ chức hai năm một lần tại thành phố Darwin, Australia.
Chính phủ yêu cầu khẩn trương miễn, giảm thuế, phí cho đối tượng bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Chính phủ yêu cầu khẩn trương miễn, giảm thuế, phí cho đối tượng bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Chính phủ đề ra 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3, nhanh chóng ổn định tình hình, khôi phục sản xuất kinh doanh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động