Thừa Thiên Huế: Quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch cấp vùng

Không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP tại tỉnh Thừa Thiên Huế có sự tham gia của hơn 40 doanh nghiệp, hợp tác xã đến từ nhiều địa phương trên cả nước.
Đồng Tháp: Quảng bá sản phẩm OCOP trên nền tảng số Du lịch nông thôn chính là không gian để phát triển sản phẩm OCOP

Tối 29/9, tại tỉnh Thừa Thiên Huế, đã diễn ra lễ khai mạc Không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch cấp vùng.

Thừa Thiên Huế: Quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch cấp vùng
Thừa Thiên Huế: Quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch cấp vùng

Không gian trưng bày, giới thiệu nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú với sản phẩm OCOP là đặc sản tiêu biểu của tỉnh Thừa Thiên Huế và các địa phương khác như: Trà cung đình Huế; các sản phẩm từ sâm bố chính; tinh dầu bưởi Thanh Trà; gạo hữu cơ Phong Điền; phở sắn Caromi; xoài sấy Cam Lâm; tương Sa Nam; miến tỏi đen; long nhãn ôm sen; mật chuối Tabai; sầu riêng sấy và các sản phẩm chế biến từ tổ yến, rượu yến... Đây là các sản phẩm OCOP tiêu biểu trong cả nước, được thiết kế, sắp đặt phù hợp gắn với các yêu cầu đổi mới, sáng tạo về phát triển OCOP.

Không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP nhằm quảng bá thương hiệu OCOP Việt Nam đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Không gian được xây dựng bằng các vật liệu thiên nhiên, thân thiện với môi trường, mầu sắc đặc trưng của địa phương để tạo cảm hứng và khiến khách hàng cảm nhận được sự gần gũi, thân thiện với con người, cảnh vật, sản phẩm và văn hóa của địa phương.

Không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP tại tỉnh Thừa Thiên Huế là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch cấp vùng nhằm giới thiệu, quảng bá, kết nối các sản phẩm OCOP; nâng cao hình ảnh thương hiệu OCOP Việt Nam đối với khách du lịch trong nước, quốc tế; góp phần khơi dậy các tiềm năng, sản vật, giá trị ẩm thực văn hóa vùng miền và mở rộng thị trường tiêu thụ, kết nối, giao thương cho sản phẩm OCOP của địa phương.

Từ đó, góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá tri thức, văn hóa bản địa đặc sắc tới khách du lịch về các sản phẩm OCOP và nâng cao hình ảnh du lịch của các địa phương.

Thừa Thiên Huế: Quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch cấp vùng
Các đại biểu thăm quan Không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch cấp vùng tỉnh Thừa Thiên Huế

Theo ông Hoàng Văn Dự - Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), sau 5 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay cả nước có 10.322 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên của 5.361 chủ thể. Có 51 sản phẩm 5 sao. Vượt xa kế hoạch chính phủ giao đến 2025 đạt 10.000 sản phẩm.

Các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận đã gia tăng giá trị, góp phần giúp các chủ thể tăng quy mô sản xuất và doanh thu. Kết quả cho thấy 60,7% chủ thể OCOP có doanh thu tăng bình quân 17,6%/năm, giá bán các sản phẩm OCOP tăng bình quân 12,2%. Đặc biệt, các sản phẩm 5 sao tăng doanh thu từ 20 - 30%.

Nhiều sản phẩm OCOP được các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lựa chọn là quà tặng cho các nguyên thủ và khách quốc tế. Nhiều sản phẩm OCOP được xuất khẩu tại chỗ thông qua khách du lịch quốc tế.

Thừa Thiên Huế: Quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch cấp vùng

Ngành nông nghiệp tiếp tục giữ vững vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Tuy nhiên, năm 2023 và những năm tiếp theo được đánh giá là năm ngành nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do biến động thị trường, xung đột giữa các nước lớn, kinh tế suy thoái, sức mua giảm và hệ lụy của biến đổi khí hậu. Thị trường xuất khẩu truyền thống gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU đều giảm. Rất nhiều doanh nghiệp thiếu hụt đơn hàng trong quý I, quý II/2023.

Từ thực tế khó khăn trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ thị trường đầu ra cho sản phẩm nông sản. Trong đó, chú trọng khai thác thị trường nội địa gần 100 triệu dân và du khách quốc tế đến Việt Nam.

Bên cạnh đó, có nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm, hoạt động hội nghị, hội thảo, kết nối cung cầu, điểm tiêu thụ sản phẩm nông sản, trong đó, có hoạt động Không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch cấp vùng tại Thừa Thiên Huế.

"Bên cạnh những kênh truyền thống quảng bá, xúc tiến thương mại, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm… chúng tôi rất quan tâm đến hoạt động quảng bá tiêu thụ sản phẩm nông sản Việt Nam trên sàn thương mại điện tử. Đây cũng là một trong những giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới", ông Hoàng Văn Dự cho hay.

Không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch cấp vùng tại tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ được diễn ra đến hết ngày 1/10/2023 tại Công viên Thương Bạc, đường Trần Hưng Đạo, phường Phú Hòa, thành phố Huế.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chuyển đổi số

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thực hư thông tin Quỹ Phòng chống thiên tai tồn nhiều nhưng chi rất ít

Thực hư thông tin Quỹ Phòng chống thiên tai tồn nhiều nhưng chi rất ít

Liên quan đến thông tin Quỹ phòng chống thiên tai đang tồn hơn 2.000 tỉ đồng nhưng chi rất ít, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã lên tiếng về việc này.
Ninh Thuận chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững

Ninh Thuận chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững

Xây dựng chuỗi liên kết và thương hiệu nông sản, gắn nông nghiệp với du lịch… là những giải pháp Ninh Thuận đã triển khai nhằm phát triển nông nghiệp bền vững.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn họp ứng phó với bão số 4

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn họp ứng phó với bão số 4

Áp thấp nhiệt đới có khả năng hình thành bão số 4, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan ngại nhất là mưa lớn có thể gây ngập lụt đô thị.
Hà Nội: Xót xa vườn đào Nhật Tân bị bao phủ bởi màu vàng bùn đất

Hà Nội: Xót xa vườn đào Nhật Tân bị bao phủ bởi màu vàng bùn đất

Sau nhiều ngày bị nước lũ nhấn chìm, vườn đào Nhật Tân, Phú Thượng (Hà Nội) chết khô và bị bao phủ một màu vàng của lớp bùn đất trôi dạt.
Ngành lúa gạo thiệt hại khoảng 3.000 tỷ đồng do bão số 3 và mưa lũ

Ngành lúa gạo thiệt hại khoảng 3.000 tỷ đồng do bão số 3 và mưa lũ

Hơn 200 nghìn ha lúa bị ngập úng do bão số 3, gây thiệt hại khoảng 3.000 tỷ đồng; còn rau màu và cây ăn quả bị hư hại, gây thiệt hại khoảng 1.250 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Cây công nghiệp chủ lực quốc gia “điêu đứng” vì sâu đầu đen

Cây công nghiệp chủ lực quốc gia “điêu đứng” vì sâu đầu đen

Vừa được công nhận là cây công nghiệp chủ lực quốc gia, ngành dừa Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn từ sự trở lại của sâu đầu đen.
Chuyển đổi xanh nông nghiệp: Cần lực đẩy từ cơ chế thị trường

Chuyển đổi xanh nông nghiệp: Cần lực đẩy từ cơ chế thị trường

Cơ chế thị trường đóng vai trò quan trọng trong thực hiện đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh trong nông nghiệp.
4 hồ thủy điện lớn phía Bắc còn duy trì mở cửa xả lũ

4 hồ thủy điện lớn phía Bắc còn duy trì mở cửa xả lũ

Các hồ chứa thủy điện đang thực hiện xả điều tiết tính đến 8 giờ ngày 16/9: Tuyên Quang (1 cửa), Thác Bà (2 cửa), Trung Sơn (3 cửa), Bản Vẽ (3 cửa).
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định: Thiệt hại do bão, lũ gây ra vẫn còn rất lớn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định: Thiệt hại do bão, lũ gây ra vẫn còn rất lớn

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu do cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão gây ra là trên 31.596 tỷ đồng.
Khẩn trương hỗ trợ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão số 3

Khẩn trương hỗ trợ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão số 3

Bão Yagi và mưa lũ gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, tác động đến tăng trưởng. Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sau bão là hoạt động cấp thiết.
Xót xa làng hoa Tây Tựu sau bão Yagi

Xót xa làng hoa Tây Tựu sau bão Yagi

Do ảnh hưởng của bão Yagi kèm mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày, các ruộng trồng hoa của người dân làng Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã bị tàn phá nặng nề.
Thống kê đến 7h00 ngày 13/9, gần 1.900 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi do bão Yagi

Thống kê đến 7h00 ngày 13/9, gần 1.900 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi do bão Yagi

Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cho biết, tính đến 7h00 ngày 13/9, đã có 1.848 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi do bão Yagi.
Chợ làng biển

Chợ làng biển 'độc nhất vô nhị' tại Quảng Ngãi

Bình minh, hàng chục tàu thuyền khai một đêm đánh bắt hải sản bắt đầu đổ về chợ Châu Thuận Biển bán cá, tạo nên một khu chợ 'độc nhất vô nhị' tại Quảng Ngãi.
VCCI lo ngại tiền hỗ trợ thiên tai chậm đến tay người dân

VCCI lo ngại tiền hỗ trợ thiên tai chậm đến tay người dân

Góp ý Nghị định cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng thiệt hại do thiên tai, VCCI lo tiền hỗ trợ chậm đến tay người dân.
Tuyên Quang: Thiệt hãi do bão lũ tại Hàm Yên ước tính 36 tỷ đồng

Tuyên Quang: Thiệt hãi do bão lũ tại Hàm Yên ước tính 36 tỷ đồng

Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3 từ đêm ngày 7/9/2024 các khu vực trên địa bàn Hàm Yên (Tuyên Quang )đã có mưa to gây nhiều thiệt hại về người cũng như nhà ở.
Thủy điện Tuyên Quang đóng tiếp 1 cửa xả đáy

Thủy điện Tuyên Quang đóng tiếp 1 cửa xả đáy

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện về việc đóng tiếp 1 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang vào hồi 14 giờ ngày 12/9/2024.
Kon Tum: Thêm một xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Kon Tum: Thêm một xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Xã Sa Nghĩa (huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) đã phấn đấu và đạt 19/19 tiêu chí để được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Tuyên Quang: Vị trí đê bị vỡ tại xã Quyết Thắng chưa khắc phục được

Tuyên Quang: Vị trí đê bị vỡ tại xã Quyết Thắng chưa khắc phục được

Vỡ đê tại Tuyên Quang đã gây ngập úng 40ha, hiện còn 11 hộ bị cô lập, thiệt hại Lúa 15 ha, Ngô 4,5 ha, Cà gai 2,5 ha, Ao cá 4,5 ha, Mía 0,4 ha.
Hà Giang di dời khẩn cấp 72 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm

Hà Giang di dời khẩn cấp 72 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm

Để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân các khu vực chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, tỉnh Hà Giang khẩn trương di dời 72 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
Đã có 25 sự cố đê điều tại 9 tỉnh, thành phố do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ

Đã có 25 sự cố đê điều tại 9 tỉnh, thành phố do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ

Tổng hợp báo cáo cập mới nhất từ các địa phương, tính đến 19h00 ngày 10/9, tại 9 tỉnh/thành đã xảy ra 25 sự cố đê điều do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ.
Tuyên Quang: Tin lũ khẩn cấp trên sông Gâm, cảnh báo lũ trên sông Lô

Tuyên Quang: Tin lũ khẩn cấp trên sông Gâm, cảnh báo lũ trên sông Lô

Trong 12 giờ qua, trên sông Gâm, lũ tiếp tục lên đạt đỉnh rồi duy trì ở mức cao, trên sông Lô tại Hàm Yên và TP. Tuyên Quang lũ tiếp tục lên.
Mưa lũ tại Sơn La làm 1 người chết, 781 nhà bị ảnh hưởng

Mưa lũ tại Sơn La làm 1 người chết, 781 nhà bị ảnh hưởng

Mưa lớn kéo dài trên địa bàn tỉnh Sơn La đã làm 1 người chết, 781 nhà bị ảnh hưởng, nhiều tuyến đường bị tắc...; ước tổng thiệt hại 70 tỷ đồng.
Tuyên Quang: Người dân Chiêm Hóa

Tuyên Quang: Người dân Chiêm Hóa 'bì bõm' lội trong nước

Lần đầu tiên thủy điện Tuyên Quang mở hết 8 cửa xả đáy, người dân vùng hạ du trong đó có Chiêm Hóa 'bì bõm' lội trong nước lũ.
Thông tin vỡ đê Yên Lập ở Phú Thọ là sai sự thật

Thông tin vỡ đê Yên Lập ở Phú Thọ là sai sự thật

Chiều ngày 9/9, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định thông tin đê Yên Lập vỡ sau sự cố sập cầu Phong Châu (Phú Thọ) là sai sự thật.
Cảnh báo lũ khẩn cấp trên các sông ở Tuyên Quang

Cảnh báo lũ khẩn cấp trên các sông ở Tuyên Quang

Đài Khí tượng thủy văn Tuyên Quang cảnh báo từ hôm nay 9/9, trên sông Gâm tại Chiêm Hóa, lũ tiếp tục lên với biên độ 1-2m, đỉnh lũ trên mức báo động 3.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động