Thừa Thiên Huế: Vì sao chậm tiến độ di dời cột điện cao thế đoạn cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Dự kiến đến 30/9/2022, tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn thông xe kỹ thuật. Tuy nhiên, hiện dự án di dời đường điện cao thế đoạn qua Thừa Thiên Huế chưa thực hiện.
Thừa Thiên Huế: Liên tiếp ngăn chặn các đường dây cung cấp ma tuý Vụ dùng súng táo tợn cướp tiệm vàng tại Thừa Thiên Huế: Động cơ gây án là gì? Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh hoạt động văn hoá đọc trong nhân dân

Sở Giao thông Vận tải Thừa Thiên Huế cho biết, tại quyết định phê duyệt điều chỉnh cơ cấu Tổng mức Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn cao tốc Cam Lộ - La Sơn thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 -2020 thì hạng mục chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư (Tiểu dự án di dời cột điện cao thế giao chéo cao tốc Cam Lộ - La Sơn) được Bộ Giao thông vận tải giao cho Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh thực hiện. Tuy nhiên, cuối năm 2020, Bộ Giao thông Vận tải giao lại cho tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế giao cho Sở Giao thông vận tải Thừa Thiên Huế làm chủ đầu tư.

Thừa Thiên Huế: Vì sao chậm tiến độ di dời cột điện cao thế đoạn cao tốc Cam Lộ - La Sơn
Hệ thống lưới điện cao thế giao chéo cao tốc Cam Lộ - La Sơn giao chéo từ nhà máy thuỷ điện Hương Điền vẫn chưa thực hiện di dời, thay thế

Sau hơn 1 năm khi được giao thực hiện Tiểu dự án di dời cột điện cao thế giao chéo cao tốc Cam Lộ - La Sơn, đến ngày 15/5/2022 Sở Giao thông Vận tải có báo cáo gửi lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phối hợp, làm việc với các bên liên quan xây dựng kế hoạch triển khai đối với hạng mục di dời đường điện cao thế giao chéo dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Cam Lộ - La Sơn.

Theo Sở Giao thông Vận tải, mặc dù hợp đồng khảo sát thiết kế cho hạng mục này được ký tháng 7/2021 nhưng do giai này đoạn dịch Covid-19 căng thẳng, cho đến tháng 12/2021 đoàn khảo sát thiết kế mới đến hiện trường thi công được. Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, Sở đã yêu cầu các nhà thầu khảo sát thiết kế đẩy nhanh tiến độ, chủ động liên hệ, cung cấp số liệu để lấy ý kiến các bên liên quan; dự kiến đến hết tháng 9/2022 công tác này sẽ hoàn thành cùng tiến độ hoàn thành tổng thể dự án.

Đồng thời, để đẩy nhanh tiến độ, Sở đã cùng phối hợp làm việc với các bên liên quan như Bộ Quốc phòng về công tác rà phá bom mìn, thoả thuận cao độ; các văn bản thoả thuận với chủ quản tài sản điện là Công ty cổ phần thuỷ điện Trường Phú, Công ty cổ phần thuỷ điện Hương Điền, Công ty cổ phần thuỷ điện BITEXCO-Tả Trạch. Phối hợp với Công ty truyền tải điện 2 về thiết kế hạng mục cải tạo các khoảng cột đường dây 220kV, 500kV, giao chéo cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua Thừa Thiên Huế.

Ông Lê Công Diễn – Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Thừa Thiên Huế cho biết, do đây là dự án điện cấp đặc biệt, cấp I nên hồ sơ thẩm tra, thẩm định, lấy ý kiến các bên liên quan cần phải đầy đủ trình tự, thủ tục mới triển khai được. Về giải phóng mặt bằng, Sở đã chủ động giao mặt bằng cho các huyện Phong Điền, T.X Hương Trà, T.X Hương Thuỷ, TP. Huế. Qua kiểm tra hiện trường, các vị trí cột điện cao thế giao chéo chỉ ảnh hưởng đến giai đoạn khai thác cao tốc, chưa ảnh hưởng đến giai đoạn thi công nên vẫn đảm bảo cho các nhà thầu thi công trên tuyến cao tốc an toàn, ông Lê Công Diễn cho biết thêm.

Liên quan đến vấn đề này, các chủ quản tài sản điện là Công ty cổ phần thuỷ điện Trường Phú, Công ty cổ phần thuỷ điện Hương Điền, Công ty cổ phần thuỷ điện BITEXCO-Tả Trạch cho rằng, so với kế hoạch đề ra thì kế hoạch thực hiện tiểu dự án rất chậm. Điều này gây nhiều khó khăn trong việc vận hành nhà máy khi thực hiện thi công, di dời đường dây, cột điện.

“Nếu việc di dời cột điện vào mùa nắng thì công tác cắt điện, vận hành nhà máy sẽ dễ dàng thực hiện hơn, còn nếu qua mùa mưa lũ cắt điện, dừng vận hành thì việc thực hiện khó khăn, phức tạp”, đại diện nhà máy thuỷ điện cho biết.

Sau khi nhận công văn về việc thoả thuận thiết kế hạng mục Nâng cao khoảng cách an toàn các đoạn tuyến đường điện 110kV giao chéo cao tốc Cam Lộ - La Sơn của Sở Giao thông Vận tải Thừa Thiên Huế thì các chủ đầu tư là chủ quản các nhà máy thuỷ điện (Công ty cổ phần thuỷ điện Trường Phú, Công ty cổ phần thuỷ điện Hương Điền, Công ty cổ phần thuỷ điện BITEXCO-Tả Trạch) đều nhất trí với phương án di dời và nâng khoảng cách an toàn. Tuy nhiên, các nhà đầu tư đều kiến nghị thay đổi một số hạng mục tròn phần thiết kế dây dẫn (dây điện, dây chống sét, cáp quang…) để phù hợp với quy chuẩn của đơn vị và đề nghị toàn bộ chi phí thi công và giám sát công trình do chủ đầu tư chịu trách nhiệm hoàn toàn. “Chủ đầu tư xem xét hỗ trợ doanh nghiệp nếu xảy ra hiện tượng giảm phát điện do cắt điện kéo dài hoặc các ảnh hưởng khách quan khác trong thi công làm nhà máy phải dừng phát điện trong thời gian dài”, đại diện Công ty cổ phần BITEXCO – Tả Trạch đề nghị.

Đại diện Ban Quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh (Ban Dự án 5), đoạn cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn cho biết, với năng lực thi công, tiến độ thực hiện dự án như hiện nay, dự kiến đến 30/9/2022 sẽ thông đường kỹ thuật toàn tuyến.

Ông Lê Anh Tuấn – Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Thừa Thiên Huế cho biết, mặc dù dự án được phê duyệt giai đoạn 2018-2019 nhưng đến tháng 12/2020 Bộ Giao thông Vận tải mới chuyển nhiệm vụ di dời điện cao thế này từ Ban Quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh cho Sở Giao thông Vận tải Thừa Thiên Huế thực hiện (căn cứ Quyết định 1701/QĐ-BGTVT ngày 31/8/2020 của Bộ Giao thông Vận tải về điều chỉnh tổng mức và cơ cấu nguồn vốn).

“Sở Giao thông Vận tải đã nhanh chóng đấu thầu, khảo sát thiết kế để di dời điện nhưng giai đoạn này lại rơi vào giai đoạn chống dịch Covid-19 căng thẳng, với các chính sách chống dịch nghiêm ngặt, đơn vị tư vấn không thể triển khai khảo sát được nên dự án bị đình trệ 8 tháng”, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Thừa Thiên Huế lý giải.

Dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn có chiều dài khoảng 98km, với tổng mức đầu tư khoảng 7.669 tỷ đồng, từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Giai đoạn đầu Dự án được đầu tư với quy mô 2 làn xe, bề rộng nền đường là 12m, riêng các đoạn vượt xe có quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường là 23m. Giai đoạn hoàn chỉnh có quy mô 4 làn xe, bề rộng đường là 23m.

Nguyễn Tuấn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

TP. Hồ Chí Minh: Bàn giải pháp thu hút đầu tư năng lượng tái tạo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh

TP. Hồ Chí Minh: Bàn giải pháp thu hút đầu tư năng lượng tái tạo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh

TP. Hồ Chí Minh được cho phép thí điểm cơ chế đặc thù, trong đó có dự án năng lượng tái tạo, song quá trình hiện thực hóa Nghị quyết 98 gặp không ít thách thức.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Đủ điều kiện đưa lô đất đường 3/2 ra đấu giá

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đủ điều kiện đưa lô đất đường 3/2 ra đấu giá

Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã Quyết nghị thông qua chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ trên địa bàn TP. Vũng Tàu (khu đất trên đường 3/2).
Vĩnh Phúc: Tìm giải pháp phát triển bền vững khu công nghiệp

Vĩnh Phúc: Tìm giải pháp phát triển bền vững khu công nghiệp

Hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 29 khu công nghiệp được quy hoạch, trong đó có 17 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích 3.146 ha.
Đồng Nai có khu công nghiệp 1.000 ha gần sân bay Long Thành

Đồng Nai có khu công nghiệp 1.000 ha gần sân bay Long Thành

Khu công nghiệp Bàu Cạn - Tân Hiệp (giai đoạn 1), huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai vừa được đồng ý chấp thuận chủ trương đầu tư với quy mô 1.000 ha.
Sắp diễn ra hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Sắp diễn ra hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương là sự kiện quan trọng nhằm giới thiệu tầm nhìn, định hướng tổng thể phát triển kinh tế xã hội và thu hút đầu tư.

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững

Ninh Thuận chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững

Xây dựng chuỗi liên kết và thương hiệu nông sản, gắn nông nghiệp với du lịch… là những giải pháp Ninh Thuận đã triển khai nhằm phát triển nông nghiệp bền vững.
Thái Nguyên tăng tốc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Thái Nguyên tăng tốc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Vượt qua khó khăn, thách thức, 8 tháng năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên tiếp tục ghi nhận những kết quả tích cực ở một số lĩnh vực.
Khánh Hoà: Đầu tư đường giao thông Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong

Khánh Hoà: Đầu tư đường giao thông Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong

Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hoà đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường giao thông Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong (giai đoạn 2).
Quảng Nam: Doanh nghiệp

Quảng Nam: Doanh nghiệp 'ôm vốn' đợi mặt bằng để mở rộng kinh doanh

Một doanh nghiệp FDI Hàn Quốc mong muốn mở rộng đầu tư tại tỉnh Quảng Nam nhưng hiện chưa có mặt bằng để đầu tư.
Quảng Ninh tập trung mọi nguồn lực khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão số 3

Quảng Ninh tập trung mọi nguồn lực khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão số 3

Sau những thiệt hại nghiêm trọng do cơn bão số 3, tỉnh Quảng Ninh đang tập trung mọi nguồn lực để khôi phục nhanh chóng các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Hà Nam nối lại nhịp sản xuất tại các khu công nghiệp sau siêu bão

Hà Nam nối lại nhịp sản xuất tại các khu công nghiệp sau siêu bão

Với việc triển khai các giải pháp ứng phó kịp thời, các khu công nghiệp của tỉnh Hà Nam không xảy ra ngập lụt nặng, hoạt động sản xuất được duy trì ổn định.
Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều năm qua, việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã mang lại diện mạo mới cho du lịch Sơn La.
Thừa Thiên Huế: Sẵn sàng hàng hoá thiết yếu phòng, chống lụt bão năm 2024

Thừa Thiên Huế: Sẵn sàng hàng hoá thiết yếu phòng, chống lụt bão năm 2024

Các địa phương, sở, ngành liên quan tại Thừa Thiên Huế triển khai dự trữ hàng hoá thiết yếu phục vụ công tác phòng, chống lụt bão năm 2024.
Vĩnh Phúc: Kỳ vọng sản phẩm OCOP vươn xa

Vĩnh Phúc: Kỳ vọng sản phẩm OCOP vươn xa

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021 - 2025 được triển khai tại Vĩnh Phúc như một 'cú huých' để nông nghiệp chuyển đổi nhanh hơn, giá trị hơn.
Bình Dương: Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương mai điện tử

Bình Dương: Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương mai điện tử

Bình Dương triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi mô hình kinh doanh, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ
Sóc Trăng: Người dân đồng thuận cao trong quy hoạch công nghiệp

Sóc Trăng: Người dân đồng thuận cao trong quy hoạch công nghiệp

Quy hoạch các cụm và khu công nghiệp trên địa bàn xã Long Đức, huyện Long Phú (tỉnh Sóc Trăng) nhận được sự đồng thuận cao từ phía người dân địa phương.
Hà Nam: Siêu thị có vốn đầu tư 309 tỷ đồng chính thức khai trương

Hà Nam: Siêu thị có vốn đầu tư 309 tỷ đồng chính thức khai trương

Sáng 14/9, GO! Hà Nam có tổng diện tích hơn 14.000 m2 và tổng vốn đầu tư 309 tỷ đồng đã chính thức khai trương trương đưa vào hoạt động tại thành phố Phủ Lý.
Bình Dương: Sắp có thêm khu công nghiệp đa ngành đi vào hoạt động

Bình Dương: Sắp có thêm khu công nghiệp đa ngành đi vào hoạt động

UBND tỉnh Bình Dương chỉ đạo các sở, ngành liên quan gấp rút hoàn tất các thủ tục đưa Khu công nghiệp Cây Trường tại huyện Bàu Bàng đi vào hoạt động.
Gia Lai: Cần hướng đến xây dựng chuỗi giá trị mía đường đủ mạnh

Gia Lai: Cần hướng đến xây dựng chuỗi giá trị mía đường đủ mạnh

Mía đường đang trở thành ngành hàng chủ lực của tỉnh Gia Lai. Trước áp lực cạnh tranh đòi hỏi địa phương phải xây dựng chuỗi giá trị mía đường đủ mạnh.
Hạ Long ‘hồi sinh’ sau bão số 3: Đảm bảo an toàn và hấp dẫn du khách

Hạ Long ‘hồi sinh’ sau bão số 3: Đảm bảo an toàn và hấp dẫn du khách

TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã khẩn trương triển khai nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau bão và chuẩn bị sẵn sàng để đón khách du lịch trở lại từ ngày 13/9.
Tiến độ triển khai thực hiện 3 vùng nông nghiệp công nghệ cao Đà Nẵng đến đâu?

Tiến độ triển khai thực hiện 3 vùng nông nghiệp công nghệ cao Đà Nẵng đến đâu?

Cả 3 vùng nông nghiệp công nghệ cao Đà Nẵng đều đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết nhưng đến nay phần “nằm trên giấy” vẫn nhiều hơn phần đã triển khai.
Sơn La đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão

Sơn La đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão

Với sự chủ động chuẩn bị từ sớm, các doanh nghiệp sản xuất, phân phối lớn tại Sơn La đã dự trữ hàng hóa nhu yếu phẩm đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.
Bà Rịa – Vũng Tàu: 8 tháng, thu hút đầu tư đạt trên 74.000 tỷ đồng

Bà Rịa – Vũng Tàu: 8 tháng, thu hút đầu tư đạt trên 74.000 tỷ đồng

Trong 8 tháng đầu năm 2024, tổng vốn đầu tư trong và ngoài nước cấp mới, tăng thêm của Bà Rịa – Vũng Tàu là hơn 74.000 tỷ đồng, đạt 108,7% kế hoạch năm 2024.
Bạc Liêu: Mô hình luân canh tôm- lúa giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu

Bạc Liêu: Mô hình luân canh tôm- lúa giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu

Mô hình luân canh tôm - lúa cải tiến tại tỉnh Bạc Liêu giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm yếu tố “may rủi” và tăng năng suất, nâng cao thu nhập.
TP. Hồ Chí Minh sẽ ra mắt Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (C4IR) tại HEF 2024

TP. Hồ Chí Minh sẽ ra mắt Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (C4IR) tại HEF 2024

Lễ khánh thành và lễ ra mắt Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (C4IR) tại TP. Hồ Chí Minh là một sự kiện quan trọng trong khuôn khổ của HEF 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động