Thực hành lâm sản bền vững - mở rộng thị trường xuất khẩu gỗ

Vận hành nền tảng chứng minh và truy xuất nguồn gốc gỗ HAWA DDS, ngành gỗ tiến đến số hoá tiến trình tuân thủ Hiệp định VPA/FLEGT, mở rộng xuất khẩu gỗ.
FTAs trợ lực cho xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đến thị trường Nhật Bản: Tận dụng cơ hội từ các FTA

Sáng 17/6, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp cùng Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFOREST) và Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA) tổ chức hội thảo "Thúc đẩy thực hành thương mại lâm sản bền vững".

Toàn cảnh Hội thảo

Chương trình nhằm giúp các doanh nghiệp cập nhật tiến trình thực thi VNTLAS, hướng dẫn quy trình phân nhóm doanh nghiệp cũng như tương tác trực tiếp để có thể lắng nghe các vướng mắc, kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình theo đuổi các chứng chỉ bền vững, một trong những đòi hỏi thiết yếu của quá trình sản xuất, kinh doanh nội thất toàn cầu hiện nay.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Bùi Chính Nghĩa - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, mặc dù tốc độ tăng trưởng hàng năm ổn định 2 con số và tạo được dấu ấn lớn trong năm 2021 nhưng bước sang năm 2022, ngành chế biến gỗ Việt Nam vẫn đối diện với khá nhiều thử thách.

Cùng với dịch bệnh, căng thẳng chính trị leo thang gây thách thức thêm cho chuỗi cung ứng vốn đã có nhiều trở ngại từ trước. Chi phí logistics cùng với giá nguyên vật liệu đều tăng cao khiến chi phí đầu vào của doanh nghiệp biến động mạnh. Quan trọng hơn, lạm phát tại các thị trường xuất khẩu chủ lực cũng đang khiến đơn hàng bắt đầu giảm. Mặt khác, những cáo buộc gian lận xuất xứ, nguồn gốc nguyên liệu… cũng đang trở thành mối đe dọa cho sự phát triển toàn ngành.

Để ứng phó với các thách thức này, theo ông Bùi Chính Nghĩa, doanh nghiệp trong nước cần tuân thủ triệt để các quy định của thị trường quốc tế, vững vàng nội lực và củng cố thêm lợi thế cạnh tranh… giữ vững vị trí xuất khẩu nội thất thứ hai thế giới. “Đó chính là lý do, Tổng cục Lâm nghiệp liên tục triển khai các hoạt động tập huấn, tuyên truyền và kêu gọi doanh nghiệp hưởng ứng tiến trình Hiệp định VPA/FLEGT và VNTLAS ở Việt Nam liên tục suốt thời gian qua”, ông Bùi Chính Nghĩa chia sẻ.

Trong bối cảnh nguyên liệu nhập khẩu đang khan hiếm và giá cả leo thang hiện nay, một trong những lợi thế mà doanh nghiệp trong ngành có thể tận dụng, là trữ lượng rừng trồng trong nước đã bước vào giai đoạn có thể khai thác.

Số liệu từ Tổng cục Lâm nghiệp cho thấy, năm 2022, toàn ngành đang nỗ lực phấn đấu tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc đạt 42,02%; trồng rừng đạt 244.000ha, trồng cây phân tán 121,6 triệu cây. Tổng sản lượng khai thác gỗ đạt 31,5 triệu m3, trong đó, khai thác từ rừng trồng tập trung 21 triệu m3, khai thác cây trồng phân tán, cây vườn nhà 5,5 triệu m3; diện tích rừng được cấp chứng chỉ 90 nghìn ha.

“Nếu việc ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ, giải quyết được những vướng mắc của chuỗi cung ứng, đưa nguồn gỗ rừng trồng hợp pháp đến được với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu gỗ sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh rất lớn cho nền công nghiệp nội thất nước nhà”, ông Bùi Chính Nghĩa nói.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Chánh Phương - Phó Chủ tịch HAWA, Giám đốc Dự án HAWA DDS - cũng cho rằng, việc thực thi các quy định phát triển lâm sản bền vững là yêu cầu sống còn, không chỉ riêng ngành chế biến gỗ Việt Nam mà của cả thế giới.

Trong tinh thần và mục tiêu chuyển đổi số ngành chế biến gỗ, HAWA đang đồng hành cùng chính phủ lẫn doanh nghiệp đẩy mạnh số hoá tiến trình thực thi VPA/FLEGT, VNTLAS. Cụ thể là với nền tảng HAWA DDS. "HAWA DDS là dự án xoá bỏ vướng mắc trong quá trình chứng minh nguồn gốc hợp pháp gỗ rừng trồng, bước chuẩn bị hết sức cần thiết để có thể đưa gỗ, sản phẩm gỗ trong nước sang thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường EU", ông Nguyễn Chánh Phương chia sẻ.

Vận hành nền tảng chứng minh và truy xuất nguồn gốc gỗ HAWA DDS, ngành chế biến gỗ Việt Nam đang tiến đến số hoá tiến trình tuân thủ Hiệp định VPA/FLEGT, tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ, đặc biệt là EU.

Từ tháng 5/2018, FAO, EU, FLEGT đã tài trợ, đồng hành để HAWA triển khai dự án HAWA DDS, với mục tiêu xây dựng một nền tảng cung cấp các công cụ giúp doanh nghiệp truy xuất và giải trình nguồn gốc gỗ nguyên liệu hợp pháp phù hợp với các cam kết trong Hiệp định VPA/FLEGT.

Nhằm bảo đảm đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, quy định đáp ứng các quy chuẩn quốc tế, FAO đã lựa chọn Nepcon, một tổ chức uy tín đã tham gia xây dựng bộ tiêu chuẩn FSC của thế giới để phát triển bộ tiêu chuẩn HAWA DDS.

Sau 3 năm với nhiều điểu chỉnh, cập nhật, tháng 5/2021, Bộ tiêu chuẩn HAWA DDS đã chính thức hoàn thành, đồng thời tương thích với nền tảng công nghệ thông tin về truy xuất và giải trình nguồn gốc gỗ HAWA DDS 1.0. HAWA DDS 1.0 tích hợp nhiều tính năng hữu ích hỗ trợ khai báo và lưu trữ hồ sơ rừng, hồ sơ mua bán cây đứng, hồ sơ đăng ký khai thác, lưu thông giúp cho việc tra xét, truy xuất và xác minh nguồn gốc gỗ trở nên dễ dàng, nhanh chóng và đơn giản.

Nhờ vậy, chỉ cần truy cập nền tảng HAWA DDS, người dùng, từ chủ rừng đến nhà khai thác, doanh nghiệp thương mại, nhà sản xuất, nhà mua hàng đều có thể tìm kiếm thông tin, quản lý lẫn chứng minh, nguồn gốc nguyên liệu một cách rõ ràng mà không phụ thuộc quá nhiều vào hệ thống giấy tờ, thủ tục lưu trữ, tra xét thủ công như trước đây.

Theo ông Nguyễn Hoài Bảo - thành viên Ban chấp hành HAWA, tính năng RTE - Real time Evidence của nền tảng HAWA DDS còn giúp người dùng thiết lập bằng chứng thực ngay tại thời điểm khai thác. Từ dữ liệu này, hệ thống sẽ xuất ra Giấy chứng minh nguồn gốc gỗ khai thác trong nước với đầy đủ các thông tin chi tiết nhất về lịch sử, số lượng, địa điểm khai thác… dưới hình thức 1 mã QR code. Người mua chỉ cần quét mã để kiểm tra, đối chứng nguồn gốc gỗ trong nguyên liệu và sản phẩm trước khi quyết định mua hàng.

Tại hội thảo, đại diện dự án cũng đã tiến hành thực nghiệm quá trình thao tác sử dụng nền tảng công nghệ thông tin HAWA DDS, khách mời được quan sát các giao diện, cách vận hành trong hệ thống, đồng thời được trực tiếp trải nghiệm công cụ thiết lập bằng chứng thời gian thực RTE - Real time Evidence. Đồng thời, đưa ra những ý kiến đóng góp để nền tảng này trở thành công cụ hữu ích cho cộng đồng doanh nghiệp trong việc truy xuất và chứng minh nguồn gốc gỗ hợp pháp.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam đã chi hàng tỷ đồng để nhập khẩu ngô các loại, mua từ nước nào nhiều nhất?

Việt Nam đã chi hàng tỷ đồng để nhập khẩu ngô các loại, mua từ nước nào nhiều nhất?

8 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi 1,72 tỷ USD, nhập khẩu ngô các loại, tăng 29,5% khối lượng, tăng 0,07% về kim ngạch nhưng giảm 22,8% về giá so với cùng kỳ.
Đến giữa tháng 9, xuất nhập khẩu cả nước vượt mức 540 tỷ USD

Đến giữa tháng 9, xuất nhập khẩu cả nước vượt mức 540 tỷ USD

Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế đến 15/9, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 540,72 tỷ USD, xuất siêu hơn 18 tỷ USD.
Giá tôm nguyên liệu và xuất khẩu đều có xu hướng tăng

Giá tôm nguyên liệu và xuất khẩu đều có xu hướng tăng

Tuần thứ 2 của tháng 9, giá tôm chân trắng ướp lạnh nguyên con tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm 2023. Giá tôm xuất khẩu sang cũng có xu hướng tăng.
Đến thời điểm giữa tháng 9, xuất khẩu gạo đã vượt 4 tỷ USD

Đến thời điểm giữa tháng 9, xuất khẩu gạo đã vượt 4 tỷ USD

Tính đến giữa tháng 9, Việt Nam xuất khẩu gần 6,5 triệu tấn gạo, mang về 4,06 tỷ USD.
8 tháng Việt Nam đã thu về hơn 822 triệu USD từ xuất khẩu sắn

8 tháng Việt Nam đã thu về hơn 822 triệu USD từ xuất khẩu sắn

8 tháng Việt Nam thu về hơn 822 triệu USD từ xuất khẩu sắn, sản lượng đạt hơn 1,7 triệu tấn, giảm 3,8% về lượng nhưng tăng 7% về trị giá so với cùng kỳ.

Tin cùng chuyên mục

Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng hơn 800% trong 8 tháng

Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng hơn 800% trong 8 tháng

8 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi hơn 190 triệu USD nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine, tăng hơn 800% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái.
‘Cửa ngõ’ giao thương Việt Nam - Trung Quốc thông suốt sau bão Yagi

‘Cửa ngõ’ giao thương Việt Nam - Trung Quốc thông suốt sau bão Yagi

Tại các cửa khẩu lớn với Trung Quốc, hoạt động xuất nhập khẩu đã dần trở lại ổn định và tăng trưởng sau bão Yagi.
Nhập khẩu sầu riêng tươi của Trung Quốc dự kiến vượt 10 tỷ USD

Nhập khẩu sầu riêng tươi của Trung Quốc dự kiến vượt 10 tỷ USD

Mỗi năm, Trung Quốc nhập khẩu 7 tỷ USD sầu riêng tươi. Dự kiến vài năm tới, con số này sẽ vượt mức 10 tỷ USD.
Xuất khẩu cá tra tháng 8 sang các thị trường tiếp đà tăng trưởng

Xuất khẩu cá tra tháng 8 sang các thị trường tiếp đà tăng trưởng

8 tháng năm 2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang các thị trường đạt gần 1,3 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trái dừa gia nhập câu lạc bộ xuất khẩu tỷ USD: ‘Cao tốc’ đã mở, làm gì để tránh ‘barie’?

Trái dừa gia nhập câu lạc bộ xuất khẩu tỷ USD: ‘Cao tốc’ đã mở, làm gì để tránh ‘barie’?

Bên cạnh niềm vui, việc trái dừa được mở cửa xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc cũng đang gây nên không ít lo ngại về việc đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Điểm tên những thị trường cung cấp đậu tương lớn cho Việt Nam

Điểm tên những thị trường cung cấp đậu tương lớn cho Việt Nam

Brazil là thị trường cung cấp đậu tương lớn nhất cho Việt Nam trong 8 tháng, chiếm 59% tổng lượng và chiếm 56,9% tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước.
Bước nhảy vọt trong xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng của Việt Nam

Bước nhảy vọt trong xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng của Việt Nam

Tăng trưởng xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng Việt Nam 2024 tạo tín hiệu lạc quan từ Mỹ, EU, CPTPP, mở cơ hội mới cho doanh nghiệp trong cạnh tranh toàn cầu.
8 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu gần 1,1 triệu tấn cà phê

8 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu gần 1,1 triệu tấn cà phê

8 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu gần 1,1 triệu tấn cà phê, thu về 4 tỷ USD, giảm 12,1% về lượng nhưng tăng tới 35,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu cá tra: Cơ hội mới sau 20 năm vướng vụ kiện bán phá giá

Xuất khẩu cá tra: Cơ hội mới sau 20 năm vướng vụ kiện bán phá giá

Ngành cá tra Việt Nam nhận tin vui khi DOC công bố nhiều nhà xuất khẩu cá tra không bị áp thuế chống bán phá giá, đây là bước ngoặt giúp tăng trưởng xuất khẩu.
8 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu sang Đức tăng gần 98% về lượng

8 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu sang Đức tăng gần 98% về lượng

8 tháng năm, xuất khẩu hồ tiêu sang Đức đạt 12.133 tấn, tương đương trị giá 63,7 triệu USD, tăng 97,5% về lượng và tăng 151,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trư
8 tháng, lượng phân bón nhập khẩu của cả nước tăng mạnh

8 tháng, lượng phân bón nhập khẩu của cả nước tăng mạnh

8 tháng lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt gần 3,5 triệu tấn, trị giá gần 1,14 tỷ USD tăng 43,6% về lượng, tăng 36,9% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Thúc đẩy đưa sản phẩm nông nghiệp Hoa Kỳ vào thị trường Việt Nam

Thúc đẩy đưa sản phẩm nông nghiệp Hoa Kỳ vào thị trường Việt Nam

Bên cạnh việc xuất khẩu sang Hoa Kỳ, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp cũng đang nỗ lực để đưa các sản phẩm nông nghiệp của Hoa Kỳ vào thị trường Việt Nam.
Longform | Kết nối hiệu quả giữa sản xuất với thị trường theo chuỗi cung ứng

Longform | Kết nối hiệu quả giữa sản xuất với thị trường theo chuỗi cung ứng

Việc xây dựng chuỗi liên kết giữa sản xuất với thị trường theo chuỗi cung ứng sẽ nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng hoá, nâng cao giá trị sản phẩm.
8 tháng xuất khẩu sắt thép của Việt Nam thu về hơn 6,4 tỷ USD

8 tháng xuất khẩu sắt thép của Việt Nam thu về hơn 6,4 tỷ USD

8 tháng năm 2024 xuất khẩu sắt thép các loại của Việt Nam đạt 8,88 triệu tấn, thu về hơn 6,4 tỷ USD, tăng 20,7% về lượng, tăng 14% kim ngạch so với cùng kỳ.
Xuất khẩu hàng hóa năm 2024 hy vọng duy trì mức tăng trưởng 2 con số

Xuất khẩu hàng hóa năm 2024 hy vọng duy trì mức tăng trưởng 2 con số

Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh chung của nền kinh tế. Nếu điều kiện thuận lợi, xuất khẩu cả năm 2024 có thể duy trì mức tăng trưởng 2 con số.
Thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ tiến gần mốc 90 tỷ USD

Thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ tiến gần mốc 90 tỷ USD

8 tháng đầu năm 2024, thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ đã đạt 87,7 tỷ USD, tăng trưởng mạnh cả ở chiều xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá.
Dự báo mới nhất về giá gạo từ nay đến cuối năm

Dự báo mới nhất về giá gạo từ nay đến cuối năm

Không dễ để có thể đưa ra được nhận định về giá gạo từ nay đến cuối năm, tuy nhiên, xu hướng giá giảm là rất khó.
8 tháng năm 2024, xuất khẩu cao su của Việt Nam thu về hơn 1,7 tỷ USD

8 tháng năm 2024, xuất khẩu cao su của Việt Nam thu về hơn 1,7 tỷ USD

8 tháng năm 2024, xuất khẩu cao su đạt khoảng 1,12 triệu tấn, trị giá 1,76 tỷ USD, giảm 7,2% về lượng, nhưng tăng 8,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Thái Lan là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối ASEAN

Thái Lan là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối ASEAN

Thái Lan là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối ASEAN với giá trị 5,23 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt hơn 16 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt hơn 16 tỷ USD

8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt 16,01 tỷ USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động