Thực thi thành công Chiến lược phát triển bền vững và chặng đường phát triển

Chiến lược phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam gắn liền với định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Chiến lược phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam gắn liền với định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đảm bảo đồng bộ, hiệu quả và bền vững, có khả năng cạnh tranh, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho phát triển đất nước, đồng thời nhấn mạnh quan điểm sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả, gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái.

Thực thi thành công Chiến lược phát triển bền vững và chặng đường phát triển

Chính sách phát triển bền vững của Việt Nam

Chuyển đổi phương thức phát triển để hướng tới xây dựng nền kinh tế phát triển bền vững là mục tiêu quan trọng của các quốc gia, phù hợp với xu thế phát triển chung của hệ thống kinh tế toàn cầu. Nhiều quốc gia lựa chọn hướng phát triển kinh tế bền vững là mô hình phát triển mới để giải quyết đồng thời những vấn nạn môi trường đang diễn ra phức tạp. Mô hình kinh tế mới này ghi nhận giá trị và vai trò của đầu tư vào vốn tự nhiên, tạo ra việc làm, là trụ cột để giảm nghèo. Thay vì sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nền kinh tế phát triển bền vững sử dụng năng lượng tái tạo và công nghệ carbon thấp, khuyến khích sử dụng nguồn lực và năng lượng hiệu quả hơn nữa để phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, thực tiễn tại các nước cũng cho thấy, việc thúc đẩy tăng trưởng xanh hay quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế phát triển bền vững đã tạo ra những tín hiệu tích cực vô cùng to lớn.

Tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam (2004), Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 (2012), Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững với 17 mục tiêu phát triển bền vững và 115 mục tiêu cụ thể (2017), Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam đến năm 2030 (2019) và gần đây nhất ngày 25/9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 136 về phát triển bền vững để thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030.

Như vậy, có thể thấy phát triển bền vững là một chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam, là vấn đề thu hút sự quan tâm của xã hội. Đặc biệt, trong thời gian qua, phát triển bền vững gắn với phát triển kinh tế, môi trường đã có nhiều cơ chế, chính sách được ban hành và triển khai, bước đầu mang lại những chuyển biến tích cực.

Thực thi thành công Chiến lược phát triển bền vững và chặng đường phát triển

Xu hướng phát triển bền vững của ngành năng lượng Việt Nam

Năng lượng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia nói chung và đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam là một nền kinh tế năng động với tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm liên tục. Để đạt các mục tiêu về phát triển kinh tế bền vững, Chính phủ Việt Nam đẩy mạnh và quyết tâm thực hiện chuyển đổi cơ cấu ngành năng lượng theo định hướng xanh hơn, sạch hơn và sử dụng năng lượng hiệu quả hơn.

Trong bối cảnh đó, Nghị quyết 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết 55) có ý nghĩa to lớn thể hiện đường lối đúng đắn của Đảng về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết 55 đã nêu 14 mục tiêu cụ thể, trong đó phấn đấu: Tỉ lệ nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt 15-20% vào năm 2030 và 25-30% vào năm 2045; Tỉ lệ tiết kiệm năng lượng trên tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng đạt 7% năm 2030 và 14% năm 2045; Giảm phát thải khí nhà kính từ hoạt động năng lượng đạt 15% năm 2030 và 20% năm 2045; Năng lực nhập khẩu LNG đạt 8 tỷ m3 năm 2030 và 15 tỷ m3 năm 2045...; Nghị quyết 55 đề ra 10 giải pháp, trong đó giải pháp phát triển các nguồn cung năng lượng sơ cấp theo hướng tăng khả năng tự chủ, đa dạng hóa, bảo đảm tính hiệu quả, tin cậy và bền vững.

Ngoài ra, theo như Đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC) cập nhật năm 2020, Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính so với Kịch bản phát triển thông thường (BAU) bằng nguồn lực trong nước và tăng đóng góp lên tới 27% khi có hỗ trợ quốc tế, trong đó phân bổ cho ngành năng lượng chiếm 5,5% và 16,7% tương ứng theo từng kịch bản cắt giảm.

Để cụ thể hóa định hướng chiến lược phát triển ngành năng lượng Việt Nam theo Nghị quyết 55, Chính phủ Việt Nam đang hoàn thiện Quy hoạch tổng thể phát triển năng lượng quốc gia, Quy hoạch điện VIII, theo đó tổng công suất nguồn điện sạch bao gồm thủy điện và điện khí sẽ chiếm 73% vào năm 2030 và 88% vào năm 2045 (không bao gồm các nhà máy điện than chuyển đổi nhiên liệu biomass/amoniac); trong đó tính riêng công suất nguồn điện năng lượng tái tạo (không bao gồm thủy điện) chiếm khoảng 26% vào năm 2030 và 54% vào năm 2045.

Thực thi thành công Chiến lược phát triển bền vững và chặng đường phát triển

Định hướng Chiến lược phát triển bền vững của Petrovietnam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Triển khai thực hiện Nghị quyết 55 và để phù hợp với bối cảnh chuyển dịch năng lượng và chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã xây dựng, điều chỉnh Chiến lược phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và trình các cấp thẩm quyền với mục tiêu tổng quát, đó là: “Xây dựng và phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Tập đoàn năng lượng hàng đầu đất nước, khu vực; có vị trí và vai trò nòng cốt trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia”. Chiến lược phát triển Petrovietnam gắn liền với định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đảm bảo đồng bộ, hiệu quả và bền vững, có khả năng cạnh tranh, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho phát triển đất nước, đồng thời nhấn mạnh quan điểm sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả, gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái; chủ động thực hiện các giải pháp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu; Thúc đẩy tìm kiếm và phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo; Thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong mọi hoạt động của Petrovietnam và được cụ thể hóa theo từng lĩnh vực hoạt động chính.

Trong lĩnh vực Tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, Petrovietnam sẽ tăng cường hợp tác quốc tế để nghiên cứu điều tra cơ bản và tìm kiếm, thăm dò, khai thác các nguồn năng lượng mới/năng lượng sạch, phi truyền thống như: khí hydrate (băng cháy), khí sét, khí than, hydro, nguồn địa nhiệt,… Bên cạnh đó, tiếp tục tập trung nghiên cứu sử dụng hiệu quả nguồn khí tự nhiên có hàm lượng CO₂ cao trong nước để có thể nhận lợi ích đồng thời từ việc sử dụng nguồn Hydrocabon và CO₂ nhằm giảm phát thải khí nhà kính; song song với việc ứng dụng các giải pháp thu hồi, giảm đốt bỏ và rò rỉ khí ra môi trường và nghiên cứu tích hợp sử dụng nguồn điện năng lượng tái tạo.

Đối với lĩnh vực Công nghiệp Khí, đảm bảo thu gom tối đa sản lượng khí của các lô/mỏ khai thác tại Việt Nam nhằm hạn chế tối đa đốt bỏ khí; phấn đấu trở thành đơn vị đứng đầu trong chuỗi LNG trong đó xem xét ưu tiên đầu tư hạ tầng đi trước. Cùng với đó, tiếp tục đa dạng hóa các sản phẩm từ khí; phát triển lĩnh vực hóa dầu từ khí, tăng cường đầu tư chế biến sâu khí tự nhiên để nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm khí, ưu tiên sử dụng nguồn khí giá rẻ trong nước để phát triển các dự án hóa hóa dầu.

Thực thi thành công Chiến lược phát triển bền vững và chặng đường phát triển

Tại lĩnh vực Công nghiệp Điện, bên cạnh việc nghiên cứu và triển khai các giải pháp tiết kiệm, sử dụng năng lượng hiệu quả và giải pháp nhằm xanh hóa các nhà máy điện; Tập đoàn sẽ ưu tiên phát triển nhiệt điện khí sử dụng nguồn khí tự nhiên khai thác trong nước kết hợp với nguồn LNG nhập khẩu, cũng như tham gia đầu tư phát triển các dự án năng lượng tái tạo, đặc biệt là các dự án điện gió ngoài khơi nhằm tận dụng cơ sở hạ tầng và kinh nghiệm triển khai các công trình trên biển. Phấn đấu trong giai đoạn 2021-2030 đạt 8.000-14.000 MW, trong đó nguồn điện năng lượng tái tạo chiếm từ 5% - 10% tổng công suất của Tập đoàn và đạt 8% - 10% tổng công suất lắp đặt hệ thống điện Việt Nam; trong đó, công suất nguồn điện năng lượng tái tạo chiếm 10% - 20% tổng công suất của Petrovietnam trong giai đoạn 2031-2045.

Trong lĩnh vực Chế biến, tồn trữ và phân phối sản phẩm dầu khí, tập trung phát triển lĩnh vực hóa dầu (bao gồm cả hóa dầu từ khí), hóa chất để nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm dầu khí, tạo ra các nguyên, nhiên liệu, vật liệu để phục vụ tối đa nhu cầu sản xuất công nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, tiếp tục phát triển nhiên liệu sinh học nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và bảo vệ môi trường; đồng thời nghiên cứu, tìm kiếm cách thức cải tiến/nâng cao chất lượng sản phẩm theo xu hướng thay đổi của thị trường cũng như đáp ứng các chỉ số an toàn toàn môi trường theo lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải. Ngoài ra, Petrovietnam cũng sẽ tiến tới nghiên cứu sản xuất hydro, sản xuất năng lượng tái tạo, tích hợp với nhà máy lọc hóa dầu, hóa chất, phân bón, sử dụng làm nhiên liệu cho pin nhiên liệu, định hướng hoàn thiện chuỗi giá trị hydro khâu sau.

Thực thi thành công Chiến lược phát triển bền vững và chặng đường phát triển

Giải pháp thực thi thành công Chiến lược phát triển của Petrovietnam

Bên cạnh 10 nhóm giải pháp triển khai thực hiện Chiến lược phát triển Petrovietnam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được xây dựng về Quản trị - quản lý doanh nghiệp, Tái cấu trúc Petrovietnam, Chuyển đổi số, Khoa học Công nghệ, An toàn môi trường, Thị trường, Đầu tư, Tài chính, Phát triển Nguồn nhân lực, Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại và Văn hóa Doanh nghiệp, để thực thi Chiến lược phát triển thành công nhằm đảm bảo phát triển đồng bộ, hiệu quả và bền vững, Petrovietnam cũng đã và đang tập trung triển khai các nhóm nhiệm vụ cụ thể như:

Xây dựng Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Chiến lược phát triển Petrovietnam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 phân cấp, giao trách nhiệm cho từng lãnh đạo Petrovietnam cũng như người đại diện phần vốn của Petrovietnam tại các đơn vị thành viên.

Xây dựng/phê duyệt/chấp thuận Chiến lược phát triển Petrovietnam theo 5 lĩnh vực kinh doanh chính (Thăm dò, khai thác dầu khí, Công nghiệp Khí, Chế biến dầu khí, Công nghiệp Điện và Năng lượng tái tạo, Dịch vụ dầu khí); Chiến lược phát triển các đơn vị thành viên; Kế hoạch sản xuất, kinh doanh 5 năm theo từng giai đoạn chiến lược… Để đảm bảo Chiến lược phát triển Petrovietnam được thiết lập/phân cấp cụ thể đến từng đơn vị thành viên, theo từng giai đoạn 5 năm và hằng năm.

Xây dựng các chính sách hỗ trợ thực thi chiến lược như: Lộ trình/Chiến lược phát triển về thị trường/marketing, Chuyển đổi số, Đổi mới sáng tạo, Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực, chính sách về tiền lương…

Thực thi thành công Chiến lược phát triển bền vững và chặng đường phát triển

Xây dựng và quản trị danh mục đầu tư trong toàn hệ thống Petrovietnam để tối ưu hóa nguồn lực và kiểm soát hiệu quả đầu tư; trong đó ưu tiên xây dựng giá trị chuỗi của Petrovietnam thông qua việc tổ hợp, tích hợp các nguồn lực để phát triển đồng bộ, chặt chẽ, tăng cường sử dụng nguồn lực nội bộ từ đó đảm bảo gia tăng dòng tiền, lợi nhuận giữa các đơn vị thành viên.

Nâng cao vai trò công tác dự báo, quản trị rủi ro và quản trị Chiến lược, trong đó thành lập Bộ phận Chiến lược trực thuộc Hội đồng Thành viên Petrovietnam nhằm mục đích tham mưu, tư vấn cho HĐTV trong việc định hướng, hoạch định chiến lược phát triển và giám sát, đánh giá, đề xuất điều chỉnh Chiến lược phát triển của Petrovietnam.

Có thể thấy rằng, Ngành năng lượng Việt Nam đóng vai trò then chốt trong việc thực hiện chủ trương phát triển bền vững. Là một Công ty dầu khí quốc gia, có những đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là một trong những trụ cột góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, bên cạnh chịu sự tác động trực tiếp của sự chuyển dịch năng lượng, Petrovietnam có trách nhiệm trong việc chung tay cùng Chính phủ vừa đảm bảo an ninh năng lượng, vừa giảm phát thải khí nhà kính để bảo vệ môi trường và ứng phó với Biến đổi khí hậu – góp phần thực thi thành công Chiến lược phát triển bền vững.

Trong bối cảnh đó, Petrovietnam đã xây dựng Chiến lược phát triển với định hướng phát triển thành Tập đoàn năng lượng hàng đầu đất nước và khu vực, trong đó ưu tiên mở rộng phát triển các nguồn năng lượng sạch bền vững cho đất nước như: khí tự nhiên/LNG, điện gió ngoài khơi, Hydro/amoniac xanh... Để thực thi định hướng chiến lược thành công, Petrovietnam hiện tập trung vào các công tác như: dự báo, quản trị rủi ro, quản trị danh mục đầu tư và quản trị chiến lược; tái cấu trúc phát triển mô hình doanh nghiệp cacbon thấp và đẩy mạnh phát triển và ứng dụng Chuyển đổi số, Đổi mới sáng tạo… Với những chủ trương, định hướng đúng đắn của Chính phủ Việt Nam cùng các giải pháp triển khai quyết liệt cụ thể nêu trên, Petrovietnam tin rằng sẽ thực thi thành công Chiến lược phát triển của Petrovietnam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững của đất nước.

Hoàng Quốc Vượng - Chủ tịch HĐTV Petrovietnam
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Vụ Dầu khí và than

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Than Cao Sơn: Chung tay hỗ trợ địa phương và đơn vị bạn khắc phục hậu quả bão, lũ

Than Cao Sơn: Chung tay hỗ trợ địa phương và đơn vị bạn khắc phục hậu quả bão, lũ

Không chỉ ổn định sản xuất sau mưa bão, Than Cao Sơn còn bố trí nhân lực tham gia hỗ trợ địa phương và đơn vị bạn khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Care For Việt Nam và hướng đi phát triển bền vững

Care For Việt Nam và hướng đi phát triển bền vững

Ngay từ khi thành lập năm 2013, CFVN đã hướng tới mục tiêu trở thành doanh nghiệp tầm vóc và tiên phong dẫn đầu với các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chủ động.
Kiến nghị Thủ tướng nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau bão Yagi

Kiến nghị Thủ tướng nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau bão Yagi

Nhằm giúp doanh nghiệp phục hồi sau bão Yagi, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đề xuất tới Thủ tướng nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.
Hội thao Vinataba lần thứ XII: Cuộc chơi của tinh thần thể thao đoàn kết - trung thực - cao thượng

Hội thao Vinataba lần thứ XII: Cuộc chơi của tinh thần thể thao đoàn kết - trung thực - cao thượng

Hội thao công nhân viên chức lao động, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) lần thứ XII tại Tp Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã thành công tốt đẹp.
Vinalink Group và hành trình 19 năm truyền cảm hứng sống khỏe

Vinalink Group và hành trình 19 năm truyền cảm hứng sống khỏe

Vinalink Group đã không ngừng nỗ lực trên hành trình xây dựng một tương lai, nơi mọi người đều có quyền được chăm sóc sức khỏe và tận hưởng cuộc sống trọn vẹn.

Tin cùng chuyên mục

CADI-SUN ủng hộ đồng bào vùng bão lũ hơn 1,1 tỷ đồng

CADI-SUN ủng hộ đồng bào vùng bão lũ hơn 1,1 tỷ đồng

Lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên Công ty CADI-SUN đã cùng nhau quyên góp ủng hộ đồng bào chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai hơn 1,1 tỷ đồng.
Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào

Chiều ngày 17/9 Vietbank phối hợp cùng Quỹ Chí Viễn và Nortfolio tổ chức thành công lễ phát động chương trình "Mùa gắn kết Ngân hàng Việt, vì người Việt".
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam 'vượt khó', đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm

Chiều 17/9, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam trình bày kết quả kinh doanh 8 tháng và đề xuất với Bộ Công Thương trong buổi làm việc với Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn.
Gia Lai: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tặng xe cứu thương cho Trung tâm Y tế huyện Kông Chro

Gia Lai: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tặng xe cứu thương cho Trung tâm Y tế huyện Kông Chro

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex đã trao 2 xe cứu thương trị giá 3,3 tỷ đồng tặng Trung tâm Y tế huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai.
Petrolimex Lâm Đồng trao 500 triệu đồng hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Petrolimex Lâm Đồng trao 500 triệu đồng hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Mới đây, Công ty Xăng dầu Lâm Đồng -Petrolimex Lâm Đồng) đã ủng hộ 500 triệu đồng giúp đỡ đồng bào các tỉnh, thành phố phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3 gây ra
Startup chuyên tổ chức leo núi toàn thua lỗ vẫn được lòng 5

Startup chuyên tổ chức leo núi toàn thua lỗ vẫn được lòng 5 'cá mập'

Tập 8 của Shark Tank đã chứng kiến màn gọi vốn đầy ấn tượng của Tổ Ong Adventure, dù lỗ liên tục trong 3 năm nhưng vẫn thu hút 5 “cá mập” tranh giành đầu tư.
TP. Hồ Chí Minh: Nhà thiết kế Quách Thái Công phủ nhận tin đồn trả mặt bằng đắc địa giữa quận 1

TP. Hồ Chí Minh: Nhà thiết kế Quách Thái Công phủ nhận tin đồn trả mặt bằng đắc địa giữa quận 1

Cộng đồng mạng không khỏi xôn xao trước thông tin mặt bằng "khủng" tại số 66-68 Hai Bà Trưng (quận 1, TP.HCM) – trụ sở của Thái Công - đang được cho thuê.
Carlsberg Việt Nam đóng góp hơn 1 tỷ đồng hỗ trợ các tỉnh miền Bắc chịu ảnh hưởng bởi bão lũ

Carlsberg Việt Nam đóng góp hơn 1 tỷ đồng hỗ trợ các tỉnh miền Bắc chịu ảnh hưởng bởi bão lũ

Carlsberg Việt Nam và toàn thể nhân viên công ty ủng hộ số tiền hơn 1 tỷ đồng hỗ trợ các tỉnh miền Bắc khắc phục thiệt hại do bão Yagi và lũ lụt gây ra.
Đóng điện và vận hành máy biến áp T2 trạm biến áp 110kV Krông Nô

Đóng điện và vận hành máy biến áp T2 trạm biến áp 110kV Krông Nô

Tổng Công ty Điện lực miền Trung chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiệm thu, đóng điện dự án "Lắp đặt máy biến áp T2 trạm biến áp 110kV Krông Nô”.
Petrovietnam: khơi thông động lực, đạt kết quả sản xuất, kinh doanh tích cực

Petrovietnam: khơi thông động lực, đạt kết quả sản xuất, kinh doanh tích cực

Tập đoàn Dầu khí VN (Petrovietnam) đã nỗ lực tìm kiếm động lực và giải pháp mới, liên tục duy trì kết quả sản xuất, kinh doanh khả quan trong 8 tháng đầu 2024.
SonKim Land tự hào đồng hành cùng giải Golf Thủ Đức mở rộng lần thứ 3 năm 2024

SonKim Land tự hào đồng hành cùng giải Golf Thủ Đức mở rộng lần thứ 3 năm 2024

Giải Golf Thủ Đức Open lần 3 (ngày 7/9) cùng sự đồng hành của SonKim Land và nhiều tổ chức, cá nhân đã quyên góp hơn 41 tỷ đồng cho vào Quỹ “Vì người nghèo”.
Doanh nghiệp logistics nắm bắt xu hướng ‘xanh hoá’

Doanh nghiệp logistics nắm bắt xu hướng ‘xanh hoá’

Việc xanh hóa ngành logistics và ứng dụng logistics xanh vào kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí về môi trường, nâng cao khả năng cạnh tranh.
Thừa Thiên Huế: Tuyên truyền phòng chống thiên tai vùng hạ du thuỷ điện Hương Điền

Thừa Thiên Huế: Tuyên truyền phòng chống thiên tai vùng hạ du thuỷ điện Hương Điền

Thuỷ điện Hương Điền phối hợp với các đơn vị liên quan vừa tổ chức hội nghị tuyên truyền phòng chống thiên tai cho chính quyền, người dân khu vực hạ du nhà máy.
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước chỉ đạo doanh nghiệp khẩn trương khôi phục sản xuất, kinh doanh

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước chỉ đạo doanh nghiệp khẩn trương khôi phục sản xuất, kinh doanh

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước đã chỉ đạo các Tập đoàn, Tổng công ty khôi phục sản xuất, kinh doanh, chung tay nỗ lực khắc phục hậu quả bão số 3.
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam trao số tiền 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam trao số tiền 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam vừa trao số tiền 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ cho Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
EVNGENCO2 chung tay chia sẻ khó khăn với đồng bào miền Bắc

EVNGENCO2 chung tay chia sẻ khó khăn với đồng bào miền Bắc

Tổng công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2) chung tay cùng hàng triệu người dân Việt Nam đóng góp, đồng hành miền Bắc vượt qua giai đoạn khó khăn.
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam: Thăm hỏi, chia sẻ khó khăn với người dân, các doanh nghiệp thành viên sau bão

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam: Thăm hỏi, chia sẻ khó khăn với người dân, các doanh nghiệp thành viên sau bão

Đoàn công tác của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã đến thăm hỏi, chia sẻ khó khăn với người dân tại các tỉnh Phú Thọ, Lào Cai và một số công ty phân bón sau bão.

'TTC AgriS cùng Việt Nam vươn lên' – Đồng hành cùng khắc phục thiệt hại sau bão Yagi

TTC AgriS khẩn cấp kích hoạt triển khai "TTC AgriS cùng Việt Nam vươn lên" với chuỗi hoạt động chung tay chia sẻ, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ.
Công ty Phân bón miền Nam có tân Bí thư Đảng ủy - Tổng giám đốc

Công ty Phân bón miền Nam có tân Bí thư Đảng ủy - Tổng giám đốc

Lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam vừa trao bổ nhiệm Bí thư Đảng ủy - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Phân bón miền Nam - cho ông Đỗ Văn Tuấn.
PV GAS cung cấp LNG cho khách hàng đầu tiên tại miền Bắc từ chuyến hàng LNG vận chuyển bằng đường sắt

PV GAS cung cấp LNG cho khách hàng đầu tiên tại miền Bắc từ chuyến hàng LNG vận chuyển bằng đường sắt

Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS)-chính thức thực hiện gas in LNG cho Nhà máy sản xuất gạch Catalan xã Đông Thọ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động