Tiến độ điện khí LNG quyết định tương lai an ninh năng lượng quốc gia

Bộ Công Thương thể hiện vai trò đầu tàu đẩy nhanh tiến độ các dự án điện khí LNG theo Quy hoạch điện VIII để đáp ứng nhu cầu năng lượng và phát triển bền vững.
Khơi thông chính sách phát triển khí LNG - chìa khóa an ninh năng lượng và phát triển bền vững Chuyên gia kinh tế: Điện khí LNG - phân khúc đầy hứa hẹn Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với các tỉnh có dự án nhà máy điện sử dụng LNG

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) là bước đột phá chuyển dịch năng lượng, có ý nghĩa quan trọng đối với việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Được phê duyệt ngày 15/5, Quy hoạch điện VIII đề ra những mục tiêu chiến lược để đáp ứng nhu cầu điện năng ngày càng cao của đất nước, phát triển kinh tế bền vững và bảo vệ môi trường.

Một trong những yếu tố quan trọng trong Quy hoạch điện VIII là sự phát triển các dự án điện khí LNG (Liquefied Natural Gas). Điện khí LNG không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của quốc gia mà còn mang lại nhiều lợi ích to lớn khác. Nhận thức việc đẩy nhanh tiến độ các dự án điện khí LNG vừa giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng vừa góp phần đa dạng hóa nguồn cung cấp điện, giảm khí thải và ô nhiễm môi trường, ngày 24/6, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc họp với lãnh đạo các tỉnh có dự án nhà máy điện sử dụng khí LNG, gồm: Bạc Liêu, Long An, Quảng Ninh, Quảng Trị, Ninh Thuận, Quảng Bình, Bình Thuận, Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An.

Không gian thảo luận cởi mở, đa dạng ý kiến đóng góp

Theo đánh giá của đại diện các địa phương và doanh nghiệp, cuộc họp giữa Bộ Công Thương cùng đại diện các địa phương có dự án điện khí LNG trong Quy hoạch điện VIII có ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy quá trình triển khai quy hoạch và hướng đến hoàn thành mục tiêu phát triển nguồn điện đến năm 2030. Buổi làm việc đã quán triệt và triển khai tinh thần cơ bản, đề ra các biện pháp và giải pháp cụ thể để đạt được các mục tiêu trong Quy hoạch điện VIII.

Một trong những mục tiêu quan trọng của hội nghị là triển khai các dự án điện LNG nhằm phát triển các nguồn điện nền tại Việt Nam. Hội nghị đã tập trung vào việc bàn bạc, thống nhất các giải pháp chủ yếu để đưa các dự án điện khí LNG vào sử dụng sớm. Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng và đảm bảo an ninh năng lượng trong tương lai.

Tiến độ điện khí LNG quyết định tương lai an ninh năng lượng quốc gia
Toàn cảnh phiên họp về thống nhất giải pháp triển khai các dự án điện khí LNG theo Quy hoạch điện VIII

Thực tế, tại cuộc gặp, lãnh đạo các địa phương có dự án điện khí LNG trong quy hoạch đã trao đổi ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất kiến nghị để từ đó tạo ra sự đồng thuận và sự thống nhất về hướng đi và biện pháp thực hiện các dự án điện khí LNG.

Theo ông Ngô Đông Hải, Bí thư Tỉnh uỷ Thái Bình, nhờ sự quan tâm của Chính phủ, Bộ Công Thương, đến nay Thái Bình là một trong hai địa phương phía Bắc được bổ sung quy hoạch phát triển dự án điện khí LNG. Trong thời gian vừa qua, Thái Bình tích cực triển khai thực hiện các bước chuẩn bị để tiến tới hiện thực hoá dự án. Cụ thể, về quy hoạch, Thái Bình đã bổ sung quy hoạch khu kinh tế Thái Bình trong đó có hợp phần nhà máy điện khí LNG, cũng như triển khai quy hoạch 1/2000, vị trí dự kiến xây dựng nhà máy điện khí LNG.

UBND tỉnh Thái Bình cũng đã liên tục có các chuyến công tác nước ngoài để làm việc với các đối tác có nhiều kinh nghiệm, sẵn sàng đầu tư. Đến nay có nhiều nhà đầu tư lớn có kinh nghiệm, năng lực đã sang làm việc với tỉnh Thái Bình, cam kết đầu tư nhà máy điện khí LNG. Đặc biệt, UBND tỉnh Thái Bình đã đề xuất và được Bộ Giao thông Vận tải bổ sung quy hoạch cảng nổi khí ở khu vực biển Thái Bình, hiện đang chờ Chính phủ phê duyệt. Nhìn chung, Thái Bình cơ bản chuẩn bị xong các bước trong phạm vi của tỉnh để triển khai dự án khi đáp ứng theo yêu cầu.

Tiến độ điện khí LNG quyết định tương lai an ninh năng lượng quốc gia
Ông Ngô Đông Hải, Bí thư Tỉnh uỷ Thái Bình

Tuy vậy, theo ông Ngô Đông Hải, đến nay tỉnh còn băn khoăn trong việc lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu hay chấp thuận chủ trương đầu tư kết hợp chấp thuận nhà đầu tư. Từ đó, tỉnh Thái Bình đưa ra hai kiến nghị quan trọng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Đầu tiên, Thái Bình kiến nghị Bộ Công Thương sớm có hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện dự án. Thứ hai, Thái Bình đề nghị sự ủng hộ từ Bộ Công Thương để làm việc với các Bộ, ngành liên quan. Đồng thời, Thái Bình đề xuất Chính phủ, Bộ Công Thương hỗ trợ cho tỉnh trong việc lựa chọn nhà đầu tư theo hướng có lợi nhất.

"Việc lựa chọn nhà đầu tư có kinh nghiệm và năng lực sẽ giúp đảm bảo dự án được triển khai một cách chuyên nghiệp và hiệu quả", ông Ngô Đông Hải cho hay.

Ông Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, cho biết dự án điện khí LNG Quảng Ninh được ghi trong danh mục Quy hoạch điện VIII. Hiện tỉnh Quảng Ninh đã xong bước lựa chọn nhà đầu tư (Tổ hợp nhà đầu tư PV Power - Colavi - Tokyo Gas - Marubeni). Tuy vậy, quá trình triển khai dự án còn một số vướng mắc liên quan thoả thuận phòng cháy chữa cháy, đấu nối và bán điện... Với những điều kiện khác về luồng cảng, đất đai, tỉnh Quảng Ninh đã sẵn sàng. Nếu quý IV/2023 hoàn thành xong báo cáo nghiên cứu khả thi, dự án điện khí LNG Quảng Ninh có thể triển khai sớm.

“Tỉnh Quảng Ninh luôn xác định trách nhiệm về đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia”, ông Diện khẳng định.

Tiến độ điện khí LNG quyết định tương lai an ninh năng lượng quốc gia
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Vũ Văn Diện

Ông Huỳnh Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An, theo Quy hoạch điện VIII được phê duyệt, dự án LNG Long An I sẽ thực hiện đầu nối vào qua các đường dây 220kV vào trạm 500kV Long An (xây dựng mới) và trạm 220kV Bến Lức (hiện hữu). Trong khi đó, dự án nhà máy LNG Long An II dự kiến giai đoạn 2030-2035 đi vào vận hành nhưng phần kế hoạch phát triển trạm biến áp và lưới điện 500kV giai đoạn sau năm 2030 lại chưa được đề cập. Vì vậy, việc chứng minh tính khả thi của dự án Nhà máy điện LNG Long An II trong việc giải tỏa công suất hiện đang gặp khó khăn.

Từ đó, Long An kiến nghị Bộ Công Thương, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo trong quá trình thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi có hướng dẫn UBND tỉnh và nhà đầu tư kịp thời trong việc cập nhật các nội dung theo Quy hoạch điện VIII vừa mới được ban hành, cũng như sớm thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi để có căn cứ pháp lý hoàn thiện hồ sơ và phê duyệt dự án. Đồng thời, hướng dẫn thực hiện các thủ tục về hợp đồng mua bán khí LNG, mua bán diện theo quy định, làm căn cứ triển khai các công việc tiếp theo của dự án đáp ứng tiến độ đề ra, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Long An.

Về phía doanh nghiệp, ông Lê Như Linh, Tổng giám đốc PV Power, cho biết sau một thời gian xem xét, tính toán cẩn trọng và khoa học, Quy hoạch điện VIII đã được phê duyệt, để các dự án đầu tư điện trong quy hoạch trở thành hiện thực, đúng tiến độ và đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong nước, ngoài việc chỉ đạo đồng bộ từ Chính phủ, bộ ngành, các tỉnh cần lựa chọn được được chủ đầu tư có năng lực và kinh nghiệm đầu tư tại Việt Nam.

“Chúng tôi rất vui mừng được biết quan điểm chỉ đạo của Bộ Công Thương là ưu tiên chủ đầu tư có sự tham gia với tỷ trọng lớn của doanh nghiệp Việt Nam có kinh nghiệm. Chúng tôi cho rằng với quan điểm này sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia”, ông Linh nhấn mạnh.

Tiến độ điện khí LNG quyết định tương lai an ninh năng lượng quốc gia
Tổng giám đốc PV Power Lê Như Linh

Tổng giám đốc PV Power cho biết hiện nay, ở Việt Nam có 2 dự án điện LNG đang triển khai là: Dự án điện khí LNG Nhơn Trạch 3 & 4 công suất 1.624 MW là dự án đầu tiên ở Việt Nam do PV Power làm chủ đầu tư sẽ phát điện vào cuối năm 2024. Dự án điện LNG Quảng Ninh 1500 MW tại Cẩm Phả là dự án thứ 2 tại Việt Nam và là dự án đầu tiên tại miền Bắc do PV Power và các đối tác khác tham gia (phía Việt Nam góp 60%, phía Nhật Bản nắm 40%)

“Là đơn số 1 Việt Nam về sản xuất điện khí và đang trực tiếp triển khai dự án Nhơn Trạch 3&4 - dự án được Bộ Công Thương đánh giá là triển khai nhanh nhất, PV Power luôn mong muốn và quyết tâm tham gia quá trình lựa chọn để được làm chủ đầu tư dự án điện trong quy hoạch. Trong thời gian qua chúng tôi đã lựa chọn lựa chọn một số đối tác để tạo nên tổ hợp nhà thầu mạnh. Với tổ hợp nhà thầu của PV Power, chúng tôi tin tưởng đáp ứng yêu cầu của các địa phương và triển khai theo đúng tiến độ của Quy hoạch điện VIII”, đại diện PV Power khẳng định.

Đốc thúc tiến độ, không để “đó rách ngáng chỗ”

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, trong Quy hoạch điện VIII đã phê duyệt, tổng công suất nguồn điện đến năm 2030 là 150.000 – 160.000 MW, gấp đôi tổng công suất đặt hiện nay. Do đó, bảo đảm cung ứng điện và an ninh năng lượng quốc gia đến năm 2030 là thách thức rất lớn. Bởi vừa phải tăng nhanh về quy mô, vừa phải chuyển đổi mạnh về cơ cấu để tiệm cận mục tiêu trung hòa các bon và phát triển cân đối các vùng miền, cân đối giữa nguồn và truyền tải.

Tiến độ điện khí LNG quyết định tương lai an ninh năng lượng quốc gia
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên

Trên thực tế, việc phát triển nguồn điện nền của nước ta trong thời gian tới được dự báo sẽ có nhiều khó khăn, thách thức khi thủy điện cơ bản hết dư địa phát triển, nhiệt điện than không được phát triển thêm sau 2030 theo cam kết với quốc tế, điện hạt nhân chưa xác định… Vì thế, phát triển nhiệt điện khí (cả tự nhiên và LNG) là hướng đi tất yếu và có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm cung cấp điện cho nền kinh tế và thúc đẩy chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam. Nguồn điện LNG có khả năng chạy nền, khởi động nhanh, sẵn sàng bổ sung và cung cấp điện nhanh cho hệ thống khi các nguồn điện năng lượng tái tạo giảm phát, đồng thời ít phát thải CO2…

“Việc chậm tiến độ các nguồn điện, đặc biệt chậm phát triển nguồn điện nền sẽ gây hậu quả rất nghiêm trọng tới an ninh năng lượng điện quốc gia”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.

Nhằm bảo đảm các dự án điện khí được triển khai, thực hiện đúng tiến độ theo Quy hoạch, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các địa phương tập trung đôn đốc tiến độ và tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án; kịp thời giải quyết hoặc hỗ trợ giải quyết những khó khăn, vướng mắc (nhất là về mặt bằng, hạ tầng, môi trường, …) để không ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện với các dự án đã có chủ đầu tư. Đồng thời căn cứ quy định của pháp luật về đầu tư và để bảo đảm an ninh năng lượng điện, cần kiên quyết thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu nhà đầu tư vi phạm các quy định hoặc trì hoãn không triển khai dự án theo tiến độ đã được phê duyệt.

Đối với các dự án chưa có chủ đầu tư, cần khẩn trương rà soát, bổ sung dự án vào Quy hoạch tỉnh và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương. Khẩn trương lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của nhà máy, triển khai các thủ tục cấp chủ trương đầu tư, lựa chọn chủ đầu tư có năng lực, kinh nghiệm thực hiện dự án điện sử dụng LNG và các hạ tầng liên quan, phấn đấu hoàn thành trong qúy III năm 2023. Đẩy nhanh tiến độ lập và trình báo cáo nghiên cứu khả thi nhà máy điện sử dụng LNG, phấn đấu hoàn thành trong quý IV/2023.

“Tiến độ xây dựng, vận hành các nhà máy điện LNG có ý nghĩa quyết định tới an ninh năng lượng quốc gia đến năm 2030, vì vậy nếu dự án nào có nguy cơ chậm tiến độ, Bộ Công Thương sẽ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đẩy lùi tiến độ của dự án đó và đẩy sớm các dự án dự phòng hoặc tính toán các phương án khác thay thế để bảo đảm an toàn cấp điện”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.

Thái Bình - Cấn Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Điện khí LNG

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thứ trưởng Phan Thị Thắng chủ trì Hội thảo về phòng vệ thương mại thị trường châu Á, châu Phi-châu Đại Dương

Thứ trưởng Phan Thị Thắng chủ trì Hội thảo về phòng vệ thương mại thị trường châu Á, châu Phi-châu Đại Dương

Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo thúc đẩy tiềm năng xuất khẩu, nâng cao năng lực ứng phó phòng vệ thương mại tại thị trường châu Á, châu Phi và châu Đại Dương.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng làm Ủy viên BCĐ xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế

Thứ trưởng Phan Thị Thắng làm Ủy viên BCĐ xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế

Ngày 15/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Quyết định 987/QĐ-TTg kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.
Bộ Công Thương trao 1 tỷ đồng và 1.500 phần quà hỗ trợ Lạng Sơn khắc phục thiên tai

Bộ Công Thương trao 1 tỷ đồng và 1.500 phần quà hỗ trợ Lạng Sơn khắc phục thiên tai

Chiều 14/9, Thứ trưởng Phan Thị Thắng dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ Công Thương tới trao tiền và hiện vật hỗ trợ người dân gặp bão lũ tại tỉnh Lạng Sơn.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài tiếp và làm việc với Đại sứ Israel tại Việt Nam

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài tiếp và làm việc với Đại sứ Israel tại Việt Nam

Sáng 12/9, Thứ trưởng Trương Thanh Hoài có buổi làm việc với Đại sứ Israel tại Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại, công nghiệp, năng lượng giữa hai nước.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Việc triển khai các dự án điện phải tuân thủ theo quy định pháp luật Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Việc triển khai các dự án điện phải tuân thủ theo quy định pháp luật Việt Nam

Làm việc với Đại sứ các nước về việc triển khai các dự án nhà máy điện khí, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị, cần thực hiện nghiêm túc theo quy định pháp luật

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương trao 1 tỷ đồng và 3.500 suất quà hỗ trợ Lào Cai khắc phục thiên tai

Bộ Công Thương trao 1 tỷ đồng và 3.500 suất quà hỗ trợ Lào Cai khắc phục thiên tai

Chiều 13/9, Thứ trưởng Phan Thị Thắng dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ Công Thương tới trao tiền và hiện vật hỗ trợ người dân gặp bão lũ tại tỉnh Lào Cai.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Đại sứ các nước Pháp, Hoa Kỳ và Nhật Bản

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Đại sứ các nước Pháp, Hoa Kỳ và Nhật Bản

Chiều 13/9, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì buổi làm việc với Đại sứ các nước: Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản để bàn giải pháp gỡ khó cho các dự án điện.
Bộ trưởng Bộ Công Thương: Khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ thông qua dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ thông qua dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Sáng ngày 13/9, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp về dự án Luật Điện lực (sửa đổi).
Thư của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên động viên, kêu gọi ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ

Thư của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên động viên, kêu gọi ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ

Thay mặt Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có thư động viên, kêu gọi ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ gây ra.
Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì cuộc họp về dự án Luật Điện lực (sửa đổi)

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì cuộc họp về dự án Luật Điện lực (sửa đổi)

Sáng 13/9, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã nghe báo cáo về dự án Luật Điện lực (sửa đổi).
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân làm việc với đoàn Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA)

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân làm việc với đoàn Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA)

Chiều 12/9, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã gặp gỡ, làm việc với Thứ trưởng phụ trách Thương mại và Đối ngoại - Trưởng đoàn Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.
Bộ trưởng Bộ Công Thương: Xây dựng cơ sở pháp lý để đẩy mạnh phát triển công nghiệp hóa chất

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Xây dựng cơ sở pháp lý để đẩy mạnh phát triển công nghiệp hóa chất

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, mục đích xây dựng Luật Hóa chất sửa đổi nhằm xây dựng cơ sở pháp lý để đẩy mạnh phát triển công nghiệp hóa chất.
Ký kết Bản ghi nhớ hợp tác về khoáng sản và năng lượng giữa Việt Nam - Mozambique

Ký kết Bản ghi nhớ hợp tác về khoáng sản và năng lượng giữa Việt Nam - Mozambique

Bản ghi nhớ hợp tác về khoáng sản và năng lượng giữa Việt Nam - Mozambique góp phần kiện toàn khung khổ pháp lý, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Lễ đón Tổng thống Mozambique

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Lễ đón Tổng thống Mozambique

Sáng 9/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân chủ trì Lễ đón Tổng thống Mozambique và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam.
Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Thủ tướng Chính phủ làm việc tại Hải Phòng

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Thủ tướng Chính phủ làm việc tại Hải Phòng

Tối muộn 8/9, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, lãnh đạo các bộ, ngành đã làm việc với Hải Phòng về công tác khắc phục hậu quả sau bão số 3.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kiến nghị có cơ chế hỗ trợ Quảng Ninh khắc phục sớm hậu quả bão số 3

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kiến nghị có cơ chế hỗ trợ Quảng Ninh khắc phục sớm hậu quả bão số 3

Tại buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ với Tỉnh uỷ Quảng Ninh, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã kiến nghị cần có cơ chế đặc thù hỗ trợ Quảng Ninh.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên báo cáo Chính phủ giải pháp khắc phục thiệt hại sau bão số 3

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên báo cáo Chính phủ giải pháp khắc phục thiệt hại sau bão số 3

Sáng 8/9, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có báo cáo Chính phủ về công tác chỉ đạo ứng phó, giảm thiểu và khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Bộ trưởng Bộ Công Thương: Ưu tiên cấp lại điện, đảm bảo đủ xăng dầu và hàng hoá cho người dân

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Ưu tiên cấp lại điện, đảm bảo đủ xăng dầu và hàng hoá cho người dân

Ưu tiên cấp lại điện, đảm bảo đủ xăng dầu và hàng hoá cho người dân là 3 nhiệm vụ được Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo tại cuộc họp khắc phục bão số 3.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên họp triển khai công tác khắc phục bão số 3: Tập trung 3 nhiệm vụ trọng tâm

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên họp triển khai công tác khắc phục bão số 3: Tập trung 3 nhiệm vụ trọng tâm

Sáng sớm ngày 8/9, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các đơn vị về tình hình bão số 3 và triển khai công tác khắc phục.
Đồng bằng sông Cửu Long: Cơ hội và thách thức trong xúc tiến thương mại

Đồng bằng sông Cửu Long: Cơ hội và thách thức trong xúc tiến thương mại

Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ là vựa lúa gạo, thủy sản, trái cây mà còn là trung tâm công nghiệp quan trọng và động lực phát triển kinh tế của Việt Nam.
Chùm ảnh: Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Chùm ảnh: Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Sáng nay, Bộ Công Thương phối hợp với UBND các tỉnh, thành tổ chức Hội nghị Xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại TP. Cần Thơ.
Đẩy mạnh liên kết vùng - chìa khóa giúp Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững

Đẩy mạnh liên kết vùng - chìa khóa giúp Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững

Sáng nay, Bộ Công Thương phối hợp với UBND các tỉnh, thành tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại TP. Cần Thơ.
Dự kiến sớm thành lập Trung tâm thương mại quốc tế và phát triển nguyên, phụ liệu thời trang

Dự kiến sớm thành lập Trung tâm thương mại quốc tế và phát triển nguyên, phụ liệu thời trang

Trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu thời trang tại Việt Nam hứa hẹn trở thành cánh cửa vàng, đưa ngành dệt may và da giày nước nhà vươn tầm thế giới.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Đà Nẵng đẩy nhanh hạ tầng kết nối khu thương mại tự do và cảng Liên Chiểu

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Đà Nẵng đẩy nhanh hạ tầng kết nối khu thương mại tự do và cảng Liên Chiểu

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị TP. Đà Nẵng cần đẩy nhanh hoàn thiện hạ tầng kết nối các khu công nghiệp, khu thương mại tự do và cảng Liên Chiểu.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Bộ Công Thương đã triển khai áp dụng dịch vụ công trực tuyến đạt hiệu quả cao

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Bộ Công Thương đã triển khai áp dụng dịch vụ công trực tuyến đạt hiệu quả cao

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định Bộ Công Thương đã triển khai áp dụng dịch vụ công trực tuyến đạt hiệu quả cao cả về số lượng và chất lượng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động