Tin tưởng vào triển vọng của kinh tế Việt Nam

Từ đầu năm 2023 đến nay, tình hình kinh tế thế giới nhìn chung rất ảm đạm, ảnh hưởng không nhỏ tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng dẫn đầu ASEAN trong năm nay Kinh tế Việt Nam vượt “cơn gió ngược”, tạo thế, lực và niềm tin để vững vàng tiến lên phía trước Bất chấp khó khăn, kinh tế Việt Nam vẫn sẽ tăng trưởng cao so với thế giới

Việt Nam cần phải tích cực tận dụng những cơ hội mới về thị trường, về đầu tư, tháo gỡ những vướng mắc trong cơ chế, chính sách, pháp luật để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

ADB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn cao nhất Đông Nam Á

Về tổng thể, nền kinh tế toàn cầu năm 2023 vẫn bấp bênh trong bối cảnh chịu tác động kéo dài của các cú sốc tiêu cực chồng chéo, như đại dịch Covid-19, xung đột Nga-Ukraine, chính sách thắt chặt tiền tệ của các nước phát triển nhằm kiềm chế lạm phát và hướng tới tài chính công bền vững; xu hướng thu hẹp tiêu dùng và sụt giảm lượng đơn hàng xuất khẩu; sự suy giảm mạnh thị trường bất động sản, giá năng lượng cao... Sự phân mảnh địa kinh tế ngày càng sâu sắc, với nhiều hạn chế hơn về thương mại, dịch chuyển vốn xuyên biên giới, công nghệ, lao động và thanh toán quốc tế có thể làm gia tăng biến động về giá cả hàng hóa, cản trở sự hợp tác đa phương trong việc cung cấp hàng hóa.

Theo cập nhật mới nhất trong tháng 9-2023 của đa số các tổ chức quốc tế, tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 sẽ thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng năm 2022. Tăng trưởng GDP của kinh tế thế giới sẽ đạt từ 2,5% (theo Fitch Ratings) đến 3% (theo Quỹ Tiền tệ quốc tế-IMF và Diễn đàn Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế-OECD), so với mức tăng 3,3-3,5% của năm 2022. Thậm chí, Ngân hàng Thế giới (WB) bi quan hơn khi cho rằng tăng trưởng toàn cầu sẽ chỉ ở mức 2,1% trong năm 2023. Các nền kinh tế phát triển chỉ đạt tăng trưởng GDP 0,7%, các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi sẽ đạt tăng trưởng GDP 4%.

Đối với các nước trong khu vực, theo báo cáo cập nhật tháng 9-2023 của OECD, tăng trưởng GDP năm 2023 của Philippines là 5,6%; Indonesia sẽ là 4,7%; Malaysia đạt 3,9%; Thái Lan đạt mức 2,8% và Singapore đạt 1,4%.

Đáng lo ngại với những nền kinh tế xuất khẩu là nhu cầu hàng hóa trên thị trường đang ở mức rất thấp do lạm phát, thu nhập cá nhân giảm và nhiều rào cản thương mại được các nước dựng lên. IMF nhận định, tăng trưởng thương mại thế giới dự kiến sẽ giảm từ 5,2% năm 2022 xuống 2% năm 2023, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 4,9% của giai đoạn 2000-2019.

Tin tưởng vào triển vọng của kinh tế Việt Nam
Tuy gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng kinh tế Việt Nam vẫn là điểm sáng trong bức tranh chung của kinh tế thế giới, nhất là nhìn trong dài hạn. Ảnh minh họa: TTXVN

Trong bối cảnh khó khăn chung nêu trên, dự báo cập nhật tháng 9-2023, OECD dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 của Việt Nam đạt 4,9%. WB và IMF dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 4,7% năm 2023. Đặc biệt, theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tăng trưởng GDP năm 2023 của Việt Nam sẽ đạt 5,8%, cao nhất Đông Nam Á (dù đã điều chỉnh giảm 0,7 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 4-2023) và sẽ tăng 6% GDP trong năm 2024. Lạm phát sẽ ở mức 3,8% cho năm 2023 và 4% cho năm 2024.

Các chính sách hỗ trợ đã phát huy hiệu quả

Trên thực tế, trong 9 tháng năm 2023, hoạt động sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp gặp vô vàn khó khăn, gắn với bối cảnh chung của kinh tế thế giới nêu trên, nổi bật là tình trạng đơn hàng xuất khẩu sụt giảm mạnh trong các ngành công nghiệp chế biến, dệt may, da giày và đồ gỗ... Cùng với suy giảm đơn hàng, không có thị trường tiêu thụ sản phẩm, không ít doanh nghiệp lâm vào tình cảnh cạn kiệt nguồn vốn, trong khi trái phiếu doanh nghiệp đến kỳ đáo hạn, vốn vay ngân hàng đến kỳ phải trả, việc hoàn thuế và dòng tiền về chậm, áp lực giá và chi phí đầu vào cao, nhất là tăng lãi suất tín dụng khiến nhiều doanh nghiệp lao đao, sản xuất cầm chừng. Ngoài ra, Việt Nam còn phải đối mặt với hàng trăm vụ việc phòng vệ thương mại do các nước khởi kiện, trong đó, các vụ kiện chống bán phá giá là 128 vụ, chiếm 55,4%.

Để ứng phó với tình hình, từ đầu năm đến nay, nhiều chính sách, giải pháp đã được Quốc hội, Chính phủ và các địa phương khẩn trương ban hành, nổi bật là Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 6-1-2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023; Nghị định số 12/2023/NĐ-CP ngày 14-4-2023 của Chính phủ về giãn, hoãn thuế, tiền thuê đất, giảm một số thuế, phí với tổng quy mô gói hỗ trợ khoảng 198,4 nghìn tỷ đồng; Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11-3-2023 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là về thể chế, tổ chức thực hiện và nguồn vốn cho thị trường bất động sản; Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 21-4-2023 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp. Nghị quyết giảm 2% thuế VAT được Quốc hội thông qua và thực hiện từ ngày 1-7-2023. Ngân hàng Nhà nước cũng sử dụng linh hoạt và hiệu quả các công cụ tiền tệ, tín dụng nhằm vừa kiểm soát lạm phát, vừa hỗ trợ doanh nghiệp... Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, các giải pháp đã được ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả.

Tất cả tạo hợp lực tác động trực tiếp làm tăng tổng cầu và đa dạng hóa thị trường tiêu thụ, giải quyết lượng hàng tồn kho, nợ đọng vốn, hỗ trợ doanh nghiệp từng bước phục hồi, mở rộng sản xuất, bảo đảm ổn định việc làm cho người lao động; khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm trong giải quyết công việc; bảo đảm kỷ luật, kỷ cương hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành, với mục tiêu tháo gỡ rào cản về pháp lý, khắc phục các điểm nghẽn và bất cập của nền kinh tế, tạo hiệu ứng tích cực và niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp, các hộ sản xuất, kinh doanh, nhằm khơi thông nguồn lực cho đầu tư sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.

Nhờ đó, tăng trưởng kinh tế quý sau cao hơn quý trước (GDP quý I tăng 3,28%; quý II tăng 4,05%; quý III tăng 5,33%) và bình quân 9 tháng năm 2023, GDP tăng 4,24% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,43%, đóng góp 9,16% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 2,41%, đóng góp 22,27%; khu vực dịch vụ tăng 6,32%, đóng góp 68,57%, trong đó tăng trưởng của một số ngành dịch vụ thị trường đạt mức khá. Việt Nam vẫn xuất siêu 21,68 tỷ USD hàng hóa. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 9 tháng tăng ở mức 3,16%, dự báo CPI bình quân cả năm 2023 trong khoảng 3,5-4%, thấp hơn mục tiêu đã được Quốc hội thông qua.

Đáng chú ý là trong khi thị trường thế giới đang giảm cầu thì tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong nước của Việt Nam vẫn tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước. Thu ngân sách nhà nước ước tính đạt 1.223,8 nghìn tỷ đồng, bằng 75% dự toán năm, góp phần bảo đảm cân đối thu-chi, giữ vững ổn định ngân sách nhà nước. Đầu tư công ngày càng được đẩy nhanh, nhất là từ quý III, tạo cơ sở hoàn thành mục tiêu giải ngân 95% kế hoạch đầu tư công của cả năm 2023.

Nên tập trung tận dụng tốt các cơ hội mới

Ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc quốc gia của ADB tại Việt Nam phân tích rằng, môi trường kinh tế bên ngoài yếu đã ảnh hưởng tiêu cực tới lĩnh vực sản xuất định hướng xuất khẩu của Việt Nam, làm thu hẹp sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng và dự kiến sẽ phục hồi nhanh trong tương lai gần nhờ tiêu dùng trong nước mạnh, được hỗ trợ bởi lạm phát ở mức vừa phải, tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công và cải thiện các hoạt động thương mại, cũng như các lĩnh vực khác được dự báo tăng trưởng lành mạnh. Lĩnh vực dịch vụ được kỳ vọng tiếp tục mở rộng nhờ sự hồi sinh của ngành du lịch và sự phục hồi của các dịch vụ liên quan. Nông nghiệp sẽ được hưởng lợi từ giá lương thực tăng và dự kiến tăng trưởng 3,2% trong năm 2023 và năm tiếp theo. Tiêu dùng nội địa sẽ được hỗ trợ bởi lạm phát ở mức vừa phải và tiếp tục tăng trưởng trong các tháng còn lại của năm.

Ông Shantanu Chakraborty cho rằng, đầu tư công sẽ là động lực chính cho phục hồi và tăng trưởng kinh tế trong năm 2023. Trong những tháng gần đây, cam kết chính trị mạnh mẽ đã giúp hoạt động giải ngân được cải thiện đáng kể. Với những giải pháp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, những hạn chế về nguồn tài chính dành cho các lĩnh vực bất động sản, xây dựng dự kiến sẽ được nới lỏng, qua đó hỗ trợ cho đầu tư tư nhân từng bước phục hồi từ năm 2024 trở đi. Lĩnh vực chế biến, chế tạo sẽ vẫn là động lực chính thúc đẩy hoạt động kinh tế của đất nước và những trở ngại đối với xuất khẩu được dự báo sẽ giảm dần từ cuối năm 2023 đến năm 2024, khi nền kinh tế Hoa Kỳ và EU bắt đầu phục hồi.

Ngày 5-9-2023, trong cuộc gặp với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Klaus Schwab đánh giá, Việt Nam là điểm sáng của tăng trưởng kinh tế sau đại dịch Covid-19 nhờ cách tiếp cận toàn diện về quản lý kinh tế vĩ mô, giúp đưa nền kinh tế vượt qua các thách thức của bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay.

Cộng đồng thế giới cũng đánh giá cao Việt Nam trong thúc đẩy thương mại quốc tế và cam kết mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20-9-2023 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 20,21 tỷ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 9 tháng năm 2023 ước đạt 15,91 tỷ USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 9 tháng trong 5 năm qua.

Theo ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khả năng Việt Nam sẽ tăng trưởng GDP cả năm 2023 từ 5% đến 6%, phụ thuộc vào tốc độ phục hồi sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo; sự gia tăng nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu lớn, chủ lực của Việt Nam, hoạt động du lịch, tiêu dùng trong nước trong dịp cuối năm và cận kề Tết Nguyên đán 2024...

Như vậy, đất nước ta đã đi được 3/4 chặng đường của năm 2023. Thành công là tích cực và đáng ghi nhận, song trước mắt còn nhiều khó khăn, thách thức. Để phấn đấu đạt kết quả tăng trưởng cao nhất trong quý IV-2023, đặc biệt là tạo đà cho năm 2024 và các năm tiếp theo, rất cần sự chủ động, nỗ lực, quyết tâm cao của các cấp, ngành, địa phương trong việc tiếp tục triển khai nhanh, hiệu quả các chủ trương, chính sách của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ năm; tập trung tổ chức, thực thi một cách quyết liệt, tổng thể và đồng bộ từ tất cả các cấp, ngành, địa phương các giải pháp, chính sách đã ban hành để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là các chính sách về thuế, phí, tiền tệ, thương mại, đầu tư; tập trung thúc đẩy thị trường trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu; kịp thời thông tin về thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng nhanh, kịp thời các tiêu chuẩn mới của nước đối tác xuất khẩu, tranh thủ cơ hội xuất khẩu từ các FTA đã ký kết.

Cần thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế, tranh thủ các cơ hội mới từ quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ để thu hút các tập đoàn đa quốc gia. Cùng với đó, cần quan tâm bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ người lao động, bảo đảm đời sống người dân. Một yêu cầu rất quan trọng là phải tăng cường công tác thông tin, truyền thông chính sách, củng cố niềm tin của doanh nghiệp, nhà đầu tư, người dân vào sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế, tin vào sự lãnh đạo của Đảng, các quyết sách của Quốc hội, công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương.

www.qdnd.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: kinh tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu cá tra tháng 8 sang các thị trường tiếp đà tăng trưởng

Xuất khẩu cá tra tháng 8 sang các thị trường tiếp đà tăng trưởng

8 tháng năm 2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang các thị trường đạt gần 1,3 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Điểm tên những thị trường cung cấp đậu tương lớn cho Việt Nam

Điểm tên những thị trường cung cấp đậu tương lớn cho Việt Nam

Brazil là thị trường cung cấp đậu tương lớn nhất cho Việt Nam trong 8 tháng, chiếm 59% tổng lượng và chiếm 56,9% tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước.
Tập đoàn TH mang thương hiệu Việt tới hội chợ quốc tế về thực phẩm và đồ uống tại Nga

Tập đoàn TH mang thương hiệu Việt tới hội chợ quốc tế về thực phẩm và đồ uống tại Nga

Tập đoàn TH mang các sản phẩm sáng tạo, đạt chuẩn chất lượng quốc tế sang Hội chợ Thực phẩm đồ uống Quốc tế lần thứ 32 - Worldfood 2024.
Hơn 900 gian hàng sản phẩm công nghệ mới tại VietnamPrintPack 2024

Hơn 900 gian hàng sản phẩm công nghệ mới tại VietnamPrintPack 2024

Sáng 18/9, Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp đóng gói bao bì và in ấn đã khai mạc tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh.
8 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu gần 1,1 triệu tấn cà phê

8 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu gần 1,1 triệu tấn cà phê

8 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu gần 1,1 triệu tấn cà phê, thu về 4 tỷ USD, giảm 12,1% về lượng nhưng tăng tới 35,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu cá tra: Cơ hội mới sau 20 năm vướng vụ kiện bán phá giá

Xuất khẩu cá tra: Cơ hội mới sau 20 năm vướng vụ kiện bán phá giá

Ngành cá tra Việt Nam nhận tin vui khi DOC công bố nhiều nhà xuất khẩu cá tra không bị áp thuế chống bán phá giá, đây là bước ngoặt giúp tăng trưởng xuất khẩu.
Sắp diễn ra Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Sắp diễn ra Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Dự kiến, từ ngày 26/9 đến 30/9, Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ diễn ra tại tỉnh Kiên Giang.
8 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu sang Đức tăng gần 98% về lượng

8 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu sang Đức tăng gần 98% về lượng

8 tháng năm, xuất khẩu hồ tiêu sang Đức đạt 12.133 tấn, tương đương trị giá 63,7 triệu USD, tăng 97,5% về lượng và tăng 151,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trư
8 tháng, lượng phân bón nhập khẩu của cả nước tăng mạnh

8 tháng, lượng phân bón nhập khẩu của cả nước tăng mạnh

8 tháng lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt gần 3,5 triệu tấn, trị giá gần 1,14 tỷ USD tăng 43,6% về lượng, tăng 36,9% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Thừa Thiên Huế: Hơn 30 doanh nghiệp được kết nối cung cầu với nhà phân phối

Thừa Thiên Huế: Hơn 30 doanh nghiệp được kết nối cung cầu với nhà phân phối

Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu với các tỉnh, thành phố năm 2024.
Thúc đẩy đưa sản phẩm nông nghiệp Hoa Kỳ vào thị trường Việt Nam

Thúc đẩy đưa sản phẩm nông nghiệp Hoa Kỳ vào thị trường Việt Nam

Bên cạnh việc xuất khẩu sang Hoa Kỳ, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp cũng đang nỗ lực để đưa các sản phẩm nông nghiệp của Hoa Kỳ vào thị trường Việt Nam.
Longform | Kết nối hiệu quả giữa sản xuất với thị trường theo chuỗi cung ứng

Longform | Kết nối hiệu quả giữa sản xuất với thị trường theo chuỗi cung ứng

Việc xây dựng chuỗi liên kết giữa sản xuất với thị trường theo chuỗi cung ứng sẽ nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng hoá, nâng cao giá trị sản phẩm.
8 tháng xuất khẩu sắt thép của Việt Nam thu về hơn 6,4 tỷ USD

8 tháng xuất khẩu sắt thép của Việt Nam thu về hơn 6,4 tỷ USD

8 tháng năm 2024 xuất khẩu sắt thép các loại của Việt Nam đạt 8,88 triệu tấn, thu về hơn 6,4 tỷ USD, tăng 20,7% về lượng, tăng 14% kim ngạch so với cùng kỳ.
Xanh hóa chuỗi cung ứng -

Xanh hóa chuỗi cung ứng - 'chìa khoá' giúp doanh nghiệp thích ứng 'luật chơi' mới

Tăng trưởng xanh được xem là 'chìa khóa' đảm bảo thực hiện các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2021 - 2030.
Hội thảo tập huấn về các lĩnh vực mới trong thương mại cho các tổ chức hỗ trợ kinh doanh

Hội thảo tập huấn về các lĩnh vực mới trong thương mại cho các tổ chức hỗ trợ kinh doanh

Hội thảo tập huấn về các chủ đề mới trong thương mại được diễn ra trong hai ngày 17-18/9/2024, tại Hà Nội.
Xuất khẩu hàng hóa năm 2024 hy vọng duy trì mức tăng trưởng 2 con số

Xuất khẩu hàng hóa năm 2024 hy vọng duy trì mức tăng trưởng 2 con số

Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh chung của nền kinh tế. Nếu điều kiện thuận lợi, xuất khẩu cả năm 2024 có thể duy trì mức tăng trưởng 2 con số.

'Nghề Chủ Chốt': Quảng bá sản phẩm làng nghề truyền thống trên TikTok, nhiệm vụ bất khả thi?

Diễn viên Hùng Thuận nhận nhiệm vụ “Quảng bá hình ảnh làng nghề truyền thống và hỗ trợ người sản xuất cập nhật xu hướng bán hàng trực tuyến trên TikTok Shop".
Thừa Thiên Huế: Khai mạc Hội chợ thương mại Festival Huế 2024

Thừa Thiên Huế: Khai mạc Hội chợ thương mại Festival Huế 2024

Tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức khai mạc Hội chợ thương mại Festival Huế năm 2024.
Cần có “kế sách” ứng phó với những biến động thương mại toàn cầu

Cần có “kế sách” ứng phó với những biến động thương mại toàn cầu

Việt Nam phải có những “kế sách” để giữ vững thị trường trong nước và xuất khẩu, đồng thời hướng tới một nền kinh tế độc lập tự chủ.
Vietnam Sport Show 2024: Hơn 300 doanh nghiệp tham gia giao thương, hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực thể thao

Vietnam Sport Show 2024: Hơn 300 doanh nghiệp tham gia giao thương, hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực thể thao

Từ ngày 26-28/9, Triển lãm Quốc tế Thể thao và Giải trí ngoài trời Việt Nam lần thứ 9 (Vietnam Sport Show 2024) sẽ diễn ra tại TP Hồ Chí Minh.
Thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ tiến gần mốc 90 tỷ USD

Thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ tiến gần mốc 90 tỷ USD

8 tháng đầu năm 2024, thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ đã đạt 87,7 tỷ USD, tăng trưởng mạnh cả ở chiều xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá.
Dự báo mới nhất về giá gạo từ nay đến cuối năm

Dự báo mới nhất về giá gạo từ nay đến cuối năm

Không dễ để có thể đưa ra được nhận định về giá gạo từ nay đến cuối năm, tuy nhiên, xu hướng giá giảm là rất khó.
Triển lãm máy móc, nguyên phụ liệu dệt may, in thêu sẽ diễn ra vào tháng 11/2024

Triển lãm máy móc, nguyên phụ liệu dệt may, in thêu sẽ diễn ra vào tháng 11/2024

Triển lãm quốc tế thiết bị, công nghệ in thêu, sản phẩm và nguyên phụ liệu dệt may sẽ diễn ra từ ngày 27- 29/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh.
8 tháng năm 2024, xuất khẩu cao su của Việt Nam thu về hơn 1,7 tỷ USD

8 tháng năm 2024, xuất khẩu cao su của Việt Nam thu về hơn 1,7 tỷ USD

8 tháng năm 2024, xuất khẩu cao su đạt khoảng 1,12 triệu tấn, trị giá 1,76 tỷ USD, giảm 7,2% về lượng, nhưng tăng 8,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Quảng Bình: Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Quảng Bình: Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Việc áp dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc sản phẩm là hết sức cần thiết trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái đang diễn ra phức tạp, ngày càng tinh vi.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động