Tỉnh Nghệ An gắn trách nhiệm người đứng đầu với giải ngân vốn đầu tư công

Nhiều giải pháp 'phá băng' giải ngân vốn đầu tư công và khơi thông dòng chảy các dự án được kỳ vọng tại các cuộc làm việc của lãnh đạo tỉnh Nghệ An mới đây.
Nghệ An: Giải ngân vốn đầu tư chậm 2 năm liên tiếp sẽ miễn nhiệm cán bộ Nghệ An lý giải nguyên nhân giải ngân vốn đầu tư công chậm

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong 6 tháng đầu năm 2023 đạt 24,22%, trong đó, có 20 đơn vị chủ đầu tư chưa giải ngân và có hơn 208 tỷ đồng nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia chưa được giao vốn.

Ông Phạm Hồng Quang - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An cho biết, tính đến ngày 20/6, nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia kế hoạch năm 2023 còn hơn 155 tỷ đồng, năm 2022 còn hơn 53 tỷ đồng chưa được giao vốn. Trong đó, có 9 dự án chưa hoàn thành hồ sơ thủ tục của 4 chủ đầu tư: Kỳ Sơn (4 dự án); Tương Dương (2 dự án); Nghĩa Đàn (1 dự án) và Sở Văn hóa và Thể thao (2 dự án).

Nguồn vốn nước ngoài mới giải ngân hơn 40,6 tỷ đồng, đạt 13,75%; nguồn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội mới giải ngân hơn 69 tỷ đồng, đạt 9,24%; nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia mới giải ngân gần 226,5 tỷ đồng, đạt 19,18%.

Tỉnh Nghệ An gắn trách nhiệm người đứng đầu với giải ngân vốn đầu tư công

Dự án Bệnh viện Ung bướu Nghệ An (giai đoạn 2) mới chỉ giải ngân được 1,49%/kế hoạch vốn của năm 2023 là 165 tỷ đồng. Ảnh: PB

Đáng nói, có nhiều đơn vị chủ đầu tư có số vốn lớn nhưng chưa giải ngân, như: Sở Du lịch, Sở Y tế, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Trường trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Nghệ An, Trường Đại học Y khoa Vinh, Công ty TNHH Thủy lợi Tân Kỳ, Trường cao đẳng Việt - Đức, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh...

Nguyên nhân việc giải ngân đầu tư công chậm là do tác động từ giá cả nguyên nhiên vật liệu; quy trình thủ tục triển khai dự án mới mất nhiều thời gian; vướng mắc giải phóng mặt bằng; văn bản hướng dẫn chưa đồng bộ, kịp thời; chậm hoàn thiện hồ sơ thủ tục là do một số dự án có quy mô lớn, quá trình khảo sát địa hình, địa chất phức tạp, trải qua nhiều bước, nên mất nhiều thời gian; một số dự án phải trình các bộ, ngành trung ương thẩm định hồ sơ dự án trước khi phê duyệt; một số dự án vướng quy hoạch phải thực hiện điều chỉnh...

Bên cạnh đó, một số chủ đầu tư chưa tích cực thực hiện các thủ tục thanh toán, quyết toán; năng lực chuyên môn của một số cán bộ quản lý dự án, tư vấn giám sát, nhà thầu... một số dự án y tế thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội rất khó để thực hiện, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Phạm Hồng Quang lý giải.

Để tìm ra được ‘bệnh’ cho tăng trưởng kinh tế ở Nghệ An, cũng đã có nhiều ‘đơn thuốc’ được đưa ra, tuy nhiên vấn đề chọn lựa và sử dụng thế nào. Một trong những ‘vị thuốc’ chính trong ‘đơn thuốc’ này chính là thúc đẩy nhanh đầu tư công và gỡ vướng nhanh các dự án đầu tư.

Thời gian qua có những vấn đề cấp bách nhưng thủ tục lại lòng vòng; do vướng giải phóng mặt bằng; một số dự án chuyển tiếp đang thực hiện các thủ tục; quy trình, thủ tục dự án ODA phức tạp, kéo dài; chưa hoàn thành các bước thủ tục đầu tư. Chẳng hạn, tính theo dự án, có đến 105/164 dự án giải ngân dưới mức bình quân của tỉnh Nghệ An, trong đó có 69 dự án chưa giải ngân với kế hoạch vốn là hơn 1.107 tỷ đồng.

Nhiều doanh nghiệp, chuyên gia quan sát dù đánh giá cao các động thái họp gỡ vướng nhưng nhìn nhận "chuyển biến tháo gỡ còn chậm".

Tại phiên họp UBND tỉnh Nghệ An thường kỳ tháng 6 mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung đã đưa ra “tối hậu thư”, "Đối với các dự án đến nay chưa hoàn thành thủ tục để giao vốn thì Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát năng lực thực hiện của các chủ đầu tư, tham mưu giải pháp xử lý kịp thời, nếu không thực hiện được thì chuyển chủ đầu tư hoặc dừng dự án".

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cũng đã yêu cầu cụ thể các ngành, đơn vị, địa phương, nhất là những đơn vị có kết quả giải ngân thấp và chưa giải ngân cần tập trung quyết liệt cho công tác giải ngân vốn đầu tư công, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, các đơn vị phải chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, những vấn đề vượt thẩm quyền thì báo cáo UBND tỉnh và các ngành để được chỉ đạo, hỗ trợ giải quyết.

Tuy nhiên, công tác giải ngân vốn đầu tư công ở Nghệ An thời gian qua chưa đạt được như kỳ vọng. Việc này cần phải nhìn rõ và chỉ rõ để khắc phục một cách nghiêm túc đối với các cán bộ thừa hành và điều hành trực tiếp.

Trong phát biểu mới đây, Bí thư tỉnh ủy Nghệ An - ông Thái Thanh Quý cho rằng, một trong những tồn tại, vướng mắc lớn dẫn đến giải ngân vốn đầu tư công còn thấp đó là chất lượng chủ đầu tư còn thấp, đặc biệt là ở Ban quản lý dự án cấp huyện.

Trên cơ sở đó, ông Thái Thanh Quý đề nghị cần phải có giải pháp mạnh, như đánh giá lại công tác cán bộ. Cụ thể là ở nơi nào việc giải ngân chậm diễn ra trong nhiều năm, nhiều nhiệm kỳ thì cần yêu cầu cấp huyện thay đổi, sắp xếp lại cán bộ Ban quản lý dự án ở đó; đồng thời có thể chuyển dự án ở huyện về cho Ban quản lý dự án của tỉnh và 2 sở còn Ban quản lý dự án để thực hiện.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An: Tổng kế hoạch đầu tư công năm 2023 được Thủ tướng Chính phủ giao cho Nghệ An là 9.033,5 tỷ đồng. Tính đến ngày 20/6, tổng kế hoạch đầu tư công đã giải ngân 2.682,695 tỷ đồng, đạt 29,7%; trong đó, nguồn vốn đầu tư công tập trung tỉnh quản lý đã giải ngân hơn 1.352 tỷ đồng, đạt 24,22%.
Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nghệ An

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đường sắt Bắc - Nam tốc độ cao: Tầm nhìn mới cho tương lai phát triển

Đường sắt Bắc - Nam tốc độ cao: Tầm nhìn mới cho tương lai phát triển

Bộ Chính trị ngày 18/9 đã thống nhất xin ý kiến Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.
Từ vụ ‘tai nạn cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Từ vụ ‘tai nạn cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết': Đừng vội đổ lỗi cho hạ tầng giao thông!

Nếu chỉ đổ lỗi cho hạ tầng giao thông mà bỏ qua trách nhiệm của những tài xế, thì những tai nạn như tại cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết sẽ có khả năng tái diễn.
Trái dừa gia nhập câu lạc bộ xuất khẩu tỷ USD: ‘Cao tốc’ đã mở, làm gì để tránh ‘barie’?

Trái dừa gia nhập câu lạc bộ xuất khẩu tỷ USD: ‘Cao tốc’ đã mở, làm gì để tránh ‘barie’?

Bên cạnh niềm vui, việc trái dừa được mở cửa xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc cũng đang gây nên không ít lo ngại về việc đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Đốt báo để... câu like, câu view: Hành vi xấu cần lên án, loại trừ

Đốt báo để... câu like, câu view: Hành vi xấu cần lên án, loại trừ

Trào lưu câu like, câu view từ việc đốt, dày vò các tờ báo in... cần được lên án mạnh mẽ và loại trừ.
Tiền từ thiện một nghìn cũng quý, sao phải mất công

Tiền từ thiện một nghìn cũng quý, sao phải mất công 'phông bạt'?

Đáng lo ngại hơn, khi trào lưu “phông bạt” được nâng cấp thành thói quen dối trá trơ trẽn sẽ là mối nguy hại không nhỏ cho cộng đồng xã hội.

Tin cùng chuyên mục

Từ vụ kênh Youtube

Từ vụ kênh Youtube 'Những bài học nhỏ': Cần xử lý hành vi 'câu view' từ mạng xã hội

Hành động "câu view" của kênh Youtube "Những bài học nhỏ" là nghiêm trọng, nhưng lại không hề mới, và đòi hỏi sự vào cuộc của các nền tảng mạng xã hội.
Trung thu và hoa hậu: Không nên cực đoan trong đánh giá

Trung thu và hoa hậu: Không nên cực đoan trong đánh giá

Trung thu Giáp Thìn 2024 đến khi mà các địa phương miền Bắc vừa đi qua đợt bão lũ hiếm có nhưng không vì thế mà để trẻ em phải bỏ lỡ một dịp ký ức đáng nhớ.
Minh bạch trong từ thiện: Bài học từ 12.000 trang sao kê của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Minh bạch trong từ thiện: Bài học từ 12.000 trang sao kê của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

12.000 trang sao kê từ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã cho người dân được trực tiếp kiểm chứng thông tin và đánh giá tính xác thực các thông tin số tiền từ thiện.
Hỗ trợ người dân vùng lũ: Sao kê tiếp nhận chỉ là một nửa!

Hỗ trợ người dân vùng lũ: Sao kê tiếp nhận chỉ là một nửa!

Việc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công khai sao kê tiếp nhận ủng hộ đồng bào vùng lũ cho thấy sự cần thiết phải làm, nhưng đó mới chỉ là một nửa.
Từ vụ IshowSpeed: Loại bỏ ngay tư duy ‘chặt chém’ làm xấu xí hình ảnh du lịch Việt Nam

Từ vụ IshowSpeed: Loại bỏ ngay tư duy ‘chặt chém’ làm xấu xí hình ảnh du lịch Việt Nam

Vụ Youtuber người Mỹ IshowSpeed bị chặt chém khi thuê xe điện thăng bằng với giá 1 triệu đồng/giờ tại quận 1, TP. Hồ Chí Minh khiến dư luận bức xúc.
Thăm cung điện, chơi du thuyền... để học tập nghiệp vụ xổ số

Thăm cung điện, chơi du thuyền... để học tập nghiệp vụ xổ số

Dư luận đang xôn xao quanh câu chuyện đi nước ngoài để 'học tập kinh nghiệm, nghiệp vụ xổ số' của Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Long An.
Hàng loạt các tỉnh phía Nam ủng hộ đồng bào: Phát huy tinh thần

Hàng loạt các tỉnh phía Nam ủng hộ đồng bào: Phát huy tinh thần 'nhường cơm sẻ áo'

Những ngày qua, chính quyền, người dân phía Nam đã ủng hộ, hướng về đồng bào chịu thiệt hại do cơn bão số 3, qua đó thể hiện tinh thần “nhường cơm sẻ áo”.
Câu like, trục lợi trước nỗi đau của đồng bào là tội ác

Câu like, trục lợi trước nỗi đau của đồng bào là tội ác

Hành động lợi dụng sự việc đang được cả nước quan tâm để câu view, trục lợi không phải là mới mà như một 'đại dịch' đang lây lan, cần phải nghiêm trị.
Từ chuyện Fake sao kê: Đừng lợi dụng thiên tai để “đánh bóng” bản thân!

Từ chuyện Fake sao kê: Đừng lợi dụng thiên tai để “đánh bóng” bản thân!

Bản sao kê hơn 12.000 trang của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được công bố đã khiến mạng xã hội được phen xôn xao, không ít người “tái mặt” vì sự “flex” quá lố.
Từ bước chân Tổng Bí thư, giọt nước mắt của Thủ tướng nơi vùng lũ đến sức mạnh đoàn kết trong nguy nan

Từ bước chân Tổng Bí thư, giọt nước mắt của Thủ tướng nơi vùng lũ đến sức mạnh đoàn kết trong nguy nan

Đứng ngay tại thôn Làng Nủ, chứng kiến nơi bão lũ để lại hậu quả tang thương nhất tỉnh Lào Cai, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã không cầm được nước mắt.
Cần lên án mạnh mẽ, xử lý nghiêm việc tung tin đồn thất thiệt về bão lũ

Cần lên án mạnh mẽ, xử lý nghiêm việc tung tin đồn thất thiệt về bão lũ

Trong bối cảnh thiên tai gây thiệt hại nặng nề ở các tỉnh miền Bắc, một số người đưa lên mạng xã hội những thông tin sai lệch, gây ảnh hưởng tiêu cực.
Góc nhìn phòng chống bão: Xưa và nay

Góc nhìn phòng chống bão: Xưa và nay

Trước tin báo bão về, khi bão đổ bộ, chúng ta cần thấy tinh thần chống bão thật khẩn trương và quyết liệt trong dân.
Ủng hộ đồng bào vùng lũ: Hãy thành tâm, đừng

Ủng hộ đồng bào vùng lũ: Hãy thành tâm, đừng 'làm hàng'!

Cơn bão số 3 qua đi để lại mưa, lũ quét, sạt lở đất xảy ra liên hoàn trên nhiều địa phương phía Bắc cùng những tổn thất hết sức to lớn, hết sức đau thương.
Sáng lên tinh thần đoàn kết giữa bộn bề bão lũ!

Sáng lên tinh thần đoàn kết giữa bộn bề bão lũ!

Giữa bộn bề bão lũ tàn phá, tinh thần đoàn kết, sự sẻ chia của người dân sẽ tạo sức mạnh vượt qua khó khăn, thử thách.
Những người lính thời bình

Những người lính thời bình

Dù không mưa bom bão đạn, không tiếng súng xuyên đêm, trong thời bình vẫn có những chiến sỹ hy sinh thân mình để bảo vệ đồng đội, nhân dân.
Từ vụ bạo hành trẻ ở Mái ấm Hoa Hồng: Để từ thiện không phải là một

Từ vụ bạo hành trẻ ở Mái ấm Hoa Hồng: Để từ thiện không phải là một 'nghề' bất chính

Vụ việc ở Mái ấm Hoa Hồng không chỉ là vấn đề bạo hành trẻ em, lợi dụng lòng thương mà còn gióng lên hồi chuông cảnh báo về 'nghề' từ thiện.
Cây trồng đúng quy trình, cây đổ cũng đúng quy trình!

Cây trồng đúng quy trình, cây đổ cũng đúng quy trình!

Nhìn loạt gốc cây không có bầu đất, trơ vài cọng rễ, trong khi lá lại um tùm, mất cân đối giữa ngọn và gốc, tôi hiểu vì sao cây dễ bị bão quật đổ như vậy.
Người dân mong muốn gì sau hàng trăm cây xanh ở thành phố Thanh Hóa đổ gãy?

Người dân mong muốn gì sau hàng trăm cây xanh ở thành phố Thanh Hóa đổ gãy?

Mặc dù bão số 3 không trực tiếp vào tỉnh Thanh Hóa, nhưng hàng trăm cây xanh ở TP. Thanh Hóa đã bị đổ gãy, người dân cho rằng nguyên nhân do không cắt tỉa cành.
Làm gì để không còn tình trạng bạo hành như ở “Mái ấm Hoa Hồng”?

Làm gì để không còn tình trạng bạo hành như ở “Mái ấm Hoa Hồng”?

Vụ việc ở Mái ấm Hoa Hồng (quận 12, TP. Hồ Chí Minh) không chỉ là vấn đề bạo lực mà còn liên quan đến việc lợi dụng lòng tốt của cộng đồng.
Khi

Khi ''Mái ấm Hoa Hồng" trở thành địa ngục

Những hành vi, thái độ đối xử không mang tính người đã xảy ra ở Mái ấm Hoa Hồng! Điều này không chỉ gây ra nỗi kinh hoàng mà còn xen lẫn sự đau xót...
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động