Tỉnh Quảng Ninh đạt được nhiều kết quả nổi bật công tác tổ chức xây dựng Đảng

Đây là đánh giá của bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Ninh.
Tỉnh Quảng Ninh: Nổ lớn trong xưởng sửa chữa tàu làm 8 người bị thương TP Hải Phòng: Khởi công Dự án cầu Lại Xuân kết nối với tỉnh Quảng Ninh

Ngày 4/2 vừa qua, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Ninh về tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 – 2025, nhiệm vụ năm 2022 về công tác tổ chức xây dựng Đảng trong ngày 4/2.

Sau khi nghe báo cáo của Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký về tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025, nhiệm vụ năm 2022 về công tác tổ chức xây dựng Đảng và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, bà Trương Thị Mai ghi nhận, đánh giá cao kết quả nổi bật, toàn diện trong công tác tổ chức xây dựng chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu và cán bộ chiến lược có đủ phẩm chất năng lực, đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương trong giai đoạn mới.

Đoàn công tác của Ban Tổ chức Trung ương làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Ninh
Đoàn công tác của Ban Tổ chức Trung ương làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Ninh (Ảnh Cổng TTĐT Quảng Ninh)

Nổi bật là Quảng Ninh nghiêm túc quán triệt, cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Trung ương, làm cơ sở triển khai, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của Quảng Ninh. Đặc biệt. Quảng Ninh đã triển khai lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; dày công chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức liêm chính, kỷ cương, dấn thân, sáng tạo gắn với tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; chủ động, nỗ lực khắc phục hạn chế, yếu kém, sai phạm được chỉ ra qua công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, điều tra; giữ vững sự đoàn kết, kỷ luật, kỷ cương, trước hết từ các cơ quan lãnh đạo và đề cao sự gương mẫu, trách nhiệm của người đứng đầu; luôn đổi mới tư duy phát triển, bám sát thực tiễn; năng động, sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn thử thách, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích nhân dân. Thực tiễn Quảng Ninh đã đóng góp được nhiều bài học kinh nghiệm quý trong công xây dựng, chỉnh đốn Đảng của cả nước.

Từ chú trọng đúng mức công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, tổ chức bộ máy, giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật gắn với khuyến khích đổi mới sáng tạo và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực... đã góp phần quan trọng để Quảng Ninh tiếp tục giữ được đà đổi mới sáng tạo, trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong công cuộc đổi mới sáng tạo của vùng đồng bằng Bắc Bộ; trở thành một tỉnh dịch vụ công nghiệp giàu đẹp, văn minh, hiện đại, đầu tàu kinh tế của phía Bắc, nhân dân có cuộc sống ấm no, bình yên, hạnh phúc.

Kinh tế của tỉnh liên tục tăng trưởng cao và ổn định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh đạt mức tăng trưởng 2 con số trong 7 năm liên tiếp (2016-2022), trong đó có 3 năm 2020, 2021, 2022 bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh COVID-19, lập nên kỳ tích trong công cuộc đổi mới. Quy mô nền kinh tế tăng nhanh, hết năm 2022 ước đạt 269.000 tỷ đồng. GRDP bình quân đầu người năm 2022 đạt trên 8.200 USD (cao nhất ở khu vực phía Bắc); tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 3 năm (2020, 2021, 2022) đạt 156.263 tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt 117.807 tỷ đồng, chiếm 75,4%, tăng bình quân khoảng 10%/năm và luôn nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước.

Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh báo cáo với đoàn công tác.
Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh báo cáo với đoàn công tác (Ảnh Cổng TTĐT Quảng Ninh)

Tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thành, đưa vào khai thác đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả, cầu Tình Yêu, đường nối Khu công nghiệp Cái Lân qua Khu công nghiệp Việt Hưng đến đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, tuyến đường từ Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn đến Khu phức hợp nghỉ dưỡng giải trí cao cấp Vân Đồn, hệ thống các công trình đường giao thông kết nối 104 thôn, bản thuộc huyện Bình Liêu, cụm công trình Trung tâm hành chính tỉnh, Trường Đại học Hạ Long giai đoạn I, Bệnh viện Lão khoa - Phục hồi chức năng, Trường THPT Hòn Gai… Quảng Ninh trở thành địa phương có số Km đường cao tốc lớn nhất cả nước hiện nay, tạo bước đột phá mới của nhiệm kỳ 2020-2025 về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông chiến lược, thúc đẩy liên kết vùng, nội vùng và hợp tác hội nhập quốc tế, mở ra cơ hội và không gian phát triển mới, tạo ra nguồn lực mới rất to lớn gắn định hình rõ nét các hành lang kinh tế và hành lang đô thị trọng điểm của tỉnh phát triển theo mô hình “Một tâm, hai tuyến đa chiều, các mũi đột phá, ba vùng động lực”.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, con người phát triển toàn diện, nhanh chóng rút ngắn khoảng cách chênh lệch vùng, miền. Đến hết năm 2022, tỉnh Quảng Ninh đồng thời hoàn thành Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), bước vào giai đoạn xây dựng NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu hiện đại, văn minh gắn với đô thị hóa hài hòa, bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống nông dân, cư dân nông thôn và hoàn thành trước 3 năm Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, chuyển sang giai đoạn xây dựng và triển khai theo chuẩn nghèo đa chiều mới của tỉnh cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Diện mạo, cảnh quan ở các địa phương thay đổi từng ngày. Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện; mở rộng cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục chất lượng cao và bảo đảm chất lượng chăm sóc sức khỏe của nhân dân, nhất là trong phòng, chống dịch vừa qua.

Về nhiệm vụ thời gian tới, Trưởng ban Tổ chức Trung ương nhấn mạnh, năm 2023 - năm bản lề trong thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV nhiệm kỳ 2020-2025. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ đặt ra là tới năm 2025 xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện của phía Bắc, đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP bình quân giai đoạn 2021-2025 đạt khoảng 10%. GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt trên 10.000 USD, bà Mai nhấn mạnh: Với nền tảng sẵn có của một cực tăng trưởng của phía Bắc, Quảng Ninh cần nỗ lực, quyết tâm hơn nữa, phát huy truyền thống “Kỷ luật - Đồng tâm” của Vùng mỏ Anh hùng - cái nôi của giai cấp công nhân Việt Nam; phát huy tiềm năng thế mạnh, cơ hội phát triển để phấn đấu trở thành một tỉnh tiêu biểu cả nước về mọi mặt.

Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu phải quan tâm toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, nâng cao tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, tiếp tục đổi mới tư duy, nếp nghĩ, cách làm, đưa Quảng Ninh phát triển mạnh mẽ, toàn diện. Phát triển nhanh nhưng phải bền vững; tránh tư tưởng chủ quan, thỏa mãn, nhất là với một tỉnh có tốc độ phát triển như Quảng Ninh. Đồng thời, phải quan tâm công tác quản lý đảng viên, phát triển đảng viên, cũng như xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có đủ phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; tiếp tục sơ kết, tổng kết các mô hình tổ chức, góp thêm kinh nghiệm cho cả nước; nghiên cứu nghiêm túc để chuyển đổi mô hình chính quyền đô thị phù hợp với giai đoạn mới, mang lại giá trị tốt hơn cho chính cuộc sống nhân dân.

Với vị thế quan trọng, Quảng Ninh cần phát huy tốt hơn nữa vai trò tiên phong trong đổi mới của vùng đồng bằng Bắc Bộ, cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc; khai thác tốt lợi thế cạnh tranh tạo ra từ lợi thế giao thông chiến lược. Trong quá trình phát triển cần tiếp tục quan tâm đến đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, bảo vệ di sản thiên nhiên, văn hóa, con người Quảng Ninh để đảm bảo phát triển nhanh và bền vững. Đặc biệt khi đã chuyển sang giai đoạn xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu, Nông thôn mới nâng cao, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân thì phải gắn chặt với quá trình đô thị hóa, hạ tầng đồng bộ để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, mang lại chất lượng cuộc sống tốt nhất cho người dân. Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 GRDP bình quân đầu người là 10.000 USD và đến năm 2030 là 15.000 USD thì Quảng Ninh càng phải quan tâm hơn nữa đến phát triển kinh tế, xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, nơi còn có điều kiện khó khăn để không nảy sinh phân hóa giàu nghèo và chênh lệch vùng miền.

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương cũng căn dặn muôn việc thành bại là do công tác cán bộ, Quảng Ninh cần tiếp tục chú trọng làm tốt, chăm lo cho công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, xây dựng đội ngũ cán bộ đảm bảo sự chuyển tiếp vững vàng giữa các thế hệ.

Tiến Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: khu công nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thừa Thiên Huế: AEON Huế chính thức đi vào hoạt động

Thừa Thiên Huế: AEON Huế chính thức đi vào hoạt động

Công ty TNHH AeonMall Việt Nam long trọng tổ chức khánh thành và chính thức đi vào hoạt động Trung tâm thương mại AeonMall Huế (Thừa Thiên Huế).
Khánh thành Cung thiếu nhi Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Khánh thành Cung thiếu nhi Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Sáng 21/9, UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ khánh thành Cung thiếu nhi Hà Nội, gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Hòa Bình: Những tín hiệu vui từ thị trường xuất khẩu

Hòa Bình: Những tín hiệu vui từ thị trường xuất khẩu

Tính đến hết tháng 6 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Hòa Bình ước đạt 969,607 triệu USD, tăng 26,48 % so với cùng kỳ.
Bến Tre đưa 3 mỏ cát có trữ lượng hơn 4 triệu khối ra đấu giá

Bến Tre đưa 3 mỏ cát có trữ lượng hơn 4 triệu khối ra đấu giá

Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre sẽ tổ chức đấu quyền khai thác khoáng sản với 3 mỏ cát có trữ lượng hơn 4 triệu khối trong tháng 10 tới.
Vì sao Thái Nguyên giải ngân vốn đầu tư công chậm?

Vì sao Thái Nguyên giải ngân vốn đầu tư công chậm?

Giải phóng mặt bằng và thi công tại một số dự án chưa đảm báo tiến độ đề ra đã khiến việc giải ngân vốn đầu tư công của Thái Nguyên thấp.

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Cần ban hành chính sách hỗ trợ người dân khu vực dự án điện gió

Sóc Trăng: Cần ban hành chính sách hỗ trợ người dân khu vực dự án điện gió

Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng - ông Trần Văn Lâu khẳng định, cần phải ban hành chính sách hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi các dự án điện gió.
Hà Tĩnh: Nước sông Ngàn Phố vượt báo động 2, nhiều nơi ngập sâu

Hà Tĩnh: Nước sông Ngàn Phố vượt báo động 2, nhiều nơi ngập sâu

Do mưa lớn kéo dài, mực nước trên sông Ngàn Phố (Hà Tĩnh) dâng cao, vượt mức báo động 2; sông Ngàn Sâu và sông La đang tiếp tục lên, nhiều nơi bị ngập sâu.
Hà Nội: Khởi công nâng cấp Tỉnh lộ 429a, Cụm công nghiệp Kim Bài

Hà Nội: Khởi công nâng cấp Tỉnh lộ 429a, Cụm công nghiệp Kim Bài

Ngày 20/9, huyện Thanh Oai (Hà Nội) tổ chức Lễ khởi công xây dựng dự án mở rộng, nâng cấp Tỉnh lộ 429A và xây dựng Cụm công nghiệp Kim Bài.
Nam Định phân bổ 8 tỷ đồng hỗ trợ nhân dân bị thiệt hại do bão số 3

Nam Định phân bổ 8 tỷ đồng hỗ trợ nhân dân bị thiệt hại do bão số 3

Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nam Định phân bổ phân bổ kinh phí (đợt 2) 8 tỷ đồng hỗ trợ nhân dân bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều khu vực bị cắt điện cả ngày vào cuối tuần

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều khu vực bị cắt điện cả ngày vào cuối tuần

Theo thông báo lịch cắt điện của Tổng công ty Điện lực miền Nam, cuối tuần nhiều khu dân cư và đơn vị thuộc Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ mất điện cả ngày.
TP. Hồ Chí Minh: Bàn giải pháp thu hút đầu tư năng lượng tái tạo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh

TP. Hồ Chí Minh: Bàn giải pháp thu hút đầu tư năng lượng tái tạo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh

TP. Hồ Chí Minh được cho phép thí điểm cơ chế đặc thù, trong đó có dự án năng lượng tái tạo, song quá trình hiện thực hóa Nghị quyết 98 gặp không ít thách thức.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Đủ điều kiện đưa lô đất đường 3/2 ra đấu giá

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đủ điều kiện đưa lô đất đường 3/2 ra đấu giá

Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã Quyết nghị thông qua chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ trên địa bàn TP. Vũng Tàu (khu đất trên đường 3/2).
Vĩnh Phúc: Tìm giải pháp phát triển bền vững khu công nghiệp

Vĩnh Phúc: Tìm giải pháp phát triển bền vững khu công nghiệp

Hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 29 khu công nghiệp được quy hoạch, trong đó có 17 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích 3.146 ha.
Quảng Nam thống nhất hướng tuyến đường dây 500kV Thạnh Mỹ - Rẽ Quảng Trạch - Dốc Sỏi

Quảng Nam thống nhất hướng tuyến đường dây 500kV Thạnh Mỹ - Rẽ Quảng Trạch - Dốc Sỏi

UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản thống nhất thỏa thuận hướng tuyến đường dây 500kV Thạnh Mỹ - Rẽ Quảng Trạch - Dốc Sỏi.
Lúa ngập úng nghiêm trọng, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo khẩn

Lúa ngập úng nghiêm trọng, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo khẩn

Mưa lớn gây thiệt hại nặng nề cho vụ lúa hè thu, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu lập đoàn kiểm tra thực tế tình hình thu hoạch lúa.
Hà Tĩnh: Chủ động di dân, không để thiệt hại về người do bão số 4 gây ra

Hà Tĩnh: Chủ động di dân, không để thiệt hại về người do bão số 4 gây ra

Trước tình hình mưa lớn kéo dài, lực lượng chức năng tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai các phương án để ứng phó, trong đó chú trọng công tác di dân đến nơi an toàn.
Cần Thơ: Vì sao chưa quyết toán 63 dự án đã hoàn thành?

Cần Thơ: Vì sao chưa quyết toán 63 dự án đã hoàn thành?

Theo UBND TP. Cần Thơ, trên địa bàn thành phố có 63 dự án đã hoàn thành nhưng chưa nộp hồ sơ quyết toán với tổng khối lượng đã nghiệm thu 6.685 tỷ đồng.
Đồng Nai có khu công nghiệp 1.000 ha gần sân bay Long Thành

Đồng Nai có khu công nghiệp 1.000 ha gần sân bay Long Thành

Khu công nghiệp Bàu Cạn - Tân Hiệp (giai đoạn 1), huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai vừa được đồng ý chấp thuận chủ trương đầu tư với quy mô 1.000 ha.
Quy hoạch Khu kinh tế Đồng Đăng - Lạng Sơn trở thành cửa khẩu thông minh có hạ tầng hiện đại

Quy hoạch Khu kinh tế Đồng Đăng - Lạng Sơn trở thành cửa khẩu thông minh có hạ tầng hiện đại

Mục tiêu đến năm 2045, Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn trở thành động lực thúc đẩy Lạng Sơn thành thành phố biên giới xanh gắn với cửa khẩu thông minh
Xuất hiện hàng loạt kỷ lục chưa từng có tại Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2024

Xuất hiện hàng loạt kỷ lục chưa từng có tại Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2024

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2024 hiện đang giữ hàng loạt kỷ lục đặc biệt, chưa từng có so với các năm trước về trọng lượng, thời gian nuôi dưỡng các "ông trâu"...
Sắp diễn ra hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Sắp diễn ra hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương là sự kiện quan trọng nhằm giới thiệu tầm nhìn, định hướng tổng thể phát triển kinh tế xã hội và thu hút đầu tư.
Hà Tĩnh: Hàng chục ngôi nhà bị tốc mái do ảnh hưởng bão số 4

Hà Tĩnh: Hàng chục ngôi nhà bị tốc mái do ảnh hưởng bão số 4

Do ảnh hưởng của bão số 4, địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã có mưa to, gió lớn đã làm tốc mái hàng chục mái nhà, nhiều cây cối, tài sản khác bị hư hại.
Cận cảnh sập cầu Ngòi Móng trên tỉnh lộ 445 ở Hoà Bình

Cận cảnh sập cầu Ngòi Móng trên tỉnh lộ 445 ở Hoà Bình

Khoảng 1h sáng 19/9 đã xảy ra vụ sập cầu trên đường tỉnh 445 thuộc tổ 2, phường Kỳ Sơn, TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
Mưa lớn trên diện rộng, nhiều huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa có nguy cơ bị sạt lở

Mưa lớn trên diện rộng, nhiều huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa có nguy cơ bị sạt lở

Lực lượng chức năng của tỉnh Thanh Hóa đang triển khai các giải pháp phòng, chống sạt lở đất ở các huyện miền núi nhằm bảo vệ tính mạng và tài sản cho nhân dân.
Bắc Ninh: Tăng tỷ lệ nội địa hóa doanh nghiệp để nâng sức cạnh tranh

Bắc Ninh: Tăng tỷ lệ nội địa hóa doanh nghiệp để nâng sức cạnh tranh

Không chỉ địa phương mà các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cũng mong muốn tăng tỷ lệ nội địa hóa nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động