Tổng kết dự án thúc đẩy tài chính toàn diện vì phụ nữ dân tộc thiểu số

Chiều 17/10, tai Hà Nội, đã diễn ra buổi chia sẻ thông tin tổng kết dự án “Bứt phá: Thúc đẩy tài chính toàn diện vì phụ nữ dân tộc thiểu số”.
Liên kết sản xuất- tiêu thụ: Mô hình phát triển kinh tế hay cho bà con dân tộc thiểu số Ban Dân tộc Bình Phước bồi dưỡng kiến thức cho 457 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Bứt phá: Thúc đẩy Tài chính Toàn diện cho phụ nữ dân tộc thiểu số” do Tập đoàn P&G, Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam và Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, phối hợp thực hiện.

Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam và Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam chia sẻ thông tin dự án “Bứt phá: Thúc đẩy tài chính toàn diện vì phụ nữ dân tộc thiểu số”.
Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam và Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam chia sẻ thông tin tổng kết dự án “Bứt phá: Thúc đẩy tài chính toàn diện vì phụ nữ dân tộc thiểu số”.

Qua bốn năm triển khai trên địa bàn 18 tỉnh tại Việt Nam, dự án “Bứt phá thúc đẩy tài chính toàn diện cho phụ nữ dân tộc thiểu số” đã hỗ trợ xây dựng và vận hành hơn 500 nhóm tiết kiệm tín dụng tự quản với hơn 11.000 phụ nữ tham gia hoạt động huy động tiết kiệm và cho vay vốn quy mô nhỏ. Mô hình tiết kiệm tín dụng tự quản hỗ trợ hiệu quả phụ nữ và gia đình trong các hoạt động phát triển sinh kế, góp phần đảm bảo an ninh tài chính của hộ gia đình.

Từ tháng 01/2018 đến tháng 12/2019, CARE đã hợp tác với P&G triển khai dự án “Bứt phá thúc đẩy tài chính toàn diện vì phụ nữ dân tộc thiểu số” ở bốn tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam (Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên và Bắc Kạn).

Theo đó, CARE đã thành lập được 260 nhóm Cổ phần tài chính tự quản, trực tiếp giúp 5.196 phụ nữ dân tộc thiểu số được tiếp cận vốn vay và độc lập hơn về kinh tế. Nhiều thành viên của nhóm Tiết kiệm tín dụng thôn bản cho biết, họ có thể tiết kiệm tiền nhiều hơn và đầu tư tốt hơn vào giáo dục cho con cái, sinh kế hộ gia đình và các hoạt động tạo ra thu nhập.

Trong giai đoạn thứ hai của dự án với tên gọi “Bứt phá: Thúc đẩy tài chính toàn diện vì phụ nữ dân tộc thiểu số”, từ tháng 12/2020 tới hết tháng 12/2021, đã thành lập được 287 nhóm Tiết kiệm tín dụng thôn bản tự quản (VSLA) với 4.185 thành viên phụ nữ tham gia; huy động 9,35 tỉ đồng tiết kiệm và cho 2.427 lượt thành viên được vay vốn để phát triển sinh kế. Trong nửa đầu năm 2022, có 269 nhóm với 4.058 thành viên phụ nữ tham gia hoạt động đã huy động được 5,62 tỉ đồng tiết kiệm và 1.416 lượt thành viên được vay vốn để phát triển sinh kế.

Dự án được triển khai tại Gia Lai
Dự án được triển khai tại Gia Lai

Bà Lê Thị Tuyết Mai - Giám đốc Truyền thông Công ty P&G Việt Nam - chia sẻ: Dự án “Bứt phá” là một chương trình cộng đồng quan trọng trong kế hoạch phát triển lâu dài của công ty tại Việt Nam. Với cam kết luôn đồng hành cùng sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, trong nhiều năm qua, P&G không chỉ nỗ lực sáng tạo ra các sản phẩm tiêu dùng cao cấp và chất lượng nhằm cải thiện cuộc sống của người tiêu dùng tốt đẹp hơn mỗi ngày, mà còn bền bỉ thực hiện nhiều chương trình nhằm thúc đẩy tiến bộ của phụ nữ, xoá bỏ rào cản giới và thúc đẩy sự phát triển của phụ nữ Việt Nam”.

Số liệu của Ngân hàng Thế giới năm 2017 (Findex) cho thấy chỉ có 30% nam giới và 31% nữ giới trưởng thành ở Việt Nam được tiếp cận với các dịch vụ tài chính chính thức, đây một trong những tỷ lệ thấp ở Đông Á. Dựa trên các phân tích về giới do CARE thực hiện, phụ nữ gặp nhiều khó khăn hơn trong tiếp cận tài chính và chịu tác động tiêu cực từ bất bình đẳng giới, các chuẩn mực văn hóa truyền thống. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng với việc ra quyết định về tài chính và sản xuất nông nghiệp trong gia đình thì người chồng thường có tiếng nói quyết định về sinh kế và các khoản chi tiêu lớn. Điều đó cũng làm ảnh hưởng lớn đến việc ra quyết định và tham gia của phụ nữ ở cấp độ cộng đồng.

Được CARE khởi sướng từ năm 1991 tại Nigeria và triển khai tại Việt Nam từ năm 2010, đến nay, mô hình Tiết kiệm tín dụng thôn bản tự quản (VSLA) đã được giới thiệu triển và khai ở hơn 20 tỉnh/thành. Mô hình hoạt động dựa trên nguyên tắc ba Tự: Tự nguyện tham gia, Tự quản lý và Tự chịu trách nhiệm, thúc đẩy nguyên tắc công khai, minh bạch và bình đẳng đối với tất cả các thành viên.

Đánh giá về hoạt động của dự án trong thời gian qua, đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, bà Phạm Thị Hương Giang, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch - Trưởng ban Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế - cho biết, “Mô hình này rất phù hợp với điều kiện kinh tế và năng lực của phụ nữ dân tộc thiểu số, giúp cho chị em hình thành thói quen tiết kiệm, tự quản và cộng đồng hỗ trợ, giúp nhau trong những lúc khó khăn. Thông qua mô hình, Hội cũng đã triển khai các hoạt động truyền thông về các chính sách pháp luật của nhà nước liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng như các kiến thức cần thiết khác cho phụ nữ như tổ chức cuộc sống gia đình, tăng thu nhập, bình đẳng giới”.

Bà Lê Kim Dung - Giám đốc Quốc gia, Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam - khẳng định, mô hình VSLA được coi là xuất phát điểm để giúp thành viên các tổ nhóm gắn kết và tiếp cận với các hình thức dịch vụ tài chính khác và là một phần trong hệ sinh thái tài chính bao trùm, trong đó ai cũng có quyền tham gia và tiếp cận dịch vụ tài chính. Cách làm và đặc điểm của mô hình VSLA rất phù hợp với các mục tiêu của Hội Liên hiệp Phụ nữ trong tiến trình thực hiện dự án. CARE cam kết đồng hành và hỗ trợ kỹ thuật với Trung ương Hội trong năm năm tới để thực hiện hiệu quả các hoạt động nhằm đạt các mục tiêu đã đề ra.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Dân tộc thiểu số

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể, sau 3 năm triển khai các chương trình A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã thoát khỏi danh sách các huyện nghèo cả nước.
Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Ngày 6/9, tại huyện A Lưới, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024.
Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Không chỉ tạo ra sản phẩm giá trị cao, tốt cho sức khoẻ, Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng Thành Long còn tạo sinh kế ổn định cho bà con dân tộc Mông địa phương.
Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Thời gian qua, Lào Cai nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để người dân được tiếp cận nguồn thông tin hữu ích, thay đổi nhận thức, chủ động vươn lên thoát nghèo.
Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Thực hiện chương trình cấp điện nông thôn, đến nay điện lưới quốc gia đang tỏa sáng trên khắp các bản, làng vùng cao, vùng sâu trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Tin cùng chuyên mục

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hơn 300 cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số được xét khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại Lâm Đồng.
Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều năm qua, việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã mang lại diện mạo mới cho du lịch Sơn La.
Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Các doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân vùng đồng bào dân tộc tỉnh Sơn La đã ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh doanh, tăng cường tiêu thụ nông sản.
Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Trong quá trình chuyển đổi số, lĩnh vực công tác dân tộc được tỉnh Sơn La ưu tiên, với nhiều đề án riêng để thực hiện.
Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Ở xã Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh liên kết với người dân nhằm tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm chè shan tuyết Tô Múa.
Công nghệ số đưa nông sản Lạng Sơn vươn ra

Công nghệ số đưa nông sản Lạng Sơn vươn ra 'biển lớn'

Hình ảnh người nông dân Xứ Lạng livestream bán na và các nông sản đặc sản của tỉnh không còn là điều xa lạ với người dùng mạng xã hội tại Việt Nam.
Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Xác định hội chợ triển lãm là kênh xúc tiến thương mại mang lại hiệu quả cao, Lạng Sơn đã và đang đẩy mạnh hoạt động này
Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu giới thiệu, quảng bá du lịch các đặc sản miền núi, đặc biệt là sản phẩm ớt A Riêu của tỉnh Quảng Nam, đến với du khách.
Người phụ nữ đam mê

Người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hoá Thái

Đến với Chiềng Pằn, hỏi nghệ nhân Lò Thị Xuân, nhiều người sẽ kể cho bạn nghe về một người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hóa Thái.
Thừa Thiên Huế: Huyện A Lưới cần đẩy nhanh các Chương trình mục tiêu quốc gia

Thừa Thiên Huế: Huyện A Lưới cần đẩy nhanh các Chương trình mục tiêu quốc gia

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu huyện miền núi A Lưới đẩy nhanh tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương.
Hà Giang: Nâng cao sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Hà Giang: Nâng cao sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

"Cho cần câu chứ không tặng con cá", cách làm này đã giúp nhiều chị em phụ nữ dân tộc thiểu số ở Hà Giang cải thiện sinh kế, từng bước thoát nghèo.
Lai Châu: Mục tiêu đưa Sìn Hồ trở thành trung tâm du lịch của miền núi phía Bắc

Lai Châu: Mục tiêu đưa Sìn Hồ trở thành trung tâm du lịch của miền núi phía Bắc

Huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu có nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triển nông, lâm nghiệp gắn với du lịch… địa phương đang tìm các ý tưởng, giải pháp.
Thái Nguyên: Hiệu quả từ những chính sách đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thái Nguyên: Hiệu quả từ những chính sách đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thu hẹp khoảng cách vùng, miền Thái Nguyên đang tích cực triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Thừa Thiên Huế: Phát triển du lịch tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Phát triển du lịch tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Nam Đông và A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng.Qua đó tạo công ăn việc làm, sinh kế, thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Lai Châu: Diễn ra Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Phong Thổ

Lai Châu: Diễn ra Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Phong Thổ

Sáng nay (24/5), huyện Phong Thổ (Lai Châu) đã long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024.
Khích lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo tồn bản sắc văn hóa

Khích lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo tồn bản sắc văn hóa

Thông qua việc xây dựng 4 câu lạc bộ sinh hoạt văn hoá dân gian nhằm khích lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo tồn bản sắc văn hóa.
3 địa phương được hỗ trợ phục hồi, bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một

3 địa phương được hỗ trợ phục hồi, bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sẽ triển khai hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể dân tộc số có nguy cơ mai một tại 3 địa phương.
Lào Cai: Triển khai hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững giúp Bát Xát chuyển mình

Lào Cai: Triển khai hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững giúp Bát Xát chuyển mình

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, hàng nghìn hộ dân ở huyện biên giới Bát Xát (Lào Cai) đã thoát nghèo.
Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Với đặc thù là xã vùng cao biên giới, nhưng với sức mạnh từ sự đoàn kết, xây dựng nông thôn mới tại Bát Mọt (tỉnh Thanh Hóa) đang hoàn thiện từng ngày.
Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Với cách thiết kế tỉ mỉ, họa tiết độc đáo, bố cục chặt chẽ đã tạo nên bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Xá Phó mang nhiều giá trị về nghệ thuật thẩm mỹ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động