TP. Hồ Chí Minh: Tăng cường kết nối tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn

Bên cạnh công tác thanh kiểm tra về an toàn thực phẩm có trọng tâm, trọng điểm và được triển khai đồng loạt trên địa bàn, TP. Hồ Chí Minh còn xây dựng, phát triển các chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn giữa thành phố và các tỉnh.

Kiểm soát chặt chẽ từ khâu sản xuất đến chế biến

Trong 9 tháng đầu năm 2021, TP. Hồ Chí Minh đã quán triệt thực hiện nghiêm túc có hiệu quả mục tiêu trọng tâm đề ra trong công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP) và thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP trong tình hình mới.

TP. Hồ Chí Minh: Tăng cường kết nối tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn
TP. Hồ Chí Minh đã phát triển các chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn

Điểm nổi bật trong công tác bảo đảm ATTP đó là, Ban quản lý ATTP TP. Hồ Chí Minh đã ký kết phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh 15 tỉnh gồm: Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Hậu Giang, Cần Thơ, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Bình Thuận, Lâm Đồng, Vĩnh Long, Bến Tre, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Mục tiêu của kế hoạch phối hợp nhằm xây dựng, phát triển các chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh được kiểm soát chặt chẽ từ khâu sản xuất ban đầu (trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác) đến cơ sở sơ chế/ giết mổ, chế biến, kinh doanh sản phẩm nông sản; tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp hợp tác, kết nối sản xuất, kinh doanh tiêu thụ sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn và truy xuất được nguồn gốc, xuất xứ.

Bên cạnh đó, Ban quản lý ATTP đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án xây dựng mô hình thí điểm quản lý thực phẩm theo “Chuỗi thực phẩm an toàn” năm 2021 (Kế hoạch 1084/KH-BQLATTP ngày 01/6/2021) và đang rà soát để tham mưu điều chỉnh Quy chế cấp và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện tham gia “Chuỗi thực phẩm an toàn”.

Đáng chú ý, trong 9 tháng đầu năm 2021, Bộ phận thường trực của Ban quản lý Đề án chuỗi thực phẩm an toàn đã tổ chức thẩm định và cấp 22 giấy chứng nhận cho 19 cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm chuỗi, với sản lượng rau, củ quả, thịt: 5.926 tấn/năm và 186.815.000 quả trứng gà/năm. Lũy kế đến nay, Ban quản lý Đề án đã cấp 579 Giấy chứng nhận cho 397 trang trại, cơ sở sản xuất, sơ chế, kinh doanh vào chuỗi với tổng sản lượng rau, thịt, thủy sản: 323.135 tấn/năm, trứng gà: 584.839.004 quả/năm, nước mắm: 12 triệu lít/năm và trà: 60 tấn/năm.

Ngoài ra, Ban quản lý Đề án chuỗi đã thu hồi 74 Giấy chứng nhận đủ điều kiện tham gia Đề án “Chuỗi thực phẩm an toàn” hết hiệu lực và đề nghị cơ sở sở thông báo công khai cho các đối tác về việc cơ sở không tiếp tục tham gia, đồng thời không được tiếp tục quảng bá, sử dụng logo chuỗi Đề án “Chuỗi thực phẩm an toàn”.

Về công tác cấp mã code cho cơ sở tham gia Đề án quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo, thịt gia cầm và trứng gia cầm, đã tiếp nhận 29 hồ sơ, trong đó: giải quyết cấp code cho 29 hồ sơ. Với tổng sản lượng tham gia đề án gồm: Heo thịt: 1.511.832 con/năm, gà thịt: 33.061.900 con/năm, trứng: 1.508.778.700 quả/năm. Ngoài ra, thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm thịt heo tại 02 chợ đầu mối Hóc Môn và Bình Điền với tổng số xe nhập: 63.854 xe; tổng lượng heo nhập: 1.236.492,5 con. Trong đó: nguồn tỉnh: 19.743 xe với 514.358 con (chiếm 41%); nguồn TP. Hồ Chí Minh: 44.111 xe với 722.135 con (chiếm 59%).

Tập trung thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm

Trong 9 tháng đầu năm 2021, TP. Hồ Chí Minh tập trung thanh tra, kiểm tra 15.270 cơ sở, phát hiện 734 cơ sở vi phạm, xử phạt 396 cơ sở với tổng số tiền hơn 10 tỷ đồng, buộc tiêu hủy 80.067kg sản phẩm. Trong đó, Cảnh sát môi trường phát hiện 171 vụ; Cục Quản lý thị trường đã thực hiện kiểm tra chuyên ngành và tham gia liên ngành về ATTP phát hiện có 266 vụ vi phạm…

Ngoài ra, Ban quản lý ATTP phối hợp với đoàn kiểm tra của địa phương tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố, tiến hành kiểm tra 7.213 lượt xe. Kết quả, phát hiện 23 lượt xe vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính 19 trường hợp. Mặt khác, triển khai hậu kiểm tại chỗ: 69.487 hồ sơ, trong đó, đạt: 29.641 hồ sơ (tỷ lệ: 42,7%); không đạt: 39.846 hồ sơ (tỷ lệ: 57,3%).

Thành phố cũng đã tiến hành kiểm tra, giám sát điều kiện đảm bảo ATTP 12 cơ sở cung cấp suất ăn trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh (phục vụ trung tâm cách ly tập trung). Nhìn chung, các cơ sở đều chấp hành tốt các quy định về ATTP, phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong quá trình hoạt động. Trong 9 tháng đầu năm 2021 chưa ghi nhận có vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn thành phố.

Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban quản lý ATTP TP. Hồ Chí Minh cho biết, công tác bảo đảm ATTP đã được HĐND, UBND thành phố quan tâm và chỉ đạo quyết liệt. Thành phố đã triển khai các hoạt động truyền thông cách phòng chống bệnh và giám sát chất lượng thực phẩm lưu thông trên thị trường trong mùa dịch bệnh, hạn chế dịch bệnh truyền qua đường thực phẩm và các nguy cơ ô nhiễm thực phẩm nhằm chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, đảm bảo thông tin chính xác, kịp thời giúp người dân hiểu đúng và đầy đủ để tự phòng bị và bảo vệ chính mình nhằm đảm bảo điều kiện ATTP cho người dân trong mùa dịch.

Tuy có khó khăn trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng thành phố thường xuyên bám sát tình hình trên địa bàn không để xảy ra tình trạng găm hàng, đầu cơ tăng giá bất hợp lý đối với tất cả hàng hóa trong đó mặt hàng thực phẩm đóng vai trò then chốt. Bên cạnh đó, lực lượng quản lý thị trường cũng tiến hành trinh sát, quản lý địa bàn, tra cứu trực tuyến các thông tin kinh doanh trên môi trường mạng nhằm phát hiện và xử lý nghiêm hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ được các đối tượng buôn lậu lợi dụng tình hình khi các lực lượng chức năng dồn sức cho công tác phòng chống dịch bệnh để kinh doanh trái phép.

Trong 9 tháng đầu năm 2021, TP. Hồ Chí Minh đã cấp 2.486 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; tiếp nhận và xử lý 574 bản cam kết lĩnh vực nông nghiệp; tiếp nhận 25.406 hồ sơ tự công bố; thẩm định đánh giá định kỳ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản: 586 cơ sở.
Quỳnh Nga - Ngọc Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: An toàn thực phẩm

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nội: Từ ngày 13 đến 17/9, diễn ra Lễ hội An toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2024

Hà Nội: Từ ngày 13 đến 17/9, diễn ra Lễ hội An toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2024

Lễ hội An toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2024 diễn ra từ ngày 13/9 đến hết ngày 17/9 tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội)
Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa Trung thu

Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa Trung thu

Tết Trung thu năm 2024 đang đến gần, đây cũng là thời điểm công tác bảo đảm an toàn thực phẩm cần đặc biệt chú trọng.
Đắk Lắk nâng cao công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Đắk Lắk nâng cao công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, Sở Công Thương Đắk Lắk đã làm tốt công tác tuyên truyền, tập huấn, thanh tra, kiểm tra.
Miền Trung tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu

Miền Trung tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu

Các địa phương tại miền Trung như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đồng loạt tăng cường kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu.
84,6% người tiêu dùng Việt ưu tiên sản phẩm thủy hải sản có nguồn gốc rõ ràng

84,6% người tiêu dùng Việt ưu tiên sản phẩm thủy hải sản có nguồn gốc rõ ràng

84,6% người tiêu dùng Việt ưu tiên sản phẩm thủy hải sản có nguồn gốc rõ ràng. Nhu cầu minh bạch thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong ngành hải sản Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Quảng bá và giới thiệu mô hình chợ an toàn thực phẩm tại quận Long Biên

Hà Nội: Quảng bá và giới thiệu mô hình chợ an toàn thực phẩm tại quận Long Biên

Mua thực phẩm tại chợ dân sinh là một thói quen của người dân. Việc thay đổi thói quen bán-mua, giúp người dân đến chợ dân sinh mua được thực phẩm an toàn.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài yêu cầu nâng cao hơn nữa công tác quản lý an toàn thực phẩm

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài yêu cầu nâng cao hơn nữa công tác quản lý an toàn thực phẩm

Sáng 17/9 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài đã làm việc với các đơn vị thuộc Bộ được giao nhiệm vụ quản lý an toàn thực phẩm.
Làm cách nào để đảm bảo an toàn với thực phẩm hỗ trợ vùng bão lũ?

Làm cách nào để đảm bảo an toàn với thực phẩm hỗ trợ vùng bão lũ?

Sau ảnh hưởng của bão số 3, người dân cần được hỗ trợ nhu yếu phẩm trong đó có thực phẩm, vậy làm cách nào để đảm bảo an toàn khi đến tay người sử dụng?
Bộ Công Thương đề nghị cắt giảm thủ tục hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Bộ Công Thương đề nghị cắt giảm thủ tục hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Trong văn bản gửi Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan, Bộ Công Thương đưa ra phương án cắt giảm 1 thủ tục hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Tuyên Quang: Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024

Tuyên Quang: Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024

UBND tỉnh Tuyên Quang vừa ban hành Kế hoạch số 03/KH-BCĐ ngày 24/8/2024 về Kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024 trên địa bàn.
Sở Công Thương Bình Dương: Tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịp Tết Trung thu

Sở Công Thương Bình Dương: Tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịp Tết Trung thu

Sở Công Thương tỉnh Bình Dương vừa ban hành Kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Trung thu ngành Công Thương năm 2024.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Nguy cơ mất an toàn thực phẩm vẫn hiện hữu

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Nguy cơ mất an toàn thực phẩm vẫn hiện hữu

Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu, các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm các nhiệm vụ bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm.
Bình Thuận: Gần 100 người nhập viện vì ngộ độc thực phẩm trong 7 tháng

Bình Thuận: Gần 100 người nhập viện vì ngộ độc thực phẩm trong 7 tháng

Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm Bình Thuận cho biết, 7 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đã xảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm khiến 99 người nhập viện.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Kịp thời hướng dẫn quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kịp thời hướng dẫn quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

6 tháng đầu năm 2024, Sở Công Thương Bà Rịa - Vũng Tàu đã phối hợp với Ban quản lý các chợ thực hiện 3.588 test nhanh chỉ tiêu an toàn thực phẩm.
Bánh trung thu ‘handmade’: Lo ngại từ những nguyên liệu ‘rởm’

Bánh trung thu ‘handmade’: Lo ngại từ những nguyên liệu ‘rởm’

Thị trường bánh trung thu “handmade” tại TP. Hồ Chí Minh tiềm ẩn nguy cơ dùng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thị trường bánh trung thu handmade: Nở rộ nhưng có an toàn?

Thị trường bánh trung thu handmade: Nở rộ nhưng có an toàn?

Những năm gần đây, vào dịp Tết Trung thu, thị trường bánh “handmade” (sản phẩm làm thủ công bằng tay) khá sôi động. Năm nay, mặt hàng này cũng không ngoại lệ.
Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn tiêu hủy lượng lớn chân gà không rõ nguồn gốc

Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn tiêu hủy lượng lớn chân gà không rõ nguồn gốc

Thông tin từ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Chi Ma - BĐBP tỉnh Lạng Sơn cho biết, đơn vị vừa tổ chức tiêu hủy 1,5 tấn chân gà không rõ nguồn gốc.
Làm gì để đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu?

Làm gì để đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu?

Tết Trung thu đang đến gần, nhu cầu tiêu dùng các loại bánh, kẹo, đặc biệt là bánh Trung thu tăng đột biến, người tiêu dùng cần mua sản phẩm rõ nguồn gốc.
Bắc Giang triển khai quản lý rượu sản xuất trong nước bằng tem điện tử

Bắc Giang triển khai quản lý rượu sản xuất trong nước bằng tem điện tử

Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Công văn về việc tiếp tục phối hợp triển khai quản lý tem điện tử đối với rượu sản xuất trong nước.
Bình Thuận: Gần 50 du khách nghi ngộ độc sau khi dùng bữa tại resort ở Mũi Né

Bình Thuận: Gần 50 du khách nghi ngộ độc sau khi dùng bữa tại resort ở Mũi Né

Chiều 28/7, Sở Y tế Bình Thuận cho biết có 48 du khách phải nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm sau khi ăn uống tại một resort tại Mũi Né.
Điểm khó trong quản lý chất lượng sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung

Điểm khó trong quản lý chất lượng sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung

Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh nêu ra một số khó khăn trong quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm bổ sung và sản phẩm dinh dưỡng.
Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm: Tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm: Tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Chú trọng vào công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm giúp doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh, xây dựng niềm tin với người tiêu dùng.
Tăng cường quản lý thực phẩm trên môi trường thương mại điện tử, tạo niềm tin cho người tiêu dùng

Tăng cường quản lý thực phẩm trên môi trường thương mại điện tử, tạo niềm tin cho người tiêu dùng

Các mặt hàng thực phẩm ngày càng xuất hiện nhiều trên thương mại điện tử (TMĐT) thông qua các website bán hàng, sàn giao dịch TMĐT.
Khai mạc Hội thảo Kết nối sản phẩm thực phẩm an toàn vào kênh phân phối hiện đại

Khai mạc Hội thảo Kết nối sản phẩm thực phẩm an toàn vào kênh phân phối hiện đại

Sáng 17/7, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo Kết nối sản phẩm thực phẩm an toàn vào kênh phân phối hiện đại.
Ngày mai 17/7, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo Kết nối sản phẩm thực phẩm an toàn vào kênh phân phối

Ngày mai 17/7, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo Kết nối sản phẩm thực phẩm an toàn vào kênh phân phối

Ngày mai 17/7, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo “Kết nối sản phẩm thực phẩm an toàn vào kênh phân phối hiện đại”.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động