Trường Đại học Công nghiệp TP. HCM: Bước tiến vượt bậc trong hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học

Việc ban hành Nghị quyết quốc tế hóa đã giúp Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM có bước tiến vượt bậc trong hoạt động hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học.
Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh- Chuyển mình với Cách mạng công nghiệp 4.0 Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh cần ưu tiên đào tạo nhân lực các ngành công nghiệp nền tảng

Việc ban hành Nghị quyết quốc tế hóa đã giúp Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh (IUH) có bước tiến vượt bậc trong hoạt động hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, trao đổi sinh viên. Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với TS. Phan Hồng Hải - Hiệu trưởng IUH.

Trường Đại học Công nghiệp TP. HCM: Bước tiến vượt bậc trong hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học
TS Phan Hồng Hải - Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM (IUH)

Thưa ông, Nghị quyết quốc tế hóa được nhà trường ban hành sau một năm thực hiện đã mang lại những thay đổi như thế nào trong hợp tác quốc tế?

Xác định hợp tác quốc tế là nền tảng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, một Nghị quyết về đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế đã được IUH ban hành (Nghị quyết quốc tế hóa), chỉ sau một năm thực hiện, hiệu quả của các chương trình hợp tác quốc tế đã mang lại sự thay đổi cả về chất và lượng trong hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo.

Theo đó, số lượng giảng viên quốc tế đến giảng dạy, nghiên cứu tại trường trong năm qua cao nhất từ trước đến nay, với hơn 16 giảng viên. Vị thế của nhà trường đối với các đối tác quốc tế đã được nâng tầm rõ rệt. Các đối tác quốc tế đã chủ động tìm kiếm, đặt quan hệ hợp tác với nhà trường với tần suất rất lớn, trung bình 3 đoàn/tháng. Qua đó, đã có 52 thỏa thuận hợp tác đã được ký kết trong năm 2022 với các đối tác từ Hàn Quốc, Đức, Đài Loan (Trung Quốc), Hoa Kỳ, Ý, Canada.

Bên cạnh đó, có 7 đoàn viên chức, giảng viên của IUH đi tập huấn, học tập tại nước ngoài. Số lượng các dự án quốc tế mới liên tục được triển khai, với 5 dự án trong năm, đều có điểm đặc trưng là giảng viên của nhà trường giữ vai trò chính và chủ chốt trong các dự án nghiên cứu này.

Đặc biệt, từ năm 2022, các hoạt động trao đổi sinh viên, giảng viên, tổ chức các chuyến học tập kinh nghiệp, tập huấn nước ngoài được triển khai mạnh mẽ. Đã có 7 đoàn công tác của cán bộ giảng viên nhà trường đi học tập, tập huấn nước ngoài trong năm 2022.

Các liên kết với các văn phòng lãnh sự, hội liên hiệp các tổ chức hữu nghị được phát triển thành các hoạt động thiết thực giữa hai bên. Nhà trường đã có các buổi làm việc với các lãnh sự quán như: Ý, Hungary, Cu Ba, Ấn Độ, Campuchia... để tìm kiếm các chương trình hợp tác và đề xuất sự hỗ trợ của các văn phòng lãnh sự đối với các chương trình hợp tác quốc tế của trường.

Vậy trong hoạt động nghiên cứu khoa học, Nghị quyết quốc tế hóa đã mang đến sự thay đổi như thế nào cho IUH, thưa ông?

Có thể khẳng định, sau một năm thực hiện Nghị quyết quốc tế hóa, công tác nghiên cứu khoa học duy trì sự phát triển ổn định và có nhiều điểm đột phá. IUH tiếp tục đạt được những kết quả cao trong công tác nghiên cứu khoa học với hơn 450 bài báo, công trình nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế (WoS/Scopus), tỉ lệ các bài báo phân hạng Q1, Q2 đạt mức 44% tăng 26% so với năm 2021.

Đặc biệt, các chương trình về sở hữu trí tuệ được thúc đẩy mạnh mẽ với 8 đơn đăng ký sở hữu trí tuệ được chấp nhận, 8 bằng sở hữu trí tuệ được cấp, trong đó có 1 bằng sáng chế.

Trường Đại học Công nghiệp TP. HCM: Bước tiến vượt bậc trong hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học
Nhiều hoạt động hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, trao đổi kinh nghiệm đã được IUH tổ chức

Các nhóm nhóm nghiên cứu mạnh và nhóm nghiên cứu tiềm năng đã phát huy tích cực vai trò đầu tàu trong hoạt động khoa học công nghệ của Nhà trường với 44 bài báo thuộc danh mục WoS/Scopus phân hạng Q1, Q2 và 6 hợp đồng dự án khoa học công nghệ được ký kết và thực hiện.

Đặc biệt, Hội nghị quốc tế về công nghệ tiên tiến và Phát triển bền vững được tổ chức thành công tạo tiếng vang lớn với cộng đồng khoa học trong và ngoài nước. Những sản phẩm khoa học công nghệ mang thương hiệu Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh đã được thương mại hóa trên thị trường bên cạnh những sản phẩm được chuyển giao cho doanh nghiệp.

Năm 2022 cũng đánh dấu sự gia tăng mạnh mẽ số lượng giáo trình và tài liệu học tập phục vụ đào tạo được biên soạn bởi giảng viên nhà trường. Đã có 23 giáo trình được nghiệm thu và 19 giáo trình được xuất bản, bên cạnh 25 giáo trình vào 10 tài liệu học tập đăng ký mới.

Như vừa chia sẻ, thông qua nghị quyết, hoạt động hợp tác quốc tế đã được mở rộng và các hoạt động đã đi vào chiều sâu. Vậy ông có thể chia sẻ rõ hơn về các hoạt động này?

Như tôi đã nói ở trên, thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế, nhiều dự án, chương trình hợp tác đã triển khai và mang lại nhiều lợi ích to lớn cho cả người học và giáo viên, thương hiệu, vị thế của nhà trường cũng được nâng lên.

Theo đó, các dự án quốc tế được IUH lựa chọn và triển khai mang lại kết quả cao phải kể đến như: Trung tâm Hàn ngữ Sejong 5 tại TP. Hồ Chí Minh được thành lập mới. Tính đến nay đã có trên 250 học viên tham gia các lớp đào tạo tiếng Hàn (trình độ Sơ cấp, Trung cấp và cả tiếng Hàn cho kinh doanh)…

Dự án BUILD-IT, dự án BUILD-IT được mở rộng thêm 2 năm đến năm 2023. Năm 2022, trong khuôn khổ dự án, nhà trường tiếp tục hợp tác với Trường Đại học Arizona (Hoa Kỳ) trong việc cử giáo viên tham gia tập huấn theo hướng xây dựng chương trình đào tạo tiếp cận với doanh nghiệp, bổ sung kiến thức và kỹ năng sư phạm tiên tiến, tổ chức các hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, tạo sân chơi trong nghiên cứu và học tập cho sinh viên. Năm 2022, toàn trường có 250 giáo viên tham gia và nhận chứng chỉ từ các chương trình tập huấn của BUILD-IT (1 khoá kỹ năng của thế kỷ 21, 1 khoá đào tạo GV nguồn Certified Facilitator và 3 khoá and Master Teacher Training, xây dựng KPIs…).

Dự án MOLDEX3D ACADEMIC INDUSTRIAL: Dự án được thực hiện với sự tài trợ kinh phí của Công ty CORETECH SYSTEM trong việc cung cấp 30 bộ phần mềm Moldex3D bản quyền và tập huấn 1 quản trị và 25 giáo viên của Khoa Công nghệ cơ khí trong việc sử dụng phần mềm trong nghiên cứu và giảng dạy. Tổng kinh phí của dự án là 1,5 triệu USD.

Trường Đại học Công nghiệp TP. HCM: Bước tiến vượt bậc trong hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học
Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học trong giảng viên, sinh viên luôn được IUH quan tâm

Dự án Nâng cao khả năng hiểu biết về phân loại rác tại nguồn và xử lý chất thải cơ bản đối với trẻ em tiểu học - tương tác kiềng ba chân nhà trường, gia đình và địa phương (OXFAM), tài trợ bởi Quỹ JEFF-châu Âu. Giai đoạn 1 dành cho việc thí điểm mô hình thu gom, phân loại rác tại nguồn và sáng tạo tái chế rác thải nhựa tại trường tiểu học Long Hưng B 1, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp và giai đoạn 2 sẽ là rút kinh nghiệm và hoàn thiện mô hình giai đoạn 1, sau đó nhân rộng ra thêm 2 trường tiểu học Long Hưng B 2 và 3 trong cùng khu vực.

Dự án SHARE với Đại học Quốc gia Lào, tài trợ bởi DAAD, từ tháng 8 đến tháng 11/2022. Chương trình SHARE hỗ trợ đào tạo nâng cao tại khối ASEAN với dự giúp đỡ của Cộng đồng châu Âu, DAAD (Đức), British Concil (Anh) theo các tiêu chuẩn đảo bảo chất lượng của ĐÔng Nam Á.…

Ngoài ra còn nhiều dự án khác hợp tác với Đức, Nhật Bản, Vương quốc Anh, Vương quốc Bỉ… liên quan đến các vấn đề về: Môi trường, tài nguyên khoáng sản, phát triển bền vững… Các dự án đã giúp nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, kinh nghiệm, khả năng làm việc theo nhóm cho cả giáo viên và sinh viên.

Chỉ tính riêng năm 2022, nhà trường đã ký kết 15 thỏa thuận ghi nhớ với các đối tác nước ngoài như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức… trong việc hợp tác đào tạo, nghiên cứu, trao đổi giáo viên, sinh viên, làm cơ sở pháp lý cho việc triển khai các chương trình hợp tác sau này.

Tuy nhiên khó khăn hiện nay của chúng tôi trong quá trình hợp tác đó là chính sách của nhà nước chưa cụ thể, sự giới hạn về nhân lực phụ trách trực tiếp cùng hiệu quả triển khai các hoạt động, đặc biệt là đối với các chương trình đào tạo quốc tế.

Xin cảm ơn ông!

Năm 2023, IUH sẽ tiếp tục triển khai mạnh mẽ mối quan hệ hợp tác với các đối tác, tổ chức quốc tế trong việc xây dựng các chương trình đào tạo liên kết; xúc tiến ký các thỏa thuận ghi nhớ với các trường đại học tại châu Âu và Bắc Mỹ; tích cực mời các nhà khoa học, chuyên gia và giảng viên quốc tế đến làm việc tại Trường. Đặc biệt, IUH sẽ chú trọng việc tìm kiếm, triển khai, phát triển và ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học với các đề tài cấp quốc tế, quốc gia và khu vực.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phản hồi từ Bộ Quốc phòng về việc mở rộng chỉ tiêu đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ

Phản hồi từ Bộ Quốc phòng về việc mở rộng chỉ tiêu đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ

Cử tri tỉnh Bình Dương cho rằng, hệ thống trường Quân đội chỉ đào tạo một số ngành nghề giới hạn, không đáp ứng đủ nhu cầu nâng cao trình độ của quân nhân.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi thư cảm ơn tổ chức, cá nhân chung tay khắc phục bão lũ

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi thư cảm ơn tổ chức, cá nhân chung tay khắc phục bão lũ

Bộ Giáo dục và Đào tạo cảm ơn những tình cảm và sự giúp đỡ kịp thời của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân với ngành giáo dục trong bão lũ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo: Không gây áp lực, quá tải học tập cho học sinh ảnh hưởng bão lũ

Bộ Giáo dục và Đào tạo: Không gây áp lực, quá tải học tập cho học sinh ảnh hưởng bão lũ

Ngày 19/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo có Công văn gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức dạy học đối với các trường thiệt hại do bão lũ.
Phát động cuộc thi viết

Phát động cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' năm 2024

Chiều nay (19/9), Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ phát động Cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024.
Công điện của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo ứng phó bão số 4

Công điện của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo ứng phó bão số 4

Bộ Giáo dục và Đào tạo có công điện khẩn gửi đến 16 tỉnh thành để đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên trước thông tin về bão số 4.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ học phí cho học sinh bị ảnh hưởng bão lũ

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ học phí cho học sinh bị ảnh hưởng bão lũ

Ngày 18/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo có Công văn số gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam cung ứng 18 triệu bản sách giáo khoa cho học sinh vùng bão lũ

Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam cung ứng 18 triệu bản sách giáo khoa cho học sinh vùng bão lũ

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam sẽ cung ứng cho vùng lũ khoảng 18 triệu bản sách giáo khoa. Trong đó, in bổ sung 10 triệu bản, và lượng sách còn trong kho.
Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát, đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc thiểu số

Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát, đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc thiểu số

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu rà soát, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Văn phòng phẩm Hồng Hà chung tay cùng ngành giáo dục khắc phục hậu quả bão số 3

Văn phòng phẩm Hồng Hà chung tay cùng ngành giáo dục khắc phục hậu quả bão số 3

Văn phòng phẩm Hồng Hà vừa có chuyến đồng hành cùng đoàn lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đến thăm hỏi, trao quà các điểm trường bị thiệt hại bởi cơn bão số 3.
Vụ suất ăn 30.000 đồng chỉ có 2 miếng chả: Chủ tịch huyện Châu Đức nói sẽ thanh tra toàn diện

Vụ suất ăn 30.000 đồng chỉ có 2 miếng chả: Chủ tịch huyện Châu Đức nói sẽ thanh tra toàn diện

Liên quan đến suất ăn 30.000 đồng chỉ có 2 miếng chả, nhiều giáo viên cho biết, họ bị chèn ép, không dám đứng lên nói ra sự việc vì "miếng cơm manh áo".
Nhiều trường học dừng tổ chức Trung thu lấy kinh phí hỗ trợ các địa phương thiệt hại do bão lũ

Nhiều trường học dừng tổ chức Trung thu lấy kinh phí hỗ trợ các địa phương thiệt hại do bão lũ

Nhiều trường học, tổ chức đã phát đi thông báo dừng tổ chức các chương trình vui Tết Trung thu để dành nguồn lực ủng hộ đồng bào đang gặp khó khăn do bão lũ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ưu tiên hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại sau bão số 3

Bộ Giáo dục và Đào tạo ưu tiên hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại sau bão số 3

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm ưu tiên nguồn lực hỗ trợ cho sinh viên bị thiệt hại sau bão số 3.
Tổng thiệt hại cơ sở vật chất của ngành giáo dục do bão số 3 khoảng 1.260 tỷ đồng

Tổng thiệt hại cơ sở vật chất của ngành giáo dục do bão số 3 khoảng 1.260 tỷ đồng

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có báo cáo thiệt hại do cơn bão số 3 và hoàn lưu bão đối với ngành giáo dục tính tới ngày 16/7, ước khoảng 1.260 tỷ đồng.
Sinh viên HaUI giành Huy chương Đồng thi Kỹ năng nghề thế giới

Sinh viên HaUI giành Huy chương Đồng thi Kỹ năng nghề thế giới

Theo đó, sinh viên Phạm Thành Đạt, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã giành Huy chương Đồng trong kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới (WorldSkills) năm 2024.
UNETI chung tay chia sẻ khó khăn với đồng bào bị ảnh hưởng do cơn bão số 3

UNETI chung tay chia sẻ khó khăn với đồng bào bị ảnh hưởng do cơn bão số 3

Chiều 16/9, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp (UNETI) đã trao ủng hộ hơn 500 triệu đồng tới đồng bào khó khăn do ảnh hưởng của cơn bão số 3 gây ra.
Bão số 3 và hoàn lưu bão gây thiệt hại nặng nề cho ngành giáo dục

Bão số 3 và hoàn lưu bão gây thiệt hại nặng nề cho ngành giáo dục

Bão số 3 và hoàn lưu bão đã khiến 52 học sinh, trẻ em tử vong; 03 học sinh mất tích; nhiều cơ sở giáo dục, thiết bị dạy học bị hư hỏng.
Lạng Sơn: Toàn bộ 650 trường học sẵn sàng dạy học trở lại sau bão

Lạng Sơn: Toàn bộ 650 trường học sẵn sàng dạy học trở lại sau bão

Đến ngày 14/9, toàn bộ 650/650 trường học trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã sẵn sàng để quay trở lại học bình thường.
70 tình nguyện viên EPU tham gia khắc phục mưa lũ tại Hà Nội và Yên Bái

70 tình nguyện viên EPU tham gia khắc phục mưa lũ tại Hà Nội và Yên Bái

70 đoàn viên thanh niên Trường Đại học Điện lực (EPU) đã tham gia khắc phục hậu quả của mưa lũ tại Yên Bái và TP. Hà Nội.
Phát động cuộc thi "Innogreenlife 2024 - Đổi mới sáng tạo vì cuộc sống xanh"

Phát động cuộc thi "Innogreenlife 2024 - Đổi mới sáng tạo vì cuộc sống xanh"

Cuộc thi Innogreenlife 2024-Đổi mới sáng tạo vì cuộc sống xanh, khuyến khích các dự án khởi nghiệp sáng tạo, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Rưng rưng lời "thương gửi đồng bào” vùng lũ từ 12.028 trang sao kê tài khoản

Rưng rưng lời "thương gửi đồng bào” vùng lũ từ 12.028 trang sao kê tài khoản

Tối muộn 12/9, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã công bố 12.028 trang sao kê về số tiền cả nước ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do thiên tai bão lũ.
Hội thảo quốc tế tại trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh

Hội thảo quốc tế tại trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh

Hội thảo quốc tế dự án STRIVE thuộc chương trình Eramus+ thực hiện việc “Nâng cao năng lực quốc tế hóa trong các cơ sở giáo dục đại học mới nổi tại Việt Nam"
Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Chiều 11/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức Lễ phát động ngành Giáo dục ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3.
Nhiều trường học miền Bắc dự kiến cho học sinh nghỉ học do mưa lũ

Nhiều trường học miền Bắc dự kiến cho học sinh nghỉ học do mưa lũ

Để đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên, các địa phương bị ảnh hưởng của mưa lũ đã quyết định cho học sinh nghỉ học trong thời gian ngắn.
Lào Cai: Học sinh các cấp tiếp tục nghỉ học đến hết ngày 14/9

Lào Cai: Học sinh các cấp tiếp tục nghỉ học đến hết ngày 14/9

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai ban hành Công văn số 1734//SGD&ĐT-VP ngày 11/9/2024 về việc tiếp tục cho học sinh nghỉ học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu cung cấp đủ sách giáo khoa cho học sinh sau bão số 3

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu cung cấp đủ sách giáo khoa cho học sinh sau bão số 3

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu kịp thời bổ sung, bảo đảm cung cấp đủ sách giáo khoa, giúp học sinh nhanh chóng ổn định học tập.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động