TS Nguyễn Quốc Việt: Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại, tạo cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận thông tin thị trường

Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với thị trường nước ngoài có ý nghĩa tích cực trong bối cảnh nền kinh tế thế giới, khu vực đang diễn biến rất khó lường.
Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với thị trường ngoài nước tháng 7/2022 Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với các thị trường ngoài nước: “Cánh tay nối dài” cho hàng Việt ra thế giới

Trong bối cảnh hoạt động xuất nhập khẩu đối mặt với những thách thức, từ tháng 7/2022, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với thị trường nước ngoài có sự tham dự của các thương vụ, các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp xuất khẩu trên cả nước. Nhân sự kiện này, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Quốc Việt – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Ông đánh giá như thế nào về tăng trưởng xuất nhập khẩu của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2022?

7 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 431,94 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu đạt 216,35 tỷ USD, tăng 16,1% và nhập khẩu đạt 215,59 tỷ USD, tăng 13,6%. 7 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất siêu 764 triệu USD.

7 tháng đầu năm 2022, có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 91,9% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó có 5 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD, bao gồm: Điện thoại và linh kiện đạt 33,671 tỷ USD, tăng trưởng 13,1% so với cùng kỳ 2021; điện tử, máy tính và linh kiện 31,681 tỷ USD, tăng trưởng 14,7%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 24,9 tỷ USD, tăng 24,1%; dệt may 22,13 tỷ USD, tăng 19,8%; giày dép 14,09 tỷ USD, tăng 19,6%...

TS Nguyễn Quốc Việt: Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại gia tăng cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu
TS Nguyễn Quốc Việt – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

Về nhập khẩu, 7 tháng đầu năm có 33 mặt hàng nhập khẩu trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm 88,6% tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong đó, có 3 mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu trên 10 tỷ USD, bao gồm: Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 49,905 tỷ USD, tăng 24,7% so với cùng kỳ 2021; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 26,26 tỷ USD, giảm 3,2% so với cùng kỳ năm trước và điện thoại linh kiện đạt 11,828 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu 7 tháng khả quan so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, những tháng gần đây, kim ngạch xuất nhập khẩu đang có dấu hiệu suy giảm. Cụ thể, tháng 7/2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá ước đạt 30,32 tỷ USD, giảm 7,7% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 7,93 tỷ USD, giảm 8,5% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 22,39 tỷ USD, giảm 7,4%.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá tháng 7/2022 ước đạt 30,32 tỷ USD, giảm gần 6% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 10,7 tỷ USD, giảm 9,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 19,6 tỷ USD, giảm 4% so với tháng trước. Điều đó cho thấy, tăng trưởng xuất nhập khẩu đang có dấu hiệu chững lại trong những tháng gần đây.

Theo phân tích của ông, thì hoạt động xuất nhập khẩu những tháng gần đây đang đối mặt với những thách thức, thưa ông?

Đúng vậy, mặc dù có sự tăng trưởng khá tích cực trong những tháng đầu năm, tuy nhiên theo tôi tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu đang có dấu hiệu chững lại. Trong đó, nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 3 tháng liên tiếp gần đây với mức giảm lần lượt trong các tháng 5, 6, 7 là 4,47%; 0,26% và 4,0%. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do tác động từ lạm phát chi phí đẩy, khiến giá cả nhiều loại hàng hoá nhập khẩu tăng lên, doanh nghiệp không nhập được hàng, hoặc do đứt gãy nguồn cung cho Trung Quốc thực hiện chính sách "zero Covid-19".

Ngoài ra, việc tăng trưởng xuất khẩu chững lại có thể do việc Cục Dữ trữ liên bang Mỹ tăng lãi suất, khiến đồng USD tăng mạnh, trong khi Việt Nam vẫn phải giữ ổn định tỷ giá để hỗ trợ kiểm soát lạm phát, khiến tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu. Cùng với đó, một số đơn hàng trong nước bị “bó hẹp” do tác động của chuỗi cung ứng khu vực FDI dẫn đến chỉ số sản xuất đi xuống, và suy thoái kinh tế ở hầu hết các nền kinh tế khiến họ thắt chặt chi tiêu cũng tác động đến thị trường xuất khẩu của Việt Nam.

Thời gian tới, dự báo hoạt động xuất nhập khẩu trong nước tiếp tục đối mặt với những thách thức do tình hình kinh tế, thế giới có nhiều biến động khó lường, và nếu Cục Dự trữ liên bang Mỹ vẫn tiếp tục tăng lãi suất thì sẽ khiến hàng hoá của Việt Nam bị cạnh ranh khốc liệt tại thị trường nước ngoài, đặt ra những thách thức đối với xuất khẩu của Việt Nam trong những tháng cuối năm 2022.

TS Nguyễn Quốc Việt: Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại gia tăng cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu
Thông qua Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại các doanh nghiệp, ngành hàng xuất khẩu sẽ nắm bắt được những thông tin về nhu cầu hàng hoá của các thị trường nước ngoài

Với những khó khăn trên, theo ông Việt Nam cần có những giải pháp nào để tăng trưởng xuất khẩu những tháng cuối năm?

Theo tôi có 5 giải pháp giúp Việt Nam ổn định đơn hàng xuất khẩu trong những tháng cuối năm. Bao gồm, thứ nhất, cần xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, thông thoáng và giảm thiểu các thủ tục phiền hà, rút ngắn các thủ tục xuyên biên giới cho thương mại, đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuyên biên giới của khu vực trong và ngoài nước.

Thứ hai, thời gian qua Việt Nam đã rất thành công trong việc tận dụng các Hiệp định Thương mại tự do song và đa phương đã ký kết, các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đều đến từ việc mở rộng xuất khẩu thông qua các FTA, tuy nhiên, các cơ quan chức năng vẫn cần hỗ trợ khu vực doanh nghiệp để khai thác tốt hơn các thị trường này trong thời gian tới.

Thứ ba, cần thúc đẩy sự tham gia sâu hơn các chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp trong nước thông qua các doanh nghiệp FDI. Đây được đánh giá là “bệ đỡ” cho toàn bộ quá trình tăng trưởng của kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng.

Thứ tư, cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn kinh tế số và thương mại điện tử, nhằm hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu thông qua thương mại điện tử, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh vẫn được dự báo diễn biến phức tạp.

Thứ năm, Bộ Công Thương cần tích cực hơn nữa với các chương trình xúc tiến thương mại ra thị trường nước ngoài, nhằm quảng bá sản phẩm của Việt Nam, đồng thời hỗ trợ thông tin, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam trong tiếp cận thị trường khó tính, thị trường mới từ các FTA vừa được ký kết, qua đó thúc đẩy các sản phẩm, hàng hoá Việt Nam có thế mạnh ra thị trường nước ngoài.

Để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, từ tháng 7/2022, Bộ Công Thương đã tổ chức hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với thị trường nước ngoài có sự tham dự của các thương vụ, các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp xuất khẩu trên cả nước. Theo ông, hoạt động này có ý nghĩa như thế nào đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới?

Theo tôi, hoạt động giao ban xúc tiến thương mại với thị trường nước ngoài dưới sự tham gia của các thương vụ, các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp xuất khẩu trên cả nước mà Bộ Công Thương tổ chức có ý nghĩa tích cực trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới, khu vực đang diễn biến rất khó lường như hiện nay. Thông qua hoạt động này, các doanh nghiệp, ngành hàng xuất khẩu sẽ nắm bắt được những thông tin về nhu cầu hàng hoá của các thị trường nước ngoài, cũng như những yêu cầu đối với hàng hoá nhập khẩu vào thị trường của họ, từ đó có kế hoạch sản xuất phù hợp.

Đặc biệt hơn, trong bối cảnh hiện nay, mỗi quốc gia đều có những chiến lược mới hậu Covid-19 để phát triển kinh tế, thương mại, đầu tư… nhằm ứng phó với những bất ổn của nền kinh tế, nên các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần cập nhật các thông tin về chiến lược, yêu cầu mới của các thị trường xuất khẩu. Do đó, thông qua hoạt động này, Bộ Công Thương sẽ có những chính sách hỗ trợ cần thiết, nhất là tư vấn thông tin, kết nối và giới thiệu hiệu qủa hơn cho doanh nghiệp, nhất là với những đơn hàng đòi hỏi cao hơn về các tiêu chuẩn chất lượng tại những thị trường khó tính.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Nguyễn Hòa (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bình ổn hàng hóa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đến thời điểm giữa tháng 9, xuất khẩu gạo đã vượt 4 tỷ USD

Đến thời điểm giữa tháng 9, xuất khẩu gạo đã vượt 4 tỷ USD

Tính đến giữa tháng 9, Việt Nam xuất khẩu gần 6,5 triệu tấn gạo, mang về 4,06 tỷ USD.
8 tháng Việt Nam đã thu về hơn 822 triệu USD từ xuất khẩu sắn

8 tháng Việt Nam đã thu về hơn 822 triệu USD từ xuất khẩu sắn

8 tháng Việt Nam thu về hơn 822 triệu USD từ xuất khẩu sắn, sản lượng đạt hơn 1,7 triệu tấn, giảm 3,8% về lượng nhưng tăng 7% về trị giá so với cùng kỳ.
7 doanh nghiệp được phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 121.000 tấn đường năm 2024

7 doanh nghiệp được phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 121.000 tấn đường năm 2024

Sáng ngày 20/9, Bộ Công Thương tổ chức Phiên phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường theo phương thức đấu giá năm 2024.
Sắp diễn ra Hội chợ Làng nghề lần thứ 20, năm 2024

Sắp diễn ra Hội chợ Làng nghề lần thứ 20, năm 2024

Sáng 20/9, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp tổ chức họp báo thông tin Hội chợ Làng nghề lần thứ 20, năm 2024.
Hoa Kỳ ban hành kết luận cuối cùng vụ việc rà soát cuối kỳ túi dệt từ Việt Nam

Hoa Kỳ ban hành kết luận cuối cùng vụ việc rà soát cuối kỳ túi dệt từ Việt Nam

Hoa Kỳ đã ban hành kết luận cuối cùng vụ việc rà soát cuối kỳ lần thứ nhất lệnh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với túi dệt nhập khẩu từ Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Thái Lan tiếp nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội

Thái Lan tiếp nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội

Thái Lan thông báo tiếp nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.
Ấn Độ tiếp nhận Hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch

Ấn Độ tiếp nhận Hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch

Ấn Độ tiếp nhận Hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.
Kết luận rà soát hành chính thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Kết luận rà soát hành chính thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Hoa Kỳ đã ban hành Kết luận sơ bộ trong cuộc rà soát hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 20 (POR 20) đối với cá tra Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này
Hoa Kỳ khởi xướng rà soát hoàng hôn sản phẩm lò xo đệm không bọc từ Việt Nam

Hoa Kỳ khởi xướng rà soát hoàng hôn sản phẩm lò xo đệm không bọc từ Việt Nam

Hoa Kỳ thông báo khởi xướng rà soát hoàng hôn lần thứ ba đối với lệnh áp thuế chống bán phá giá sản phẩm lò xo đệm không bọc từ Việt Nam.
Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng hơn 800% trong 8 tháng

Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng hơn 800% trong 8 tháng

8 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi hơn 190 triệu USD nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine, tăng hơn 800% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái.
‘Cửa ngõ’ giao thương Việt Nam - Trung Quốc thông suốt sau bão Yagi

‘Cửa ngõ’ giao thương Việt Nam - Trung Quốc thông suốt sau bão Yagi

Tại các cửa khẩu lớn với Trung Quốc, hoạt động xuất nhập khẩu đã dần trở lại ổn định và tăng trưởng sau bão Yagi.
Nhập khẩu sầu riêng tươi của Trung Quốc dự kiến vượt 10 tỷ USD

Nhập khẩu sầu riêng tươi của Trung Quốc dự kiến vượt 10 tỷ USD

Mỗi năm, Trung Quốc nhập khẩu 7 tỷ USD sầu riêng tươi. Dự kiến vài năm tới, con số này sẽ vượt mức 10 tỷ USD.
Triển lãm nội thất và xây dựng Việt Nam lần đầu có gì đặc biệt?

Triển lãm nội thất và xây dựng Việt Nam lần đầu có gì đặc biệt?

Từ ngày 2 - 5/10/2024, tại TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra Triển lãm nội thất và xây dựng Việt Nam, triển lãm kết nối toàn diện thông qua ứng dụng mô hình B2D2C.
Xuất khẩu cá tra tháng 8 sang các thị trường tiếp đà tăng trưởng

Xuất khẩu cá tra tháng 8 sang các thị trường tiếp đà tăng trưởng

8 tháng năm 2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang các thị trường đạt gần 1,3 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Điểm tên những thị trường cung cấp đậu tương lớn cho Việt Nam

Điểm tên những thị trường cung cấp đậu tương lớn cho Việt Nam

Brazil là thị trường cung cấp đậu tương lớn nhất cho Việt Nam trong 8 tháng, chiếm 59% tổng lượng và chiếm 56,9% tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước.
Tập đoàn TH mang thương hiệu Việt tới hội chợ quốc tế về thực phẩm và đồ uống tại Nga

Tập đoàn TH mang thương hiệu Việt tới hội chợ quốc tế về thực phẩm và đồ uống tại Nga

Tập đoàn TH mang các sản phẩm sáng tạo, đạt chuẩn chất lượng quốc tế sang Hội chợ Thực phẩm đồ uống Quốc tế lần thứ 32 - Worldfood 2024.
Hơn 900 gian hàng sản phẩm công nghệ mới tại VietnamPrintPack 2024

Hơn 900 gian hàng sản phẩm công nghệ mới tại VietnamPrintPack 2024

Sáng 18/9, Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp đóng gói bao bì và in ấn đã khai mạc tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh.
8 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu gần 1,1 triệu tấn cà phê

8 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu gần 1,1 triệu tấn cà phê

8 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu gần 1,1 triệu tấn cà phê, thu về 4 tỷ USD, giảm 12,1% về lượng nhưng tăng tới 35,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu cá tra: Cơ hội mới sau 20 năm vướng vụ kiện bán phá giá

Xuất khẩu cá tra: Cơ hội mới sau 20 năm vướng vụ kiện bán phá giá

Ngành cá tra Việt Nam nhận tin vui khi DOC công bố nhiều nhà xuất khẩu cá tra không bị áp thuế chống bán phá giá, đây là bước ngoặt giúp tăng trưởng xuất khẩu.
Sắp diễn ra Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Sắp diễn ra Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Dự kiến, từ ngày 26/9 đến 30/9, Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ diễn ra tại tỉnh Kiên Giang.
8 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu sang Đức tăng gần 98% về lượng

8 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu sang Đức tăng gần 98% về lượng

8 tháng năm, xuất khẩu hồ tiêu sang Đức đạt 12.133 tấn, tương đương trị giá 63,7 triệu USD, tăng 97,5% về lượng và tăng 151,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trư
8 tháng, lượng phân bón nhập khẩu của cả nước tăng mạnh

8 tháng, lượng phân bón nhập khẩu của cả nước tăng mạnh

8 tháng lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt gần 3,5 triệu tấn, trị giá gần 1,14 tỷ USD tăng 43,6% về lượng, tăng 36,9% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Thừa Thiên Huế: Hơn 30 doanh nghiệp được kết nối cung cầu với nhà phân phối

Thừa Thiên Huế: Hơn 30 doanh nghiệp được kết nối cung cầu với nhà phân phối

Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu với các tỉnh, thành phố năm 2024.
Thúc đẩy đưa sản phẩm nông nghiệp Hoa Kỳ vào thị trường Việt Nam

Thúc đẩy đưa sản phẩm nông nghiệp Hoa Kỳ vào thị trường Việt Nam

Bên cạnh việc xuất khẩu sang Hoa Kỳ, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp cũng đang nỗ lực để đưa các sản phẩm nông nghiệp của Hoa Kỳ vào thị trường Việt Nam.
Longform | Kết nối hiệu quả giữa sản xuất với thị trường theo chuỗi cung ứng

Longform | Kết nối hiệu quả giữa sản xuất với thị trường theo chuỗi cung ứng

Việc xây dựng chuỗi liên kết giữa sản xuất với thị trường theo chuỗi cung ứng sẽ nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng hoá, nâng cao giá trị sản phẩm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động