Vì sao xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giảm tốc trong tháng 1/2023?

Tháng 1/2023, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giảm 2 con số. Cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại, nắm bắt xu hướng thị trường để lấy lại "phong độ" xuất khẩu.
Năm 2022, xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 16,928 tỷ USD Việt Nam đứng trong Top 5 thị trường xuất khẩu gỗ dán lớn trên thế giới Năm 2022, xuất khẩu dăm gỗ và viên nén gỗ thu về gần 3,5 tỷ USD

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Hoa Kỳ giảm hơn 60%

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho biết, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 1/2023 đạt 806 triệu USD, giảm 38,4% so với tháng 12/2022 và giảm 48,6% so với tháng 01/2022. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 491,7 triệu USD, giảm 43,8% so với tháng 12/2022 và giảm 58,1% so với tháng 01/2022.

xuất khẩu gỗ
Vì sao xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giảm tốc trong tháng 1/2023?

Đáng chú ý, mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu tới các thị trường đều giảm trong tháng 1/2023. Dẫn đầu là xuất khẩu tới thị trường Hoa Kỳ đạt 367,3 triệu USD, giảm 60,4% so với tháng 01/2022; Tiếp theo là thị trường Trung Quốc đạt 132,9 triệu USD, giảm 1%; Nhật Bản đạt 129,1 triệu USD, giảm 12,9%...

Tháng 1/2023, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giảm mạnh do có thời gian nghỉ Tết Nguyên đán và đơn hàng giảm. Nhiều thị trường lớn trên thế giới vẫn đối mặt với lạm phát cao khiến nhu cầu tiêu dùng giảm, dẫn tới đơn hàng mới giảm, tác động trực tiếp đến kết quả xuất khẩu của ngành gỗ.

Nhận định về thị trường, ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương - cho biết, năm 2023, dự báo triển vọng thương mại quốc tế đối với đồ gỗ tương đối thuận lợi, nhưng vẫn còn nhiều bất ổn xuất phát từ hạn chế nguồn cung, áp lực lạm phát làm giảm sức mua, chi phí năng lượng và các vấn đề về logistics.

Đáng chú ý, các thị trường xuất khẩu chính như Hoa Kỳ, EU tiếp tục giảm nhu cầu nhập khẩu do những ảnh hưởng từ lạm phát, suy thoái kinh tế, niềm tin tiêu dùng thấp.

Với khu vực thị trường EU, dù được các doanh nghiệp đặt sự quan tâm do hưởng lợi từ các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới (FTAs) cũng như dư địa cho ngành gỗ là rất lớn. Tuy nhiên, tiêu chuẩn kỹ thuật, hợp chuẩn, yêu cầu chứng minh nguồn gốc gỗ… mà phía EU đặt ra vẫn là những vấn đề không dễ vượt qua.

Bên cạnh đó, việc EU áp dụng dự luật liên quan đến nạn phá rừng sẽ là thách thức không nhỏ đối với xuất khẩu gỗ vào thị trường này trong thời gian tới.

Nguồn cung dồi dào, lượng hàng tồn kho cao tại các thị trường đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc dẫn đến xu hướng các đơn hàng chậm lại và mức giá xuất khẩu gỗ nguyên liệu giảm. Thị trường Trung Quốc dù đã mở cửa trở lại nhưng chuỗi cung ứng nội địa chưa hoàn toàn hồi phục, ẩn chứa nhiều rủi ro.

Doanh nghiệp cần nắm bắt xu hướng thị trường

Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Thống kê châu Âu, những mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ EU nhập khẩu chính từ các thị trường ngoài khối như đồ nội thất phòng khách và phòng ăn, ghế khung gỗ, đồ nội thất phòng ngủ. Đây đều là những mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh.

Tuy nhiên, lượng nhập khẩu từ Việt Nam vẫn còn thấp, cụ thể lượng nhập khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn từ Việt Nam chiếm 7,4% tổng lượng đồ nội thất phòng khách và phòng ăn EU nhập khẩu từ các thị trường ngoài khối; ghế khung gỗ chiếm 13% tổng lượng ghế khung gỗ; đồ nội thất phòng ngủ chiếm 3,2%. Dư địa thị trường còn nhiều là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu mở rộng thị phần tại thị trường EU.

Ông Nguyễn Liêm - Chủ tịch Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương (BIFA) – nhận định, dù tình hình lạm phát tại nhiều thị trường vẫn lan rộng nhưng nhu cầu tiêu thụ nội thất của thị trường quốc tế vẫn cao. Việt Nam mới chỉ chiếm được thị phần rất nhỏ trong “miếng bánh” này. Cơ hội phát triển của ngành vẫn lớn, nếu công tác tiếp cận khách hàng, mở rộng thị trường được tổ chức tốt.

Còn theo ông Nguyễn Phương - Công ty Minh Thành, trong xu hướng thắt chặt chi tiêu do lạm phát, người tiêu dùng sẽ đòi hỏi nhiều hơn từ chất lượng đến sự khác biệt trong thiết kế. Những doanh nghiệp đầu tư nhiều trong khâu thiết kế, phát triển sản phẩm riêng sẽ thu hút được khách mua hàng quốc tế. Do đó, ngoài việc phát triển sản phẩm mới, doanh nghiệp sản xuất nội thất cần đầu tư nhiều cho đội ngũ bán hàng, phát triển kinh doanh cũng như đẩy mạnh tham gia các hội chợ trong nước lẫn quốc tế để tiếp cận thêm thị trường mới.

Để hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ nói chung và sang thị trường EU, Hoa Kỳ nói riêng, ông Vũ Bá Phú cho hay, hiện Bộ Công Thương đã và đang tích cực phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương trên cả nước triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ ngành gỗ và lâm sản đẩy mạnh công tác phát triển thị trường, xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam thông qua các Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại, Chương trình Thương hiệu quốc gia, Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực thiết kế, phát triển sản phẩm.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ, đặc biệt là hệ thống các thương vụ, tổ chức xúc tiến thương mại Việt Nam tại nước ngoài thường xuyên, kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam, các hiệp hội ngành gỗ nắm bắt thông tin thị trường, nhu cầu xuất, nhập khẩu, tận dụng lợi thế của các FTA đã ký kết để có kế hoạch, chiến lược xuất khẩu, tiếp cận thị trường. Đồng thời, cảnh báo sớm các rào cản thương mại, chính sách bảo hộ tại các thị trường và đồng hành cùng doanh nghiệp trong các vụ việc liên quan đến phòng vệ thương mại.

"Tuy nhiên, những yếu tố liên quan đến thị trường, “bền vững” và “xanh” đang là xu hướng lớn trên thế giới, cũng là yêu cầu bắt buộc đối với sự phát triển ngành gỗ trong bối cảnh mới. Do đó, kịp thời nắm bắt xu hướng và xây dựng chiến lược phù hợp sẽ giúp ngành gỗ Việt Nam chiếm lại ưu thế thị trường cũng như định hình chuỗi giá trị ngành gỗ trong tương lai”, ông Vũ Bá Phú khuyến nghị.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến thương mại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam đã chi hàng tỷ đồng để nhập khẩu ngô các loại, mua từ nước nào nhiều nhất?

Việt Nam đã chi hàng tỷ đồng để nhập khẩu ngô các loại, mua từ nước nào nhiều nhất?

8 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi 1,72 tỷ USD, nhập khẩu ngô các loại, tăng 29,5% khối lượng, tăng 0,07% về kim ngạch nhưng giảm 22,8% về giá so với cùng kỳ.
Đến giữa tháng 9, xuất nhập khẩu cả nước vượt mức 540 tỷ USD

Đến giữa tháng 9, xuất nhập khẩu cả nước vượt mức 540 tỷ USD

Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế đến 15/9, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 540,72 tỷ USD, xuất siêu hơn 18 tỷ USD.
Giá tôm nguyên liệu và xuất khẩu đều có xu hướng tăng

Giá tôm nguyên liệu và xuất khẩu đều có xu hướng tăng

Tuần thứ 2 của tháng 9, giá tôm chân trắng ướp lạnh nguyên con tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm 2023. Giá tôm xuất khẩu sang cũng có xu hướng tăng.
Đến thời điểm giữa tháng 9, xuất khẩu gạo đã vượt 4 tỷ USD

Đến thời điểm giữa tháng 9, xuất khẩu gạo đã vượt 4 tỷ USD

Tính đến giữa tháng 9, Việt Nam xuất khẩu gần 6,5 triệu tấn gạo, mang về 4,06 tỷ USD.
8 tháng Việt Nam đã thu về hơn 822 triệu USD từ xuất khẩu sắn

8 tháng Việt Nam đã thu về hơn 822 triệu USD từ xuất khẩu sắn

8 tháng Việt Nam thu về hơn 822 triệu USD từ xuất khẩu sắn, sản lượng đạt hơn 1,7 triệu tấn, giảm 3,8% về lượng nhưng tăng 7% về trị giá so với cùng kỳ.

Tin cùng chuyên mục

Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng hơn 800% trong 8 tháng

Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng hơn 800% trong 8 tháng

8 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi hơn 190 triệu USD nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine, tăng hơn 800% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái.
‘Cửa ngõ’ giao thương Việt Nam - Trung Quốc thông suốt sau bão Yagi

‘Cửa ngõ’ giao thương Việt Nam - Trung Quốc thông suốt sau bão Yagi

Tại các cửa khẩu lớn với Trung Quốc, hoạt động xuất nhập khẩu đã dần trở lại ổn định và tăng trưởng sau bão Yagi.
Nhập khẩu sầu riêng tươi của Trung Quốc dự kiến vượt 10 tỷ USD

Nhập khẩu sầu riêng tươi của Trung Quốc dự kiến vượt 10 tỷ USD

Mỗi năm, Trung Quốc nhập khẩu 7 tỷ USD sầu riêng tươi. Dự kiến vài năm tới, con số này sẽ vượt mức 10 tỷ USD.
Xuất khẩu cá tra tháng 8 sang các thị trường tiếp đà tăng trưởng

Xuất khẩu cá tra tháng 8 sang các thị trường tiếp đà tăng trưởng

8 tháng năm 2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang các thị trường đạt gần 1,3 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trái dừa gia nhập câu lạc bộ xuất khẩu tỷ USD: ‘Cao tốc’ đã mở, làm gì để tránh ‘barie’?

Trái dừa gia nhập câu lạc bộ xuất khẩu tỷ USD: ‘Cao tốc’ đã mở, làm gì để tránh ‘barie’?

Bên cạnh niềm vui, việc trái dừa được mở cửa xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc cũng đang gây nên không ít lo ngại về việc đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Điểm tên những thị trường cung cấp đậu tương lớn cho Việt Nam

Điểm tên những thị trường cung cấp đậu tương lớn cho Việt Nam

Brazil là thị trường cung cấp đậu tương lớn nhất cho Việt Nam trong 8 tháng, chiếm 59% tổng lượng và chiếm 56,9% tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước.
Bước nhảy vọt trong xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng của Việt Nam

Bước nhảy vọt trong xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng của Việt Nam

Tăng trưởng xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng Việt Nam 2024 tạo tín hiệu lạc quan từ Mỹ, EU, CPTPP, mở cơ hội mới cho doanh nghiệp trong cạnh tranh toàn cầu.
8 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu gần 1,1 triệu tấn cà phê

8 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu gần 1,1 triệu tấn cà phê

8 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu gần 1,1 triệu tấn cà phê, thu về 4 tỷ USD, giảm 12,1% về lượng nhưng tăng tới 35,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu cá tra: Cơ hội mới sau 20 năm vướng vụ kiện bán phá giá

Xuất khẩu cá tra: Cơ hội mới sau 20 năm vướng vụ kiện bán phá giá

Ngành cá tra Việt Nam nhận tin vui khi DOC công bố nhiều nhà xuất khẩu cá tra không bị áp thuế chống bán phá giá, đây là bước ngoặt giúp tăng trưởng xuất khẩu.
8 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu sang Đức tăng gần 98% về lượng

8 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu sang Đức tăng gần 98% về lượng

8 tháng năm, xuất khẩu hồ tiêu sang Đức đạt 12.133 tấn, tương đương trị giá 63,7 triệu USD, tăng 97,5% về lượng và tăng 151,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trư
8 tháng, lượng phân bón nhập khẩu của cả nước tăng mạnh

8 tháng, lượng phân bón nhập khẩu của cả nước tăng mạnh

8 tháng lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt gần 3,5 triệu tấn, trị giá gần 1,14 tỷ USD tăng 43,6% về lượng, tăng 36,9% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Thúc đẩy đưa sản phẩm nông nghiệp Hoa Kỳ vào thị trường Việt Nam

Thúc đẩy đưa sản phẩm nông nghiệp Hoa Kỳ vào thị trường Việt Nam

Bên cạnh việc xuất khẩu sang Hoa Kỳ, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp cũng đang nỗ lực để đưa các sản phẩm nông nghiệp của Hoa Kỳ vào thị trường Việt Nam.
Longform | Kết nối hiệu quả giữa sản xuất với thị trường theo chuỗi cung ứng

Longform | Kết nối hiệu quả giữa sản xuất với thị trường theo chuỗi cung ứng

Việc xây dựng chuỗi liên kết giữa sản xuất với thị trường theo chuỗi cung ứng sẽ nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng hoá, nâng cao giá trị sản phẩm.
8 tháng xuất khẩu sắt thép của Việt Nam thu về hơn 6,4 tỷ USD

8 tháng xuất khẩu sắt thép của Việt Nam thu về hơn 6,4 tỷ USD

8 tháng năm 2024 xuất khẩu sắt thép các loại của Việt Nam đạt 8,88 triệu tấn, thu về hơn 6,4 tỷ USD, tăng 20,7% về lượng, tăng 14% kim ngạch so với cùng kỳ.
Xuất khẩu hàng hóa năm 2024 hy vọng duy trì mức tăng trưởng 2 con số

Xuất khẩu hàng hóa năm 2024 hy vọng duy trì mức tăng trưởng 2 con số

Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh chung của nền kinh tế. Nếu điều kiện thuận lợi, xuất khẩu cả năm 2024 có thể duy trì mức tăng trưởng 2 con số.
Thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ tiến gần mốc 90 tỷ USD

Thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ tiến gần mốc 90 tỷ USD

8 tháng đầu năm 2024, thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ đã đạt 87,7 tỷ USD, tăng trưởng mạnh cả ở chiều xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá.
Dự báo mới nhất về giá gạo từ nay đến cuối năm

Dự báo mới nhất về giá gạo từ nay đến cuối năm

Không dễ để có thể đưa ra được nhận định về giá gạo từ nay đến cuối năm, tuy nhiên, xu hướng giá giảm là rất khó.
8 tháng năm 2024, xuất khẩu cao su của Việt Nam thu về hơn 1,7 tỷ USD

8 tháng năm 2024, xuất khẩu cao su của Việt Nam thu về hơn 1,7 tỷ USD

8 tháng năm 2024, xuất khẩu cao su đạt khoảng 1,12 triệu tấn, trị giá 1,76 tỷ USD, giảm 7,2% về lượng, nhưng tăng 8,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Thái Lan là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối ASEAN

Thái Lan là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối ASEAN

Thái Lan là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối ASEAN với giá trị 5,23 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt hơn 16 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt hơn 16 tỷ USD

8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt 16,01 tỷ USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động