Xây dựng, phát triển thương hiệu: Sức mạnh từ liên kết

Không chỉ thúc đẩy liên kết cộng đồng doanh nghiệp (DN) trong nước, để xây dựng và phát triển thương hiệu, DN cần đầu tư công nghệ, tạo ra sản phẩm chất lượng, từ đó thu hút thêm nhiều đối tượng khách hàng, trong đó có cả người Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài… đó là những ý kiến đóng góp tại Tọa đàm “Kết nối thương hiệu Việt” mới được tổ chức tại Hà Nội.    

Tầm quan trọng của liên kết

Phát biểu khai mạc tọa đàm, Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Anh Tuấn - Tổng biên tập tạp chí Nhà Đầu tư - nhấn mạnh: "Liên kết để cùng tạo nên sức mạnh của cộng đồng DN Việt, thương hiệu Việt là yếu tố quan trọng để vượt qua thách thức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Đó cũng là yếu tố tạo nên sức mạnh thương hiệu quốc gia, đưa đất nước tiến nhanh đến sự phồn thịnh".

xay dung phat trien thuong hieu suc manh tu lien ket
Các đại biểu tham dự tọa đàm

Liên kết giữ vai trò quan trọng với sự phát triển thương hiệu DN, song theo ông Nguyễn Anh Tuấn, hiện sự liên kết giữa các DN Việt, thương hiệu Việt chưa chặt chẽ. Làm gì để tăng cường liên kết giữa các tập đoàn lớn của Việt Nam với nhau, và làm thế nào để các tập đoàn, DN lớn, đóng vai trò dẫn đầu trong kết nối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), DN khởi nghiệp?.

Buổi tọa đàm đã ghi nhận nhiều ý kiến về xây dựng, phát triển thương hiệu của DN, đặc biệt tính quan trọng của liên kết tạo nên sức mạnh thương hiệu Việt, tăng sức cạnh tranh cho DN Việt… Ông Lê Khắc Hiệp - Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup - nêu ý kiến: Hiện sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam hết sức yếu, và có nhiều cách để khắc phục, chẳng hạn như có chính sách nhà nước.

"Thế nhưng, từng DN cần phải có ý thức và biện pháp để vươn lên, một trong những vấn đề quan trọng là các DN cần liên kết với nhau" - ông Hiệp nhấn mạnh.

Theo ông Lê Khắc Hiệp, Vingroup ngay từ đầu đã ý thức việc xây dựng thương hiệu. Trong 10 thương hiệu hàng đầu Việt Nam, có 3 thương hiệu của Vingroup góp mặt là: Vinhomes, Vincom Retail, Vincommerce, hiện có giá trị nhiều triệu USD. "Bản thân Vingroup luôn ý thức là DN tư nhân hàng đầu, luôn cố gắng vươn lên chiếm lĩnh vị trí tiên phong, mặt khác dẫn dắt các thương hiệu khác cùng vươn lên. Bởi nếu chỉ có một DN thì Việt Nam khó mà phát triển được, nên các DN cần đồng hành cùng nhau" - ông Hiệp khẳng định.

Coi trọng chất lượng sản phẩm

Về việc xây dựng thương hiệu DN, bà Trần Uyên Phương - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát (THP) - cho biết: Quan điểm của THP là không thể đi một mình để phát triển mà phải có sự hợp tác từ phía các nhà cung ứng. Theo bà Uyên Phương, THP coi người tiêu dùng là vấn đề cuối cùng, vì thế, luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng, chứ không chỉ chú trọng lợi nhuận tức thời.

Để phát triển thương hiệu, trở thành công ty top 10 châu Á trong ngành giải khát và thực phẩm, THP đã có sự phát triển trong tư duy, trước đây nhà cung cấp chỉ là mua đứt bán đoạn, sau này là đối tác. Có nghĩa là, cần có sự chung tay với đối tác để xây dựng thương hiệu.

THP cũng quan niệm, xây dựng thương hiệu là cả một quá trình đầu tư dài hạn chứ không phải ngắn hạn. Bản thân THP muốn xây dựng một thương hiệu Việt tồn tại 100 năm. Nay THP mới được 25 năm, nhưng chúng tôi tự tin xây dựng được thương hiệu 100 năm.

Thạc sĩ Đặng Thanh Vân - Chủ tịch CTCP Thương hiệu và Quản trị Thanhs - cho rằng: Điểm yếu trong việc xây dựng thương hiệu Việt là khả năng kết nối giữa các DN với nhau.

Ví dụ: "Chúng ta chào hàng ở nước ngoài thường đi theo nhóm các DN ngang hàng, cùng trong một hiệp hội, tức là không có nhiều giá trị khác biệt. Trong khi đó, ở nhiều nước trên thế giới, họ liên kết theo chiều dọc, theo chuỗi giá trị, chẳng hạn, DN sản xuất đi với DN phụ trợ, DN luật, tư vấn" - Thạc sĩ Đặng Thanh Vân cho biết.

Theo ông Vũ Xuân Trường - Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và Cạnh tranh: Hiện, chúng ta đang phải đối mặt với quá nhiều thách thức trong xây dựng thương hiệu Việt. Đó là vấn đề quy mô nhỏ, đơn lẻ; chất lượng, an toàn; năng lực chế biến; khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu…

Chỉ đến khi nào, người dân nhìn thấy một thương hiệu và yên tâm rằng vào đây mọi thứ đều tốt thì đó là thành công khi làm thương hiệu. Vì vậy, phải xây dựng những thương hiệu lớn để người dân mua hàng có nhiều lựa chọn, và đặc biệt không còn phải lăn tăn về chất lượng sản phẩm.

"Giải pháp ở đây là, cần ứng dụng công nghệ thương hiệu Việt như phát triển DN công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp; gia tăng tốc độ chuyển đổi số trong các lĩnh vực kinh doanh ngành hàng. Kết nối giữa cơ quan quản lý nhà nước, DN và người dân. Tiếp cận từ ngành hàng chủ lực đến sản phẩm chủ lực và thương hiệu chủ lực làm đầu tàu phát triển" - ông Vũ Xuân Trường đề xuất.

Việc kết nối cung - cầu giữa nhà sản xuất và thương mại còn hạn chế là nguyên nhân khiến Việt Nam có ít DN thành công, trở thành tập đoàn kinh tế lớn.
Linh Nhi
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thương hiệu

Tin mới nhất

Top 10 Hãng sơn được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam

Top 10 Hãng sơn được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam

Các doanh nghiệp kinh doanh sơn đã bước vào cuộc đua thực sự với chất lượng sơn ngày càng được nâng cao, đa dạng về chủng loại, tính năng, màu sắc.
Chứng minh người nộp đơn

Chứng minh người nộp đơn 'biết' hoặc 'có cơ sở để biết' trong các vụ việc đăng ký nhãn hiệu

Việc chứng minh người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đã "biết” hoặc “có cơ sở để biết" đến nhãn hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu đích thực là không đơn giản.
Cơ sở pháp lý và cách tiếp cận để giành lại nhãn hiệu bị đăng ký với dụng ý xấu

Cơ sở pháp lý và cách tiếp cận để giành lại nhãn hiệu bị đăng ký với dụng ý xấu

Đăng ký nhãn hiệu giúp tạo ra quyền độc quyền nhưng việc nộp đơn nhằm tước đi lợi ích của chủ nhãn hiệu đích thực là vi phạm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Vinamilk ‘xuất ngoại’ kỷ lục và câu chuyện rạng danh thương hiệu Việt Nam ở nước ngoài

Vinamilk ‘xuất ngoại’ kỷ lục và câu chuyện rạng danh thương hiệu Việt Nam ở nước ngoài

Quý II/2024, doanh thu từ xuất khẩu của Vinamilk đã tăng đến 37% so với cùng kỳ, tiếp tục khẳng định vị thế thương hiệu trên thị trường.
Kinh nghiệm và bài học thực tiễn để đòi lại nhãn hiệu tại Việt Nam

Kinh nghiệm và bài học thực tiễn để đòi lại nhãn hiệu tại Việt Nam

Đòi lại nhãn hiệu thông qua thủ tục phản đối hay hủy bỏ hiệu lực khi bị bên thứ ba đăng ký chiếm giữ là hành trình chưa bao giờ đơn giản.

Tin cùng chuyên mục

Chứng minh tính nguyên gốc của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng hoặc logo: Tại sao khó và cần làm gì?

Chứng minh tính nguyên gốc của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng hoặc logo: Tại sao khó và cần làm gì?

Việc chứng minh “tính nguyên gốc” của tác phẩm, đặc biệt là trong bối cảnh luật bản quyền, là chưa bao giờ đơn giản. Vậy phải giải quyết như thế nào?
Sắp diễn ra Diễn đàn kinh tế châu Á tại Indonesia

Sắp diễn ra Diễn đàn kinh tế châu Á tại Indonesia

Ngày 19/10/2024, sẽ diễn ra Diễn đàn kinh tế châu Á và Lễ công bố Thương hiệu uy tín hàng đầu châu Á 2024 lần thứ 3 tại Jakarta, Indonesia.
Nhãn hiệu xung đột với bản quyền: Cơ chế nào để xử lý hiệu quả?

Nhãn hiệu xung đột với bản quyền: Cơ chế nào để xử lý hiệu quả?

Xung đột giữa nhãn hiệu và bản quyền diễn ra phổ biến ở nhiều khu vực trên thế giới và đang trở thành vấn đề nhức nhối ở Việt Nam.
Longform | Phía sau hành trình đưa thương hiệu, hàng hóa Việt Nam sang Australia

Longform | Phía sau hành trình đưa thương hiệu, hàng hóa Việt Nam sang Australia

Việt Nam có nhiều nông sản khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, nhưng việc xây dựng thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp tại Australia chưa được chú trọng.
Thương hiệu quốc gia: Bệ đỡ cho hàng Việt vươn ra thế giới

Thương hiệu quốc gia: Bệ đỡ cho hàng Việt vươn ra thế giới

Việc doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia giúp tăng uy tín, vị thế của sản phẩm, doanh nghiệp trên thị trường thế giới.
Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng trưởng 102%, xếp thứ 33 trên thế giới

Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng trưởng 102%, xếp thứ 33 trên thế giới

Giá trị Thương hiệu quốc gia của Việt Nam năm 2023 đạt 498,13 tỷ USD, tăng 15,6% so với năm 2022, xếp thứ 33/121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới.
Xây dựng thương hiệu mạnh: Gia tăng lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu

Xây dựng thương hiệu mạnh: Gia tăng lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu

Năm 2023, Thương hiệu Quốc gia Việt Nam được Brand Finance xếp hạng 33/121 tổng số các quốc gia, lãnh thổ được tổ chức này xếp hạng.
May 10 và câu chuyện xâm nhập thị trường ngoại bằng thương hiệu Việt

May 10 và câu chuyện xâm nhập thị trường ngoại bằng thương hiệu Việt

Thay vì chỉ gia công cho các thương hiệu lớn trên thế giới, nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam, trong đó có May 10 đã xuất khẩu bằng chính thương hiệu Việt.
Sắp diễn ra Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Sắp diễn ra Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 từ ngày 15 - 21/4 trên phạm vi cả nước với các hoạt động quảng bá các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Bài 3: Xây dựng, phát triển thương hiệu đòi hỏi sự bền bỉ và phải luôn đổi mới

Bài 3: Xây dựng, phát triển thương hiệu đòi hỏi sự bền bỉ và phải luôn đổi mới

Trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh, xây dựng thương hiệu là một công việc đòi hỏi sự bền bỉ, liên tục không ngừng nghỉ và phải luôn đổi mới.
Bài 2: Xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia: Kiến tạo giá trị, sức mạnh mới cho đất nước

Bài 2: Xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia: Kiến tạo giá trị, sức mạnh mới cho đất nước

Xây dựng thương hiệu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ nêu rõ là một nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vừa có tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược.
Bài 1: Giá trị thương hiệu quốc gia tăng vượt bậc - “Trái ngọt” hội nhập, sự năng động của doanh nghiệp

Bài 1: Giá trị thương hiệu quốc gia tăng vượt bậc - “Trái ngọt” hội nhập, sự năng động của doanh nghiệp

Giá trị thương hiệu quốc gia tăng vượt bật qua các năm theo đánh giá, đây là kết quả của chủ trương hội nhập, sự năng động, sáng tạo của các doanh nghiệp.
Chương trình THQG Việt Nam: Thông báo kỳ xét chọn sản phẩm đạt THQG lần thứ 9 năm 2024

Chương trình THQG Việt Nam: Thông báo kỳ xét chọn sản phẩm đạt THQG lần thứ 9 năm 2024

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức kỳ xét chọn sản phẩm đạt THQG Việt Nam lần thứ 9, Lễ Công bố dự kiến quý IV/2024.
Việt Nam là điểm sáng về xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia

Việt Nam là điểm sáng về xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia

Việt Nam tiếp tục được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia và là thương hiệu quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị.
14 tiêu chí chọn lựa doanh nghiệp tham gia Gian hàng Quốc gia Việt Nam

14 tiêu chí chọn lựa doanh nghiệp tham gia Gian hàng Quốc gia Việt Nam

Thời gian đăng ký của các doanh nghiệp Việt Nam tham gia “Chương trình Gian hàng Quốc gia Việt Nam” trên Alibaba.com diễn ra từ 28/11 đến 15/1/2024.
Nhãn hiệu chứng nhận Gạo Việt Nam, Cà phê Việt Nam chất lượng cao vướng ở đâu?

Nhãn hiệu chứng nhận Gạo Việt Nam, Cà phê Việt Nam chất lượng cao vướng ở đâu?

Dù đi hơn nửa chặng đường nhưng nhãn hiệu chứng nhận Gạo Việt Nam vẫn vướng như “gà mắc tóc”, còn với Cà phê Việt vẫn đang trong quá trình xây dựng.
Chương trình Thương hiệu Quốc gia: Hành trình hai thập kỷ và những cột mốc quan trọng

Chương trình Thương hiệu Quốc gia: Hành trình hai thập kỷ và những cột mốc quan trọng

Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2003...
Tuyên truyền, quảng bá gian hàng Thương hiệu quốc gia Việt Nam tại Vietnam Foodexpo 2023

Tuyên truyền, quảng bá gian hàng Thương hiệu quốc gia Việt Nam tại Vietnam Foodexpo 2023

Ban Thư ký Chương trình Thương hiệu quốc gia đã triển khai gian hàng Thương hiệu quốc gia Việt Nam – Vietnam Value Pavillion với quy mô lên tới 36 gian hàng.
Longform | Những “sứ giả kinh tế” làm rạng danh hàng hoá, thương hiệu Việt trên thế giới

Longform | Những “sứ giả kinh tế” làm rạng danh hàng hoá, thương hiệu Việt trên thế giới

Tận dụng mọi cơ hội để quảng bá sản phẩm, hàng hoá thương hiệu Việt tới bạn bè quốc tế là phương châm hoạt động của các Tham tán thương mại Việt Nam.
Hành trình “vươn ra biển lớn”

Hành trình “vươn ra biển lớn”

24 năm kể từ thời điểm DN Việt được chấp thuận OFDI, đến nay đã có những DN tạo lập, khẳng định vị thế thương hiệu Việt trên trường quốc tế.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động