Xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi: Câu chuyện từ trà Shanam

Sau hơn 5 năm kiên trì xây dựng thương hiệu, bằng chất lượng và câu chuyện về cây trà cổ thụ, trà Shanam đã trở thành sản phẩm được yêu thích.
Ninh Thuận: Xây dựng thương hiệu sản phẩm “Chuối hột mồ côi Phước Bình” Hợp tác xã sản xuất lúa gạo Buôn Choáh: Xây dựng thương hiệu, nâng tầm lúa gạo Krông Nô

Định vị thương hiệu bằng chất lượng vượt trội

Năm 2020, ngành trà Việt có một thành tích rất quan trọng - Giải Bạc Châu Á - Thái Bình Dương (không có giải Vàng) tổ chức tại Trung Quốc cho sản phẩm Bạch trà thiên của thương hiệu trà Shanam. Giới nghiện trà trong nước gần như bị rúng động, bởi đây là một giải thưởng rất quan trọng và có uy tín với ban giám khảo toàn là những “ông lớn” về trà của thế giới.

Tiếp ngay sau đó, thương hiệu trà Shanam đã được tổ chức Tea Epicure của Hoa Kỳ xếp vào top 1 dòng trà xanh trên thế giới với số điểm gần như tuyệt đối là 94/100 điểm, tiếp tục khẳng định chất lượng thương hiệu.

Xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi: Câu chuyện từ trà Shanam
Một sản phẩm trà Shanam

Chia sẻ về câu chuyện đưa sản phẩm trà shan tuyết của bà con đồng bào Mông tại Tà Xùa và Sơn La trở thành sản phẩm hàng hoá, bà Phạm Thị Việt Hà - Phó Giám đốc Công ty TNHH Trà và Đặc sản Tây Bắc (TAFOOD) cho biết, đây là câu chuyện chung của rất nhiều làng nghề Việt Nam cũng gặp phải. Do đó, khi quyết định xây dựng thương hiệu cho sản phẩm trà Shan, TAFOOD đã quyết định chọn cái tên Shanam để giúp cho người tiêu dùng định hình được việc cái tên này sẽ bảo lãnh cho một vùng mà nghe đến đó đã hình dung ra vùng đất của những sản phẩm trà chuẩn và có chất lượng tốt nhất.

“Đối với Shanam - đây là cái tên đã được lựa chọn ngay từ những ngày đầu TAFOOD xây dựng nhà máy tại Tà Xùa. Shanam có nghĩa là trà shan tuyết Việt Nam - cái tên đã giúp hình dung ra cả vùng đất với những cây trà shan cổ thụ” - bà Hà chia sẻ.

Để sản xuất ra trà Shanam, TAFOOF đã làm việc với bà con dân tộc từ những ngày đầu. Những công nhân đầu tiên được mời vào trong nhà máy thậm chí còn không biết chữ, học mấy tháng cũng chỉ biết ký tên. Nhưng đến nay, họ đều đọc thông viết thạo và thậm chí giao tiếp với người Kinh rất giỏi. Hiện nay, công nhân thu mua trà nguyên liệu cũng như công nhân trong nhà máy và thậm chí là nhân viên văn phòng, nhân viên bán hàng của trà Shanam ở xã Tà Xùa, Huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La đều là người dân tộc Mông.

Điều thứ hai, TAFOOD đã dạy cho bà con biết yêu cây trà. Yêu rồi mới dạy cho công nhân thu hái làm sao để đúng kỹ thuật. Vì cây trà là cây ăn lá, nếu bà con hái đúng kỹ thuật thì mùa sau cây sẽ lại ra nhiều búp hơn và cứ như vậy sản lượng sẽ tăng lên.

“Những ngày đầu khi dạy bà con thì bà con bảo là hôm nay hơi bận, phải đi đám cưới hoặc bận việc làm nương sẽ không đi hái trà. Nhưng như vậy thì sẽ qua mất ngày tốt. Chính vì vậy, Công ty TNHH Trà và Đặc sản Tây Bắc đã bắt tay cùng địa phương thành lập Hợp tác xã Trà Tà Xùa. Hợp tác xã là nơi thu mua lá trà, cũng như dạy bà con cách thu hoạch những phần trà tốt, đạt tiêu chuẩn để đưa vào trong nhà máy. Nhà máy cũng cam kết bao tiêu hết vùng nguyên liệu để cho bà con yên tâm gắn bó với công ty” – bà Hà cho biết.

Thời điểm khi TAFOOD mới lên làm việc với bà con, búp trà của cây trà Shan tuyết cổ thụ được bán với giá 20.000 đ/kg, trong khi các cây trồng mới lại đang bán với giá là 40.000 đ/kg. Nguyên nhân là bà con sao trà Shan tuyết bằng lửa từ củi nên không đủ nhiệt để có thể diệt được men của búp trà to (một búp trà cổ thụ rất to), cho nên sẽ không tạo ra được một phẩm trà chuẩn, bà con thường hay gọi là trà đắng. Chính vì thế khi đem bán ra thị trường thì người bán gọi là trà đắng và người mua không mua.

Khi Công ty lên với Tà Xùa, ngay lập tức thu mua búp trà cho bà con 40.000 đ/kg, bằng các phẩm trà mới, đồng thời yêu cầu bà con không cần phải chế biến, cứ hái về đúng kỹ thuật thì thậm chí còn được mua giá cao hơn. Khi đó, bà con nhìn thấy được lợi ích của việc hái bán đúng kỹ thuật nên cũng có ý thức và họ thấy yêu cây trà hơn.

Cho đến hiện nay, công ty còn sẵn sàng trả giá đến 150.000-160.000 đ/kg trà được hái với kỹ thuật cao nhất, còn giá bình quân mua trà tươi tại Tà Xùa là 80.000 đ/kg, có thể nói là cao nhất Việt Nam hiện nay.

Tìm thị trường cho sản phẩm

Có được sản phẩm đã khó, tìm thị trường cho sản phẩm trà còn khó hơn. Khi thương hiệu Shanam ra mắt thương hiệu vào tháng 12/2017, khi tham gia các hội chợ, triển lãm, thậm chí những người làm trà còn phải cầm ảnh để kể cho khách hàng biết là trà này được sản xuất từ cây cổ thụ như thế nào? Thậm chí còn phải truyền thông về cây trà trước, sau đó cho khách hàng uống thử rồi mới truyền thông đến sản phẩm.

Xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi: Câu chuyện từ trà Shanam
Cây trà shan tuyết cổ thụ ở Sơn La

Thế nhưng đến nay, được sự cộng hưởng của truyền thông và của chính quyền địa phương, Shanam đã định vị thương hiệu là dòng trà Shan chất lượng phù hợp với rất nhiều đối tượng, thị trường. Ví dụ như những sản phẩm để cho người già tránh mất ngủ; những sản phẩm cho các bố, các mẹ và cho các bé hoặc là cho các bà…

Đặc biệt, bên cạnh trà truyền thống, TAFOOD còn tiên phong sản xuất trà ép bánh Shanam, dòng sản phẩm mới lạ, độc đáo mang lại nhiều giá trị về văn hóa cũng như kinh tế cho địa phương trong vài năm trở lại đây. Thương hiệu trà Shanam cũng đã được nhiều người yêu trà trên toàn quốc biết đến như là một thương hiệu tiên phong trong việc nghiên cứu và phát triên các dòng sản phẩm trà lên men, trà ép bánh của Việt Nam.

Kiên trì như vậy, đến nay, sau hơn 5 năm, bà Phạm Thị Thu Hà chia sẻ, sản phẩm đã chinh phục tốt người tiêu dùng, giúp đời sống của bà con làm trà thay đổi rất nhiều. Nếu như những ngày đầu đặt công ty ở đây, xã Tà Xùa là một xã vùng cao đặc biệt khó khăn cấp độ 3 thì đến nay, đời sống của bà con đã có nhiều đổi khác. Nhiều gia đình đã có xe máy, tivi, cái đói cái nghèo đã lùi xa.

“Thương hiệu trà Shanam định hướng mục tiêu chinh phục thị trường trong nước trong 5 năm đầu tiên và đến nay đã được người tiêu dùng trong nước khá yêu mến. Có được điều này là do người tiêu dùng tin tưởng sản phẩm trà Việt, mang hương vị Việt và truy xuất nguồn gốc rõ ràng” - bà Hà khẳng định.

Lan Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xây dựng thương hiệu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hơn 300 cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số được xét khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại Lâm Đồng.
Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều năm qua, việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã mang lại diện mạo mới cho du lịch Sơn La.
Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Các doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân vùng đồng bào dân tộc tỉnh Sơn La đã ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh doanh, tăng cường tiêu thụ nông sản.
Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Trong quá trình chuyển đổi số, lĩnh vực công tác dân tộc được tỉnh Sơn La ưu tiên, với nhiều đề án riêng để thực hiện.
Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể, sau 3 năm triển khai các chương trình A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã thoát khỏi danh sách các huyện nghèo cả nước.

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Ngày 6/9, tại huyện A Lưới, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024.
Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Không chỉ tạo ra sản phẩm giá trị cao, tốt cho sức khoẻ, Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng Thành Long còn tạo sinh kế ổn định cho bà con dân tộc Mông địa phương.
Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Thời gian qua, Lào Cai nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để người dân được tiếp cận nguồn thông tin hữu ích, thay đổi nhận thức, chủ động vươn lên thoát nghèo.
Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Thực hiện chương trình cấp điện nông thôn, đến nay điện lưới quốc gia đang tỏa sáng trên khắp các bản, làng vùng cao, vùng sâu trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Ở xã Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh liên kết với người dân nhằm tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm chè shan tuyết Tô Múa.
Công nghệ số đưa nông sản Lạng Sơn vươn ra

Công nghệ số đưa nông sản Lạng Sơn vươn ra 'biển lớn'

Hình ảnh người nông dân Xứ Lạng livestream bán na và các nông sản đặc sản của tỉnh không còn là điều xa lạ với người dùng mạng xã hội tại Việt Nam.
Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Xác định hội chợ triển lãm là kênh xúc tiến thương mại mang lại hiệu quả cao, Lạng Sơn đã và đang đẩy mạnh hoạt động này
Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu giới thiệu, quảng bá du lịch các đặc sản miền núi, đặc biệt là sản phẩm ớt A Riêu của tỉnh Quảng Nam, đến với du khách.
Người phụ nữ đam mê

Người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hoá Thái

Đến với Chiềng Pằn, hỏi nghệ nhân Lò Thị Xuân, nhiều người sẽ kể cho bạn nghe về một người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hóa Thái.
Thừa Thiên Huế: Huyện A Lưới cần đẩy nhanh các Chương trình mục tiêu quốc gia

Thừa Thiên Huế: Huyện A Lưới cần đẩy nhanh các Chương trình mục tiêu quốc gia

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu huyện miền núi A Lưới đẩy nhanh tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương.
Hà Giang: Nâng cao sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Hà Giang: Nâng cao sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

"Cho cần câu chứ không tặng con cá", cách làm này đã giúp nhiều chị em phụ nữ dân tộc thiểu số ở Hà Giang cải thiện sinh kế, từng bước thoát nghèo.
Lai Châu: Mục tiêu đưa Sìn Hồ trở thành trung tâm du lịch của miền núi phía Bắc

Lai Châu: Mục tiêu đưa Sìn Hồ trở thành trung tâm du lịch của miền núi phía Bắc

Huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu có nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triển nông, lâm nghiệp gắn với du lịch… địa phương đang tìm các ý tưởng, giải pháp.
Thái Nguyên: Hiệu quả từ những chính sách đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thái Nguyên: Hiệu quả từ những chính sách đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thu hẹp khoảng cách vùng, miền Thái Nguyên đang tích cực triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Thừa Thiên Huế: Phát triển du lịch tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Phát triển du lịch tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Nam Đông và A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng.Qua đó tạo công ăn việc làm, sinh kế, thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Lai Châu: Diễn ra Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Phong Thổ

Lai Châu: Diễn ra Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Phong Thổ

Sáng nay (24/5), huyện Phong Thổ (Lai Châu) đã long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024.
Khích lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo tồn bản sắc văn hóa

Khích lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo tồn bản sắc văn hóa

Thông qua việc xây dựng 4 câu lạc bộ sinh hoạt văn hoá dân gian nhằm khích lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo tồn bản sắc văn hóa.
3 địa phương được hỗ trợ phục hồi, bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một

3 địa phương được hỗ trợ phục hồi, bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sẽ triển khai hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể dân tộc số có nguy cơ mai một tại 3 địa phương.
Lào Cai: Triển khai hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững giúp Bát Xát chuyển mình

Lào Cai: Triển khai hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững giúp Bát Xát chuyển mình

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, hàng nghìn hộ dân ở huyện biên giới Bát Xát (Lào Cai) đã thoát nghèo.
Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Với đặc thù là xã vùng cao biên giới, nhưng với sức mạnh từ sự đoàn kết, xây dựng nông thôn mới tại Bát Mọt (tỉnh Thanh Hóa) đang hoàn thiện từng ngày.
Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Với cách thiết kế tỉ mỉ, họa tiết độc đáo, bố cục chặt chẽ đã tạo nên bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Xá Phó mang nhiều giá trị về nghệ thuật thẩm mỹ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động