Xuất khẩu viên nén nhiên liệu trên đà tăng trưởng

Bình quân mỗi năm Việt Nam xuất khẩu trên dưới 3 triệu tấn viên nén nhiên liệu với kim ngạch xuất khẩu đạt 350 triệu USD. Trong 8 tháng đầu năm 2021, lượng xuất khẩu đạt 2,4 triệu tấn, tương đương với 273 triệu USD về kim ngạch.

Hàn Quốc, Nhật Bản chiếm trên 90% lượng nhập khẩu

Báo cáo “Sản xuất và xuất khẩu viên nén của Việt Nam: Thực trạng và một số khía cạnh cần quan tâm” do Tổ chức Forest Trends phối hợp với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam vừa công bố cho hay, trong những năm gần đây, lượng viên nén xuất khẩu mỗi năm đạt trên dưới 3 triệu tấn, tương đương 350 triệu USD về kim ngạch.

viên nén nhiên liệu
Hàn Quốc và Nhật Bản là 2 thị trường nhập khẩu viên nén nhiên liệu lớn nhất của Việt Nam

Hàn Quốc và Nhật Bản là 2 thị trường nhập khẩu viên nén nhiên liệu lớn nhất của Việt Nam, với lượng xuất khẩu sang 2 thị trường này mỗi năm chiếm trên 90% trong tổng lượng xuất khẩu. Thị trường Hàn Quốc có quy mô lớn hơn so với thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, mức độ ổn định tại thị trường Nhật Bản lại cao hơn.

Mức giá xuất khẩu bình quân sang thị trường Nhật Bản hiện cao hơn giá xuất sang Hàn Quốc, bình quân khoảng 20-30 USD/tấn. Thông tin từ một số doanh nghiệp xuất khẩu cho biết, hiện giá xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc thấp là bởi thị trường này áp dụng cơ chế đấu giá khi mua sản phẩm, với các doanh nghiệp chào mức giá thấp nhận được các hợp đồng cung sản phẩm. Sau khi nhận được các hợp đồng này, các doanh nghiệp này quay trở lại các nhà sản xuất tại Việt Nam và đẩy mức giá sản phẩm xuống thấp, nhằm đáp ứng các hợp đồng mà họ đã ký kết với người mua.

Cơ chế thu mua tại thị trường Nhật Bản không tuân theo hình thức đấu giá như tại thị trường Hàn Quốc mà phụ thuộc trực tiếp vào thỏa thuận giữa người mua và người bán. Cơ chế này không làm đẩy giá xuất khẩu xuống thấp như tại thị trường Hàn Quốc.

Tiếp đà tăng trưởng

Giống như các ngành khác, ngành sản xuất và xuất khẩu viên nén của Việt Nam cũng bị tác động tiêu cực do đại dịch Covid-19. Kim ngạch và lượng xuất khẩu giảm mạnh trong những tháng gần đây. Cụ thể, tháng 6/2021, xuất khẩu viên nén đạt 367,2 nghìn tấn với giá trị 41,1 triệu USD, tuy nhiên, bước sang tháng 7/2021, con số này tụt xuống còn 315,5 nghìn tấn và trị giá 36,7 triệu USD, tháng 8/2021 kim ngạch xuất khẩu đạt 265,2 nghìn tấn với giá trị 31,3 triệu USD.

Dữ liệu thống kê về viên nén xuất khẩu của Việt Nam cho thấy, bình quân mỗi năm có trên 70 doanh nghiệp tham gia vào khâu xuất khẩu. Lượng doanh nghiệp tham gia vào khâu này không có nhiều biến động, ít nhất trong giai đoạn 2019-2020. Tuy nhiên, con số doanh nghiệp tham gia khâu xuất khẩu trong 8 tháng đầu 2021 chỉ là 59, nhỏ hơn nhiều so với số doanh nghiệp tham gia khâu xuất khẩu trong năm 2020. Sự suy giảm các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu trong 8 tháng đầu 2021 có thể là do một số doanh nghiệp sẽ tham gia khâu này vào những tháng cuối năm, cũng có thể là do tác động của sự bùng phát trở lại của dịch Covid-19 tại Việt Nam.

Ông Tô Xuân Phúc- Chuyên gia Tổ chức Forest Trends- đánh giá, một trong những điểm mạnh trực tiếp góp phần vào sự hình thành và phát triển của ngành viên nén nhiên liệu là bởi nguồn nguyên liệu đầu vào dồi dào, được tạo ra từ gỗ phụ phẩm của ngành chế biến. Nguồn gỗ đầu vào để làm mặt hàng này bao gồm mùn cưa, dăm bào, cành đầu mẩu, cành ngọn gỗ rừng trồng có đường kính từ khoảng 2cm trở xuống. Mặt khác, cơ sở chế biến viên nén không đòi hỏi đầu tư về công nghệ quản lý lớn và phức tạp và điều này tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp tham gia vào khâu sản xuất. Việt Nam có lợi thế về địa lý với các nguồn nguyên liệu cho sản xuất viên nén nằm gần các cảng biển xuất khẩu, thuận tiện cho việc vận chuyển.

Tuy nhiên, ngành sản xuất và xuất khẩu viên nén hiện đang tồn tại một số mặt hạn chế. Thứ nhất, đầu vào nguyên liệu chưa được kiểm soát chặt chẽ về khía cạnh chất lượng và pháp lý. Một số cơ sở chế biến sử dụng nguyên liệu hỗn tạp, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Nguồn cung gỗ nguyên liệu đầu vào có chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) hạn chế, trong khi đòi hỏi của thị trường xuất khẩu về mặt hàng có chứng chỉ ngày càng tăng. Có một số tín hiệu cho thấy tình trạng gian lận trong khai báo sản phẩm có chứng chỉ FSC với lượng khai báo lớn hơn khả năng cung thực tế. Những thông tin này đang tác động xấu tới ngành.

Thứ hai, hiện ngành đang tồn tại tình trạng cung lớn hơn cầu, với sự tham gia đông đảo của các doanh nghiệp tham gia khâu chế biến. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp, bao gồm cả việc cạnh tranh không lành mạnh như chèn ép giá. Nhiều doanh nghiệp tham gia chế biến trong khi khâu xuất khẩu lại tập trung chủ yếu bởi một số doanh nghiệp có quy mô lớn.

Theo thông tin từ đại diện một số doanh nghiệp, mức giá tại thị trường Hàn Quốc cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia khâu đấu thầu tại đây bỏ mức giá thấp, sau đó quay lại đẩy giá sản phẩm của các cơ sở sản xuất xuống. Với tình trạng cung lớn hơn cầu như hiện nay, ngành tiềm ẩn yếu tố không bền vững.

Ngành viên nén nhiên liệu được dự báo còn dư địa để phát triển bền vững. Đặc biệt, nhu cầu tiêu thụ viên nén tại Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Theo một số doanh nghiệp xuất khẩu, lượng viên nén tại thị trường Nhật Bản sẽ có thể mở rộng gấp 3 lần cho tới năm 2024 - 2025 so với hiện nay. Nếu năng lực sản xuất của Việt Nam được giữ nguyên ở mức hiện tại, cung - cầu mặt hàng này sẽ cân bằng trong 2-3 năm tới. Mặt khác, ngành hàng này có tiềm năng trong việc nâng cao tỷ trọng sản phẩm có chứng chỉ FSC, điều này có thể đạt được thông qua hình thức hợp tác giữa các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu với các hộ trồng rừng để tạo nguồn gỗ chứng chỉ.

Giá xuất khẩu bình quân trên 1 đơn vị sản phẩm vào Nhật Bản luôn cao hơn giá xuất khẩu vào Hàn Quốc. Điều này có thể làm các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ dịch chuyển từ thị trường Hàn Quốc sang thị trường Nhật, hoặc ít nhất cũng cố gắng để tham gia cả 2 thị trường.

Để nắm cơ hội, đẩy mạnh xuất khẩu, các chuyên gia cho rằng, việc hình thành một tổ chức đại diện cho các doanh nghiệp ngành như chi hội viên nén là điều cần thiết bởi điều này sẽ trực tiếp góp phần vào việc điều tiết các hoạt động sản xuất và xuất khẩu của ngành trong tương lai.

Theo đó, tổ chức đại diện có vai trò kết nối các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu, tạo tiếng nói chung giữa các doanh nghiệp, điều tiết thị trường đầu ra sản phẩm. Đồng thời, đóng vai trò đầu mối thông tin, cung cấp cho các doanh nghiệp thành viên thông tin về thị trường đầu ra sản phẩm, bao gồm thông tin về nhu cầu và các yêu cầu pháp lý và bền vững về sản phẩm. Chuyển tải thông tin và kiến nghị từ doanh nghiệp tới các cơ quan quản lý nhằm hình thành các cơ chế chính sách sát thực tế, góp phần thúc đẩy ngành phát triển bền vững.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường Hàn Quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng hơn 800% trong 8 tháng

Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng hơn 800% trong 8 tháng

8 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi hơn 190 triệu USD nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine, tăng hơn 800% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái.
‘Cửa ngõ’ giao thương Việt Nam - Trung Quốc thông suốt sau bão Yagi

‘Cửa ngõ’ giao thương Việt Nam - Trung Quốc thông suốt sau bão Yagi

Tại các cửa khẩu lớn với Trung Quốc, hoạt động xuất nhập khẩu đã dần trở lại ổn định và tăng trưởng sau bão Yagi.
Nhập khẩu sầu riêng tươi của Trung Quốc dự kiến vượt 10 tỷ USD

Nhập khẩu sầu riêng tươi của Trung Quốc dự kiến vượt 10 tỷ USD

Mỗi năm, Trung Quốc nhập khẩu 7 tỷ USD sầu riêng tươi. Dự kiến vài năm tới, con số này sẽ vượt mức 10 tỷ USD.
Xuất khẩu cá tra tháng 8 sang các thị trường tiếp đà tăng trưởng

Xuất khẩu cá tra tháng 8 sang các thị trường tiếp đà tăng trưởng

8 tháng năm 2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang các thị trường đạt gần 1,3 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trái dừa gia nhập câu lạc bộ xuất khẩu tỷ USD: ‘Cao tốc’ đã mở, làm gì để tránh ‘barie’?

Trái dừa gia nhập câu lạc bộ xuất khẩu tỷ USD: ‘Cao tốc’ đã mở, làm gì để tránh ‘barie’?

Bên cạnh niềm vui, việc trái dừa được mở cửa xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc cũng đang gây nên không ít lo ngại về việc đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Tin cùng chuyên mục

Điểm tên những thị trường cung cấp đậu tương lớn cho Việt Nam

Điểm tên những thị trường cung cấp đậu tương lớn cho Việt Nam

Brazil là thị trường cung cấp đậu tương lớn nhất cho Việt Nam trong 8 tháng, chiếm 59% tổng lượng và chiếm 56,9% tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước.
Bước nhảy vọt trong xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng của Việt Nam

Bước nhảy vọt trong xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng của Việt Nam

Tăng trưởng xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng Việt Nam 2024 tạo tín hiệu lạc quan từ Mỹ, EU, CPTPP, mở cơ hội mới cho doanh nghiệp trong cạnh tranh toàn cầu.
8 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu gần 1,1 triệu tấn cà phê

8 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu gần 1,1 triệu tấn cà phê

8 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu gần 1,1 triệu tấn cà phê, thu về 4 tỷ USD, giảm 12,1% về lượng nhưng tăng tới 35,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu cá tra: Cơ hội mới sau 20 năm vướng vụ kiện bán phá giá

Xuất khẩu cá tra: Cơ hội mới sau 20 năm vướng vụ kiện bán phá giá

Ngành cá tra Việt Nam nhận tin vui khi DOC công bố nhiều nhà xuất khẩu cá tra không bị áp thuế chống bán phá giá, đây là bước ngoặt giúp tăng trưởng xuất khẩu.
8 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu sang Đức tăng gần 98% về lượng

8 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu sang Đức tăng gần 98% về lượng

8 tháng năm, xuất khẩu hồ tiêu sang Đức đạt 12.133 tấn, tương đương trị giá 63,7 triệu USD, tăng 97,5% về lượng và tăng 151,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trư
8 tháng, lượng phân bón nhập khẩu của cả nước tăng mạnh

8 tháng, lượng phân bón nhập khẩu của cả nước tăng mạnh

8 tháng lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt gần 3,5 triệu tấn, trị giá gần 1,14 tỷ USD tăng 43,6% về lượng, tăng 36,9% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Thúc đẩy đưa sản phẩm nông nghiệp Hoa Kỳ vào thị trường Việt Nam

Thúc đẩy đưa sản phẩm nông nghiệp Hoa Kỳ vào thị trường Việt Nam

Bên cạnh việc xuất khẩu sang Hoa Kỳ, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp cũng đang nỗ lực để đưa các sản phẩm nông nghiệp của Hoa Kỳ vào thị trường Việt Nam.
Longform | Kết nối hiệu quả giữa sản xuất với thị trường theo chuỗi cung ứng

Longform | Kết nối hiệu quả giữa sản xuất với thị trường theo chuỗi cung ứng

Việc xây dựng chuỗi liên kết giữa sản xuất với thị trường theo chuỗi cung ứng sẽ nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng hoá, nâng cao giá trị sản phẩm.
8 tháng xuất khẩu sắt thép của Việt Nam thu về hơn 6,4 tỷ USD

8 tháng xuất khẩu sắt thép của Việt Nam thu về hơn 6,4 tỷ USD

8 tháng năm 2024 xuất khẩu sắt thép các loại của Việt Nam đạt 8,88 triệu tấn, thu về hơn 6,4 tỷ USD, tăng 20,7% về lượng, tăng 14% kim ngạch so với cùng kỳ.
Xuất khẩu hàng hóa năm 2024 hy vọng duy trì mức tăng trưởng 2 con số

Xuất khẩu hàng hóa năm 2024 hy vọng duy trì mức tăng trưởng 2 con số

Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh chung của nền kinh tế. Nếu điều kiện thuận lợi, xuất khẩu cả năm 2024 có thể duy trì mức tăng trưởng 2 con số.
Thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ tiến gần mốc 90 tỷ USD

Thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ tiến gần mốc 90 tỷ USD

8 tháng đầu năm 2024, thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ đã đạt 87,7 tỷ USD, tăng trưởng mạnh cả ở chiều xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá.
Dự báo mới nhất về giá gạo từ nay đến cuối năm

Dự báo mới nhất về giá gạo từ nay đến cuối năm

Không dễ để có thể đưa ra được nhận định về giá gạo từ nay đến cuối năm, tuy nhiên, xu hướng giá giảm là rất khó.
8 tháng năm 2024, xuất khẩu cao su của Việt Nam thu về hơn 1,7 tỷ USD

8 tháng năm 2024, xuất khẩu cao su của Việt Nam thu về hơn 1,7 tỷ USD

8 tháng năm 2024, xuất khẩu cao su đạt khoảng 1,12 triệu tấn, trị giá 1,76 tỷ USD, giảm 7,2% về lượng, nhưng tăng 8,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Thái Lan là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối ASEAN

Thái Lan là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối ASEAN

Thái Lan là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối ASEAN với giá trị 5,23 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt hơn 16 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt hơn 16 tỷ USD

8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt 16,01 tỷ USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước.
Động lực thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu xanh, xuất khẩu bền vững

Động lực thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu xanh, xuất khẩu bền vững

Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá đến năm 2030 đưa ra những mục tiêu cụ thể để thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu bền vững.
Cung giảm, cầu tăng, giá cà phê sẽ vẫn duy trì ở mức cao

Cung giảm, cầu tăng, giá cà phê sẽ vẫn duy trì ở mức cao

Tháng 8/2024, giá cà phê xuất khẩu trung bình đạt 5.293 USD/tấn, cao nhất trong lịch sử. Cung giảm, cầu tăng, giá cà phê được nhận định sẽ vẫn duy trì ở mức cao
Xuất khẩu điều, kỳ vọng lấy lại đà tăng trưởng

Xuất khẩu điều, kỳ vọng lấy lại đà tăng trưởng

Xuất khẩu hạt điều 8 tháng năm 2024 đạt 486.470 tấn, tương đương gần 2,78 tỷ USD, tăng 22,9% về lượng, tăng 21,8% về kim ngạch nhưng giảm về giá so với cùng kỳ.
Xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Hoa Kỳ: Doanh nghiệp Việt cần làm gì?

Xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Hoa Kỳ: Doanh nghiệp Việt cần làm gì?

Để chinh phục được thị trường Hoa Kỳ, doanh nghiệp cần nắm rõ và tận dụng tất cả những ưu đãi, chính sách trong Luật Hiện đại hóa An toàn thực phẩm của Hoa Kỳ.
Tới nửa đầu tháng 8, xuất khẩu cá tra sang Anh đạt 38 triệu USD

Tới nửa đầu tháng 8, xuất khẩu cá tra sang Anh đạt 38 triệu USD

Tính đến ngày 15/8/2024, xuất khẩu cá tra sang thị trường Anh đạt 38 triệu USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động