Xúc tiến đầu tư phát triển dịch vụ logistics tỉnh Phú Thọ năm 2024

Sáng ngày 26/3, UBND tỉnh Phú Thọ phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư phát triển dịch vụ logistics tỉnh Phú Thọ năm 2024.
Dự thảo Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam: Cần có mục tiêu cụ thể về logistics xanh Tăng cường kết nối logistics, thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản Mục tiêu chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam: Cần tiếp cận một cách thận trọng

Vẫn chưa có trung tâm logistics tương xứng

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Anh Sơn – Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) – cho biết, với vị trí trung tâm tiểu vùng Tây - Đông - Bắc, ngã ba hội tụ 3 con sông gồm: sông Hồng, sông Đà và sông Lô, Phú Thọ là đầu mối giao thông quan trọng cả về đường bộ, đường sắt, đường thủy trong khu vực miền Bắc, kết nối trung chuyển hàng hóa cho các khu vực Tây Bắc, Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng. Đồng thời, Phú Thọ nằm trong vành đai của nhiều tuyến trục giao thông quan trọng như tuyến hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nên có nhiều lợi thế về giao thông, đầu tư phát triển dịch vụ logistics để tham gia vào từng khâu của quá trình lưu thông hàng hóa.

ông Nguyễn Anh Sơn – Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phát biểu khai mạc Hội nghị
Ông Nguyễn Anh Sơn – Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phát biểu khai mạc Hội nghị

Với nhiều tiềm năng, lợi thế về vị trí địa kinh tế và nguồn nhân lực phong phú được đào tạo cơ bản, tỉnh Phú Thọ hội tụ nhiều điều kiện riêng có để phát triển trở thành một cực tăng trưởng của Vùng động lực tiềm năng Bắc Giang - Thái Nguyên - Phú Thọ, trung tâm kết nối giao thương kinh tế - thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc và ASEAN.

Trong những năm gần đây, dịch vụ logistics đã ngày càng khẳng định vai trò, vị trí trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ. Đây là yếu tố quan trọng trong chuỗi lưu thông hàng hóa, tạo ra giá trị tăng thêm cho hàng hóa và nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp và cho cả tỉnh.

Bên cạnh đó, hoạt động logistics tại Phú Thọ vẫn còn bộc lộ một số hạn chế lớn. Cụ thể, hạ tầng thương mại và giao thông vận tải của tỉnh mặc dù đã được quan tâm đầu tư, tuy nhiên, cho đến nay Phú Thọ vẫn chưa có trung tâm logistics tương xứng với vị trí địa kinh tế - giao thông này. Sự liên kết về logistics giữa Phú Thọ với các tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu, cùng với sự kết nối chưa hiệu quả giữa các vùng sản xuất và chế biến, xuất khẩu hàng hóa cũng là nguyên nhân khiến chi phí logistics tăng, thời gian vận chuyển bị kéo dài. Số lượng doanh nghiệp khá nhiều nhưng đa số quy mô nhỏ, chủ yếu cung cấp dịch vụ đơn lẻ, thiếu tính liên kết, ứng dụng công nghệ trong thương mại điện tử còn ở mức chưa cao. Chưa có cơ chế, chính sách mang tính đột phá để hỗ trợ cho hoạt động logistics phát triển xứng tầm.

Để tiếp tục phát huy có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy ngành dịch vụ logistics phát triển nhanh và bền vững, đóng góp tích cực, hiệu quả hơn vào sự phát triển chung của tỉnh; với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về dịch vụ logistics, ông Nguyễn Anh Sơn cũng đề nghị tỉnh Phú Thọ tiếp tục quán triệt sâu sắc các quan điểm, định hướng tại Nghị quyết số 163/NQ-CP ngày 16/12/2022 của Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam và các nghị quyết, chính sách, chiến lược phát triển của Đảng, Nhà nước, Chính phủ có liên quan đến Vùng Trung du và miền núi phía Bắc để làm căn cứ hoạch định và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, đề án về phát triển dịch vụ logistics bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn và khai thác được các tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Bên cạnh đó, tập trung triển khai Kế hoạch số 292/KH-UBND ngày 18/1/2024 của UBND tỉnh Phú Thọ phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh đến năm 2025; chú trọng rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các cơ chế, chính sách có tính đột phá, khả thi để thu hút các nguồn lực xã hội, đồng thời ưu tiên ngân sách để làm “vốn mồi”, thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp có uy tín, năng lực, kinh nghiệm vào đầu tư, phát triển hạ tầng logistics, trong đó, ưu tiên thu hút đầu tư phát triển các trung tâm logistics áp dụng công nghệ 4.0, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm chi phí logistics, theo quy hoạch đã được tỉnh phê duyệt.

Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ trên địa bàn dựa trên tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của tỉnh. Đẩy mạnh hợp tác logistics với các địa phương trên các tuyến hành lang kinh tế, vùng động lực “Bắc Giang - Thái Nguyên - Phú Thọ”, khai thác triệt để lợi thế vận tải đường thủy trên 3 con sông (sông Hồng, sông Đà, sông Lô);… Ngoài ra, cần đẩy mạnh hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong logistics ở cả lĩnh vực quản lý và kinh doanh dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh;…

Xúc tiến đầu tư phát triển dịch vụ logistics tỉnh Phú Thọ

Tại hội nghị, đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cập nhật về chính sách và định hướng phát triển logistics Việt Nam; triển khai một số nội dung Nghị định số 163 của Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam; thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics, thu hút đầu tư phát triển hạ tầng logistics; đặc biệt là 2 trung tâm logistics cấp tỉnh và 1 trung tâm logistics cấp vùng đã được quy hoạch tại tỉnh Phú Thọ.

Toàn cảnh Hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị

Đại diện các Sở, ngành của tỉnh Phú Thọ thông tin một số nét về tình hình kinh tế xã hội, về quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; thực trạng hạ tầng và quy hoạch hạ tầng logistics, tiềm năng phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn;…

Các đại biểu cùng nhau thảo luận, trao đổi, tư vấn các giải pháp, định hướng phát triển logistics của tỉnh; định hướng và giải pháp để thu hút đầu tư, hỗ trợ, khuyến khích phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Theo báo cáo của Sở Công Thương Phú Thọ, tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực vận tải, kho bãi giai đoạn 2021 - 2023 đạt 7,2% và tỷ trọng đóng góp vào GRDP của tỉnh duy trì ổn định ở mức 3,5%.

Theo Quy hoạch chung của tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trên địa bàn tỉnh quy hoạch xây dựng 3 trung tâm logistics, trong đó có 1 trung tâm logistics cấp vùng nằm trong tổng thể Khu công nghiệp dịch vụ Bắc Sơn với diện tích trên 54,5 ha; 2 trung tâm logistics cấp tỉnh gồm trung tâm logistics Lâm Thao và trung tâm logistics Hạ Hòa. Sở Công Thương Phú Thọ trân trọng mời gọi các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tìm hiểu về môi trường đầu tư kinh doanh và cơ hội đầu tư, hợp tác lâu dài tại tỉnh Phú Thọ.

Để thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh, tạo mối liên hệ gắn kết giữa logistics với các ngành sản xuất, thương mại và xuất nhập khẩu trong nước và quốc tế, tạo động lực phát triển cho những năm tiếp theo và xây dựng Phú Thọ trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế của vùng trung du miền núi phía Bắc, ông Nguyễn Việt Dũng - Giám đốc Sở Công Thương Phú Thọ - cho biết, tỉnh Phú Thọ xác định trong thời gian tới, cần tiếp tục đầu tư đồng bộ hạ tầng giao thông, thu hút phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo gắn với logistics và hoạt động xuất nhập khẩu.

Đồng thời, cải thiện mạnh mẽ và nâng cao môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi giá trị, đặc biệt là đầu tư vào những ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn mà tỉnh có lợi thế cạnh tranh; tiếp tục thực hiện công khai, minh bạch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính nhằm giảm chi phí, thời gian và tiện ích thông quan cho doanh nghiệp và nhà đầu tư; kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc khi có phản ánh; đảm bảo an ninh trật tự, tạo sự bình đẳng cho các nhà đầu tư lâu dài tại tỉnh.

Quyết tâm xây dựng Phú Thọ tiếp tục là "điểm đến hấp dẫn" thu hút doanh nghiệp đầu tư kinh doanh trong và ngoài nước, đặc biệt quan tâm đến thu hút đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ logistics.

Trong khuôn khổ của chương trình hội nghị, các đại biểu và khách mời sẽ tham gia hoạt động khảo sát thực địa cơ sở hạ tầng logistics và khu vực quy hoạch trung tâm logistics trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thu hút đầu tư nước ngoài

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng hơn 800% trong 8 tháng

Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng hơn 800% trong 8 tháng

8 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi hơn 190 triệu USD nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine, tăng hơn 800% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái.
‘Cửa ngõ’ giao thương Việt Nam - Trung Quốc thông suốt sau bão Yagi

‘Cửa ngõ’ giao thương Việt Nam - Trung Quốc thông suốt sau bão Yagi

Tại các cửa khẩu lớn với Trung Quốc, hoạt động xuất nhập khẩu đã dần trở lại ổn định và tăng trưởng sau bão Yagi.
Nhập khẩu sầu riêng tươi của Trung Quốc dự kiến vượt 10 tỷ USD

Nhập khẩu sầu riêng tươi của Trung Quốc dự kiến vượt 10 tỷ USD

Mỗi năm, Trung Quốc nhập khẩu 7 tỷ USD sầu riêng tươi. Dự kiến vài năm tới, con số này sẽ vượt mức 10 tỷ USD.
Xuất khẩu cá tra tháng 8 sang các thị trường tiếp đà tăng trưởng

Xuất khẩu cá tra tháng 8 sang các thị trường tiếp đà tăng trưởng

8 tháng năm 2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang các thị trường đạt gần 1,3 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trái dừa gia nhập câu lạc bộ xuất khẩu tỷ USD: ‘Cao tốc’ đã mở, làm gì để tránh ‘barie’?

Trái dừa gia nhập câu lạc bộ xuất khẩu tỷ USD: ‘Cao tốc’ đã mở, làm gì để tránh ‘barie’?

Bên cạnh niềm vui, việc trái dừa được mở cửa xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc cũng đang gây nên không ít lo ngại về việc đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Tin cùng chuyên mục

Điểm tên những thị trường cung cấp đậu tương lớn cho Việt Nam

Điểm tên những thị trường cung cấp đậu tương lớn cho Việt Nam

Brazil là thị trường cung cấp đậu tương lớn nhất cho Việt Nam trong 8 tháng, chiếm 59% tổng lượng và chiếm 56,9% tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước.
Bước nhảy vọt trong xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng của Việt Nam

Bước nhảy vọt trong xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng của Việt Nam

Tăng trưởng xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng Việt Nam 2024 tạo tín hiệu lạc quan từ Mỹ, EU, CPTPP, mở cơ hội mới cho doanh nghiệp trong cạnh tranh toàn cầu.
8 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu gần 1,1 triệu tấn cà phê

8 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu gần 1,1 triệu tấn cà phê

8 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu gần 1,1 triệu tấn cà phê, thu về 4 tỷ USD, giảm 12,1% về lượng nhưng tăng tới 35,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu cá tra: Cơ hội mới sau 20 năm vướng vụ kiện bán phá giá

Xuất khẩu cá tra: Cơ hội mới sau 20 năm vướng vụ kiện bán phá giá

Ngành cá tra Việt Nam nhận tin vui khi DOC công bố nhiều nhà xuất khẩu cá tra không bị áp thuế chống bán phá giá, đây là bước ngoặt giúp tăng trưởng xuất khẩu.
8 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu sang Đức tăng gần 98% về lượng

8 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu sang Đức tăng gần 98% về lượng

8 tháng năm, xuất khẩu hồ tiêu sang Đức đạt 12.133 tấn, tương đương trị giá 63,7 triệu USD, tăng 97,5% về lượng và tăng 151,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trư
8 tháng, lượng phân bón nhập khẩu của cả nước tăng mạnh

8 tháng, lượng phân bón nhập khẩu của cả nước tăng mạnh

8 tháng lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt gần 3,5 triệu tấn, trị giá gần 1,14 tỷ USD tăng 43,6% về lượng, tăng 36,9% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Thúc đẩy đưa sản phẩm nông nghiệp Hoa Kỳ vào thị trường Việt Nam

Thúc đẩy đưa sản phẩm nông nghiệp Hoa Kỳ vào thị trường Việt Nam

Bên cạnh việc xuất khẩu sang Hoa Kỳ, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp cũng đang nỗ lực để đưa các sản phẩm nông nghiệp của Hoa Kỳ vào thị trường Việt Nam.
Longform | Kết nối hiệu quả giữa sản xuất với thị trường theo chuỗi cung ứng

Longform | Kết nối hiệu quả giữa sản xuất với thị trường theo chuỗi cung ứng

Việc xây dựng chuỗi liên kết giữa sản xuất với thị trường theo chuỗi cung ứng sẽ nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng hoá, nâng cao giá trị sản phẩm.
8 tháng xuất khẩu sắt thép của Việt Nam thu về hơn 6,4 tỷ USD

8 tháng xuất khẩu sắt thép của Việt Nam thu về hơn 6,4 tỷ USD

8 tháng năm 2024 xuất khẩu sắt thép các loại của Việt Nam đạt 8,88 triệu tấn, thu về hơn 6,4 tỷ USD, tăng 20,7% về lượng, tăng 14% kim ngạch so với cùng kỳ.
Xuất khẩu hàng hóa năm 2024 hy vọng duy trì mức tăng trưởng 2 con số

Xuất khẩu hàng hóa năm 2024 hy vọng duy trì mức tăng trưởng 2 con số

Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh chung của nền kinh tế. Nếu điều kiện thuận lợi, xuất khẩu cả năm 2024 có thể duy trì mức tăng trưởng 2 con số.
Thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ tiến gần mốc 90 tỷ USD

Thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ tiến gần mốc 90 tỷ USD

8 tháng đầu năm 2024, thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ đã đạt 87,7 tỷ USD, tăng trưởng mạnh cả ở chiều xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá.
Dự báo mới nhất về giá gạo từ nay đến cuối năm

Dự báo mới nhất về giá gạo từ nay đến cuối năm

Không dễ để có thể đưa ra được nhận định về giá gạo từ nay đến cuối năm, tuy nhiên, xu hướng giá giảm là rất khó.
8 tháng năm 2024, xuất khẩu cao su của Việt Nam thu về hơn 1,7 tỷ USD

8 tháng năm 2024, xuất khẩu cao su của Việt Nam thu về hơn 1,7 tỷ USD

8 tháng năm 2024, xuất khẩu cao su đạt khoảng 1,12 triệu tấn, trị giá 1,76 tỷ USD, giảm 7,2% về lượng, nhưng tăng 8,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Thái Lan là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối ASEAN

Thái Lan là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối ASEAN

Thái Lan là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối ASEAN với giá trị 5,23 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt hơn 16 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt hơn 16 tỷ USD

8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt 16,01 tỷ USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước.
Động lực thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu xanh, xuất khẩu bền vững

Động lực thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu xanh, xuất khẩu bền vững

Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá đến năm 2030 đưa ra những mục tiêu cụ thể để thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu bền vững.
Cung giảm, cầu tăng, giá cà phê sẽ vẫn duy trì ở mức cao

Cung giảm, cầu tăng, giá cà phê sẽ vẫn duy trì ở mức cao

Tháng 8/2024, giá cà phê xuất khẩu trung bình đạt 5.293 USD/tấn, cao nhất trong lịch sử. Cung giảm, cầu tăng, giá cà phê được nhận định sẽ vẫn duy trì ở mức cao
Xuất khẩu điều, kỳ vọng lấy lại đà tăng trưởng

Xuất khẩu điều, kỳ vọng lấy lại đà tăng trưởng

Xuất khẩu hạt điều 8 tháng năm 2024 đạt 486.470 tấn, tương đương gần 2,78 tỷ USD, tăng 22,9% về lượng, tăng 21,8% về kim ngạch nhưng giảm về giá so với cùng kỳ.
Xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Hoa Kỳ: Doanh nghiệp Việt cần làm gì?

Xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Hoa Kỳ: Doanh nghiệp Việt cần làm gì?

Để chinh phục được thị trường Hoa Kỳ, doanh nghiệp cần nắm rõ và tận dụng tất cả những ưu đãi, chính sách trong Luật Hiện đại hóa An toàn thực phẩm của Hoa Kỳ.
Tới nửa đầu tháng 8, xuất khẩu cá tra sang Anh đạt 38 triệu USD

Tới nửa đầu tháng 8, xuất khẩu cá tra sang Anh đạt 38 triệu USD

Tính đến ngày 15/8/2024, xuất khẩu cá tra sang thị trường Anh đạt 38 triệu USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động