380,2 nghìn tỷ đồng nợ xấu đã được xử lý thông qua Nghị quyết 42

Lũy kế từ 15/8/2017 đến 31/12/2021, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 380,2 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (Nghị quyết 42).
Xử lý nợ xấu cần các giải pháp đồng bộ

Theo Chương trình làm việc Phiên họp thứ 10, sáng 14/4, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến báo cáo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42. Đây là nội dung đầu tiên trong Phiên họp thứ 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

380,2 nghìn tỷ đồng nợ xấu đã được xử lý thông qua Nghị quyết 42
Bà Nguyễn Thị Hồng - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát biểu tại Phiên họp thứ 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Bà Nguyễn Thị Hồng - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho biết, với sự nỗ lực, quyết tâm cao của ngành ngân hàng, sự phối hợp của các bộ, ngành, địa phương, sau gần 05 năm thực hiện, Nghị quyết số 42 đã được triển khai nghiêm túc, đúng mục tiêu, định hướng và đạt được kết quả quan trọng.

Cụ thể, về kết quả xử lý nợ xấu nội bảng: Trong thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của NHNN cùng với sự chủ động, nỗ lực của các tổ chức tín dụng (TCTD), nợ xấu của hệ thống các TCTD đã được xử lý, kiểm soát và tỷ lệ nợ xấu nội bảng được duy trì ở mức dưới 2%.

Về kết quả xử lý nợ xấu được xác định theo Nghị quyết số 42, lũy kế từ 15/8/2017 đến 31/12/2021, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 380,2 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42.

Trong đó, xử lý nợ xấu nội bảng là 196,9 nghìn tỷ đồng (chiếm 51,79% tổng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 đã xử lý); xử lý các khoản nợ đang hạch toán ngoài bảng cân đối kế toán xác định theo Nghị quyết số 42 là 100,8 nghìn tỷ đồng (chiếm 26,51% tổng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 đã xử lý).

Đồng thời, xử lý các khoản nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 đã bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt (TPĐB) là 82,5 nghìn tỷ đồng (chiếm 21,70% tổng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 đã xử lý).

Tổng nợ xấu chưa xử lý xác định theo Nghị quyết số 42 của toàn hệ thống các TCTD đến 31/12/2021 là 412,7 nghìn tỷ đồng, giảm 17,21% so với thời điểm Nghị quyết số 42 có hiệu lực (15/8/2017).

Bà Nguyễn Thị Hồng cũng cho biết, về kết quả mua bán, xử lý nợ xấu của VAMC: Lũy kế từ khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực đến 31/12/2021, VAMC đã mua được 339 khoản nợ theo giá trị thị trường đối với 193 khách hàng với dư nợ gốc đạt 11.723 tỷ đồng và giá mua nợ đạt 11.822 tỷ đồng; thu hồi nợ đạt 120.738 tỷ đồng (bằng 66% tổng giá trị thu hồi nợ lũy kế từ năm 2013 đến 31/12/2021).

Bên cạnh đó, tổ chức đấu giá thành công 22 tài sản với tổng giá trị trúng đấu giá đạt 2.516 tỷ đồng; đồng thời, VAMC đã thu giữ, nhận bàn giao một số tài sản bảo đảm (TSBĐ) có giá trị lớn, góp phần đẩy nhanh tiến độ xử lý các khoản nợ tại TCTD…

Đánh giá về hiệu quả của Nghị quyết số 42 đối với công tác xử lý nợ xấu, bà Nguyễn Thị Hồng nêu, trước khi có Nghị quyết số 42, các biện pháp xử lý nợ xấu thông qua xử lý TSBĐ và khách hàng tự trả nợ còn chưa cao. Nợ xấu của toàn hệ thống các TCTD chủ yếu được xử lý bằng dự phòng rủi ro và bán nợ cho VAMC thanh toán bằng TPĐB.

Khi áp dụng 2 biện pháp xử lý này, các khoản nợ xấu này vẫn phải được TCTD, VAMC theo dõi và sử dụng các biện pháp để xử lý, thu hồi triệt để. Kể từ khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực, xử lý nợ xấu thông qua hình thức khách hàng tự trả nợ; xử lý, bán, phát mại TSBĐ; mua nợ theo giá trị thị trường… tăng cao.

Kết quả xử lý nợ xấu nội bảng xác định theo Nghị quyết số 42 thông qua hình thức khách hàng tự trả nợ là 148 nghìn tỷ đồng (chiếm 38,93% tổng nợ xấu theo Nghị quyết số 42 đã xử lý), cao hơn nhiều so với tỷ trọng nợ xấu được xử lý do khách hàng tự trả nợ/tổng nợ xấu trước khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực (tỷ trọng nợ xấu được xử lý do khách hàng trả trung bình năm từ 2012-2017 nợ/tổng nợ xấu là khoảng 22,8%).

Kết quả xử lý, bán, phát mại TSBĐ để thu hồi nợ của TCTD và VAMC đạt khoảng 77.195 tỷ đồng, chiếm 20,3% tổng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 đã được xử lý (trong khi đó, lũy kế từ năm 2012-2017, kết quả xử lý TSBĐ để thu hồi nợ chỉ đạt 19.524 tỷ đồng).

Ngoài ra, Nghị quyết số 42 đã cho phép VAMC được mua các khoản nợ xấu đã sử dụng dự phòng rủi ro đang hạch toán ngoại bảng (trước đây VAMC chỉ được mua nợ xấu hạch toán nội bảng, dẫn đến hạn chế các khoản nợ xấu được mua bán theo giá thị trường) và chuyển đổi các khoản nợ xấu mà VAMC đã mua bằng trái phiếu đặc biệt (TPĐB) sang mua theo giá trị thị trường.

Sau khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực đến 31/12/2021: Xử lý các khoản nợ đang hạch toán ngoài bảng cân đối kế toán xác định theo Nghị quyết số 42 đạt 100,8 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 26,51% tổng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 đã được xử lý; VAMC đã mua 339 khoản nợ theo giá trị thị trường với giá mua nợ đạt 11.822 tỷ đồng.

Trên cơ sở đó, tổng số nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 được xử lý từ 15/8/2017 đến 31/12/2021 đạt trung bình khoảng 5,67 nghìn tỷ đồng/tháng, cao hơn khoảng 2,15 nghìn tỷ đồng/tháng so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình tại thời điểm trước khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực (trung bình từ năm 2012 - 2017, hệ thống các TCTD xử lý được khoảng 3,52 nghìn tỷ đồng/tháng) - bà Nguyễn Thị Hồng thông tin.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Các ngân hàng sau chuyển giao bắt buộc sẽ hoạt động như thế nào?

Các ngân hàng sau chuyển giao bắt buộc sẽ hoạt động như thế nào?

Sau khi chuyển giao bắt buộc, các ngân hàng có thể sáp nhập, duy trì như một ngân hàng con hoặc bán/chuyển nhượng cho nhà đầu tư mới...
Áp lực nợ xấu tiếp tục gia tăng

Áp lực nợ xấu tiếp tục gia tăng

Nợ xấu có thể tiếp tục gia tăng khi quy mô dư nợ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 lên tới 165 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 1,12% tổng dư nợ của nền kinh tế.
Cho vay bất động sản tăng hơn 9%, lãi suất vay mua nhà đang xuống thấp

Cho vay bất động sản tăng hơn 9%, lãi suất vay mua nhà đang xuống thấp

Tín dụng bất động sản nhích tăng và lãi suất cho vay mua nhà có xu hướng giảm. Các ngân hàng vẫn tiếp tục đẩy vốn cho lĩnh vực này.
Tỷ giá

Tỷ giá 'dậy sóng', nhà điều hành mở lại kênh hút tiền

Chiều 18/10, Ngân hàng Nhà nước phát hành hơn 12.000 tỷ đồng tín phiếu sau gần 2 tháng tạm ngừng trong bối cảnh áp lực tỷ giá gia tăng từ đầu tháng 10 đến nay.
Chuyển giao bắt buộc Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) cho MB

Chuyển giao bắt buộc Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) cho MB

Ngày 17/10/2024, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chính thức nhận Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương (OceanBank) trở thành một thành viên mới.

Tin cùng chuyên mục

Techcombank và Databricks: Cách mạng hóa ngân hàng cho hàng triệu khách hàng bằng AI và dữ liệu

Techcombank và Databricks: Cách mạng hóa ngân hàng cho hàng triệu khách hàng bằng AI và dữ liệu

Techcombank vừa hợp tác với Databricks triển khai Nền tảng trí tuệ dữ liệu của Databricks nhằm thúc đẩy chuyển đổi số và ứng dụng AI trên quy mô toàn ngân hàng.
VietinBank tổ chức đại hội cổ đông bất thường bầu bổ sung thành viên hội đồng quản trị

VietinBank tổ chức đại hội cổ đông bất thường bầu bổ sung thành viên hội đồng quản trị

Ngày 17/10/2024 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường năm 2024.
Chính thức chuyển giao bắt buộc CB cho Vietcombank và Oceanbank cho MB

Chính thức chuyển giao bắt buộc CB cho Vietcombank và Oceanbank cho MB

Sau khi được chuyển giao bắt buộc, CB và OceanBank sẽ là các ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn do Vietcombank và MB sở hữu 100% vốn điều lệ.
BIDV và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác

BIDV và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác

BIDV sẽ cung cấp các giải pháp tài chính toàn diện cho các doanh nhân trẻ và hội viên VYEA, tăng cường hợp tác và hỗ trợ nâng cao năng lực doanh nghiệp.
Đảm bảo quyền lợi người gửi tiền khi chuyển giao bắt buộc ngân hàng 0 đồng

Đảm bảo quyền lợi người gửi tiền khi chuyển giao bắt buộc ngân hàng 0 đồng

Ngân hàng Nhà nước cho biết, quyền lợi của người gửi tiền tại các ngân hàng sẽ được đảm bảo trước, trong và sau quá trình chuyển giao bắt buộc.
Cởi mở trong điều hành chính sách tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Cởi mở trong điều hành chính sách tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Những tháng cuối năm, Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành chính sách tiền tệ cởi mở, hỗ trợ lãi suất, ổn định tỷ giá, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Ngân hàng tăng tốc đẩy vốn, tín dụng kỳ vọng bứt phá những tháng cuối năm

Ngân hàng tăng tốc đẩy vốn, tín dụng kỳ vọng bứt phá những tháng cuối năm

Sản xuất kinh doanh khởi sắc, áp lực tỷ giá hạ nhiệt, cùng nhiều chính sách hỗ trợ tiếp cận vốn,… là những yếu tố thúc đẩy tín dụng những tháng cuối năm.
Một ngân hàng Big4 trở thành cổ đông lớn thứ 2 của Eximbank

Một ngân hàng Big4 trở thành cổ đông lớn thứ 2 của Eximbank

Với việc mua vào 78,79 triệu cổ phiếu EIB, tương ứng 4,51% vốn điều lệ, một ngân hàng Big4 trở thành cổ đông lớn thứ hai của Eximbank, chỉ sau Gelex.
Ngành Ngân hàng: 7 giải pháp kích cầu tiêu dùng, sản xuất kinh doanh

Ngành Ngân hàng: 7 giải pháp kích cầu tiêu dùng, sản xuất kinh doanh

Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai đồng bộ, nghiêm túc 7 giải pháp nhằm kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Công bố bảng xếp hạng mức độ hài lòng đối với ngân hàng tại Việt Nam 2024

Công bố bảng xếp hạng mức độ hài lòng đối với ngân hàng tại Việt Nam 2024

Decision Lab, đối tác độc quyền của YouGov tại Việt Nam, vừa công bố Bảng xếp hạng về mức độ hài lòng khách hàng với các ngân hàng tại Việt Nam năm 2024.
Người nhận lương hưu, trợ cấp qua tài khoản bị thu phí chuyển khoản

Người nhận lương hưu, trợ cấp qua tài khoản bị thu phí chuyển khoản

Cử tri tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phản ánh, cùng đối tượng nhận lương hưu, trợ cấp nhưng thụ hưởng số tiền khác nhau do bị ngân hàng trừ phí.
Ngành ngân hàng giảm lãi suất thêm 1%/năm cho doanh nghiệp lúa gạo

Ngành ngân hàng giảm lãi suất thêm 1%/năm cho doanh nghiệp lúa gạo

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm lãi suất thêm tối thiểu 1%/năm cho doanh nghiệp lúa gạo.
Giá trị thương hiệu 20 ngân hàng đạt 13,8 tỷ USD

Giá trị thương hiệu 20 ngân hàng đạt 13,8 tỷ USD

Ngân hàng là một trong những lĩnh vực ghi nhận sự gia tăng thương hiệu cao nhất trong năm 2024.
Techcombank: Thương hiệu ngân hàng tư nhân giá trị nhất Việt Nam

Techcombank: Thương hiệu ngân hàng tư nhân giá trị nhất Việt Nam

Brand Finance, Tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới vừa công bố báo cáo về 100 thương hiệu giá trị và mạnh nhất Việt Nam năm 2024.
Ngân hàng Nhà nước nói gì về việc người dân khó mua vàng?

Ngân hàng Nhà nước nói gì về việc người dân khó mua vàng?

Trước phản ánh của người dân về tình trạng khó mua vàng tại các ngân hàng cũng như tại một số cửa hàng của Công ty SJC, Ngân hàng Nhà nước chính thức lên tiếng.
Vẫn còn tình trạng ngân hàng

Vẫn còn tình trạng ngân hàng 'ép' khách hàng mua bảo hiểm khi vay vốn

Theo phản ánh của cử tri, hiện vẫn còn tình trạng ngân hàng “ép” khách hàng mua bảo hiểm khi vay vốn.
Tập trung nguồn lực để hoàn thành thanh tra 4 doanh nghiệp và 2 ngân hàng kinh doanh vàng

Tập trung nguồn lực để hoàn thành thanh tra 4 doanh nghiệp và 2 ngân hàng kinh doanh vàng

Ngân hàng Nhà nước tập trung nguồn lực để hoàn thành việc thanh đối với 2 tổ chức tín dụng và 4 doanh nghiệp kinh doanh vàng theo đúng kế hoạch.
Ngân hàng Nhà nước nói gì về đề xuất điều chỉnh lãi suất, tăng mức cho vay các đối tượng chính sách?

Ngân hàng Nhà nước nói gì về đề xuất điều chỉnh lãi suất, tăng mức cho vay các đối tượng chính sách?

Ngân hàng Nhà nước trả lời kiến nghị của cử tri về đề xuất xem xét điều chỉnh lãi suất, tăng mức cho vay các đối tượng chính sách.
Ngân hàng

Ngân hàng 'kích' tăng tín dụng thông qua các ưu đãi đặc quyền

Một trong các giải pháp đảm bảo mục tiêu tăng trưởng tín dụng tại nhiều ngân hàng chính là tập trung những gói ưu đãi cho từng nhóm khách hàng.
Người dân biết, hiểu về bảo hiểm tiền gửi thì sẽ có niềm tin khi gửi tiền vào hệ thống ngân hàng

Người dân biết, hiểu về bảo hiểm tiền gửi thì sẽ có niềm tin khi gửi tiền vào hệ thống ngân hàng

Vai trò của chính sách bảo hiểm tiền gửi trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động