Hàng nghìn bộ đội, dân quân tham gia khắc phục hậu quả lũ lụt ở Yên Bái
Thực hiện DUY TUẤN - KHẮC ĐÀO
12/09/2024 15:07

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, trong những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Yên Bái, liên tiếp xuất hiện mưa vừa, mưa to. Đặc biệt, trong ngày và đêm 8-9 đến ngày 9-9 mưa trắng trời dẫn đến ngập lụt, lũ quét gây thiệt hại nhiều về người, tài sản, hoa màu, các công trình công cộng, nhà dân và diện tích sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân.

undefined
Chiến sĩ LLVT Quân khu đang tích cực phối hợp các lực lượng khác tham gia khắc phục hậu quả mưa lũ tại Yên Bái

Theo thống kê sơ bộ, tính đến 8 giờ ngày 9/9 trên địa bàn tỉnh Yên Bái mưa lũ làm chết 3 người (1 người ở huyện Văn Chấn, 2 người tại huyện Lục Yên); làm tốc mái, sập, đổ, ngập 214 nhà; sạt lở taluy dương vào 137 nhà; diện tích lúa bị thiệt hại, ảnh hưởng 533,02ha; đổ 6 cột điện; 6 điểm trường trên địa bàn huyện Trạm Tấu bị sạt lở, gây ách tắc giao thông trên địa bàn một số địa phương; phải di dời khẩn cấp 269 nhà có nguy cơ bị sạt lở đất; nhiều nơi bị mất điện, mất nước.

Theo thống kê sơ bộ, tính đến 8 giờ ngày 9-9 trên địa bàn tỉnh Yên Bái mưa lũ làm chết 3 người (1 người ở huyện Văn Chấn, 2 người tại huyện Lục Yên); làm tốc mái, sập, đổ, ngập 214 nhà; sạt lở taluy dương vào 137 nhà; diện tích lúa bị thiệt hại, ảnh hưởng 533,02ha; đổ 6 cột điện; 6 điểm trường trên địa bàn huyện Trạm Tấu bị sạt lở, gây ách tắc giao thông trên địa bàn một số địa phương; phải di dời khẩn cấp 269 nhà có nguy cơ bị sạt lở đất; nhiều nơi bị mất điện, mất nước.

Hiện, cán bộ, chiến sĩ LLVT Quân khu đang tích cực phối hợp các lực lượng khác tham gia khắc phục hậu quả mưa lũ tại Yên Bái, đến từng hộ dân di dời khẩn cấp người và tài sản đến nơi an toàn, giúp người dân sớm trở lại cuộc sống bình thường.

rewind
play
fast-forward
00:00
/
00:00
Bài 1: “Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia.”

Bài 1: “Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia.”

Lai Châu là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc của Tổ quốc, với 20 dân tộc sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 85% dân số của cả tỉnh. Các dân tộc trên địa bàn cùng sinh sống bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển. Những năm qua, Đảng, Nhà nước luôn chú trọng quan tâm, tạo mọi điều kiện, đầu tư nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa.

undefined
(Ảnh minh họa: CALC)

Đến nay, Lai Châu được ghi nhận là địa phương có tốc độ giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số cao, đạt 3,68%, vượt mục tiêu Thủ tướng Chính phủ giao; thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 47,2 triệu đồng/người, tăng 3,4 triệu đồng so với năm 2020. Các vùng trồng cây dược liệu, cây nông nghiệp chất lượng cao được hình thành; dịch vụ, du lịch được quan tâm phát triển dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đem lại nguồn thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Tuy nhiên, với âm mưu thực hiện “Diễn biến hòa bình”, chống phá cách mạng Việt Nam lâu dài, các thế lực thù địch vẫn luôn phủ nhận những thành quả của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, ráo riết lợi dụng vấn đề “dân tộc”, “tôn giáo”, núp dưới chiêu bài “tự do tôn giáo”, “dân chủ”, “nhân quyền”, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, ly khai tự trị, tập hợp lực lượng, lôi kéo quần chúng tham gia các hoạt động chống chính quyền, thành lập “Nhà nước riêng”, “tôn giáo riêng” trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên, trong đó có địa bàn Lai Châu, nổi lên là một số phương thức, thủ đoạn sau:

Thứ nhất, lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tình hình đời sống khó khăn, nhận thức còn hạn chế của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa để tuyên truyền đạo trái pháp luật; tài trợ tiền, vật chất, tìm cách móc nối, thâm nhập vào địa bàn để phát triển, lôi kéo người tin theo các tổ chức tôn giáo không được Nhà nước công nhận, lồng ghép những luận điệu tuyên truyền phản động, xuyên tạc mang màu sắc chính trị như hướng dẫn số tin theo các tổ chức này cách đối phó với lực lượng chức năng khi được tuyên truyền vận động, vu cáo chính quyền đàn áp tôn giáo, phân biệt đối xử với người dân tộc thiểu số, kêu gọi sự can thiệp của các tổ chức, cá nhân phản động ở nước ngoài,.... Ở địa bàn Lai Châu thời gian qua, sự xuất hiện và lan rộng của các tổ chức “đội lốt” tôn giáo như “Giê sùa”, “Bà cô Dợ” đã gây ra những bất ổn trong đời sống xã hội, đặc biệt là tình hình an ninh, trật tự.

Thứ hai, các thế lực thù địch, phản động thường lợi dụng vấn đề dân tộc, lịch sử để lại, đấu tranh cho “dân chủ”, “nhân quyền”, đánh tráo khái niệm “quyền dân tộc tự quyết” để ra sức tuyên truyền xuyên tạc những luận điệu lừa mị, kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, lập ra nhiều hội nhóm ở trong và ngoài nước để lôi kéo người dân tộc thiểu số tham gia như “Nhà nước Mông”, “Tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Minh”,… Các tổ chức phản động lưu vong bên ngoài tích cực móc nối, hậu thuẫn cả về vật chất, tinh thần cho số chống đối ở trong nước đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, chống phá vào vùng dân tộc thiểu số, giương cao khẩu hiệu đòi “ly khai, tự trị dân tộc”, thành lập tổ chức tôn giáo riêng. Chúng triệt để lợi dụng đặc điểm nội tại của đồng bào các dân tộc thiểu số để kích động, tập trung đông người, biểu tình, gây rối, bạo loạn như các vụ việc xảy ra năm 2011 ở Mường Nhé (Điện Biên), vụ tụ tập đông người năm 2020 ở Tà Tổng, Mường Tè.

Thứ ba, các đối tượng lợi dụng sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội như Facebook, Youtube, Tiktok, Zoom Meeting,... để lập ra nhiều hội nhóm, “diễn đàn” công khai, bí mật đối lập với đường lối của Đảng, Nhà nước hoặc ẩn dưới danh nghĩa bảo vệ quyền “tự do tôn giáo”, “dân chủ”, “bình đẳng” cho đồng bào các dân tộc thiểu số để làm công cụ tuyên truyền, đăng tải những thông tin không chính thống, truyền bá những luận điệu xuyên tạc, kích động, chống phá, từ từ tác động, ảnh hưởng xấu đến nhận thức và tư tưởng của đồng bào dân tộc thiểu số.

Thứ tư, kích động, lừa bịp đồng bào dân tộc thiểu số, số quần chúng đang tin theo các tổ chức tôn giáo bất hợp pháp vượt biên trái phép, di cư đi nước ngoài (Lào, Thái Lan, Campuchia,…) để dễ dàng móc nối, mua chuộc, lôi kéo tham gia các hoạt động chống phá Việt Nam từ bên ngoài, vu cáo Việt Nam vi phạm “tự do tôn giáo”, “dân chủ”, “nhân quyền”,…

Thứ năm, các đối tượng ra sức “bới lông, tìm vết”, lợi dụng những sai lầm, thiếu sót của một bộ phận cán bộ, thổi phồng những sơ hở, thiếu sót của ta trong thực hiện các chủ trương, chính sách liên quan đến xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoét sâu vào những mâu thuẫn, vấn đề bức xúc chưa được giải quyết kịp thời như đất đai, giải phóng mặt bằng, an sinh xã hội… ở địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa từ đó gây chia rẽ, làm suy giảm niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, kích động biểu tình, khiếu kiện, làm xuất hiện những nguy cơ hình thành “điểm nóng” gây phức tạp về an ninh trật tự.

Nhận diện rõ những thủ đoạn của các thế lực thù địch trong việc lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm chống phá cách mạng hiện nay, mỗi người dân cần nâng cao ý thức cảnh giác, nhận diện và đấu tranh với âm mưu, hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc xâm phạm an ninh quốc gia của các thế lực thù địch, phản động trong tình hình hiện nay, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết, bản sắc và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, chung tay góp phần vào sự nghiệp đảm bảo an ninh quốc gia, xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, đưa Lai Châu phát triển nhanh, bền vững.

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Ưu tiên cấp lại điện, đảm bảo đủ xăng dầu và hàng hoá cho người dân

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Ưu tiên cấp lại điện, đảm bảo đủ xăng dầu và hàng hoá cho người dân

undefined

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp sớm ngày 8/9 về khắc phục hậu quả bão số 3 (Ảnh: Cấn Dũng)

Sáng sớm ngày 8/9, trước khi tham dự cuộc họp với Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc họp nhanh với các Cục, Vụ chức năng và đơn vị liên quan về công tác chỉ đạo ứng phó và khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra.

Chủ động các giải pháp ứng phó

Báo cáo tại cuộc họp, ông Bùi Huy Sơn - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính cho biết, thực hiện các Công điện của Thủ tướng Chính phủ, từ trước và trong khi bão đổ bộ vào đất liền, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành 4 công điện để chỉ đạo các đơn vị ứng phó, phòng ngừa giảm thiểu thiệt hại và khắc phục thiệt hại sau khi bão đi qua, sớm cung cấp điện trở lại và chủ động chuẩn bị, đảm bảo nguồn cung xăng dầu, lương thực, thực phẩm, hàng thiết yếu sẵn sàng đưa ra thị trường, đặc biệt tại các khu vực có thể bị chia cắt, cô lập do bão vào hoàn lưu bão gây ra.

Sáng ngày 6/9/2024, trước khi bão đổ bộ vào đất liền, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã trực tiếp kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Công ty Vận hành hệ thống điện và Thị trường điện Quốc gia (NSMO). Sau đó, trước diễn biến phức tạp của bão, Thứ trưởng Trương Thanh Hoài cũng đã trực tiếp dẫn đầu đoàn kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại NSMO.

Bộ đã cử Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp tham gia đoàn công tác của Chính phủ kiểm tra tại Quảng Ninh, Hải Phòng do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dẫn đầu.

Chiều 6/9/2024, đơn vị chức năng Bộ Công Thương (Vụ TTTN) đã phối hợp với Sở Công Thương Hà Nội kiểm tra hoạt động dự trữ hàng hóa tiêu dùng thiết yếu trước khi bão số 3 đổ bộ.

Theo báo cáo của các đơn vị chức năng, bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề cho hệ thống điện cả đối với lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối và 10 nhà máy điện phải dừng một số tổ máy để đảm bảo an toàn, ước tính gần 1 triệu khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng (5 đường dây 500kV, 31 đường dây 220kV; 97 đường dây 110kv bị thiệt hại, 10 nhà máy phải dừng, giảm. Đến 6 giờ sáng 8/9/2024, phụ tải không cung cấp được Miền Bắc là 63%, nặng nhất là Hải Dương 98%, Quảng Ninh đến 99%) và trên diện rộng ở nhiều tỉnh, đặc biệt Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Phú Thọ phải chủ động ngắt điện để bảo đảm an toàn hệ thống điện. Ngoài ra, tình trạng mất mạng viễn thông gây khó khăn cho công tác khắc phục sự cố.

Các cơ sở kinh doanh xăng dầu cũng bị thiệt hại: Công ty Xăng dầu B12 (đầu mối cung cấp xăng dầu lớn nhất miền Bắc) bị sạt lở 100m bờ kè và chìm 2 tàu kéo phao khi đang neo đậu tại kho cảng. Các kho xăng dầu Cái Lân (Quảng Ninh); An Hải và Đình Vũ (Hải Phòng) cũng bị ảnh hưởng. Nhiều cửa hàng xăng dầu khu vực Quảng Ninh, Hải Phòng bị tốc mái. Tình trạng mất điện diện rộng, không có kết nối Internet, ảnh hưởng các cơ sở bán hàng tự động và kết nối dữ liệu hóa đơn điện tử.

Đến nay cơ bản chưa ghi nhận thiệt hại về người. Tuy nhiên, thiệt hại nói chung còn có thể tăng khi bão tiếp tục tiến sâu vào đất liền và hoàn lưu của bão có thể gây thiệt hại đối với các tỉnh miền núi phía Bắc.

Khẩn trương khắc phục hậu quả về điện

Để giảm thiểu thiệt hại do bão số 3 gây ra, Bộ Công Thương đã chỉ đạo triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn, giảm thiểu thiệt hại, kịp thời khắc phục sự cố điện, đảm bảo nguồn cung xăng dầu, hàng hóa thiết yếu.

Cụ thể, trong lĩnh vực điện lực, các đơn vị đã tập trung cao độ, ứng trực để kịp thời xử lý nhiều sự cố và khẩn trương khắc phục sau khi bão tan. Đến 22 giờ 30 ngày 07/9, các đơn vị điện lực đã đóng điện lại cho tất cả các trạm biến áp và đường dây 220kV bị ảnh hưởng. Các đơn vị điện lực liên quan đang tiếp tục kiểm tra an toàn các đường dây 110kV để tiếp tục đóng điện trở lại.

Tất cả các Công ty Điện lực từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa đều đã tổ chức tái lập ca trực tại tất cả các TBA 110kV, đường dây và vị trí lưới điện xung yếu. Đến 22g30 ngày 7/9, các nhà máy điện đang khôi phục lại điện tự dùng để chuẩn bị khởi động và sẵn sang hòa lưới.

Trước bão, Bộ đã chủ động chỉ đạo dừng, giảm hoạt động cung cấp điện tại các tổ máy để đảm bảo an toàn về người và thiết bị, tài sản. Ngay trong đêm 7/9, 3/10 nhà máy nhiệt điện đã được phục hồi trở lại, các nhà máy khác đang được khẩn trương khắc phục.

Công tác vận hành hồ chứa thuỷ điện được duy trì và đảm bảo an toàn

Trong lĩnh vực than, khoáng sản, để đảm bảo an toàn, đến 21h00 ngày 06/9/2024 tất cả các đơn vị khai thác than hầm lò và lộ thiên tại khu vực Quảng Ninh đã dừng sản xuất và tổ chức trực ban theo quy định. Do mất điện diện rộng, các mỏ đã chạy máy phát điện dự phòng để bơm nước chống ngập các mỏ. Khu vực Đông Triều, Mạo Khê tình hình vẫn ổn định.

Đối với hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, tất cả các đơn vị chủ động ứng phó bão; Duy trì chế độ trực 24/24 đảm bảo thông tin thông suốt; Người và phương tiện đã được sơ tán về khu vực an toàn tránh trú bão.

Đảm bảo đủ xăng dầu và cung ứng thực phẩm, hàng hoá thiết yếu

Theo báo cáo của Vụ Thị trường trong nước, công tác đảm bảo cung ứng xăng dầu đã được các doanh nghiệp đầu mối tại các địa bàn chủ động chuẩn bị đủ hàng cung cấp trong vòng 1-2 ngày. Ngay sau khi bão tan, hoạt động điều phối có thể trở lại bình thường.

Đối với việc cung ứng thực phẩm, hàng hóa thiết yếu không có tình trạng thiếu hàng vì nguồn cung khá đầy đủ; không xảy ra hiện tượng tăng giá đột biến. Chỉ riêng tại các chợ truyền thống, giá nhóm hàng rau củ tăng nhẹ. Do mưa bão, việc vận chuyển cung cấp hàng hóa gặp khó khăn cục bộ tại một số khu vực. Các siêu thị vẫn mở cửa liên tục, nguồn cung đảm bảo. Hệ thống các siêu thị lớn tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Lạng Sơn, Bắc Kạn tính đến 9h sáng ngày 7/9/2024 thực phẩm thiết yếu như rau củ quả, thịt lợn, thịt gà, ... đầy ắp trên các quầy kệ.

Các siêu thị mở cửa liên tục cho người dân mua sắm

Ưu tiên xử lý cấp điện cho khách hàng, đảm bảo nguồn cung xăng dầu và hàng hoá thiết yếu cho người dân

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chỉ đạo các cục vụ, đơn vị chức năng liên quan thực hiện các nhiệm vụ, cụ thể:

Tập trung chỉ đạo các đơn vị ngành điện khẩn trương khắc phục sự cố, khôi phục hệ thống điện bị sự cố nhanh nhất, có phương án dự phòng về mặt kỹ thuật để duy trì ổn định hệ thống điều độ điện khi có sự cố xảy ra; Ưu tiên cấp điện cho các khu công nghiệp, doanh nghiệp sản xuất, phục vụ cung cấp vật tư hỗ trợ người dân sửa chữa nhà ở, cơ sở sản xuất; Khắc phục sự cố gắn với đảm bảo an toàn sử dụng điện, cung cấp thông tin hướng dẫn các cơ sở sản xuất, người dân;

Ngành điện triển khai phương án huy động phương tiện, vật tư, thiết bị, nhân lực tại các địa phương không hoặc ít bị ảnh hưởng bởi bão số 3 để hỗ trợ các địa phương bị thiệt hại nặng khắc phục lưới điện bị sự cố;

Tiếp tục chỉ đạo vận hành các hồ chứa thủy điện đúng quy trình, lưu ý dự phòng đón lũ do hoàn lưu bão, góp phần cắt lũ hạ du. Các hồ quan trọng như Hòa Bình, Thác Bà tăng lưu lượng xả tràn; tăng cường phát điện để hạ mực nước hồ dự phòng dung tích đón lũ do hoàn lưu bão;

Chỉ đạo các đơn vị toàn ngành sẵn sàng phương án ứng phó nếu xảy ra mưa lũ do hoàn lưu bão, đặc biệt khi một số khu vực có thể bị chia cắt, cô lập do lũ;

Chỉ đạo các Sở Công Thương theo dõi sát diễn biến thị trường hàng hóa, chỉ đạo các doanh nghiệp đảm bảo nguồn cung ứng xăng dầu, hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân; chỉ đạo các doanh nghiệp đầu mối cung cấp đầy đủ hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống người dân;

Chỉ đạo công tác truyền thông xã hội, cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ về tình hình đảm bảo cung cấp điện, xăng dầu, hàng hóa thiết yếu để bình ổn thị trường.

Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo tại cuộc họp

5 đề xuất về khắc phục hậu quả bão số 3

Trên cơ sở tổng hợp tình hình, Bộ Công Thương kiến nghị cấp ủy, chính quyền địa phương tập trung chỉ đạo khắc phục sự cố đường dây và trạm để khôi phục sớm nhất việc cung cấp điện phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.

Đề nghị Chính quyền địa phương phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan tập trung chỉ đạo các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối bảo đảm duy trì nguồn cung xăng dầu và hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống người dân trong mọi tình huống;

Chỉ đạo Sở Công Thương và các cơ quan chức năng địa phương rà soát và có phương án bảo đảm nguồn cung ứng hàng hóa, đặc biệt là các hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân trên địa bàn.

Bộ cũng kiến nghị Chính phủ cho phép các đơn vị ngành năng lượng được nâng mức dự phòng vật tư, thiết bị thay thế để kịp thời ứng phó thiên tai;

Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương chỉ đạo khắc phục, khôi phục cung cấp dịch vụ viễn thông, mạng Internet để phục vụ công tác khắc phục sự cố sau bão, khôi phục hoạt động cung cấp điện, xăng dầu; đồng thời chỉ đạo thực hiện tốt công tác truyền thông, cung cấp kịp thời các thông tin về hoạt động chỉ đạo khắc phục hậu quả bão số 3 của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương để tạo tâm lý an tâm, an toàn cho người dân và doanh nghiệp.

Đề nghị các Bộ, ngành (Quân đội, Công an) có phương án sẵn sàng cung ứng nhân lực, trang thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng để hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả của bão và sẵn sàng ứng phó với các tình huống phát sinh do mưa lũ sau bão (nếu cần).

Theo bản tin dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia lúc 4h00 ngày 8/9/2024: Bão số 3 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Hồi 4 giờ ngày 8/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 21,2 độ Vĩ Bắc; 104,8 độ Kinh Đông, trên đất liền khu vực phía Tây Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49km/h), giật cấp 7, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 10-15km/h.

- Phía Đông Bắc Bộ và Thanh Hóa: Từ sáng ngày 08/9 đến sáng ngày 09/9, có mưa vừa, cục bộ có nơi mưa to đến rất to và dông với lượng mưa phổ biến 20-50mm, có nơi trên 100mm; riêng khu vực vùng núi có mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 50-100mm, cục bộ có nơi trên 200mm.

- Phía Tây Bắc Bộ: Từ sáng ngày 08/9 đến sáng 09/9, có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm, cục bộ có nơi trên 350mm.

- Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.

Bài 1: “Nhân danh đám đông để chống phá chế độ”

Bài 1: “Nhân danh đám đông để chống phá chế độ”

Thời gian qua, lợi dụng sự thiếu hiểu biết, nhẹ dạ, tâm lý bất mãn của một số cá nhân, các thế lực thù địch, thiếu thiện chí luôn tìm mọi thủ đoạn hòng lôi kéo, dụ dỗ người dân, hình thành một số hội, nhóm dưới mục đích nghe qua có vẻ trong sáng dễ cảm thông nhưng về bản chất là để thực hiện hành vi chống phá. Nếu không tỉnh táo nhận diện người dân rất có thể sẽ vô tình trở thành người tiếp tay cho tội phạm, và đến khi phát hiện ra thì mọi việc đã muộn.

Như sự việc xảy ra ngày 27/8/2021 tại xóm trọ nghèo trên đường Bưng Ông Thoàn (phường Phú Hữu, quận 9, TP Hồ Chí Minh). Theo người dân kể lại, một thanh niên lạ mặt ngoài 30 tuổi xuất hiện tại xóm trọ, lân la, dò hỏi nhóm thợ hồ sau khi bị mất việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19 thì cuộc sống ở đây thế nào, gặp khó khăn, bất cập ra sao. Ðáng chú ý, trong khi tiếp xúc, người này thường đưa ra thông tin có tính chất kích động, xúi giục mọi người cần lên phường đấu tranh đòi quyền lợi cá nhân để khỏi bị thiệt thòi, đồng thời cho biết sau khi kéo lên phường khiếu nại, gây sức ép với chính quyền, nhiều người dân ở nơi khác đã nhận được trợ cấp ngay lập tức. Một số lao động cả tin, đã vội nghe theo lời của kẻ lạ mặt, rủ nhau đi. Tuy nhiên ngay hôm sau, trên mạng xã hội lập tức xuất hiện video clip có nội dung "người dân đấu tranh đòi quyền sống giữa đại dịch". Bỗng dưng thấy mình xuất hiện trong clip, ông Nguyễn Hữu Lợi cũng như một số người dân đang sinh sống tại phường Phú Hữu hết sức bất ngờ, bức xúc. Họ càng phẫn nộ hơn trước thông tin bịa đặt được người thanh niên lạ mặt mô tả trong clip là: "Hàng nghìn người tham gia biểu tình, tuần hành phản đối chính quyền, kéo lên phường cướp kho gạo vì bị bỏ đói hơn tuần nay" vì thực tế không ai trong số những người dân ở đây đói ăn hay đi biểu tình, tuần hành hay cướp kho gạo cả. Mặc dù nội dung phản ánh không đúng sự thật, nhưng video clip này đã được nhanh chóng chia sẻ rộng rãi trên một số trang mạng của các tổ chức, cá nhân vốn có thái độ thù địch, chống đối chính trị, thiếu thiện chí.

undefined
Công an quận Bình Thạnh (TP Hồ Chí Minh) khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối tượng Phan Hữu Ðiệp Anh, về hành vi tung tin xuyên tạc đối với công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.

"Tát nước theo mưa", ngày 29/8 trên trang mạng của tổ chức khủng bố "Việt tân" có bài viết hùa theo, với nội dung xuyên tạc: "Dân đã bắt đầu biết xuống đường đấu tranh bất bạo động… "Con giun xéo lắm cũng quằn", dân không phải là giun nên không thể cách ly kiểu giam lỏng người dân cả tháng trời mà không cung cấp cho họ đủ sức cầm cự là coi như tiêu...". Ngày 30/8, Ðài châu Á tự do (RFA) đăng tải lại đoạn video clip trên, không nêu nguồn gốc, xuất xứ, nhưng vẫn tùy tiện kết luận: "TP Hồ Chí Minh: Kéo hàng trăm người biểu tình, hơn 100 hộ dân được hỗ trợ ngay sau đó". Dưới mấy bài viết này, các phần tử cực đoan, cơ hội chính trị thi nhau nhảy vào bình luận với nội dung có tính chất công kích, bôi nhọ cho rằng: "Ðảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam bỏ mặc người dân gặp khó khăn", "chính quyền ăn chặn tiền của dân", từ đó hô hào người dân xuống đường biểu tình, bạo loạn với lý lẽ có tính kích động: "Có đòi mới trả", "Ai chưa nhận được hỗ trợ hãy làm như họ, xuống đường ngay và luôn"...

Cũng với thủ đoạn, cách thức này, trong suốt thời gian cả nước, nhất là TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía nam phải gồng mình chống dịch Covid-19, các tổ chức, cá nhân thù địch, thiếu thiện chí ở cả trong và ngoài nước thường xuyên đăng tải thông tin bịa đặt, xuyên tạc về công tác phòng, chống dịch, về số người tử vong, tuyên truyền "công an quân đội vào trấn áp dân", xuyên tạc chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với người gặp khó khăn, xuyên tạc phát ngôn của một số lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, đại diện chính quyền địa phương, ban, ngành... Các đối tượng này cố tình khoét sâu vào các hạn chế, khó khăn, bất cập về điều kiện ăn ở, đi lại, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh... của nhân dân, thậm chí dựng ra những câu chuyện cá nhân đầy thương tâm nhưng không hề có thật, nhất là về người nghèo, lao động thất nghiệp để dựng lên bức tranh bi thảm về tình hình dịch bệnh ở Việt Nam. Không chỉ gây tâm lý hoang mang, lo lắng, ngờ vực, chia rẽ vùng miền, khiến nhân dân mất lòng tin đối với Ðảng, Nhà nước và Chính phủ, mà qua cách làm này họ còn kết nối, tập hợp những người dân nhẹ dạ, thiếu thông tin; mua chuộc, dụ dỗ một số phần tử bất mãn, quá khích vào các hội, nhóm có tư tưởng chống đối, hận thù, từ đó thực hiện các kế hoạch và hoạt động theo sự giật dây của họ. Thay vì động viên người dân yên tâm ở tại khu cách ly theo quy định thì họ lại kêu gọi người dân phá rào, tấn công lực lượng chức năng, tràn ra ngoài vì nếu ở lại sẽ "nhiễm bệnh mà chết"; lập hội nhóm kín kêu gọi lao động ngoại tỉnh đồng loạt "thông chốt" về quê, bất chấp quy định phòng, chống dịch. Giữa lúc dịch bệnh rất căng thẳng, họ kêu gọi người dân xuống đường biểu tình phản đối việc giãn cách xã hội. Họ lờ đi thực tế là không chỉ Việt Nam mới buộc thực hiện giãn cách, phong tỏa (lock down), hạn chế các hoạt động đông người và các dịch vụ, khi dịch bệnh bùng phát mạnh, phức tạp để hạn chế nguy cơ lây nhiễm, bảo vệ an toàn sinh mạng và sức khỏe cho người dân. Chưa kể, trước làn sóng lây lan nhanh và mạnh như vừa qua ngay cả ở những nước giàu có, tình trạng người thất nghiệp, cần hỗ trợ cũng không ngừng gia tăng. Và để giải quyết tình trạng đó cần phải có thời gian. Song khi các vấn đề này nảy sinh tại Việt Nam thì họ lại xuyên tạc, thổi phồng, gây bức xúc trong dư luận.

Không phủ nhận là đã có thời điểm, vì phải đối phó với một đại dịch nguy hiểm, chưa từng xảy ra nên một số địa phương, bộ, ban, ngành còn gặp một số vướng mắc, lúng túng nhất định. Tuy nhiên từ quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của Ðảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam luôn coi tính mạng của nhân dân là ưu tiên hàng đầu, đồng thời bảo đảm sinh kế, kịp thời triển khai các gói hỗ trợ, chỉ đạo sâu sát để người dân không thiếu ăn, thiếu mặc, không để ai bị bỏ lại phía sau, kết hợp với tấm lòng, nghĩa cử của cả cộng đồng với tinh thần "thương người như thể thương thân", "lá rách ít đùm lá rách nhiều" chúng ta đã từng bước vượt qua đại dịch. Thế nhưng, những việc làm hết sức tốt đẹp, nhân văn của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, cũng như sự nỗ lực, quyết tâm của cả đất nước, cộng đồng luôn chung sức, đồng lòng, phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc kiên cường vượt qua mọi khó khăn, dịch bệnh sớm trở lại cuộc sống bình thường mới đã bị các thế lực thù địch, thiếu thiện chí phủ nhận, xuyên tạc, thực hiện các hành vi chống phá.

Trên thực tế, thủ đoạn, cách thức trên đã được chúng tiến hành từ nhiều năm qua. Tiêu biểu như sự việc xảy ra hồi trung tuần tháng 6/2018, tại các địa phương như: Bình Thuận, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Ðồng Nai, Khánh Hòa... Một số phần tử chống đối, phá hoại, đã lợi dụng tình yêu nước của một số người dân cũng như sự lôi kéo, kích động một số người dân nhẹ dạ, cả tin hoặc thiếu thông tin, hiểu biết để tham gia biểu tình tự phát nhân danh cái gọi là "thể hiện lòng yêu nước". Hệ quả là đã tạo ra đám đông hung hãn, quá khích tụ tập, gây mất an ninh trật tự, thậm chí gây bạo động, đập phá trụ sở công, tài sản của tổ chức, cá nhân. Trước đó, tại một số địa phương, các đối tượng phản động cũng thường xuyên lợi dụng các vấn đề nóng được dư luận xã hội quan tâm để kêu gọi người dân thực hiện các hành vi chống đối, bạo loạn, biểu tình, như vụ việc Công ty Formosa xả thải gây ô nhiễm biển miền trung, dự án thay thế cây xanh của Hà Nội, các vấn đề Biển Ðông...; và hiện nay là công tác phòng, chống dịch bệnh tại Việt Nam.

Phác thảo trên đây phần nào cho thấy âm mưu, thủ đoạn chống phá thâm độc của các thế lực thù địch, thiếu thiện chí. Trong nhiều trường hợp, lòng yêu nước chân chính của nhân dân đã bị kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo, từng bước bị dẫn dắt để hành động theo ý đồ đen tối của họ. Ðáng lưu ý là thủ đoạn này luôn kết hợp chặt chẽ với các hoạt động trên kênh truyền thông, trang mạng của các tổ chức phản động và phần tử chống đối. Chúng thường xuyên đăng tải thông tin có nội dung xấu độc, sai lệch, khoét sâu vấn đề đang được quan tâm, hoặc trong đó có chứa đựng sự băn khoăn, lo lắng, bức xúc nhất định... khiến đám đông cảm tính dễ bị nhiễu thông tin, từ đó bị dẫn dắt, lừa mị. Kết quả là một số người đã thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, tạo nên một số điểm nóng trong xã hội, khiến dư luận bất bình, kịch liệt phản đối.

Ðặc biệt, trong các hoạt động chống phá nổi lên thời gian qua, có thể thấy rõ sự xuất hiện một số phần tử cực đoan với vai trò "phát động phong trào", kêu gọi người dân với hứa hẹn ảo tưởng, phi thực tế nhằm chia rẽ người dân với Ðảng và Nhà nước; dựa vào ý kiến của một số người bị lừa bịp, dẫn dắt để dựng lên cái gọi "tiếng nói người dân", "người dân lên tiếng", "diễn đàn dân chủ"… mà bản chất là thực hiện mưu đồ chống phá Ðảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam, rắp tâm và cố gắng gây dựng "cách mạng đường phố" để lật đổ chế độ. Thực hiện mưu đồ đó, họ thường nhân danh quyền và lợi ích của "số đông" do chính họ dựng lên, coi đó vừa là chiêu bài, vừa là công cụ nhằm gây dựng phong trào chính trị chống đối, dựa vào đó để gây sức ép lên hệ thống chính trị, tấn công chế độ. Vì thế, quyền và lợi ích của "số đông" đã bị lợi dụng để hình thành nên tấm bình phong che giấu những mục đích đen tối.

(Còn nữa)

Đến với bài thơ hay: Thiêng liêng 'Ngày khai trường'

Đến với bài thơ hay: Thiêng liêng 'Ngày khai trường'

Bài thơ: Ngày khai trường

Sáng đầu Thu trong xanh

Em mặc quần áo mới

Đi đón ngày khai trường

Vui như là đi hội

Gặp bạn, cười hớn hở

Đứa tay bắt mặt mừng

Đứa ôm vai bá cổ

Cặp sách đùa trên lưng

Nhìn các thầy, các cô

Ai cũng như trẻ lại

Sân trường vàng nắng mới

Lá cờ bay như reo

Từng nhóm đứng đo nhau

Thấy bạn nào cũng lớn

Năm xưa bé tí teo

Giờ lớp Ba, lớp Bốn

Tiếng trống trường gióng giả

Năm học mới đến rồi

Chúng em đi vào lớp

Khăn quàng bay đỏ tươi.

undefined

Bao nỗi niềm của những ngày Hè xa cách giờ ngồi lại bên nhau rôm rả giãi bày, rôm rả nhớ thương. Nỗi niềm ấy, không khí ấy được nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi thể hiện một cách đầy tinh tế qua bài thơ “Ngày khai trường” mà biết bao thế hệ học trò đã rất yêu mến.

Bài thơ bắt đầu với hình ảnh quen thân của một buổi sáng đầu Thu trong xanh, “em mặc quần áo mới” hớn hở đến trường dự lễ khai giảng năm học mới. Dường như tâm trạng tràn ngập niềm vui như đi dự hội đang hiện rõ trên từng ánh mắt, nụ cười của các cô cậu học trò. Những lời thơ miêu tả một cách đầy tự nhiên về không khí và tâm trạng của các em trong ngày đầu Thu đến lớp. Chợt như bắt gặp sự đồng điệu cảm xúc giữa những dòng thơ với cảm xúc của nhà văn Thanh Tịnh: “Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương Thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đương có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học”, ngay trong khổ thơ đầu tiên của bài thơ:

“Sáng đầu Thu trong xanh

Em mặc quần áo mới

Đi đón ngày khai trường

Vui như là đi hội”.

Góc sân trường, ghế đá hành lang, bóng râm nho nhỏ… Đâu đâu cũng có những mái đầu chụm lại sẻ chia kỷ niệm vui buồn của bao ngày xa vắng. Những ánh mắt vô tình bắt gặp giữa nắng vàng tươi đẹp, ngác ngơ, ngạc nhiên rồi vỡ òa vui sướng trong vòng tay thắt chặt tình yêu thương. Dường như cặp sách cũng vui vẻ hơn nên đang “đùa trên lưng” các em trong ngày đầu tiên của năm học mới.

Tác giả đã diễn tả rất trúng niềm vui của các cô cậu học trò trong khoảnh khắc gặp lại nhau sau những ngày Hè xa cách qua các cụm từ “tay bắt mặt mừng”, “ôm vai bá cổ”. Đó còn là khoảnh khắc “cười hớn hở” chan chứa niềm vui mà nhà thơ đã ghi lại một cách đầy chân thực:

Đứa tay bắt mặt mừng

Đứa ôm vai bá cổ

Cặp sách đùa trên lưng”.

Một trong những niềm vui, sự hồi hộp của các cô cậu học trò còn là khoảnh khắc được gặp lại thầy, cô giáo. Thầy cô luôn trẻ ra trong mắt học trò, nhất là ở khoảnh khắc ngày khai trường lung linh nắng mới. Có lẽ sự rạng ngời, hạnh phúc khiến thầy cô thêm trẻ trung hơn trong mắt học trò chăng? Hình ảnh “sân trường vàng nắng mới” thật đẹp. Nắng mới phủ vàng sân trường hay sân trường tô thêm màu nắng mới? Dường như là cả hai. Và “lá cờ bay” cũng khác mỗi ngày. Với biện pháp so sánh, hình ảnh lá cờ như cũng đang reo vui đón thầy cô, học trò trở lại trường học sau bao ngày xa vắng:

“Nhìn các thầy, các cô

Ai cũng như trẻ lại

Sân trường vàng nắng mới

Lá cờ bay như reo”.

Thầy cô thì “trẻ lại” còn các trò “bạn nào cũng lớn” khôn hơn. Nhà thơ đã ghi lại khoảnh khắc từng nhóm bạn “đứng đo nhau” một cách đầy vui vẻ, háo hức. Dường như có sự ngỡ ngàng của các bạn trước sự trưởng thành của chính mình. Sự lớn khôn ấy cũng đem lại thêm niềm vui, nụ cười cho chúng bạn. Và đó cũng là niềm vui, niềm hạnh phúc của những người lái đò thầm lặng. Cũng từ đây, dường như người đọc lớn tuổi sẽ cảm nhận được tuổi thơ của mình trong khổ thơ này một cách rất rõ:

“Từng nhóm đứng đo nhau

Thấy bạn nào cũng lớn

Năm xưa bé tí teo

Giờ lớp Ba, lớp Bốn”.

Nhưng có lẽ, khoảnh khắc “tiếng trống trường gióng giả” trong lễ khai giảng vẫn là thiêng liêng nhất đối với bao thế hệ học trò, trong đó có nhà thơ. Tiếng trống trường trong khoảnh khắc ấy vừa như lời giục giã vừa như niềm hân hoan khó tả thành lời. Tiếng trống làm rung rinh tán lá cây bàng, hàng phượng. Mấy tháng Hè buồn tênh giờ đây tiếng trống thổi vào hồn trường lớp không khí nô nức, náo nhiệt của tình cảm bè bạn, cô thầy. Tiếng trống trường thiêng liêng vang vọng. Những tháng Hè “Cái trống lặng im/ Nghiêng đầu trên giá”. Và để giờ đây khi nàng Thu sang, những bước chân tuổi mộng mơ tung tăng đến trường “trống mừng vui” đến độ kêu vang:

“Tùng! Tùng! Tùng! Tùng

Vào năm học mới

Giọng vang tưng bừng”.

Tiếng trống đầu năm bao giờ cũng có cái âm vang lắng sâu vào tâm hồn của học trò cũng như thầy, cô giáo. Chừng ấy thanh âm của tiếng trống thôi cũng khiến lòng người thêm bâng khuâng muốn quay về những ngày khai trường đầu tiên xa ngái… Có lẽ, như ý thức được điều đó, tiếng trống trường trong ngày khai giảng được thi nhân để vang bay trong khổ thơ cuối cùng của bài thơ:

“Tiếng trống trường gióng giả

Năm học mới đến rồi

Chúng em đi vào lớp

Khăn quàng bay đỏ tươi”.

Bài thơ khép lại với hình ảnh “khăn quàng bay đỏ tươi” của các em khi “đi vào lớp” với nhiều sức gợi. Đó có thể là hình ảnh các em học sinh với tâm trạng tươi vui, hồ hởi, quyết tâm cao trong năm học mới. Đó cũng có thể là hình ảnh của sự lạc quan, hi vọng vào nhiều điều tốt đẹp ở tương lai.

“Ngày khai trường” là bài thơ hay. Sự thành công trước hết của thi phẩm là ở việc nhà thơ đã khai thác được tứ thơ quen thuộc – khoảnh khắc thiêng liêng của ngày khai trường. Rộn ràng mà lắng đọng ấm áp, háo hức mà xúc động. Đọc bài thơ, độc giả cảm nhận được không khí từ phố phường đến những thôn bản xa xôi hẻo lánh, hình ảnh những tà áo trắng tinh khôi, âm vang rộn rã tiếng cười, vang bay tiếng trống trong ngày đầu Thu. Ngày khai trường đã đến cũng là lúc biết bao kỷ niệm đẹp đẽ của học trò, thầy cô cùng mái trường bắt đầu thắp lên…

Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành Giáo dục nhân dịp khai giảng năm học mới

Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành Giáo dục nhân dịp khai giảng năm học mới

Thân ái gửi các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động ngành Giáo dục, các em học sinh, sinh viên, học viên và các bậc phụ huynh!

Nhân dịp khai giảng năm học mới 2024 - 2025, tôi thân ái gửi tới các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động đã và đang công tác trong ngành Giáo dục, cùng các em học sinh, sinh viên, học viên và các bậc phụ huynh những tình cảm thân thiết và những lời chúc tốt đẹp nhất.

undefined

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt và biểu dương các cháu học sinh là con liệt sỹ công an, con đỡ đầu Hội phụ nữ Công an, con nuôi Công an xã, con cán bộ, chiến sĩ đạt giải quốc gia, quốc tế năm học 2023-2024. Ảnh: TTXVN

Trong thư gửi các em học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bác Hồ đã viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Cố Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng đã nhấn mạnh trong cuộc gặp gỡ học sinh, sinh viên tiêu biểu xuất sắc ngày 3/11/2018: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh, nguyên khí mà suy thì đất nước yếu”.

Đảng, Nhà nước ta luôn xác định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, đã và đang có những chính sách ưu tiên phát triển giáo dục, đào tạo. Năm học 2023 - 2024, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nền giáo dục nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần to lớn trong việc nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi nhiệt liệt biểu dương tinh thần thi đua, phấn đấu của thầy, trò cả nước, cũng như sự nỗ lực, cố gắng và những kết quả của toàn ngành Giáo dục, sự đồng hành, hỗ trợ của các bậc phụ huynh trong thời gian qua.

Năm học mới 2024 - 2025 là năm học đầu tiên thực hiện Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW và triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới ở tất cả các lớp từ lớp 1 đến lớp 12, tôi mong ngành Giáo dục cần tập trung thực hiện tốt chủ đề năm học đã đề ra là: “Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, đoàn kết kỷ cương”. Giáo dục và đào tạo cần tiếp tục hướng đến phát triển con người và hạnh phúc của con người, phát huy tối đa nhân tố con người, lấy con người làm trung tâm, chủ thể, nguồn lực, mục tiêu của sự phát triển, tạo nền tảng cho việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Với khí thế của năm học mới, tôi tin tưởng các em học sinh, sinh viên, học viên sẽ nỗ lực học tập, tu dưỡng, tiếp thu và làm chủ kiến thức, hình thành những năng lực cốt lõi, tạo dựng những khát vọng lớn lao để xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Tôi mong các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động ngành Giáo dục luôn tâm huyết, yêu nghề, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp cao quý của mình.

Tôi mong các bậc phụ huynh, vì tương lai con em chúng ta, phối hợp tốt với nhà trường, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong công tác giáo dục. Tôi đề nghị các ban, bộ, ngành Trung ương, các cấp ủy Đảng, chính quyền chăm lo hơn nữa sự nghiệp giáo dục bằng các quyết sách kịp thời, thiết thực và đúng đắn để các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh, sinh viên, học viên được giảng dạy, học tập trong một môi trường lành mạnh và đầy đủ các điều kiện để phát huy năng lực sáng tạo, thực hiện thành công công cuộc đổi mới của giáo dục nước nhà.

Chúc các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động ngành Giáo dục và các em học sinh, sinh viên, học viên luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, thành công và đạt được nhiều thành tích hơn nữa trong năm học mới.

55 năm phát sóng Bản Thông cáo đặc biệt về tin Bác Hồ mất trên VOV

55 năm phát sóng Bản Thông cáo đặc biệt về tin Bác Hồ mất trên VOV

Bản tin đặc biệt thông báo sự ra đi của Bác Hồ trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam cách đây 55 năm còn in đậm trong lòng thế hệ phát thanh viên và thính giả cả nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, biểu tượng sáng ngời về đạo đức cách mạng, tấm gương hy sinh trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc đã trút hơi thở cuối cùng cách đây tròn 55 năm.

undefined
Cán bộ và công nhân cảng Hải Phòng theo dõi thông báo sức khỏe của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Sáng sớm ngày 4/9/1969, Đài Tiếng nói Việt Nam đã truyền đi Thông cáo đặc biệt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam báo tin Bác Hồ đã từ trần đến nhân dân cả nước.

Thông tin đau xót này gây nên nỗi xúc động to lớn đối với hàng triệu người dân khắp mọi miền Tổ quốc, trong đó có nhân dân thủ đô Hà Nội.

Ông Nguyễn Mạnh Trường (67 tuổi ở phố Khâm Thiên, Hà Nội) vẫn nhớ cảm xúc bàng hoàng khi nghe tin Bác Hồ ra đi cách đây 55 năm. Cậu bé 12 tuổi khi ấy lần đầu chứng kiến bầu không khí đau thương lớn lao và nhiều người òa khóc đến thế.

“Nghe Đài báo tin Bác Hồ mất, cảm giác lúc ấy bàng hoàng lắm. Tôi nhớ cảnh mọi người đứng chết lặng xung quanh cột loa phóng thanh, rồi rất nhiều người òa lên khóc. Năm ấy đúng là "đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa", không khí đau buồn cứ thế kéo dài” – ông Trường hồi tưởng.

Bà Phạm Thị Tuất (85 tuổi, ở phố Trần Quốc Toản, Hà Nội) nhớ lại tác động to lớn khi thông tin Bác Hồ ra đi được công bố: “Nghe bản tin trên Đài Tiếng nói Việt Nam, tôi chỉ biết khóc. Mọi người xung quanh cũng khóc. Ai cũng cảm thấy vô cùng đau xót và tiếc thương Bác Hồ”.

Đài Tiếng nói Việt Nam là nơi đầu tiên truyền đi bản tin phát thanh về thông tin Bác Hồ mất. Khi đó, lựa chọn một phát thanh viên để chuyển tải Thông cáo đặc biệt này quả là không dễ.

Nhà báo NSƯT Hà Phương, nguyên Trưởng phòng Phát thanh viên, Đài Tiếng nói Việt Nam nhớ lại: “Khi nghe tin Bác mất, mọi người đều bàng hoàng, tất cả ôm nhau khóc, không ai nghĩ đến diễn biến nhanh như vậy, dù trước đó Đài đã thông tin rằng, tình hình sức khỏe của Bác Hồ không được ổn định”.

Theo NSƯT Hà Phương, phát thanh viên được lựa chọn để đọc Thông cáo đặc biệt phải là người biết tiết chế cảm xúc cá nhân.

“Với tâm thế và tâm cảm của người trực tiếp loan báo tin tức chấn động cho cả nước và thế giới biết, sức ép với người phát thanh viên là vô cùng lớn. Lúc ấy, họ phải là người từng trải và rất giỏi tiết chế cảm xúc thì mới đọc được” - Nhà báo Hà Phương chia sẻ.

Phát thanh viên Minh Đạo (đã mất) sở hữu chất giọng Nam Bộ đặc biệt, rất cảm động, khiến thính giả lặng đi khi nghe giọng đọc chất chứa nỗi lòng được kìm nén. “Phát thanh viên đọc bằng cảm xúc mà không khóc òa lên, dù nghe giọng bác ấy đọc run rẩy lắm rồi” như nhận xét của nhà báo Hà Phương.

Trung tâm Sản xuất và Lưu trữ chương trình, Đài Tiếng nói Việt Nam hiện đang lưu giữ cuốn băng đề ngày 4/9/1969 với nhãn ghi: “Bản tin đặc biệt 5g15ph ngày 4/9/1969. Thông cáo của BCH.TƯ.Đảng về Bác Hồ từ trần”.

undefined
Cuốn băng tư liệu ghi lại "Thông cáo đặc biệt về sự ra đi của Bác Hồ" được lưu giữ tại Trung tâm Sản xuất và Lưu trữ chương trình, Đài Tiếng nói Việt Nam (Ảnh: Bảo Long)

Trong cuốn băng này có Thông cáo đặc biệt về sự ra đi của Bác Hồ qua giọng đọc của phát thanh viên Minh Đạo: "Đồng chí Hồ Chí Minh, Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã từ trần hồi 9 giờ 47 phút ngày 3/9/1969 sau một cơn đau tim đột ngột rất nặng, thọ 79 tuổi”.

Tháng 9 năm 1969, nhà báo Hà Phương liên tục đi – về giữa Hà Nội và Nghệ An, viết bài phản ánh tình cảm của người dân quê hương Bác Hồ và chứng kiến đồng nghiệp ở Đài Tiếng nói Việt Nam nén đau thương để hoàn thành nhiệm vụ.

Nhớ lại guồng quay công việc ở Đài Tiếng nói Việt Nam trong những ngày Bác Hồ vừa đi xa, ông Hà Phương chẳng thể quên hình ảnh các phát thanh viên của Đài kìm giữ nước mắt để tác nghiệp khi vào phòng thu. Cùng với phát thanh viên Minh Đạo, NSƯT Hà Phương đặc biệt ấn tượng về phát thanh viên Nguyễn Thơ.

Thời điểm ấy, phát thanh viên Nguyễn Thơ đã khiến các đồng nghiệp ở Đài Tiếng nói Việt Nam khâm phục bởi tài năng kiềm chế cảm xúc để hoàn thành nhiệm vụ trong lúc các đồng nghiệp ôm nhau khóc. Từ đó, nhà báo Hà Phương thường gọi phát thanh viên Nguyễn Thơ là “Ông già thép” và ghi lại kỷ niệm ấy trong cuốn sách “Tiếng nói cùng năm tháng” do Đài Tiếng nói Việt Nam ấn hành.

“Cùng với các 'giọng đọc vàng' thời chống Mỹ cứu nước, hai giọng đọc nam xuất sắc (Minh Đạo và Nguyễn Thơ) đã để lại ấn tượng sâu sắc cho thính giả. Đây cũng là những mẫu mực về giọng đọc biểu cảm nghệ thuật cho các lớp đồng nghiệp đàn em sau này” – phát thanh viên, NSƯT Hà Phương nói về ký ức năm xưa.

Chủ tịch Hồ Chí Minh mất ngày 2/9/1969, nhưng do trùng ngày Quốc khánh nên Bộ Chính trị lúc bấy giờ thông báo là ngày 3/9. Hai mươi năm sau, toàn văn Di chúc và ngày mất của Bác mới được công bố.

Ngay sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, Di chúc của Bác đã được công bố. Song do hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ nên có một số điều chưa được công bố.

Dịp kỷ niệm 20 năm ngày mất và chuẩn bị 100 năm ngày sinh của Bác, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VI thấy trách nhiệm phải thông báo về ngày mất và di chúc của Người. Thông tin được công bố trong thông báo của Bộ Chính trị số 151 ngày 19/8/1989.

Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh: Toàn quân đồng lòng thực hiện Di chúc của Bác

Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh: Toàn quân đồng lòng thực hiện Di chúc của Bác

Thực hiện tư tưởng chỉ đạo chiến lược của Bác: "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, lá cờ quyết chiến, quyết thắng của Quân đội ta đã tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, sào huyệt cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, miền Nam hoàn toàn giải phóng, quân và dân ta đã thực hiện trọn vẹn điều khát khao của Bác trước lúc đi xa "Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất".

Chính trị làm “gốc” để xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị

Khắc ghi những lời Bác dặn dò, cán bộ chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam đoàn kết một lòng, thực hiện Di chúc của Người trong nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

Quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội kiểu mới do Đảng và Bác Hồ kính yêu sáng lập, tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện về mọi mặt; được Nhà nước tập trung xây dựng và nhân dân đùm bọc, chở che, nuôi dưỡng. Trải qua gần 80 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, Quân đội ta đã thể hiện sâu sắc bản chất, truyền thống quân đội cách mạng, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, thực sự là lực lượng chính trị tin cậy, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân, làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

undefined
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm bộ đội miền Nam tập kết đang huấn luyện tại tỉnh Nghệ An (6/1957) (Ảnh: Tư liệu)

Thực tiễn gần 80 năm qua đã khẳng định, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về mọi mặt, lấy chính trị làm “gốc” để xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, làm cơ sở xây dựng chất lượng tổng hợp, nâng cao sức mạnh chiến đấu có ý nghĩa sâu sắc cả về mặt lý luận và thực tiễn, là vấn đề có tính quy luật trong xây dựng quân đội cách mạng, tăng cường bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc của Quân đội ta, làm nên phẩm chất nhân cách Bộ đội Cụ Hồ - Bộ đội của nhân dân.

Ngay sau khi hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, thực hiện Di chúc của Bác, Quân đội nhân dân Việt Nam có thêm nguồn động lực tinh thần để xây đắp nên những truyền thống cao đẹp của Bộ đội Cụ Hồ. Quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng, trong những năm qua, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã tập trung lãnh đạo xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Quân đội tiếp tục thực hiện chủ trương xây dựng theo hướng tinh, gọn, mạnh, linh hoạt, có cơ cấu tổ chức hợp lý, vũ khí trang bị ngày càng hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, khó dự báo. Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, song thế giới đang đứng trước khó khăn khi cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xung đột cục bộ tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức, phức tạp và quyết liệt hơn đã và đang bộc lộ rõ những rủi ro đối với môi trường kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh quốc tế. Tình hình đó đặt ra nhiều vấn đề hệ trọng và cấp thiết đối với việc triển khai và tiếp tục hoàn thiện định hướng bảo vệ Tổ quốc trong thời gian tới.

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định: “Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, nền văn hóa và lợi ích quốc gia - dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, an ninh con người; xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Theo đó, mục tiêu bảo vệ Tổ quốc không đơn thuần là để ứng phó với chiến tranh; mà vấn đề quan trọng và thiết yếu hơn là, tạo ra sức mạnh để giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình, nhằm xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, có thu nhập cao. Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng, là sự vận dụng nhuần nhuyễn lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: Bảo vệ phải gắn với xây dựng, xây dựng phải đi đôi với bảo vệ. Mục tiêu của bảo vệ là để giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho xây dựng và phát triển đất nước; và xây dựng, phát triển đất nước sẽ tác động trở lại tạo cơ sở, tiền đề bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Ngăn ngừa đẩy lùi và đập tan các nguy cơ xung đột, bất ổn, sẵn sàng ứng phó và ứng phó thành công trong mọi tình huống

Phương châm chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh bảo vệ Tổ quốc là vấn đề rất quan trọng, là cơ sở để xác định đúng mục tiêu, phương thức, cách thức để bảo vệ sự bất khả xâm phạm của quốc gia, bảo vệ lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Những nội dung trọng yếu cần được bổ sung thêm là: Nắm chắc tình hình và giải quyết đồng bộ các vấn đề do thực tiễn đặt ra; dự báo đúng tình hình thế giới, khu vực, tình hình trong nước và từng địa bàn cụ thể; nhận rõ các thách thức quốc phòng, an ninh, các tình huống xảy ra; đưa ra các định hướng hành động chính xác, kịp thời, linh hoạt để đối phó có hiệu quả với mọi tình huống, không để bất ngờ, bị động. Mục tiêu tối ưu của việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc chính là ngăn ngừa đẩy lùi và đập tan các nguy cơ xung đột, bất ổn, sẵn sàng ứng phó và ứng phó thành công trong mọi tình huống.

Đối với nước ta, sau những năm đổi mới, thế và lực, sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín quốc tế, niềm tin của nhân dân ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi và thời cơ, nước ta cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, bao gồm cả thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống. Bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển vừa là yêu cầu cấp thiết, vừa là thách thức lớn đối với nước ta, nhất là trong bối cảnh các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chống phá cách mạng nước ta trên nhiều lĩnh vực thông qua chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” với nhiều âm mưu, thủ đoạn hết sức tinh vi, xảo quyệt...

Trước tình đó, cùng với việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, hiệu lực, hiệu quả; việc quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc chủ trương xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh, linh hoạt, có cơ cấu tổ chức hợp lý, bảo đảm phù hợp với đường lối quân sự của Đảng, nghệ thuật chiến tranh nhân dân, vũ khí trang bị và nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội gắn với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh bảo vệ Tổ quốc, hướng tới mục tiêu xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại là yêu cầu tất yếu khách quan.

Con người là yếu tố quyết định, vũ khí trang bị là yếu tố rất quan trọng

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nhấn mạnh: “Xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại. Đến năm 2025, cơ bản xây dựng Quân đội tinh gọn, mạnh, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu đến năm 2030, xây dựng Quân đội nhân dân chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”. Sức mạnh của Quân đội cách mạng là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, như: Con người, vũ khí trang bị, nghệ thuật, cách đánh..., nhưng trong đó, con người và vũ khí trang bị là hai yếu tố cơ bản nhất. Trong đó, con người là yếu tố quyết định, vũ khí trang bị là yếu tố rất quan trọng.

Bởi, ngày nay xu hướng sử dụng vũ khí trang bị công nghệ cao ngày càng phổ biến trong các cuộc chiến tranh. Các cuộc chiến tranh gần đây đã chỉ rõ, nếu chúng ta không nâng cấp, hiện đại hóa vũ khí trang bị thì dù con người và các yếu tố khác được chuẩn bị tốt cũng khó có thể phát huy được sức mạnh tổng họp để đánh thắng chiến tranh xâm lược bằng các loại vũ khí công nghệ cao của đối phương. Vì thế, xây dựng Quân đội nhân dân hiện đại về vũ khí trang bị trong giai đoạn mới là vấn đề hết sức cấp thiết đối với Đảng, Nhà nước và Quân đội ta. Hiện đại hóa vũ khí trang bị cho Quân đội phải là một quá trình thường xuyên, liên tục, nhằm không ngừng củng cố khả năng quốc phòng của đất nước. Để hiện thực hóa chủ trương xây dựng Quân đội tinh gọn, mạnh, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu đến năm 2030, xây dựng QĐND chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

Tuy nhiên, Đảng ta luôn xác định “chủ động phòng ngừa” là chính, ứng phó kịp thời, hiệu quả với các đe dọa an ninh phi truyền thống, nhất là nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh. Có kế sách ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa. Nỗ lực phấn đấu để ngăn ngừa xung đột, chiến tranh và giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế”.

Đây là sự kế thừa, vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm “giữ nước từ lúc chưa nguy”, phát triển tư tưởng bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa” để xác định rõ phương thức, giải pháp “chủ động phòng ngừa” là chính.

Điều đó thể hiện rõ tầm nhìn chiến lược của Đảng về quốc phòng, an ninh trong tình hình mới, nhằm chủ động ngăn ngừa, đẩy lùi, giải tỏa các “điểm nóng”, các nguy cơ dẫn đến xung đột vũ trang; nhất là việc chủ động ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống đang ngày càng gia tăng và đe dọa trực tiếp đối với an ninh quốc gia và toàn cầu hiện nay.

Đồng thời, nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện nội dung, hình thức, biện pháp kết hợp đấu tranh quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Chủ động phát hiện, kiên quyết đấu tranh với những tư tưởng, hành động sai trái, thù địch, xuyên tạc, hạ thấp, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với việc giải quyết mối quan hệ giữa quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Tích cực, chủ động quan hệ sâu rộng, toàn diện với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên tinh thần Việt Nam “là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”.

Xây dựng và phát huy mạnh mẽ thế trận lòng dân

Xây dựng và phát huy mạnh mẽ thế trận lòng dân trong nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân; xây dựng và củng cố vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân. Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại với quốc phòng, an ninh và giữa quốc phòng, an ninh với kinh tế, văn hóa, xã hội và đối ngoại. Xét trong tính tổng thể, các phương thức đấu tranh bảo vệ Tổ quốc được sử dụng một cách tổng hợp, linh hoạt, mềm dẻo, đặt trong mối quan hệ và sự tương tác lẫn nhau để huy động sức mạnh tổng hợp và vai trò của mọi lĩnh vực, mọi lực lượng để bảo vệ Tổ quốc.

Phát huy sức mạnh tổng hợp là phát huy sức mạnh của mọi lực lượng, mọi tầng lớp nhân dân, của toàn dân với một ý thức tự giác cao nhất trong bảo vệ Tổ quốc. Đó là sự cộng hưởng ở mức độ cao, sức mạnh được huy động từ các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội, đó là sức mạnh từ chính trị, sức mạnh của chế độ chính trị, hệ thống chính trị, sức mạnh từ lòng tin của nhân dân, sự đồng thuận của nhân dân, sự vững chắc của “thế trận lòng dân” được thường xuyên quan tâm xây dựng. Đó là sức mạnh của nền kinh tế, nền tảng vật chất của quốc phòng, an ninh, BVTQ, sự phát triển ngày càng cao của nền kinh tế là sự bảo đảm ngày càng tốt hơn cho quốc phòng, an ninh, nhất là bảo đảm cho hiện đại hóa quốc phòng, an ninh. Sức mạnh từ nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, nền tảng tinh thần của dân tộc, cội nguồn sức mạnh của đất nước, đó là sức mạnh từ lòng yêu nước, ý chí kiên cường, bất khuất, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, khát vọng xây dựng đất nước giàu mạnh và bảo vệ vững chắc Tổ quốc của các thế hệ người Việt Nam.

Triển khai toàn diện, đồng bộ các giải pháp xây dựng Quân đội vững mạnh về mọi mặt

Từ khi có Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI của Đảng (còn gọi là Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 25-10-2013) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, quân và dân ta đã chủ động, tích cực triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã triển khai toàn diện, đồng bộ các giải pháp xây dựng Quân đội vững mạnh về mọi mặt: Chính trị, quân sự, hậu cần, kỹ thuật, công nghiệp quốc phòng; kiện toàn, củng cố vững chắc một số tổ chức quân sự có liên quan, đáp ứng tốt yêu cầu bảo đảm và tương xứng với sự phát triển của nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Mặt khác, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã khẩn trương xây dựng và trình Bộ Chính trị ban hành Chiến lược Bảo vệ Tổ quốc, Chiến lược Quân sự, Chiến lược Quốc phòng, Chiến lược Bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng; Chiến lược Bảo vệ biên giới quốc gia... Đồng thời, xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án và làm nòng cốt trong triển khai thực hiện các Chiến lược ấy một cách đồng bộ, toàn diện và hiệu quả trong các bộ, ngành, địa phương và toàn quân; đưa nội dung các Chiến lược vào hoạt động thực tiễn, nâng cao ý thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn dân đối với nhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã phối hợp, kết hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội trong hệ thống chính trị nước ta, tập trung xây dựng “thế trận lòng dân”, tạo nền tảng vững chắc để xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với xây dựng, củng cố thế trận chiến tranh nhân dân và nền an ninh nhân dân vững mạnh.

Để xây dựng Quân đội “tinh, gọn, mạnh”, có khả năng cơ động cao, tạo sự cân đối hợp lý giữa các lực lượng; giải quyết đúng đắn, hợp lý mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng, giữa con người và vũ khí, không ngừng nâng cao sức mạnh chiến đấu. Thực hiện được điều này, là toàn quân đã thực hiện đúng lời căn dặn về “Củng cố quốc phòng” trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về định hướng cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta thực hiện đường lối quân sự, xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

Với tình cảm sâu nặng, sự kính trọng, lòng biết ơn vô hạn và trách nhiệm chính trị cao, cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn học tập và thực hành tinh thần “Trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân” theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó chính là sự tiếp nối và phát huy bản chất, truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, là ý chí, quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nhằm thực hiện trọn vẹn mong muốn của Người.

Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh: Toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân

Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh: Toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân

Với tầm nhìn sâu rộng, nhãn quan chính trị nhạy bén, sáng suốt, trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Ngay sau khi cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã hoàn toàn thắng lợi,... việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. Làm được như vậy, thì dù công việc to lớn mấy, khó khăn mấy chúng ta cũng nhất định thắng lợi".

Lời căn dặn đầu tiên

Trong suốt 55 năm (1969-2024) thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những lời căn dặn của Bác đã trở thành kim chỉ nam, sức mạnh, nguồn năng lượng to lớn cho Đảng, dân tộc và nhân dân vượt qua mọi cam go, khó khăn để giải phóng đất nước, thống nhất non sông; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

undefined
Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Trường Chinh tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa III (20-5-1968) (Ảnh: Tư liệu)

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thắng lợi của cách mạng do Đảng lãnh đạo là đem lại độc lập, tự do, người dân được thực sự là chủ và làm chủ. Còn vinh dự và hạnh phúc lớn nhất của người cán bộ là đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Là cán bộ, đảng viên của một đảng chân chính cách mạng, mỗi người phải luôn nêu cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc.

Ngay lời căn dặn đầu tiên trong Di chúc, Người đã dự liệu, trù tính sâu xa việc hệ trọng nhất: Vấn đề xây dựng Đảng.

Vấn đề xây dựng Đảng là một trong những nội dung quan trọng được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập đầu tiên trong bản Di chúc. Dù Người đã nhiều lần sửa một số câu từ, thêm, bớt các việc, nhưng trong Di chúc vấn đề xây dựng và chỉnh đốn Đảng luôn được Người đặt lên vị trí hàng đầu.

Trong lần sửa Di chúc vào tháng 5-1968, khi đề cập đến công việc phải làm ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân thắng lợi, Người viết: “Theo ý tôi, việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. Làm được như vậy, thì dù công việc to lớn mấy, khó khăn mấy chúng ta cũng nhất định thắng lợi”.

Trong bản Di chúc được công bố năm 1969, Người cũng dành phần đầu tiên để “nói về Đảng”. Đầu tiên Người khẳng định vị trí, vai trò của Đảng: Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”. Đây là sự tổng kết mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc về vị trí, vai trò của Đảng.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, yếu tố cốt lõi mang đến sự thành công trong việc tổ chức, lãnh đạo của Đảng đó là “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc”. Đây chính là yếu tố quan trọng giúp cho Đảng có khả năng tổ chức, lãnh đạo, tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân, phát huy được sức mạnh của cả dân tộc trong sự nghiệp cách mạng. Do đó, Người nhấn mạnh: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình” .

Chỉnh đốn được Đảng, dù công việc to lớn mấy, khó khăn mấy chúng ta cũng nhất định thắng lợi

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ tại sao Đảng có thể tổ chức và lãnh đạo thành công: Đó là “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc”.

Như vậy, hai yếu tố quan trọng giúp cho Đảng có khả năng tổ chức, lãnh đạo, tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân, phát huy được sức mạnh của cả dân tộc trong sự nghiệp cách mạng là sự đoàn kết chặt chẽ trong Đảng và Đảng một lòng, một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc. Hai yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đoàn kết thống nhất trong Đảng chính là cơ sở của đoàn kết toàn dân và đoàn kết quốc tế, là sức mạnh của Đảng và là nguồn gốc của mọi thắng lợi. Do đó, trong công tác xây dựng Đảng, vấn đề đoàn kết đã được Bác đặt lên hàng đầu.

Thật vậy, đoàn kết là một nội dung quan trọng trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam được hình thành, củng cố và phát triển lâu dài trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Là người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, hơn ai hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu rõ đoàn kết có sức mạnh to lớn như thế nào. Chính vì vậy, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ rõ mối quan hệ giữa thực hiện dân chủ và đoàn kết trong Đảng. Không thực hiện dân chủ thì không đoàn kết được, nhất là dân chủ trong Đảng. Vì Đảng ta cầm quyền, không dân chủ trong Đảng thì làm sao dân chủ trong dân được. Nhờ có dân chủ mà Đảng ta đã khơi dậy, phát huy cao nhất trí tuệ, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của mình. Nhờ có dân chủ trong Đảng nên đã khắc phục được tình trạng bè cánh, cục bộ, địa phương chủ nghĩa, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, xa rời quần chúng. Vì vậy, “thực hành dân chủ rộng rãi” là điều vô cùng cần thiết trong Đảng.

Bên cạnh đó, phê bình và tự phê bình cũng là một nguyên tắc trong sinh hoạt Đảng, là quy luật phát triển và là vũ khí sắc bén của Đảng. Phê bình và tự phê bình không những để sửa chữa khuyết điểm trong Đảng, làm cho đảng viên tiến bộ và mạnh lên mà còn khẳng định Đảng thật sự chân chính. Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Đảng ta là một đảng cầm quyền” tức chính quyền do Đảng Cộng sản tổ chức và lãnh đạo, là chính quyền của dân, do dân và vì dân. Do đó, người yêu cầu: “Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”. Đạo đức cách mạng là “nền tảng”, là “cái gốc” của người cán bộ.

Nói về đạo đức của người cán bộ, đảng viên, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh bổn phận người đảng viên “phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết… Phải đi sâu đi sát thực tế, gần gũi quần chúng, thật sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân. Phải cố gắng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ hiểu biết để làm tốt mọi nhiệm vụ”.

Còn khi là cán bộ thì phải thường xuyên rèn luyện. Rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn toàn diện, sâu sắc, liên quan đến nhiều lĩnh vực. Trong đó mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi sét lại mình, tự phê bình, theo tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh, luôn nêu cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc.

Đừng để có quyền hành rồi sa ngã

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ, trong điều kiện Đảng cầm quyền, khi có quyền hành, cán bộ, đảng viên nếu không chú trọng rèn luyện đạo đức hàng ngày và suốt đời thì rất dễ sa ngã, hư hỏng.

Mặt khác, nói thì dễ, làm thì khó. Vì vậy, Người rất quan tâm đến việc rèn luyện “thật sự”. Trong một đoạn văn ngắn trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng đến bốn lần cụm từ “thật sự” và “thật” để nói lên tầm quan trọng của hành động thật. “Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Không thật sự là giả dối, mà giả dối là bản chất của giai cấp bóc lột. Cán bộ, đảng viên của một Đảng mà ngoài lợi ích của Tổ quốc và nhân dân, không có lợi ích nào khác thì không thể giả dối, nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít, nói một đằng làm một nẻo.

Bác chỉ rõ: Đoàn kết không tự nhiên mà có mà lại rất dễ bị suy yếu, bị mất đi. Ý thức sâu sắc thực tế này, trong toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng, đặc biệt là trên phương diện người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh ngoài việc luôn đặc biệt quan tâm đến vấn đề đoàn kết trong Đảng. Người chỉ rõ tầm quan trọng của đoàn kết đối với sự tồn tại và phát triển của Đảng, thì Người cũng thường xuyên cảnh báo những nguy cơ có thể dẫn đến sự mất đoàn kết, chia rẽ trong Đảng.

Người thẳng thắn phê phán những cấp ủy Đảng và đảng viên để xảy ra tình trạng mất đoàn kết trong Đảng. Người phân tích sâu sắc những nguyên nhân và chỉ ra những giải pháp cụ thể để gìn giữ, củng cố, tăng cường sự đoàn kết trong Đảng. Người yêu cầu tất cả mọi đảng viên, từ Trung ương đến các chi bộ phải hiểu rõ, trân quý và bảo vệ sự đoàn kết trong Đảng như một phần máu thịt quý báu nhất của cơ thể mình.

Đảng có mạnh đất nước mới phát triển

Trong thời kỳ Đổi mới, trên phương diện xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết trong Đảng luôn được quán triệt sâu sắc, đặc biệt là ở những giai đoạn có ý quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của Đảng, của sự nghiệp cách mạng của dân tộc, khi phải đứng trước những thời cơ và cả những khó khăn, thách thức lớn. Đó là một bằng chứng mạnh mẽ khẳng định giá trị thực tiễn Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đại hội VI của Đảng (tháng 12-1986) là sự tự phê bình, phê bình nghiêm túc, một cuộc chỉnh đốn lớn để đi đến hoạch định đường lối đổi mới. Hội nghị Trung ương 3, khóa VII (tháng 6-1992) về đổi mới, chỉnh đốn Đảng đã góp phần quan trọng cho công cuộc đổi mới phát triển mạnh mẽ vượt qua thách thức của sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.

Hội nghị Trung ương 4, khóa XI đã ban hành Nghị quyết Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay; Hội nghị Trung ương 4, khóa XII tiếp tục ban hành Nghị quyết về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, thể hiện rõ quyết tâm chính trị, nhằm lập lại kỷ cương trong Đảng, xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh. Và đến Hội Nghị Trung ương 4 khóa XIII, Trung ương Đảng đã ban hành Kết luận về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; và Quy định mới Về những điều đảng viên không được làm.

Qua đó, Đảng ta tiếp tục khẳng định trình độ bản lĩnh, trí tuệ lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thực hiện thành công công cuộc đổi mới, đưa Việt Nam từ nước kém phát triển trở thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình, người dân có cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc, uy tín, vị thế trên trường quốc tế ngày càng nâng cao.

Bên cạnh những kết quả, thành tích đã đạt được, công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng vẫn còn những hạn chế: Một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, thiếu gương mẫu, giảm sút ý chí chiến đấu, đặc biệt là sa vào chủ nghĩa cá nhân, vi phạm kỷ luật Đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước… Trong khi đó, các thế lực thù địch, phản động chưa bao giờ từ bỏ âm mưu lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; ráo riết tiến hành chiến lược “diễn biến hòa bình” với nhiều phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, thâm độc; triệt để lợi dụng hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng để thâm nhập nội bộ, thúc đẩy các yếu tố “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” hòng làm tan rã Đảng ta, chế độ ta từ bên trong.

Đứng trước tình hình thế giới và trong nước đang tạo ra cả thuận lợi và thách thức đan xen, toàn Đảng ta tiếp tục kiên định lập trường, đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Đồng thời, tăng cường đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch; chủ động ngăn chặn, phản bác các thông tin, quan điểm xuyên tạc, sai trái, thù địch; tăng cường rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng nhằm nâng cao tinh thần, trách nhiệm, lãnh đạo đất nước thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

“Đặc biệt coi trọng và không ngừng tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng, đại đoàn kết toàn dân tộc, mối liên hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân. Từ Trung ương đến chi bộ, mỗi cán bộ, đảng viên phải ra sức “giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình” theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Chủ tịch Hồ Chí Minh: Làm cách mạng là mang lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân

Chủ tịch Hồ Chí Minh: Làm cách mạng là mang lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân

Tiếp tục mạch chuyện, PGS, TS Nguyễn Thanh Tú nhấn mạnh, trong Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Đảng ta phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”. Một câu ngắn gọn thôi, nhưng đã khái quát rõ mục đích cao nhất của sự nghiệp cách mạng là mang lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân.
Lấy dân làm gốc

Qua các nghiên cứu của mình, PGS, TS Nguyễn Thanh Tú cho biết, mong ước cháy bỏng của Bác là sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta hoàn toàn thắng lợi, Bác Hồ có kế hoạch xây dựng đất nước đẹp đẽ, đoàng hoàng hơn trước chiến tranh. Chính vì vậy, Bác đã viết trong Di chúc: “Đây là một cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng để tạo ra những cái mới mẻ tốt tươi. Để giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của nhân dân”. Những dòng để lại ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh thấm đượm tư tưởng “lấy dân làm gốc”.

undefined
Bác Hồ nói chuyện với các cháu thiếu nhi trong dịp Người về thăm và chúc Tết đồng bào tỉnh Hà Bắc, Xuân Đinh Mùi (9/2/1967) (Ảnh: Tư liệu)

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Nước lấy dân làm gốc, gốc có vững, cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”; “Dễ mười lần không dân cũng chịu. Khó trăm lần dân liệu cũng xong”. Theo PGS, TS Nguyễn Thanh Tú, trong rất nhiều tài liệu, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần nhắc nhở cán bộ rằng: Cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vật liệu chúng ta dùng đều là mồ hôi nước mắt của nhân dân mà ra... và “cách xa dân chúng, không liên hệ chặt chẽ với dân chúng, cũng như đứng lơ lửng giữa trời, nhất định thất bại”. Nên để củng cố và tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân, thì Đảng nhất định và phải luôn “xứng đáng là người lãnh đạo, là đày tớ thật trung thành của nhân dân”.

Hiểu tư tưởng này một cách đơn giản là: Khi nhân dân đồng lòng, việc gì cũng làm được. Nhân dân không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên. Cho nên, suy cho cùng, khi dân tin vào Đảng và Chính phủ thì họ sẵn sàng ủng hộ mọi thứ từ vật chất, tiền bạc, lực lượng, trí tuệ đến cả việc không ngại hy sinh tính mạng của mình.

Điều này có ý nghĩa vô cùng lớn trong bối cảnh thực tế hiện nay. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta như một nguyên lý sâu sắc đối với sự tồn tại và phát triển của đất nước. Một đất nước muốn có được sự đoàn kết thì đội ngũ lãnh đạo, cán bộ Đảng viên phải thực sự gương mẫu. Cuộc sống và hạnh phúc của người dân chính là thước đo tín nhiệm, hài lòng của người dân đối với cơ quan Đảng, Nhà nước; cán bộ, đảng viên. Điều này rất phù hợp và là tiêu chí chuẩn mực của xã hội hiện đại cũng như xu thế phát triển chung trên toàn thế giới.

Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở cán bộ của Đảng, Nhà nước phải lấy “dân làm gốc” bởi chính người dân sẽ góp phần quyết định sự tồn vong và phát triển của chế độ, của đất nước. Do đó, sự ấm no, hạnh phúc của nhân dân cần phải được Đảng, Nhà nước chăm lo, vun vén. “Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vĩnh biệt chúng ta, nhưng tư tưởng “lấy dân làm gốc”, dựa vào nhân dân, tin vào lực lượng, trí tuệ của nhân dân trong bản Di chúc của Người vẫn sống mãi”, PGS, TS Nguyễn Thanh Tú chia sẻ.

Trên hết, luôn là tình thương yêu con người

Từng là một giáo viên dạy Văn học, Ngôn ngữ, lại có nhiều năm công tác tại các xã, huyện khó khăn ở vùng Tây Bắc, sau đó công tác tại các cơ quan báo chí, văn nghệ, rồi chuyên tâm nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, PGS, TS Nguyễn Thanh Tú đặc biệt yêu thích tư tưởng nhân văn và ngôn ngữ biểu cảm trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

PGS, TS Nguyễn Thanh Tú cho rằng, Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tích hợp cái thâm trầm, sâu lắng, ý tại ngôn ngoại của văn hóa phương Đông; cái chi tiết, cụ thể nhưng đầy hình tượng của lối tư duy phương Tây; bao trùm lên tất cả là tinh thần cách mạng, khoa học, chiều sâu nhân văn của lý luận Mác - Lênin. Phong cách tư duy, chất trí tuệ, ngôn ngữ giản dị, gần gũi với đời thường nhưng có sức lay động tâm can của nhà hiền triết Hồ Chí Minh.

Ấy thế nhưng, bình sinh Bác là người lạc quan, hài hước. Phong cách ngôn ngữ của Bác cũng là một phong cách giàu chất lạc quan. Ngay đến khi phải viết những lời cuối cùng để vĩnh biệt, Người vẫn luôn lạc quan, chan chứa tình cảm với dân với nước, tha thiết tình người, lòng cao thượng, trong sáng và đẹp đẽ.

Yếu tố ngôn ngữ trong Di chúc của Người từng chữ, từng lời đều chân thật, gần gũi, giản dị như chính con người của Người, vì thế mỗi câu, mỗi đoạn và cả bản Di chúc đã lay động, thấm đến triệu triệu trái tim nhân dân Việt Nam. “Cuối cùng tôi để lại muôn vàn tình thương yêu…”, một cách nói sao mà thân thuộc. Chỉ riêng hai tiếng “muôn vàn” thôi cũng đủ để toàn dân hiểu rằng, tình cảm của Bác với toàn thể nhân dân, cán bộ, chiến sĩ mọi miền Tổ quốc là không thể đo đếm.

Theo PGS, TS Nguyễn Thanh Tú, từ cách sử dụng ngôn ngữ như vậy làm toát lên trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bao trùm lên tất cả chính là chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh, luôn hướng về con người, giải phóng con người. Trong bản Di chúc, có thể thấy tình yêu thương con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện ở sự quan tâm tinh thần chủ nghĩa nhân văn cao cả cùng những việc làm thiết thực cho từng đối tượng, vì từng đối tượng.

Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình, Bác căn dặn: … “Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần “tự lực cánh sinh”. Đối với liệt sĩ, mỗi địa phương (thành phố, làng, xã) cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm... Đối với cha mẹ, vợ con (của thương binh và liệt sĩ) mà thiếu sức lao động và túng thiếu, thì chính quyền địa phương (nếu ở nông thôn thì chính quyền xã cùng hợp tác xã nông nghiệp) phải giúp đỡ họ có công ăn việc làm thích hợp...”.

Trong chiến lược về xây dựng con người, Hồ Chí Minh đặc biệt coi trong việc đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Người rất quan tâm tới những chiến sĩ trẻ tuổi trong các lực lượng vũ trang nhân dân và thanh niên xung phong đã được rèn luyện trong chiến đấu và căn dặn: “Đảng và Chính phủ cần chọn một số ưu tú nhất, cho các cháu ấy đi học thêm các ngành, các nghề, để đào tạo thành những cán bộ và công nhân có kỹ thuật giỏi, tư tưởng tốt, lập trường cách mạng vững chắc. Đó là đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở nước ta”. Đây là tư tưởng thể hiện rất rõ sự thống nhất giữa tính nhân văn cộng sản và tầm nhìn chiến lược về lựa chọn, bồi dưỡng phát huy nhân tố con người của Bác.

Chủ tịch Hồ Chí Minh còn dành sự quan tâm sâu sắc đến việc bồi dưỡng, cất nhắc, giúp đỡ phụ nữ, để họ tiến bộ, bình đẳng và thật sự được giải phóng. Người căn dặn: “Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ". Đối với nông dân là những người luôn luôn trung thành với Đảng và Chính phủ, ra sức góp của góp người trong kháng chiến, Bác đề nghị: "Miễn thuế nông nghiệp 1 năm cho các hợp tác xã nông nghiệp để cho đồng bào hỉ hả, mát dạ, mát lòng, thêm niềm phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất...".

Ngay cả đối với những người Việt Nam lầm lỡ, trước đây làm việc cho chế độ cũ hoặc không lương thiện trong chế độ xã hội cũ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ gọi họ là "nạn nhân của chế độ xã hội cũ" và nhắc nhở: "Nhà nước phải dùng vừa giáo dục, vừa dùng pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở nên những người lao động lương thiện".

Có thể thấy rõ, tính nhân văn trong Di chúc của Người không chỉ là lòng thương yêu con người sâu sắc. Mà đó còn là sự quan tâm, biết ơn, trân trọng, tin tưởng vào sức mạnh của con người, quyết tâm hành động để mang lại hạnh phúc, ấm no cho con người, giải phóng con người.

Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng

Qua 55 năm thực hiện Di chúc, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trong nhiều thập kỷ qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam hết sức coi trọng việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với nhân dân, các đối tượng có công, thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và gia đình người có công với nước. Đến nay, cơ bản mọi gia đình người có công đã có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của nhân dân địa phương nơi cư trú. Thực hiện tốt chính sách chăm sóc, đãi ngộ người có công với cách mạng không chỉ là đền ơn đáp nghĩa, phát huy truyền thống yêu nước, đạo lý nhân văn của dân tộc, mà còn có ý nghĩa, là “đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta” như Bác Hồ đã viết trong Di chúc.

Để tạo ra tiềm lực lớn hơn, đền ơn đáp nghĩa, Đảng, Nhà nước luôn không ngừng nỗ lực đề ra các kế hoạch phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được thì nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần dần được xóa bỏ... Tóm lại, xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội”.

Thực hiện tốt lời dạy của Bác đã viết trong Di chúc, mong muốn Đảng phải có kế hoạch thật tốt để phát triển văn hóa và kinh tế. Nghĩa là mọi chính sách của Ðảng và Nhà nước đều phải hướng tới mục tiêu từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xác định trách nhiệm của Ðảng và Nhà nước đối với nhiệm vụ chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Người nhấn mạnh: “Cán bộ Ðảng và chính quyền từ trên xuống dưới, đều phải hết sức quan tâm đến đời sống của nhân dân. Phải lãnh đạo tổ chức, giáo dục nhân dân tăng gia sản xuất và tiết kiệm. Dân đủ ăn đủ mặc thì những chính sách của Ðảng và Chính phủ đưa ra sẽ dễ dàng thực hiện. Nếu dân đói, rét, dốt, bệnh thì chính sách của ta dù có hay mấy cũng không thực hiện được”.

Thực hiện di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta kiến tạo đường lối đổi mới, đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội, từng bước ổn định kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động không ngừng được nâng cao. Từ một nước có tốc độ phát triển rất thấp sau những năm chiến tranh, nước ta trở thành một trong những nước có tốc độ phát triển cao và ổn định ở khu vực và thế giới. Sau gần 40 năm Đổi mới, "Đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay".

Các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế-xã hội của Đảng và Nhà nước luôn hướng tới mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đến nay, Việt Nam đã trở thành một quốc gia hòa bình, thống nhất, nhân dân được sống trong độc lập, tự do, hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới. Quy mô GDP không ngừng được mở rộng, năm 2023 đạt 430 tỷ USD, trở thành nền kinh tế lớn thứ năm trong ASEAN. GDP bình quân đầu người năm 2023 đạt khoảng 4.300 USD, tăng 54 lần so với năm 1975 (80 USD); Việt Nam đã ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp từ năm 2008. Từ một nước bị thiếu lương thực, đến nay Việt Nam không những đã bảo đảm an ninh lương thực mà còn trở thành một nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản khác đứng hàng đầu thế giới.

Đi đôi với tăng trưởng kinh tế, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng phát triển văn hóa, xã hội, nhờ đó đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, mức sống và chất lượng sống ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ hộ nghèo trung bình mỗi năm giảm đều khoảng 1,5% - từ 58% (theo chuẩn cũ) năm 1993 xuống chỉ còn 2,93% (theo chuẩn nghèo đa chiều) năm 2023.

Hệ thống giáo dục quốc dân ngày càng được hoàn thiện theo hướng mở, liên thông giữa các cấp học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập suốt đời của người dân. Mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở ngày càng được củng cố và phát triển; nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi; nhiều công nghệ mới được nghiên cứu và ứng dụng có hiệu quả.

Tính đến hết tháng 6/2024, cả nước có 6.274/8.162 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt tỷ lệ 76,86%); trong đó, có 2.115 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Hầu hết các xã nông thôn đều có đường ô tô đến trung tâm, có điện lưới quốc gia, trường tiểu học và trung học cơ sở, trạm y tế và đặc biệt là phủ sóng 4G đến cả những xã vùng sâu, vùng xa.

Công tác bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo cho đời sống người lao động, nhất là các nhóm yếu thế, đối tượng chính sách tiếp tục được đẩy mạnh. Công tác bình đẳng giới ngày càng thực chất hơn, vai trò và địa vị của phụ nữ được cải thiện, nâng lên. Tuổi thọ trung bình của người dân tăng từ 62 tuổi năm 1990 lên 73,7 tuổi năm 2023. Năm 2023, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đạt mức 0,726, thuộc nhóm các nước có trình độ phát triển con người ở mức cao của thế giới. Liên hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong việc hiện thực hóa Mục tiêu Thiên niên kỷ.

Nhìn lại 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta tự hào và thêm quyết tâm thực hiện tốt hơn nữa lời căn dặn của Bác trong Di chúc, nguyện chăm lo tốt nhất cho nhân dân, thực hiện thành công công cuộc đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tài liệu “Tuyệt đối bí mật”

Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tài liệu “Tuyệt đối bí mật”

Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta bản Di chúc thiêng liêng, một văn kiện lịch sử cực kỳ quan trọng, kết tinh tư tưởng, văn hóa, trí tuệ, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của bậc vĩ nhân – Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta.

undefined
Một khoảnh khắc Bác đang làm việc được ghi lại (Ảnh: Tư liệu)

55 năm (1969-2024) nhìn lại, chúng ta có thể tự hào và tin tưởng báo cáo với Bác, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã xây dựng đất nước ta "ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn" như mong muốn của Người. Điều đó càng củng cố thêm niềm tin của chúng ta vào thắng lợi của công cuộc đổi mới, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Những thành tựu mà đất nước và nhân dân ta đạt được suốt thời gian qua đã khẳng định Đảng ta có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, luôn ý thức được sứ mệnh, trọng trách của mình trước nhân dân, trước vận mệnh của dân tộc.

Bài 1: Tài liệu “Tuyệt đối bí mật”

Những năm 60 của thế kỷ 20, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta ở vào giai đoạn ác liệt. Đế quốc Mỹ sau những thất bại trong chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" điên cuồng tiến hành chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam, leo thang "Chiến tranh phá hoại" miền Bắc lần thứ nhất. Trước diễn biến ngày càng khẩn trương, tháng 3/1965, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III đã hạ quyết tâm chiến thắng giặc Mỹ xâm lược. Thời điểm này, Chủ tịch Hồ Chí Minh tự cảm nhận sức khỏe của mình đã có phần giảm sút so với những năm trước. Do đó, ngày 10/5/1965, Bác đã đặt bút viết một văn bản đặc biệt quan trọng mà Bác đã khiêm tốn gọi là “Mấy lời để lại”. Đó chính là bản Di chúc thiêng liêng của Người.

Căn phòng nhỏ Bác soạn “Mấy lời để lại”

Trong hồi ký của mình, đồng chí Vũ Kỳ - thư ký riêng của Bác kể lại tiến trình ngày đầu tiên Bác viết Di chúc, ngày 10/5/1965 (Vũ Kỳ - Càng nhớ Bác Hồ, Nxb Thanh niên. Hà Nội. 1999, tr.130): “Đúng 9 giờ, Bác Hồ ngồi chăm chú viết. Vấn đề chắc đã suy ngẫm từ lâu. Phòng làm việc trên nhà sàn yên tĩnh. Gió mát dịu, thoang thoảng hương thơm của hoa vườn... Chính vào giờ phút đó Bác Hồ đặt bút viết những dòng đầu tiên vào Tài liệu “Tuyệt đối bí mật” để dặn lại cho muôn đời con cháu mai sau”.

Với sự khiêm tốn, giản dị, Bác không gọi là “Di chúc”, “Chúc thư” hay “Di huấn”... mà trong các bút tích sửa chữa và ghi trên Di chúc, Người chỉ gọi giản dị là “Tài liệu”, “Thư”, hay “Mấy lời… tóm tắt vài việc”. Bác cũng không muốn nhiều người biết việc làm của một người sắp “đi xa”, ngại dẫn đến những suy nghĩ không có lợi trong hoàn cảnh cả nước kháng chiến, nên mở đầu bài viết, Bác ghi rõ “Nhân dịp 75 tuổi” và bên lề trái, Bác ghi chú thêm hàng chữ "Tuyệt đối bí mật".

Riêng ngày 14/5/1965, do bận công việc buổi sáng, Bác chuyển sang viết vào buổi chiều với thời gian gấp đôi, từ 14 đến 16 giờ. Đúng 16 giờ, Bác đánh máy xong bản Di chúc và cho vào phong bì. 21 giờ hôm đó, Bác giao chiếc phong bì cho đồng chí Vũ Kỳ và dặn: “Chú cất giữ cẩn thận, vào dịp này sang năm nhớ đưa lại cho Bác”. Những ngày trung tuần tháng 5 của những năm sau, Bác duy trì viết, sửa chữa, bổ sung tài liệu "Tuyệt đối bí mật". Theo đồng chí Vũ Kỳ - thư ký riêng của Bác, trong khoảng thời gian 4 năm, từ 10/5/1965 đến 19/5/1969, Bác đã để cả thảy 28 buổi, phần lớn mỗi buổi hai giờ rưỡi để viết Di chúc.

Những ngày tiếp theo của tháng 5 năm ấy hay những ngày trung tuần tháng 5 của các năm sau cũng vậy, Bác viết, sửa chữa, bổ sung Di chúc ở phòng làm việc Nhà sàn. Ngày 19/5/1969, đúng dịp sinh nhật lần thứ 79, Bác xem lại Di chúc: “Đúng 9 giờ, Bác ngồi vào bàn làm việc với bản Di chúc trước mặt. Bên ngoài nắng đã lên cao. Những chùm hoa phượng nở sớm, bắt nắng khoe màu rực rỡ. Mặt hồ lăn tăn gợn sóng, lấp lánh ánh mặt trời. Một làn gió mát rượi ùa vào khung cửa sổ làm bay bay những sợi tóc bạc của Bác. Bác ngồi đó, tựa lưng vào thành ghế thoải mái, ung dung, nét suy tư hiện lên trên vầng trán rộng...”. Ngày 20/5/1969, “Người xem lại tài liệu lần cuối và xếp vào phong bì cất đi”. (Hồ Chí Minh- Biên niên tiểu sử, Nxb Chính trị quốc gia, 1996, tập 10, tr.351).

Tất cả những tình tiết này trước đây được coi là bí mật. Cho tới 20 năm sau, năm 1989, khi điều kiện cho phép, tất cả các bản thảo Di chúc của Bác được Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) công bố đầy đủ.

Cụ thể, ngày 19/8/1989, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã ký ban hành Thông báo số 151-TB/TW, thông báo đến toàn Đảng, toàn dân và toàn quân một số vấn đề liên quan đến Di chúc của Bác và ngày Bác qua đời. Thông báo nêu rõ: “Năm 1965, Bác viết bản Di chúc gồm ba trang, do chính Bác đánh máy, ở cuối đề ngày 15/5/1965. Đây là bản Di chúc hoàn chỉnh có chữ ký của Bác và bên cạnh có chữ ký của đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng hồi bấy giờ.

Năm 1968, Bác viết bổ sung thêm một số đoạn, gồm sáu trang viết tay. Trong đó, Bác viết lại đoạn mở đầu và đoạn nói "về việc riêng" đã viết trong bản năm 1965, và viết thêm một số đoạn. Đó là những đoạn nói về những công việc cần làm sau khi cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta hoàn toàn thắng lợi, như: Chỉnh đốn lại Đảng, chăm sóc đời sống của các tầng lớp nhân dân, miễn thuế nông nghiệp một năm cho các hợp tác xã nông nghiệp, xây dựng lại thành phố và làng mạc, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, củng cố quốc phòng, chuẩn bị thống nhất đất nước… Ngày 10/5/1969, Bác viết lại toàn bộ đoạn mở đầu Di chúc, gồm một trang viết tay. Các năm 1966, 1967, Bác không có những bản viết riêng”.

Có thể thấy rõ, trong mấy năm cuối đời, dù sức khỏe không còn tốt như trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dành nhiều thời gian và tâm huyết để viết, sửa chữa, bổ sung, cân nhắc từng câu, từng chữ, từng ý, từng lời; thậm chí chỉnh sửa, bổ sung và viết lại cho thấy Người luôn trăn trở, suy nghĩ cho vận mệnh của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân.

Ngày 9/9/1969, trong Lễ truy điệu Người, Tổng Bí thư Lê Duẩn đã xúc động công bố bản Di chúc của Bác, là bản Di chúc hoàn chỉnh được ghép từ các bản Di chúc mà Bác đã viết, sửa và bổ sung hoặc thay thế trước đó.

Văn kiện lịch sử vô giá

Nội dung Di chúc là những lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Đảng và sự đoàn kết trong Đảng, về đoàn viên và thanh niên, về Nhân dân lao động, về cuộc kháng chiến chống Mỹ, về phong trào cộng sản thế giới... và vài dòng nói về việc riêng.

Đó là những chỉ dẫn về xây dựng và củng cố Đảng cầm quyền với những vấn đề cốt yếu của công tác xây dựng Đảng là: giữ gìn mối “đoàn kết trong Đảng”, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tự phê bình và phê bình, rèn luyện đạo đức cách mạng, nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng phục vụ nhân dân…; và nhiệm vụ chiến lược để giữ vững vai trò lãnh đạo và cầm quyền của Đảng - là công tác chỉnh đốn Đảng.

Đó còn là những dặn dò, nhắc nhở về sự cần thiết phải “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”. Bác nhấn mạnh: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khǎn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chǎm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”".

Trong Di chúc, Bác nghĩ cho người dân của mọi tầng lớp xã hội. Đối với nhân dân lao động, Bác căn dặn: “Đảng phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”.

Bác đặc biệt quan tâm đến những nhóm người yếu thế. Từ những người có công trong sự nghiệp giải phóng dân tộc: “phải tìm mọi cách cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần tự lực cánh sinh”; đến phụ nữ: “phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày càng thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc, kể cả việc lãnh đạo”; và cả những nạn nhân của xã hội cũ (như trộm cắp, cờ bạc, buôn lậu…): “phải vừa giáo dục vừa phải dùng pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở nên những lao động lương thiện”. Qua đó chúng ta càng thấy rõ tấm lòng đôn hậu, bao dung, tình thương yêu con người vô bờ bến của Bác.

Bên cạnh đó, Bác còn phác thảo lý luận về sự nghiệp đổi mới ở nước ta với những chỉ dẫn quan trọng về quản lý xã hội như: Đào tạo nguồn nhân lực, sửa đổi chế độ giáo dục, khôi phục và mở rộng các ngành kinh tế, chính sách miễn thuế nông nghiệp cho nông dân, chính sách xã hội, công bằng xã hội...

Gọi là Di chúc, nhưng bên trong lại không có mấy lời nhắc đến những yêu cầu của bản thân người viết. Cả cuộc đời, Bác đã phấn đấu, hy sinh chỉ nhằm một mục đích “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”. Ngay cả trước lúc đi xa, điều Người nuối tiếc nhất vẫn là “không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”.

Nói tới điều này, trong cuộc trao đổi giữa phóng viên Báo Quân đội nhân dân với PGS, TS Nguyễn Thanh Tú - người đã dành rất nhiều thời gian và tâm sức để tìm hiểu về toàn bộ cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh, được ông chia sẻ: Tôi thấy rõ tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, người luôn hết lòng đấu tranh, phụng sự cho hạnh phúc của con người. Bác chưa bao giờ nghĩ điều gì cho riêng mình. Xúc động hơn cả là Bác ra đi không đem theo gì, mà “để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng”, với mong muốn cuối cùng của Người là “toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.

PGS, TS Nguyễn Thanh Tú chia sẻ: Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là văn kiện có giá trị vô cùng to lớn đối với quá trình cách mạng và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc ta trên nhiều phương diện. Di chúc vạch ra phương hướng cho cách mạng Việt Nam cả hôm nay và trong tương lai, đặc biệt là quan hệ với các Đảng Cộng sản anh em, các nước xã hội chủ nghĩa. Nhất là trong bối cảnh có những diễn biến phức tạp ở khu vực và thế giới gần đây, càng cho chúng ta thấy, Di chúc của Người vừa mang ý nghĩa thời sự, vừa mang ý nghĩa thời đại sâu sắc.

Qua tìm hiểu được biết, hiện nay bản gốc Di chúc đang được cơ quan chức năng bảo quản theo chế độ đặc biệt.

Xúc động tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Xúc động tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến không biết mệt mỏi cả cuộc đời vì đất nước và vì nhân dân Việt Nam cho đến hơi thở cuối cùng. Đó là những lời xúc động trong bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Naly Sisulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Ngô Thị Mận.

undefined
Bức thư tay của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sau đây là toàn văn bức thư:

Chị Mận kính mến!

Hôm nay ngày 19/7, khi vừa về đến nhà thì anh Thongloun (Thongloun Sisulith, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào) bước đến gần em với sắc mặt buồn rầu và cất giọng nói khác thường: “Naly ơi, anh vừa nhận được tin anh Nguyễn Phú Trọng mất, anh ấy đã rời xa chúng ta rồi”.

Chị Mận ơi, trong giây phút đó em thật sự bàng hoàng không thể nói nên lời và em không thể cầm được nước mắt, anh Thongloun đã vội ôm lấy em, vỗ nhẹ vào lưng và an ủi rằng: “Anh cũng rất tiếc thương và đau buồn khi nhận được báo cáo khẩn từ Hà Nội, em hãy bình tĩnh và mạnh mẽ… anh Trọng đã ra đi một cách thanh thản, anh ấy đã nhắm mắt đi xa trong niềm tiếc thương và đau buồn vô tận của người dân cả nước Việt Nam…”.

Chị Mận thân mến ơi, tất cả người dân Việt Nam và rất nhiều người ở Lào đều biết đến tên tuổi của anh Trọng, một người đã cống hiến không biết mệt mỏi cả cuộc đời vì đất nước và vì nhân dân Việt Nam cho đến hơi thở cuối cùng.

Đã nhiều năm qua, trên cương vị lãnh đạo, mặc dù sự nghiệp và công việc hàng ngày ở Việt Nam rất nặng nề (trăm công nghìn việc), nhưng anh ấy vẫn dành thời gian quan tâm đến đất nước Lào và người dân Lào. Anh ấy đã giúp đỡ đất nước Lào chúng em rất nhiều cả về trí tuệ, bài học kinh nghiệm và cả về vật chất… anh Trọng vẫn thường nói rằng: “giúp bạn là giúp mình”, anh Thongloun từng kể cho em nghe về điều này rất nhiều lần và kể nhiều điều nữa về tình cảm của anh Trọng đối với người Lào, đối với lãnh đạo Lào, đối với đất nước Lào và nhân dân Lào, đặc biệt là đối với cá nhân anh Thongloun.

Chị Mận kính mến,

Em còn nhớ rất rõ kỷ niệm về những lần được đón tiếp anh Trọng và chị Mận ở Lào, chúng ta đã từng ngồi chung máy bay, ngồi chung xe ô tô và đã có những cuộc trò chuyện thân tình, ấm áp và trong những lần anh Thongloun sang thăm Việt Nam, em đều được chị đón tiếp rất thân tình, ấm áp và trong những lần anh Thongloun sang gặp và làm việc với anh Trọng, chị Mận đều gửi lời thăm hỏi thân tình đến em… em cảm nhận được sự ấm áp mỗi khi anh Trọng và anh Thoong Lun làm việc cùng nhau, ăn cơm cùng nhau, anh Thongloun đều đưa tin vui từ chị Mận về cho em.

Chị Mận thân mến,

Mặc dù anh Trọng đã rời xa chúng ta, nhưng mong rằng tình cảm gắn bó giữa chị em chúng mình sẽ mãi mãi tồn tại và con cháu của chúng ta sẽ mãi duy trì tình cảm trân quý này.

Chị Mận thân mến, em viết bức thư này gửi chị với sự tiếc thương anh Trọng, người đã khuất và với sự quan tâm lo lắng cho chị…

Bức thư mà em đang viết đây thực sự là bức thư được viết bằng nét mực nhòe, trộn với nước mắt của em. Em không chắc có được đi cùng với đoàn của anh Thongloun sang dự lễ tang anh Trọng hay không, trong trường hợp em không được sang, em sẽ nhờ anh Thongloun trao trực tiếp thư này cho chị.

Chị Mận thân mến,

Trong không khí đau buồn và tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của anh Trọng, em xin cầu nguyện cho hương linh của anh sớm siêu thoát trở về cõi vĩnh hằng. Còn với chị, em chỉ mong chị hãy giữ gìn sức khỏe, sống lâu thật lâu cùng con cháu, xóm làng.

Với tình thân mến và sự lo lắng!

Naly SISOULITH

Vạch mặt chân tướng Việt Tân quanh việc tự nguyện dừng hạnh đạo của ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ)

Vạch mặt chân tướng Việt Tân quanh việc tự nguyện dừng hạnh đạo của ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ)

Việc Việt Tân kích động khi trong nước giải quyết thấu tình đạt lý “hiện tượng” Thích Minh Tuệ cho thấy tổ chức phản động này thêm một lần tự lột mặt nạ.

    Trước         Sau    
Mobile VerionPhiên bản di động