Áp dụng quy định thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024: Tạo lòng tin với nhà đầu tư

Việc Việt Nam chủ động áp dụng quy định thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024 không chỉ để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, mà còn tạo lòng tin với các nhà đầu tư nước ngoài.
Áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu: Cơ hội tạo dựng phong cách hội nhập chuyên nghiệp Đề xuất áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ ngày 1/1/2024
Áp dụng quy định thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024: Tạo lòng tin với nhà đầu tư
Việt Nam thực thi thuế tối thiểu toàn cầu để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, trong khi vừa giữ chân nhà đầu tư cũ, vừa thu hút nhà đầu tư mới. Ảnh: Đ.T

Giành quyền chủ động đánh thuế

Vì tính cấp bách của vấn đề, Quốc hội đã quyết định bổ sung vào chương trình làm việc của Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV việc xem xét và thông qua Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu. Dự kiến sáng nay (10/11), Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc sẽ thay mặt Chính phủ trình bày Dự thảo Nghị quyết.

Theo Dự thảo Nghị quyết đã được gửi tới các đại biểu Quốc hội từ trước đó, Việt Nam ủng hộ và chủ động áp dụng quy định thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024. Việc này sẽ mang lại cho Việt Nam các cơ hội mới, như tăng nguồn thu ngân sách từ nguồn thuế bổ sung; tăng cường hội nhập quốc tế; giảm thiểu hiện tượng trốn thuế, tránh thuế, chuyển giá, chuyển lợi nhuận...

Hồi tháng 9/2023, khi thay mặt Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội Dự thảo Nghị quyết, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cũng đã nhấn mạnh rằng, ban hành nghị quyết này là để thực hiện quyền đánh thuế bổ sung theo khi nhiều nước trên thế giới bắt đầu thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024 (ít nhất 15% đối với các doanh nghiệp có doanh thu hợp nhất toàn cầu 750 triệu EUR trở lên - PV).

Đây là quyền lợi của đất nước, nếu chúng ta không đánh thuế tối thiểu toàn cầu đối với các doanh nghiệp có doanh thu 750 triệu EUR trở lên có nghĩa là đã từ bỏ quyền đánh thuế của mình”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói và cũng nhấn mạnh rằng, câu chuyện không chỉ là mất đi khoản thuế mà đằng nào doanh nghiệp cũng phải nộp, có thể là về chính quốc, mà còn là những tác động đối với việc thu hút và giữ chân các nhà đầu tư nước ngoài.

Thực tế, kể từ khi các thông tin về việc nhiều quốc gia, trong đó có nhiều đối tác đầu tư lớn của Việt Nam, như Nhật Bản, Hàn Quốc… quyết định thực thi chính sách thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024, các ý kiến của các chuyên gia cả trong và ngoài nước đều nhấn mạnh rằng, đây chính là “cuộc chơi” toàn cầu không thể né tránh. Để ứng phó, Việt Nam nên chủ động giành quyền đánh thuế bổ sung.

Để bảo vệ nguồn thu thuế, Việt Nam có thể cân nhắc giải pháp trước mắt về việc áp dụng Cơ chế Thuế tối thiểu nội địa đạt tiêu chuẩn (QDMTT) để giành quyền thu phần thuế bổ sung trước các quốc gia khác”, ông Thomas McClelland, Phó tổng giám đốc phụ trách Dịch vụ Tư vấn thuế (Deloitte Việt Nam), đã nhiều lần nói như vậy.

Tương tự, ông Robert King, lãnh đạo Dịch vụ Thuế của EY khu vực Đông Dương cũng cho rằng, để tránh tình trạng các ưu đãi thuế của Việt Nam bị “thu hồi lại” ở một quốc gia khác, khiến nhà đầu tư không nhận được lợi ích gì từ chính sách ưu đãi và rốt cuộc phải trả thuế ở một quốc gia ngoài Việt Nam, Việt Nam nên xem xét việc áp dụng thuế tối thiểu nội địa bổ sung.

QDMTT cũng chính là biện pháp mà nhiều nơi khác như Hồng Kông, Singapore, Malaysia… đang cân nhắc và nhiều khả năng sẽ áp dụng, trong trường hợp thỏa thuận về thuế tối thiểu toàn cầu bắt đầu được thực hiện từ đầu năm 2024. Trong Dự thảo Nghị quyết mà Chính phủ trình ra Quốc hội, phương án thực hiện QDMTT cũng đã được đề xuất.

Dù vẫn còn một số yêu cầu phải làm rõ, chỉnh sửa, bổ sung, nhưng hồi tháng 9/2023, khi Dự thảo Nghị quyết được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cả Ủy ban Tài chính - Ngân sách và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đều thống nhất sự cần thiết phải ban hành.

Không để ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư nước ngoài

Một thông tin quan trọng được chia sẻ tại Báo cáo đánh giá tác động Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, đó là, hiện nay có khoảng 335 dự án có số vốn đầu tư đăng ký trên 100 triệu USD đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn 15%. Trong đó, có nhiều tên tuổi lớn như Samsung, Intel, LG, Bosch, Sharp, Panasonic, Foxconn, Pegatron...

Một con số khác, theo rà soát của Tổng cục Thuế, hiện đang có 619 tập đoàn đa quốc gia (khoảng 1.017 công ty thành viên tại Việt Nam) có doanh thu hợp nhất trong năm 2021 đạt khoảng 750 triệu EUR trở lên, trong đó có 438 tập đoàn có một công ty thành viên tại Việt Nam và 181 tập đoàn có nhiều công ty thành viên tại Việt Nam (576 công ty thành viên).

Dựa trên số liệu quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022, Tổng cục Thuế tính toán sơ bộ có khoảng 122 tập đoàn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chịu ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu. Theo đó, nếu các quốc gia khác đều áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu bắt đầu từ năm 2024, các quốc gia có công ty mẹ có thể được thu thêm phần thuế chênh lệch năm 2024 ước tính khoảng trên 14.600 tỷ đồng. Trong đó, riêng số thuế chênh lệch phải nộp ở Hàn Quốc năm 2024 lên tới hơn 10.700 tỷ đồng.

Điều này có nghĩa, nếu Việt Nam không giành quyền chủ động đánh thuế thông qua QDMTT, thì sẽ mất đi cơ hội thu khoản thuế chênh lệch hơn 14.600 tỷ đồng nói trên.

“Chúng ta không đánh thuế, thì bên kia người ta cũng đánh thuế, không ban hành nghị quyết tức là chúng ta từ bỏ quyền đánh thuế của mình. Vì vậy, chúng tôi thống nhất ban hành Nghị quyết. Nhưng đánh thuế rồi thì phải làm sao để môi trường đầu tư, kinh doanh vẫn giữ được ổn định, không ảnh hưởng đến các doanh nghiệp đang đầu tư ở Việt Nam hiện nay, cũng như không ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư đang dịch chuyển sang Việt Nam”, ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nói.

Chủ động giành quyền đánh thuế, nhưng không được để ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, dòng vốn đầu tư nước ngoài cũng là điều được các chuyên gia nhắc tới lâu nay. Bởi thế, các chuyên gia cho rằng, cùng với việc thực thi QDMTT, Việt Nam nên cải cách chính sách ưu đãi đầu tư, nhất là đối với dự án quy mô lớn, trong lĩnh vực công nghệ cao.

“Chúng tôi kiến nghị Việt Nam cần nghiên cứu, đưa ra các chính sách ưu đãi mới, như ưu đãi dựa trên chi phí đầu tư. Điều này giúp tăng tính hấp dẫn đầu tư tại Việt Nam, thu hút ‘đại bàng’ vào Việt Nam. Hình thức ưu đãi dựa trên chi phí đầu tư đang đươc nhiều quốc gia áp dụng, Việt Nam tham gia sân chơi chung của quốc tế thì nên áp dụng luật chơi chung”, ông Son Won Sik, Chủ tịch KorCham đề xuất.

Liên quan đến vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đang được giao xây dựng Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm chính sách hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao. Dự thảo Nghị quyết đang trong giai đoạn hoàn thiện và sẽ sớm được trình ra Quốc hội trong thời gian tới.

Để thực thi thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024, và để đảm bảo tính hấp dẫn của môi trường đầu tư, vừa giữ chân nhà đầu tư cũ, vừa thu hút thêm “đại bàng” đến làm tổ, thì cần thiết ban hành cả hai nghị quyết. Nghị quyết về việc đánh thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung chính là “điều kiện cần”, còn nghị quyết về việc thí điểm chính sách hỗ trợ đầu tư chính là “điều kiện cần” để đảm bảo việc Việt Nam có thể thực thi chính sách thuế tối thiểu toàn cầu một cách công bằng và hiệu quả.

Theo báo cáo của Chính phủ, không chỉ là nước nhận đầu tư, Việt Nam cũng có nhà đầu tư ra nước ngoài, như Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Vingroup, Tổng công ty Cao su Việt Nam (VRG), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và các ngân hàng thương mại...

Bộ Tài chính cũng đã tiến hành rà soát các đối tượng là các tập đoàn đa quốc gia của Việt Nam có hoạt động sản xuất - kinh doanh tại nước ngoài. Theo số liệu quyết toán thuế năm 2022, nếu Việt Nam áp dụng quy định tổng hợp thu nhập chịu thuế tối thiểu (IIR) từ năm 2024, sẽ có 6 tập đoàn của Việt Nam thuộc đối tượng áp dụng. Theo đó, số thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung Việt Nam có thể thu được nếu áp dụng quy định IIR năm 2024 dự kiến khoảng gần 73 tỷ đồng (trong trường hợp các nước nhận đầu tư không áp dụng QDMTT).

baodautu.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: nghĩa vụ thuế

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ông Đỗ Văn Chiến tiếp tục giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024-2029

Ông Đỗ Văn Chiến tiếp tục giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024-2029

Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn MTTQ Việt Nam tiếp tục giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.
Sáng nay, bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X

Sáng nay, bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X

Sáng nay (18/10), sau hai ngày làm việc Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 sẽ chính thức bế mạc.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone

Chiều 17/10, tại trụ sở Văn phòng Thủ tướng Lào, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào

Chiều 17/10, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane.
Việt Nam đề nghị Australia tiếp tục đầu tư chất lượng, bền vững vào ngành công nghiệp bán dẫn, kinh tế xanh

Việt Nam đề nghị Australia tiếp tục đầu tư chất lượng, bền vững vào ngành công nghiệp bán dẫn, kinh tế xanh

Việt Nam đề nghị doanh nghiệp Australia tiếp tục đầu tư chất lượng, bền vững vào các lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, đổi mới sáng tạo...

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn, cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN

Tập huấn, cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN

Chiều 17/10, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn, cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN cho các cơ quan báo chí.
Bộ Ngoại giao lên tiếng về việc dẫn độ chủ mưu vụ khủng bố ở Đắk Lắk về Việt Nam

Bộ Ngoại giao lên tiếng về việc dẫn độ chủ mưu vụ khủng bố ở Đắk Lắk về Việt Nam

Bộ Ngoại giao cho biết, việc dẫn độ đối tượng Y Quynh Bdap về Việt Nam là phù hợp và nhằm bảo đảm mọi đối tượng phạm tội đều phải bị xử lý trước pháp luật.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Mọi thành tựu đều có đóng góp quan trọng của phụ nữ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Mọi thành tựu đều có đóng góp quan trọng của phụ nữ

Chiều 17/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến thăm và gặp mặt cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, giảng viên, sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Việt Nam phản hồi về việc Campuchia rút khỏi cơ chế hợp tác Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam

Bộ Ngoại giao Việt Nam phản hồi về việc Campuchia rút khỏi cơ chế hợp tác Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam

Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, Việt Nam, Lào, Campuchia có khá nhiều cơ chế hợp tác và trong đó có hợp tác Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam
Bộ Ngoại giao lên tiếng về căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên

Bộ Ngoại giao lên tiếng về căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên

Về tình hình căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên, Bộ Ngoại giao Việt Nam mong muốn các bên kiềm chế, tránh làm gia tăng căng thẳng.
Vùng Đông Nam Bộ cần quyết liệt hơn trong thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

Vùng Đông Nam Bộ cần quyết liệt hơn trong thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long làm việc với các tỉnh thành Đông Nam Bộ về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đẩy mạnh đầu tư công năm 2024.
Đẩy mạnh tuyên truyền kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Đẩy mạnh tuyên truyền kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Ban Tuyên giáo Trung ương đã ban hành công văn số 9694 – CV/BTGTW về việc tuyên truyền kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 – 2024).
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Nền tảng vững chắc cho kỷ nguyên phát triển mới

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Nền tảng vững chắc cho kỷ nguyên phát triển mới

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa IX Nguyễn Thị Thu Hà đã trình bày Báo cáo chính trị của Đại hội.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: MTTQ Việt Nam phát huy vai trò trong khối đại đoàn kết dân tộc

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: MTTQ Việt Nam phát huy vai trò trong khối đại đoàn kết dân tộc

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ghi nhận, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã khẳng định vai trò, sứ mệnh trong phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
Khai mạc trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X

Khai mạc trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X

Sáng 17/10, Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 chính thức khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
Thủ tướng: Điểm nghẽn hạ tầng và nhân lực cản trở

Thủ tướng: Điểm nghẽn hạ tầng và nhân lực cản trở 'vùng đất Chín Rồng' cất cánh

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, 2 điểm nghẽn lớn của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là hạ tầng và nhân lực.
Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X: Chủ động trước thách thức, nắm bắt cơ hội mới

Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X: Chủ động trước thách thức, nắm bắt cơ hội mới

Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã nghe Báo cáo kiểm điểm hoạt động của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.
Bộ Công Thương hướng dẫn tổ chức các phong trào thi đua yêu nước; tôn vinh, khen thưởng trong năm 2024, 2025

Bộ Công Thương hướng dẫn tổ chức các phong trào thi đua yêu nước; tôn vinh, khen thưởng trong năm 2024, 2025

Các đơn vị ngành Công Thương lan tỏa mạnh mẽ phong trào thi đua yêu nước; khen thưởng điển hình tiên tiến, nhân tố mới, người trực tiếp lao động, sản xuất...
Phiên làm việc đầu tiên của Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận tổ quốc Việt Nam lần thứ X

Phiên làm việc đầu tiên của Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận tổ quốc Việt Nam lần thứ X

Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029 chính thức khai mạc vào chiều nay tại Thủ đô Hà Nội.
Phải tạo được cú hích trong phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Phải tạo được cú hích trong phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Phó Thủ tướng yêu cầu triển khai các chính sách phải thực sự tạo được cú hích, sự chuyển động trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Đẩy mạnh đối ngoại nhân dân giữa các địa bàn biên giới Việt Nam - Lào

Đẩy mạnh đối ngoại nhân dân giữa các địa bàn biên giới Việt Nam - Lào

Các tỉnh biên giới Việt Nam – Lào cần đẩy mạnh đối ngoại nhân dân, phát huy vai trò của các tuyên truyền viên là các già làng, trưởng bản, người uy tín.
Thủ tướng: Hạn chế về hạ tầng giao thông làm tăng chi phí logistics, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa

Thủ tướng: Hạn chế về hạ tầng giao thông làm tăng chi phí logistics, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hạn chế về hạ tầng giao thông của Đồng bằng sông Cửu Long làm tăng chi phí logistics, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa.
Đại hội toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X: Đoàn kết, đổi mới, phát triển

Đại hội toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X: Đoàn kết, đổi mới, phát triển

Đại hội sẽ thông qua Đề án nhân sự Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X; hiệp thương cử Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X...
Tuyên truyền về công tác quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Lào

Tuyên truyền về công tác quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Lào

Sáng 16/10, tại tỉnh Quảng Nam diễn ra Hội nghị Tuyên truyền về công tác quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Lào.
Thủ tướng chỉ rõ 5 định hướng thổi sức sống cho ngành lúa gạo, tạo cuộc cách mạng cho cây lúa

Thủ tướng chỉ rõ 5 định hướng thổi sức sống cho ngành lúa gạo, tạo cuộc cách mạng cho cây lúa

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ 5 định hướng lớn và 11 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể thổi sức sống mới cho ngành lúa gạo, tạo cuộc cách mạng cho cây lúa...
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động