Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2017: Kho dữ liệu hữu ích cho doanh nghiệp

Sáng ngày 22/3, Bộ Công Thương chính thức công bố Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2017, đánh giá tổng quan có hệ thống về những vấn đề cơ bản của hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam trong năm 2017. 
Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2017: Kho dữ liệu hữu ích cho doanh nghiệp
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh phát biểu khai mạc

Bức tranh toàn cảnh XNK 2017

Đây là ấn phẩm thường niên do Bộ Công Thương phát hành, nhằm cung cấp tới các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp (DN) bức tranh tổng thể về tình hình xuất nhập khẩu (XNK) trong một năm.

Chủ trì và phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đánh giá cao sự nỗ lực, phối kết hợp của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công Thương, nòng cốt là Cục Xuất nhập khẩu và Báo Công Thương, đã phối hợp với một số cơ quan, ban, ngành trong việc chuẩn bị, phát hành ấn phẩm nhanh chóng, hiệu quả, nội dung hợp lý, khoa học, trình bày logic.

Thứ trưởng nhấn mạnh, 2017 là một năm thành công của xuất khẩu. Lần đầu tiên, xuất khẩu của Việt Nam vượt mốc 200 tỷ USD. Tính chung cả năm, xuất khẩu cả nước đã đạt 214,02 tỷ USD, tăng 21,2% so với năm 2016, vượt xa chỉ tiêu Quốc hội và Chính phủ giao cho ngành Công Thương. Tăng trưởng xuất khẩu đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP, cải thiện cán cân thanh toán, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo hiệu ứng “lan tỏa” thúc đẩy sản xuất, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao động.

Tuy nhiên, trước nhiều ý kiến cho rằng, Báo cáo cần cập nhật thêm để định hướng cho các DN XNK, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhấn mạnh với phóng viên Báo Công Thương: "Cần xác định, Báo cáo XNK không phải là nơi đưa ra các giải pháp, các bình luận về XNK mà chỉ có thể làm nhiệm vụ quan trọng là đem lại bức tranh tổng thể về công tác XNK của Việt Nam, về các mặt hàng, các thị trường, các chính sách XNK".

Bên cạnh tốc độ tăng trưởng khả quan, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu năm 2017 tiếp tục được chuyển dịch theo hướng tích cực, đảm bảo định hướng đề ra tại Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu là nhóm hàng công nghiệp chế biến với tỷ trọng trên 81%, tiếp đến là nhóm hàng nông sản, thủy sản chiếm trên 12% và nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản chiếm khoảng 2%.

Cán cân thương mại năm 2017 đạt thặng dư 2,92 tỷ USD là mức thặng dư cao nhất từ trước đến nay, đồng thời tốc độ tăng của nhập khẩu thấp hơn tốc độ tăng của xuất khẩu. Trong đó, Việt Nam xuất siêu chủ yếu với các nước phát triển, có yêu cầu khắt khe đối với hàng hóa nhập khẩu như Hoa Kỳ, EU, châu Đại Dương. Như vậy trong 6 năm qua, cán cân thương mại Việt Nam đã nghiêng về xuất siêu. Có được kết quả trên là do nhu cầu hàng hóa trên thế giới tăng, nhiều thị trường lớn, nhiều mặt hàng xuất khẩu tăng giá. Đồng thời, năng lực sản xuất và kinh doanh của DN tăng trưởng, công tác hội nhập tận dụng các hiệp định thương mại tự do cũng như việc tạo một môi trường kinh doanh bình đẳng cho doanh nghiệp đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu.

Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2017: Kho dữ liệu hữu ích cho doanh nghiệp
Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục XNK, Bộ Công Thương - trình bày tóm tắt Báo cáo

Trình bày tóm lược về Báo cáo Xuất nhập khẩu 2017, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục XNK, Bộ Công Thương - nhấn mạnh đến những nội dung quan trọng của báo cáo năm nay. Bao gồm: Tổng quan về XNK 2017; Hạ tầng chính sách XNK và Tình hình đàm phán các hiệp định thương mại tự do (FTA). Trong đó đáng chú ý là việc Quốc hội đã ban hành Luật Quản lý ngoại thương với các nghị định chi tiết về hoạt động XNK rõ ràng, minh bạch hơn.

Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu cũng được đề cập tương đối chi tiết trong báo cáo như: Bãi bỏ 49 thủ tục hành chính, đơn giản 143 thủ tục, nâng cao năng lực logistic các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia và Chương trình Thương hiệu quốc gia vẫn đang được tiếp tục, hiện đang đàm phán và ký kết 17 hiệp định, trong đó đã ký 11 hiệp định FTA... Đặc biệt, thủ tục cấp C/O đã được cải tiến trong năm 2017 qua hình thức trực tuyến nhiều hơn. Báo cáo còn có các biểu mẫu tóm tắt các mẫu C/O để giúp DN tận dụng các ưu đãi của từng thị trường.

Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam là báo cáo thường niên do Bộ Công Thương phát hành lần đầu tiên vào năm 2016. Năm nay là năm thứ 2 báo cáo được công bố với nhiều cải tiến trong khâu biên soạn, thu thập thông tin, bố cục. Mục tiêu của Báo cáo nhằm cung cấp thông tin toàn cảnh, chính xác bức tranh XNK để giúp các địa phương hoạch định chính sách xuất khẩu, các doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh, các trường có tài liệu tham khảo chính thống phục vụ cho giảng dạy.

Kho dữ liệu hữu ích

Theo đánh giá của các DN, nhìn chung báo cáo XNK 2017 đã cung cấp thông tin toàn cảnh khách quan, giúp DN có thông tin định hướng, các nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý có nguồn thông tin chính thống.

Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2017: Kho dữ liệu hữu ích cho doanh nghiệp
Đông đảo doanh nghiệp quan tâm tham dự Lễ công bố

Ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)- ghi nhận nỗ lực của việc phát hành Báo cáo XNK, giúp DN định hướng thị trường, mang lại thông tin hữu ích. "Theo chúng tôi, báo cáo 2018 cần đưa vào vấn đề bảo hộ thương mại trong xuất khẩu, áp dụng các biện pháp thuế chống bán phá giá... và cần có những hướng dẫn giúp đỡ trong việc bảo hộ mậu dịch" - ông Trương Đình Hoè đề xuất.

Ông Trần Việt Anh - Phó Chủ tịch Hiệp hội DN TP. Hồ Chí Minh - nhận xét: Báo cáo được biên tập khoa học, cung cấp đầy đủ thông tin, logic và rất bổ ích cho DN. Trong báo cáo là những con số biết nói, qua đó DN có thể nhìn nhận vị trí đang ở đâu cũng như tự hào về những sản phẩm xuất khẩu đặc sắc của Việt Nam như gạo, hồ tiêu, cá da trơn, tôm... Dù vậy, ông Trần Việt Anh cũng kiến nghị, báo cáo cần có thống kê xuất khẩu của các tỉnh, tỉnh nào có thế mạnh xuất khẩu mặt hàng nào. Báo cáo năm tới nên có thông tin cụ thể thêm từ phía các tỉnh/thành, nêu thế mạnh mặt hàng xuất khẩu của mỗi tỉnh. Thêm vào đó, báo cáo cần thể hiện các thông tin, phổ biến đầy đủ các FTA cho DN hiểu, tạo điều kiện DN bước vào các thị trường mà Việt Nam đã ký kết các FTA...

Xem toàn văn Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2017 tại đây

Các cơ quan, ban, ngành, cộng đồng DN, các hiệp hội, ngành hàng quan tâm có thể liên hệ với Trung tâm Truyền thông công nghiệp và thương mại (Báo Công Thương) qua số điện thoại 024 63260739 để nhận Báo cáo XNK Việt Nam 2017.
Nhóm phóng viên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Xuất khẩu dừa tươi dự báo sẽ tăng mạnh

Xuất khẩu dừa tươi dự báo sẽ tăng mạnh

Những lô dừa tươi đầu tiên của Việt Nam đã chính thức xuất khẩu sang Trung Quốc. Dự báo, xuất khẩu dừa tươi sang thị trường này sẽ tăng mạnh trong thời gian tới
Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng mạnh 1.266%

Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng mạnh 1.266%

9 tháng năm 2024, nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng mạnh 1.266% về lượng, tăng 1.132% về kim ngạch nhưng giảm 9,8% về giá so với cùng kỳ năm trước.
Xuất nhập khẩu chính thức vượt mốc 600 tỷ USD, xuất siêu 21,24 tỷ USD

Xuất nhập khẩu chính thức vượt mốc 600 tỷ USD, xuất siêu 21,24 tỷ USD

Tính đến giữa tháng 10, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 610,56 tỷ USD, xuất siêu 21,24 tỷ USD. Xuất nhập khẩu tiếp tục là điểm sáng của cả nước.
Hòa Phát xuất khẩu thành công tủ lạnh thế hệ mới vào thị trường Hoa Kỳ

Hòa Phát xuất khẩu thành công tủ lạnh thế hệ mới vào thị trường Hoa Kỳ

Điện lạnh Hòa Phát vừa xuất khẩu dòng tủ lạnh Double Inverter hai cánh ngăn đá trên, có dung tích 286 lít sang Hoa Kỳ.
Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhất của cá tra Việt Nam

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhất của cá tra Việt Nam

Việt Nam là nguồn cung cá thịt trắng (chủ yếu là cá tra) lớn thứ 2 cho thị trường Trung Quốc, sau Nga, với gần 3 tỷ USD trong 20 năm qua.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam xuất khẩu gần 1,3 triệu tấn phân bón các loại trong 9 tháng

Việt Nam xuất khẩu gần 1,3 triệu tấn phân bón các loại trong 9 tháng

9 tháng năm 2024 cả nước xuất khẩu gần 1,3 triệu tấn phân bón, tương đương gần 530,66 triệu USD, tăng 8,5% về khối lượng, tăng 8% về kim ngạch so với cùng kỳ.
2 lý do khiến xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lo ngại không

2 lý do khiến xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lo ngại không 'về đích' như kỳ vọng

Thị trường khó đoán định và ảnh hưởng của siêu bão Yagi có thể là nguyên nhân khiến xuất khẩu gỗ và lâm sản không về đích 17,5 tỷ USD như kỳ vọng.
Dự thảo Thông tư quy định về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu một số mặt hàng có xuất xứ từ Lào

Dự thảo Thông tư quy định về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu một số mặt hàng có xuất xứ từ Lào

Bộ Công Thương vừa xây dựng Dự thảo Thông tư quy định về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu một số mặt hàng có xuất xứ từ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Căng thẳng Israel - Iran leo thang, doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ lo lắng ngừng đơn hàng

Căng thẳng Israel - Iran leo thang, doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ lo lắng ngừng đơn hàng

Trước tình hình căng thẳng Israel - Iran leo thang gần đây, các doanh nghiệp lo lắng sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường Israel.
Thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ chính thức vượt 100 tỷ USD

Thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ chính thức vượt 100 tỷ USD

Thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ đã vượt 100 tỷ USD sau 9 tháng đầu năm. Hoa Kỳ duy trì là thị trường lớn nhất của hàng hoá Việt Nam.
Tạo thuận lợi, thúc đẩy thương mại biên giới Việt Nam - Lào

Tạo thuận lợi, thúc đẩy thương mại biên giới Việt Nam - Lào

9 tháng 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Lào đạt 1,5 tỷ USD. Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tạo thuận lợi, thúc đẩy thương mại biên giới Việt Nam - Lào.
Thị trường nào cung cấp ngô nhiều nhất cho Việt Nam trong 9 tháng năm 2024?

Thị trường nào cung cấp ngô nhiều nhất cho Việt Nam trong 9 tháng năm 2024?

9 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu ngô từ 5 thị trường chính, trong đó nhập khẩu từ Argentina 4,61 triệu tấn, chiếm 57% tổng lượng nhập khẩu ngô của cả nước.
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam duy trì vị trí Top đầu thế giới

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam duy trì vị trí Top đầu thế giới

Dù có sự điều chỉnh giảm 15-19 USD/tấn so với cuối tháng trước nhưng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện vẫn giữ vị trí số 1 thế giới.
Xuất khẩu rau quả ghi nhận kỷ lục mới

Xuất khẩu rau quả ghi nhận kỷ lục mới

9 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 5,64 tỷ USD, tăng 33,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức cao kỷ lục từ trước đến nay.
Nông dân phấn khởi nhờ xuất khẩu dừa tươi sang Trung Quốc tăng mạnh

Nông dân phấn khởi nhờ xuất khẩu dừa tươi sang Trung Quốc tăng mạnh

Chỉ sau gần 2 tháng được xuất khẩu chính ngạch, lượng dừa Việt Nam tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc tăng mạnh với các đơn hàng lên đến hàng nghìn container.
Việt Nam nhập khẩu hồ tiêu của Brazil với giá là bao nhiêu?

Việt Nam nhập khẩu hồ tiêu của Brazil với giá là bao nhiêu?

Dù ghi nhận tăng 22,1% so với cùng kỳ nhưng giá tiêu xuất khẩu của Brazil sang Việt Nam là mức thấp nhất trong số 20 nước nhập khẩu hàng đầu của quốc gia này.
Thị phần cao su Việt Nam chiếm 16,88% tổng nhập khẩu của Trung Quốc

Thị phần cao su Việt Nam chiếm 16,88% tổng nhập khẩu của Trung Quốc

Thị phần cao su Việt Nam chiếm 16,88% tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm 2024, thấp hơn so với mức 18,06% của 8 tháng đầu năm 2023.
Vượt Philippines, Việt Nam trở thành nguồn cung chuối lớn nhất cho Trung Quốc

Vượt Philippines, Việt Nam trở thành nguồn cung chuối lớn nhất cho Trung Quốc

Việt Nam trở thành nguồn cung chuối lớn nhất cho Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm 2024, với lượng nhập khẩu đạt 459,94 nghìn tấn, trị giá 189,82 triệu USD.
Vì sao xuất khẩu dệt may sang Canada ngày một khó?

Vì sao xuất khẩu dệt may sang Canada ngày một khó?

Bên cạnh thị trường suy giảm, việc không còn được hưởng ưu đãi Phổ cập thuế quan tăng cường khiến xuất khẩu hàng dệt may vào Canada sẽ gặp khó.
Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil tăng trưởng ổn định

Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil tăng trưởng ổn định

Lũy kế xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil tính đến ngày 15/9/2024 ghi nhận tăng trưởng dương 26% so với cùng kỳ năm 2023, đạt hơn 81 triệu USD.
Hoa Kỳ đang là thị trường xuất siêu lớn nhất của Việt Nam

Hoa Kỳ đang là thị trường xuất siêu lớn nhất của Việt Nam

9 tháng năm 2024, xuất siêu của Việt Nam với thị trường Hoa Kỳ đạt mức cao nhất, tiếp đó là thị trường EU và Nhật Bản.
9 tháng, kim ngạch xuất khẩu tôm cao nhất trong nhóm thủy sản

9 tháng, kim ngạch xuất khẩu tôm cao nhất trong nhóm thủy sản

9 tháng, trong số các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, tôm mang về kim ngạch xuất khẩu cao nhất, ước đạt gần 2,8 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ.
Xuất khẩu gạo Việt Nam giữ giá cao giữa cuộc cạnh tranh khu vực

Xuất khẩu gạo Việt Nam giữ giá cao giữa cuộc cạnh tranh khu vực

Dù Ấn Độ nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu, giá gạo Việt vẫn ổn định nhờ chuyển dịch sang các dòng gạo thơm dẻo như ST25, khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.
Hơn 67% vải may mặc của Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc

Hơn 67% vải may mặc của Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc

Trong 9 tháng năm 2024, Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp vải may mặc cho Việt Nam, chiếm hơn 67% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này.
Sóc Trăng: Xuất khẩu hàng hóa đạt hơn 1,3 tỷ USD

Sóc Trăng: Xuất khẩu hàng hóa đạt hơn 1,3 tỷ USD

Trong 9 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu của tỉnh Sóc Trăng ước đạt 1.345 triệu USD, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động