Chính sách tiền tệ: Ứng phó linh hoạt, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô

Chính sách tiền tệ: Ứng phó linh hoạt, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.
Thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt để ổn định kinh tế vĩ mô Chính sách tiền tệ thắt chặt có thực sự là câu trả lời cho lạm phát không? Thủ tướng Chính phủ: Kinh tế vĩ mô ổn định trở lại, niềm tin của người dân, doanh nghiệp được củng cố

Nhiều thách thức

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng kết công tác năm 2022 và triển khai Kết luận của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội Khóa XV về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, năm 2022, nền kinh tế nước ta đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, chịu áp lực rất lớn từ biến động khó lường của kinh tế thế giới và trong nước, vừa phải khắc phục những hạn chế, bất cập từ nội tại nền kinh tế, vừa phải xử lý những vấn đề mới phát sinh chưa từng có tiền tệ.

Tuy nhiên, với sự quan tâm sâu sắc của các cấp lãnh đạo Đảng, Quốc hội, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ; sự vào cuộc trách nhiệm của các Bộ, ban, ngành, trung ương và địa phương; sự đồng hành của doanh nghiệp và người dân, kinh tế vĩ mô của nước ta cơ bản ổn định. Việt Nam là quốc gia duy nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và là một trong số ít quốc gia trên thế giới được nâng bậc tín nhiệm kể từ đầu năm đến nay. Đây là kết quả đáng ghi nhận trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực chứng kiến lạm phát tăng cao và nhiều nền kinh tế suy giảm tăng trưởng.

Chia sẻ về bối cảnh khó khăn và bài toán đặt ra cho điều hành chính sách tiền tệ năm 2022, Thống đốc cho rằng, năm 2022 là một năm vô cùng thách thức đối với việc điều hành chính sách tiền tệ khi cùng một lúc chịu áp lực bởi xu hướng tăng lạm phát, lãi suất, đồng đô la Mỹ trên phạm vi toàn cầu và những khó khăn của thị trường chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp ở trong nước.

Chính sách tiền tệ: Ứng phó linh hoạt, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng: Năm 2022 là năm vô cùng thách thức đối với việc điều hành chính sách tiền tệ

Một loạt bài toán khó đặt ra như: Làm thế nào để điều hành tín dụng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế mà vẫn phải đảm bảo an toàn hệ thống trong khi một số chỉ tiêu tiền tệ như tỷ lệ tín dụng/huy động vốn và dư nợ tín dụng/GDP của Việt Nam đã và đang ở ngưỡng cảnh báo; làm thế nào ổn định được thị trường ngoại hối khi nền kinh tế của ta có độ mở cửa lớn, sản xuất trong nước phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, đồng đô la tăng giá mạnh, Việt Nam đang trong giai đoạn giám sát nâng cao về thao túng tiền tệ của phía Hoa kỳ...; Làm thế nào ổn định được an toàn hệ thống khi thanh khoản hệ thống và niềm tin của thị trường chịu tác động mạnh bởi sự cố ngân hàng SCB chưa từng có tiền lệ.

Với sự bình tĩnh, chủ động trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và việc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, chính sách của Ngân hàng Nhà nước, kết thúc năm 2023, chính sách nhà nước đã có những đóng góp quan trọng, góp phần củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô. Đó là: góp phần kiểm soát lạm phát ở mức thấp (bình quân 3,15%), tăng trưởng kinh tế phục hồi ở mức cao (8,02%); tín dụng ước tăng khoảng 14,5%; thị trường tiền tệ, ngoại hối cơ bản ổn định (VND mất giá 3,5%, mặt bằng lãi suất tăng khoảng gần 1%/năm, là mức biến động thấp hơn nhiều so với các nước trên thế giới và khu vực), thanh khoản hệ thống cơ bản được đảm bảo...

“Đặc biệt, tháng 11 vừa qua, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam ra khỏi Danh sách giám sát nâng cao về thao túng tiền tệ, đồng thời, đánh giá cao công tác điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh.

3 bài học kinh nghiệm

Từ thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022, người đứng đầu ngành Ngân hàng cho rằng, có 3 bài học kinh nghiệm:

Thứ nhất, trong bối cảnh nền kinh tế của chúng ta có độ mở cửa lớn, những biến động kinh tế thế giới tác động tới kinh tế, tiền tệ trong nước là không tránh khỏi. Điều quan trọng là phải chuẩn bị tâm thế cho sự ứng phó linh hoạt với những biến động, từ đó nâng cao tính độc lập tự chủ của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập.

Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước luôn kiên định mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ nhằm “góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế”, nhưng tùy theo diễn biến tình hình để xác định trọng tâm, trọng điểm ưu tiên trong từng thời điểm. Thực tế, từ tháng 10 khi sự cố SCB xảy ra tác động mạnh tới thanh khoản hệ thống và thị trường, Ngân hàng Nhà nước đã ưu tiên cao nhất và tập trung thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn hệ thống và ổn định thị trường ngoại hối.

Thứ ba, mỗi một chính sách đều có tác động khác nhau đối với các khu vực của nền kinh tế, điều quan trọng là cần bản lĩnh, ứng phó linh hoạt trên cơ sở bám sát diễn biến tình hình, cân nhắc thời điểm, liều lượng phù hợp của từng công cụ, giải pháp để hóa giải khó khăn nhằm đạt được mục tiêu. Xin được minh họa bằng thực tiễn điều hành chính sách lãi suất, tỷ giá và tín dụng trong năm 2022 như sau:

Việc điều hành tỷ giá năm 2022 chịu sự giám sát nâng cao của phía Hoa Kỳ, trước sức ép đồng đô la Mỹ tăng cao, nếu thực hiện theo cam kết, Ngân hàng Nhà nước sẽ khó ổn định được thị trường. Bởi vậy, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động đàm phán với phía Mỹ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để điều hành tỷ giá linh hoạt hơn. Từ tháng 10/2022, xu hướng lãi suất, đồng đô la Mỹ tăng cao cùng sự cố Ngân hàng SCB đã tác động tiêu cực đến tâm lý, kỳ vọng và thanh khoản thị trường, tỷ giá tăng kịch trần, giao dịch thị trường gần như đóng băng, tâm lý găm giữ ngoại tệ dâng cao.

Trước bối cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã cấp bách triển khai nhiều giải pháp để tập trung ưu tiên cải thiện thanh khoản. Theo đó, chưa điều chỉnh tăng trưởng tín dụng trong tháng 10. Khi thanh khoản hệ thống được cải thiện, tác động từ bên ngoài dịu bớt, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tăng trưởng tín dụng thêm 1,5-2%. Để ổn định thị trường ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện đồng thời các giải pháp như: Tăng biên độ giao dịch của tỷ giá từ +3% lên +5% để linh hoạt cho phép VND mất giá đến 9%, sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp, điều chỉnh tăng 1% các mức lãi suất điều hành, nhờ vậy mà thị trường đã dần ổn định trở lại. Năm 2022, VND mất giá khoảng 3,5% - thấp hơn nhiều so với các đồng tiền khác trên thế giới và khu vực.

Chính sách tiền tệ: Ứng phó linh hoạt, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô
Để ổn định thị trường ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp

Ưu tiên cao nhất đảm bảo thanh khoản, giữ vững ổn định, an toàn hệ thống

Về điều hành chính sách tiền tệ năm 2023, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định: Năm 2023 tình hình kinh tế thế giới và trong nước vẫn còn nhiều khó khăn. Người đứng đầu Quỹ Tiền tệ quốc tế vừa mới nhận định 1/3 nền kinh tế toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng bởi suy thoái, và cảnh báo thế giới sẽ đối mặt với một năm 2023 khó khăn hơn. Trong nước, lạm phát cơ bản đang có xu hướng tăng cao trong khi vẫn cần thực hiện các giải pháp hỗ trợ nền kinh tế, những khó khăn trên thị trường chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp chưa được giải quyết căn bản.

Bởi vậy, Ngân hàng Nhà nước sẽ: Tập trung các giải pháp, ưu tiên cao nhất đảm bảo thanh khoản, giữ vững ổn định, an toàn hệ thống ngân hàng; Tiếp tục điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối; điều hành tín dụng phù hợp, góp phần duy trì đà phục hồi của nền kinh tế; hướng dòng vốn tín dụng tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; tiếp tục đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ của ngành ngân hàng tại Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia; phối hợp các Bộ, ngành để tham mưu các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các thị trường.

Theo Thống đốc, chính sách tiền tệ với bản chất là ngắn hạn nên cần hạn chế sử dụng để giải quyết các vấn đề mang tính trung dài hạn. chính sách tiền tệ ngoài việc góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thì nhiệm vụ quan trọng là phải đảm bảo an toàn hệ thống, bởi vậy xét từ góc độ tổng thể nền kinh tế, các chính sách kinh tế cần có sự cân đối và phối hợp đồng bộ hơn nữa. Chẳng hạn, để tháo gỡ khó khăn, ách tắc thanh khoản trong nền kinh tế, cần thúc đẩy giải ngân đầu tư công, thực hiện giảm, giãn thuế, điều chỉnh giá bất động sản... để khơi thông dòng tiền giữa các khu vực trong nền kinh tế. Nếu quá phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng có thể gây hệ lụy và rủi ro trong tương lai vì các chỉ tiêu tiền tệ, tín dụng của Việt Nam đã và đang ở ngưỡng cảnh báo;

Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, ngành ngân hàng tập trung thực hiện các giải pháp cải cách, đơn giản thủ tục cho vay để nâng cao khả năng tiếp cận vốn. Tuy nhiên, đối với nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn, cần các giải pháp chính sách hỗ trợ khác từ phía nhà nước như bảo lãnh tín dụng, các các chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cần được thực thi hiệu quả...

Hoàng Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chính sách tiền tệ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam: Điểm sáng thu hút đầu tư nước ngoài trong khối ASEAN

Việt Nam: Điểm sáng thu hút đầu tư nước ngoài trong khối ASEAN

Cơ hội kinh doanh của khu vực ASEAN đang được đánh giá có nhiều sức hút. Trong đó, Việt Nam nổi lên là một điểm sáng.
Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Ngân hàng Chính sách xã hội cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31/12/2024.
VietinBank - Ngân hàng nội địa dành cho doanh nghiệp quốc tế

VietinBank - Ngân hàng nội địa dành cho doanh nghiệp quốc tế

Năm 2024 ghi nhận cột mốc mới khi lần đầu tiên VietinBank nhận Giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất cho doanh nghiệp FDI tại Việt Nam”.
Tập đoàn Thiên Long - doanh nghiệp ‘trùm’ ngành bút bi có diễn biến lạ

Tập đoàn Thiên Long - doanh nghiệp ‘trùm’ ngành bút bi có diễn biến lạ

Cùng một lúc, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long (Mã chứng khoán: TLG) thông báo miễn nhiệm 4 Phó Tổng giám đốc, sắp xếp lại hệ thống chức danh trong công ty.
Ngân hàng Nhà nước xây dựng cơ chế giãn, hoãn nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Ngân hàng Nhà nước xây dựng cơ chế giãn, hoãn nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Ngân hàng Nhà nước cho biết, đang xây dựng Thông tư hướng dẫn cơ chế giãn, hoãn các khoản nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3.

Tin cùng chuyên mục

Ngày đầu quay lại niêm yết trên UPCoM, cổ phiếu HNG và HBC diễn biến ra sao?

Ngày đầu quay lại niêm yết trên UPCoM, cổ phiếu HNG và HBC diễn biến ra sao?

Ngày đầu tiên quay trở lại niêm yết trên sàn UPCoM, cổ phiếu HNG (HAGL Agrico) và HBC (Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình) lại có những diễn biến trái chiều.
Manulife quyên góp hơn 2,6 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Manulife quyên góp hơn 2,6 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nguồn quỹ ủng hộ đến từ hình thức đóng góp đối ứng. Với mỗi khoản ủng hộ đến từ tập cán bộ nhân viên và đại lý, Manulife cam kết đối ứng một khoản tương đương
VIB - Hành trình 28 năm sáng tạo và hướng tới triệu khách hàng Việt

VIB - Hành trình 28 năm sáng tạo và hướng tới triệu khách hàng Việt

VIB luôn lấy khách hàng làm trọng tâm cho mọi sự nỗ lực sáng tạo về sản phẩm dịch vụ để luôn là một phần trong đời sống .
Chi cục Hải quan Thái Nguyên nỗ lực chuyển đổi số và tăng cường đối thoại với doanh nghiệp

Chi cục Hải quan Thái Nguyên nỗ lực chuyển đổi số và tăng cường đối thoại với doanh nghiệp

Chi cục Hải quan Thái Nguyên triển khai mạnh mẽ chuyển đổi số trong quản lý nội bộ và hỗ trợ doanh nghiệp nhằm đảm bảo đồng bộ quá trình CĐS của ngành Hải quan.
MB ủng hộ hơn 14 tỷ đồng cho đồng bào ảnh hưởng bởi bão lũ

MB ủng hộ hơn 14 tỷ đồng cho đồng bào ảnh hưởng bởi bão lũ

Ngoài số tiền đóng góp trực tiếp đến các địa phương vùng bão, MB tiêp tục kêu gọi cán bộ nhân viên ủng hộ đồng bào qua tài khoản thiện nguyện của Công đoàn MB.
Chi hàng chục tỷ đồng để

Chi hàng chục tỷ đồng để 'học tập kinh nghiệm', Xổ số Kiến thiết Long An làm ăn thế nào?

Trong vòng một năm, Công ty TNHH MTV Xổ số Kiến thiết Long An đã đầu tư gần 11 tỷ đồng để đi "học tập kinh nghiệm" ở nhiều nước trên thế giới.
Tín dụng chính sách xã hội: Không để ai bị bỏ lại phía sau trên con đường tiếp cận tri thức

Tín dụng chính sách xã hội: Không để ai bị bỏ lại phía sau trên con đường tiếp cận tri thức

Không chỉ là đòn bẩy phát triển kinh tế cho hộ nghèo, tín dụng chính sách xã hội còn góp phần hiện thực hóa những giấc mơ tri thức của hàng triệu học sinh.
Công ty Toàn Thịnh Phát: Lỗ lũy kế hơn 650 tỷ đồng, bị nghi ngờ khả năng hoạt động

Công ty Toàn Thịnh Phát: Lỗ lũy kế hơn 650 tỷ đồng, bị nghi ngờ khả năng hoạt động

Tính tới ngày 30/6/2024, Công ty Toàn Thịnh Phát có mức lỗ lũy kế gần 650,3 tỷ đồng và bị đơn vị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động.
BIDV nhận giải thưởng

BIDV nhận giải thưởng 'Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam'

Đây là năm thứ 2 liên tiếp BIDV nhận giải ở hạng mục ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam từ Euromoney đó là ghi nhận sự vượt trội của Ngân hàng này.
Ngân hàng chủ động tăng vốn , tạo đà phát triển bền vững

Ngân hàng chủ động tăng vốn , tạo đà phát triển bền vững

Tăng vốn điều lệ là một trong những vấn đề quan trọng và cách hữu hiệu nhất giúp ngân hàng tăng tỷ lệ an toàn vốn, đảm bảo an toàn hoạt động.
Lãi suất cho vay giảm thêm 2%, hàng chục nghìn tỷ đồng cho vay hỗ trợ phục hồi sau bão lũ

Lãi suất cho vay giảm thêm 2%, hàng chục nghìn tỷ đồng cho vay hỗ trợ phục hồi sau bão lũ

Đến thời điểm này, hàng chục nghìn tỷ đồng đã được các ngân hàng cam kết cho vay với lãi suất giảm thêm từ 0,5 - 2% cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
HoREA kiến nghị giảm mạnh thuế cho các doanh nghiệp bất động sản

HoREA kiến nghị giảm mạnh thuế cho các doanh nghiệp bất động sản

HoREA đề xuất áp dụng thuế suất ưu đãi cho các dự án nhà ở xã hội và cải tạo nhà chung cư.
Đình chỉ hoạt động một công ty chứng khoán liên quan Thành Công Group

Đình chỉ hoạt động một công ty chứng khoán liên quan Thành Công Group

Sau khi bị phát hiện ra hàng loạt vi phạm, không đáp ứng được các yêu cầu về quản lý và kinh doanh, Chứng khoán HVS đã chính thức bị đình chỉ hoạt động.
Xem xét quy định chấm dứt dự án chậm tiến độ sau 12 tháng

Xem xét quy định chấm dứt dự án chậm tiến độ sau 12 tháng

Theo Luật Đất đai 2024, những dự án chậm tiến độ sử dụng đất so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư được gia hạn sử dụng không quá 24 tháng.
PGBank đề nghị Công an Gia Lâm khởi tố vụ án tung tin đồn thất thiệt

PGBank đề nghị Công an Gia Lâm khởi tố vụ án tung tin đồn thất thiệt

Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) đề nghị khởi tố vụ án tung tin đồn thất thiệt trên địa bàn huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Ngân hàng đồng loạt giảm lãi vay cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

Ngân hàng đồng loạt giảm lãi vay cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

Vừa giảm lãi suất vay, nhiều ngân hàng triển khai các gói tín dụng ưu đãi và hỗ trợ tài chính kịp thời để giúp khách hàng giảm áp lực tài chính.
Nhiều tổ chức quốc tế góp ý xây dựng Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Nhiều tổ chức quốc tế góp ý xây dựng Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Dự thảo Luật Đầu tư công sửa đổi đang nhận được sự quan tâm của nhiều tổ chức quốc tế, đặc biệt là nội dung thúc đẩy thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn ODA.
Vietcombank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 trên VCB Digibank

Vietcombank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 trên VCB Digibank

Vietcombank vừa cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ trên VCB Digibank.
An tâm gửi tiền tại các tổ chức tín dụng tham gia bảo hiểm tiền gửi

An tâm gửi tiền tại các tổ chức tín dụng tham gia bảo hiểm tiền gửi

Các tổ chức tín dụng huy động tiền gửi của cá nhân đều phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền luôn được đảm bảo.
Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư Hoa Kỳ vào lĩnh vực nông nghiệp

Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư Hoa Kỳ vào lĩnh vực nông nghiệp

Phái đoàn thương mại với hơn 100 thành viên, bao gồm 50 đại diện của 35 doanh nghiệp Hoa Kỳ đang có chuyến thăm Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động